Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGHÌN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Phó Đức Brookhurst Westminster (CA). Tôi nghe nói đến: 1- từ "Minh linh phù du", 2-"Giấc hòe".Xin bà cụ có nhớ nhác hộ.

+ "Minh linh du phù" đúng theo chữ Hán. Minh linh có nghĩa là một thứ sâu sắc xanh, thường ăn cá lá rau, khi lớn lên thì hóa ra bướm "du phù" tức ta gọi là phù du. Phù du là con "vò", một loại côn trùng nhỏ, sinh ra ở nước, khi nó hóa , có cánh bay được, chỉ sống thời gian ngắn ngủi ít lâu thì chết. 2.Giấc hòe chỉ về giấc mộng... do tích chép trong Nam Kha ký của Đường Lý Công Tá nói về Thuần Vu Phần ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến nước Hòe An được vua nước ấy gả cho công chúa đồng thời phong cho chức quan Thái Thú tại đất Nam Kha, rất mực hiển vinh. Về sau đi đánh giặc bị thua, vợ lại chết, nhà vua nghi kị, hạ lệnh đuổi đi. Đến khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm dươi gốc cây hòe bên cạnh tổ kiến. Thì ra quận Nam Kha, có nghĩa đien là cành cây phía nam, là ý chỉ cái tổ kiến ở dưới cành cây hòe hướng về phía nam. Nhân chuyện này người ta mới gọi là guấc hòe hay giấc Nam Kha cũng vậy.

Cụ Lại Đức Hùng San Jose: Trong "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử có đoạn "Đạo khả đạo, phi thường đạo;danh khả danh phi thường danh", bà cụ nhắc hộ về nghĩa của nó hộ. Có bản dịch nào bằng Anh ngữ không?

+Đạo khả đạro, phi thường đạo;danh khả danh phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu;thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu.

Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng điệu chbi môn.

Nghĩa: Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến;tên mà có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên vĩnh cửa bất biến.

"Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi mẹ mẹ sinh ra muôn vật.

Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "không" là để xét cí thể vi diệu của nó (đạo); tự thường đặt vào chỗ "có" là để xét cái (dụng) vô biên của nó.

Hai cái đó (không và có) cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.

Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.

(Trong Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê)

Bản dịch về Anh văn của Gia-Fu & Jane English về đoạn này trong Lao Tsu Tao Te Ching như sau:

"The Tan that can be told is not the eternal Tao.

The nam that can be named is not the eternal name.

The nameless is then beginning of heaven and earth.

The named is the mother of teh thousand things.

Ever desireless, one can se the manifestations.

These two spring from the same source but differ in name; this appearsnas darkness.

Darkness within darkness.

The gate to all mystery.

Bà Đào Bình qua Ky Diep mary Land : Có lần tôi được nghe kể đại khái về lễ "Lục Tuần" của bà Từ Hi Thái Hậu, bà cụ có nhơ xin thuật lại để được biết tường tận hơn. Kính cẩn cảm ơn.

+ Đó là lễ "Vạn Thọ Đại Điển" được xem là cựrc kỳ quan trọng. Lễ này được tổ chức vào năm Quang Tự thứ 20 - năm này Từ Hi Thái Hậu tròn 60 tuổi. Triều đình đã dành thời gian trước hai năm mới hoàn tất một cách chu đáo. Theo sử chép:" Vua Quang Tự dâng lễ phẩm lên Từ Hi Thái Hậu ntrong lễ chúc thọ này gồm có hơn trâm vật loại như: có hai hộp ngọc "như ý", mỗi hộp 9 cây, ngoài ra còn vàng bạc châu báu trị giá khoảng 29 vạn lạng, tổng cộng cả giá trị các phẩm vật khác gần cả 60 vạn lạng, Đó là chưa kể tất cả các quan phủ địa phương lấy lòng Thái Hậu cũng đua nhau đi mừng vàng ngọc còn cả "cửu cửu như ý". Chỉ kể số cây ngọc như ấy trong lễ thọ này đã đạt đến con số 1.000 cây. Trong số người này, có người dâng cống chín hộp gồm có 81 cây. Đây là lễ vật lớn nhất lúc bấy giờ.

Đỗ Dình Viên Mãn: Humble Houston TX. Tôi biết "Nhẫn Pháp" là phép nhẫn nhưng "Thất hiền vị" gồm những gì bà cụ nhớ không?

+ Thất hiền vị gồm: 1.Ngũ đình tâm quán 2.Biệt tướng niệm trụ 3.Tổng tướng niệm trụ 4. Noãn pháp 5. Đỉnh pháp 6. Nhẫn pháp 7. Thế đệ nhất pháp.

Cụ Đồ Vũ Ninh Orange County: Thú thiệt với bà chị, tôi vốn là một Đồ Nho thích nghiên cứu về Dịch học, song càng đi sâu vào Dịch lý tôi càng cảm thấyh không hiểu gì được hết. Được các ban hữu nói nhiều về bà chị, tôi xin mạo muội nhờ bà cụ giúp cho tôi rõ về khoa Tử Dịch Học. Vậy Tử Dịch Học là gì? Do ai lập ra?

+ Tôi không được rõ lắm về khoa Tử Dịch Học, tuy nhiên có thể nói đại khái như sau:

"Tử Dịch Học do Uẩn Long chân nhân lập ra vào đời Nam Tống - thế kỷ thứ 12, lất bát quái (Hậu thiên) làm cung di hành của 96 sao. Trong tám phần liên quan đến mạng số chung quanh đời người cũng còn được gọi là 8 cung. Ví như:

a/ Bát Quái: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài (an cố định không thay đổi.) Bát Cung:Mệnh, Hoạt, Tướng, Ý Tâym, Khí, Linh, Thần, thay đổi tùy theo ngày btháng, và quẻ gieo được khi luận bản số.

Tử dịch học là một học vôt cùng ảo bí thần diệu, đòi hỏi người tham luận phải có kiến thức cao đẳng về Dịch số, cũng như một tư giới cùng kiến văn uyên bác mới có thể hiểu được. Do đó nó chỉ còn truyền lại cho các quan coi về bốc phệ, để giải đoán hung, kiết, suy, vinh, vong, hưng cho gia đình hoàng tộc và các vị hoàng đế. (Tử dịch ít thấy xuất hiện trong đám dân gian).

Cháu Lê Viết Điền Reseda: Bà cụ có nhớ mấy vần ca dao nói về lễ hội không? Nếu có xin bà cụ nhắc nhỉ lại cho. Thành kỉnh cám ơn.

+ Trong bài nói về Một Số Lễ Hội Mùa Xuân Qua Mấy vần Ca Dao của Đào Đức Nhuận có mấy vần như sau:

1. Tháng Giêng ăn Tết ở nhà

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.

2. Lễ Phật quanh năm

Không bằng hội Rằm tháng Giêng.

3. Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng Hai lễ hội Trường Yên thì về...

4. Tình cờ ta lại gặp ta

Vui bằng mở hội tháng Ba đền Sìng.

5. Mồng bốn là hội Kéo co,

Mồng Năm hội Ó chẳng cho nhau về.

Mồng sáu đi hội Bồ Đề,

Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao...

Còn nhiều, có dịp sẽ viết tiếp gửi cháu.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002