|
|
Giới Thiệu |
Đó là sứ mạng thiêng liêng mà nòi Việt phải làm tròn dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng. BẢO TỒN SỰ TOÀN VẸN QUỐC GIA
Biên ải và địa mốc từ Ai Nam Quan không thể bị dời chuyển Đất nước bao gồm lãnh thổ, lãnh hải, và không phận là sở hữu của một quốc gia. Nước ta vào thời đại 18 đời các Vua Hùng dựng nước [khoảng 2000 năm Trước Công Nguyên (TCN)], đã có mặt trên nội địa Trung Quốc cùng với các tộc lớn Hán và Di. Trong thời đại này, nhiều di tích khảo cổ tìm được chứng tỏ rằng tổ tiên nòi Việt đã xây dựng được một nền văn hóa trước khi văn hóa của người Hán xâm nhập. Trải qua bao thăng trầm gây ra bởi sự lấn chiếm và đô hộ của nòi Hán (Trung Quốc), nòi Việt đã bị đẩy lùi dần xuống phía Nam. Cho tới thế kỷ 19 với triều đại họ Nguyễn, một nước Việt Nam hình chữ S vẫn tồn tại từ mũi Cà Mâu đến Aûi Nam Quan với cả hàng ngàn đảo trong vịnh Bắc Việt trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Aûi Nam Quan nay đã bị phá hủy Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, Đảng CSVN đã ký kết hiệp ước biên giới với Trung Quốc. Kết quả của hiệp ước này là mốc Aûi Nam Quan đã bị phá và biên giới Việt bị TQ lấn chiếm sâu trung bình là 3 cây số, và ngày 27/12/2001, tại thị trấn Móng Cái, Hà Nội và TQ đã làm lễ xây cột mốc mới. Khoảng 1500 cột mốc mới khác sẽ được đóng dọc theo biên giới mới. Bác Sĩ Trần Đại Sỹ, Giám Đốc Trung Hoa Sự Vụ Viện Pháp-Á, trong bản điều trần trước Viện Pháp-Á, cho biết: VN đã nhượng cho TQ 789 km2 thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Trong chuyến công tác về VN, ông xin lên thăm Aûi Nam Quan, nhưng bị nhà cầm quyền VN từ chối. Ông phải đi qua ngả TQ và chứng kiến Aûi Nam Quan không còn nằm trong lãnh thổ VN nữa. Ông ngậm ngùi sáng tác 4 câu thơ bằng chữ nho, nhờ khắc trên bia đá đặt tại sườn núi ANQ, và chính ông đã dịch ra Việt ngữ như sau: Đất này xưa gọi Nam Quan Vốn là biên địa cố hương của mình Hiện nay là đất Trung Nguyên Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay! Quần đảo Trường và Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm Ven bờ biển VN có tới hàng ngàn hòn đảo. Đảo lớn nhất là Phú Quốc (568 km2). Riêng hai quần đảo TS (cách Cam Ranh 250 hải lý về phía đông) và HS (cách Đà Nẵng 170 hải lý về phía đông), vùng biển TS rộng khoảng 170.000 km2; vùng biển HS rộng khoảng 15.000 km2. TQ và cả Đài Loan chưa hề tuyên bố chủ quyền trên hai đảo này suốt từ các thời Chúa Nguyễn, Nhà Tây Sơn, và thời Pháp thuộc. Lợi dụng lúc Hoa Kỳ yếu thế vì nội bộ chia rẽ trầm trọng và đành phải bỏ rơi VNCH, ngày 19/1/74, TQ đã dùng võ lực chiếm đoạt Hoàng Sa sau một trận hải chiến kịch liệt với Hải Quân VNCH (Hồi Ký Trận Hải Chiến HS của HQ Đại Tá Hoàng V. Ngạc). Tới năm 1988, TQ tiếp tục tiến chiếm luôn quần đảo Trường Sa và Cộng Sản VN đã không dám lên tiếng phản đối. Tóm lại, với hiệp ước phân chia lãnh hải mới ký kết với TQ ngày 25/12/2000 so với hiệp ước ngày 26/6/1887, thì TQ đã lấn chiếm thêm 8% diện tích Vịnh Bắc Việt tương đương với khoảng 10.000 km2. Tại sao CSVN đã để TQ lấn chiếm biên ải và lãnh hải Rõ ràng sự kiện này đã phát xuất từ truyền thống tham vọng bành trướng đất đai của nòi Hán và đồng thời cũng nói lên tinh thần khiếp nhược - hiến đất để cầu an- của tập đoàn lãnh đạo CSVN trong đó chính Hồ Chí Minh và Đảng đã nhìn nhận ranh giới mới do TQ áp đặt từ 1958. Cả hai thực sự chưa ý thức được rằng dòng chính lưu văn hóa thế giới ngày nay đã chuyển hướng do sự thúc đẩy của những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật điện tử siêu đẳng. Dòng văn hóa đó bao gồm các mục tiêu cơ bản: bảo vệ các dân tộc nhỏ yếu, triệt hạ các chính quyền bạo ngược, tiêu diệt nạn khủng bố, phát huy nhân quyền, nâng cao giáo dục, bảo đảm công bằng xã hội. Nhưng các mục tiêu kể trên chỉ có thể tiến hành có kết quả khi một trật tự thế giới mới được thiết lập. Do đó cần phải tiến hành Một Cuộc Chiến Mới nhằm triệt hạ những dòng văn hóa nghịch-hướng (counter-culture) xây dựng trên những tư tưởng có tính chất tiêu hủy tinh thần tự do, dân chủ, và công bằng xã hội tỷ như hủy bỏ quyền tư hữu, độc đảng chuyên chính, bạo lực thay cho pháp luật, v.v. . . Căn cứ vào các sự kiện nêu trên, chúng ta đều thấy rõ TQ đã ỷ mạnh, dùng võ lực để lấn chiếm biên giới và lãnh hải; còn CSVN đã phải miễn cưỡng chấp thuận đễ cầu an. Nhân dân ta trong cũng như ngoài nước thề kiên quyết đấu tranh chống hành vi xâm lấn của TQ và cựu lực lên án tội bán nước cầu vinh của Đảng CSVN. Căn cứ vào truyền thống chống ngoại xâm nòi Việt thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Thủ Khoa Huân, Đề Thám, và Nguyễn Thái Học, v.v. Căn cứ vào chính nghĩa của thời đại 2000 nêu trong Tân Cuộc Chiến Hoa Kỳ. Tin tưởng rằng CSVN và CSTQ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do những hành vi sai trái của họ trước nhân dân và cộng đồng thế giới. Hoàng Long HDB
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002