Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Đặng Trần Huân

ÁN TÍCH CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cuốn Án Tích Cộng Sản Việt Nam tôi cầm trên tay ghi in lần thứ hai năm 2001, lật bìa sau thấy cuốn sách cũng mới in lần đầu năm 2001. Khi đọc hết mới biết cuốn sách đươc đón nhận nồng nhiệt cũng là xứng đáng.

Tác giả Trần Gia Phụng đã công phu tham khảo nhiều sách báo cổ kim cả trong và ngoài nước, cả Việt ngữ lẫn Anh, Pháp ngữ để tổng hợp lại những tội ác của cộng sản Việt Nam từ đầu thập niên 1920 tới ngày nay. Để minh định thống nhất cách gọi những phong trào, đòan thể, ngay chương đầu Vài Từ Ngữ Chính Trị Phổ Thông, Trần Gia Phụng phân tách rõ ràng khúc triết các danh từ Việt quốc, Việt cách, các phong trào quốc gia và các tổ chức cộng sản trong nước và quốc tế.

Tám chương sau dành cho từng loại tội ác mà tác giả gọi là những án tích của cộng Việt vì các hành động này đã trở thành những tội ác lịch sử không còn chối cãi được nữa. Nạn đói chết hàng triệu người Việt năm Ất Dậu 1945 tưởng do một mình Nhật gây ra nhưng tác giả chứng minh là cộng sản Việt Nam đã đóng góp vào tội ác này với ngoại bang một cách nham hiểm có tính toán (trang 31 tới 56). Chương Tàn Sát Mậu Thân (1968) Tại Huế đươc cô đọng tội ác của cộâng sản trong một địa bàn mà họ chiếm giữ lâu nhất trong chiến dịch này so với mấy chục tỉnh thành khác thuộc Việt Nam Cộng Hòa. So sánh những cuộc tàn sát người Việt của thực dân Pháp năm 1885 và 1946, thì trong vụ Mậu Thân ở Huế, cộng sản Việt Nam dã man và tàn bạo hơn bội phần (tr. 317). Để chuẩn bị cho cuộc tổng công kích Mậu Thân thành công (nhưng cộâng sản đã thảm bại) cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị chiến dịch này từ bài thơ hiếu chiến của Hồ Chí Minh tới việc sửa đổi lịch Việt Nam để Tết Mậu Thân Hà Nội và Sài Gòn khác nhau một ngày trong mục đích phục vụ chiến dịch (chương Lịch Và Thơ Giết Người). Đọc chương Những Cuộc Thủ Tiêu Chính Trị Của Việt Minh (từ tr. 57), độc giả không thể không thương sót biết bao nhân tài Việt Nam bị cộng Việt thủ tiêu và càng tăng sự căm giận tập đoàn cộâng sản đỏ người Việt.

Những chương nói về cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm, về vụ án xét lại, huyền thoại bịa đặt về Hồ Chí Minh v. v... tuy đã có nhiều sách báoViệt ngữ nói tới nhưng Trần Gia Phụng đã giúp ta bằng những bài cô đọng, gọn gàng dễ theo dõi hơn.

Để tránh cho độc giả khỏi nghi ngờ có khi tác giả đặt thêm ra những sự kiện, nên Trần Gia Phụng theo đúng lề lối biên khảo đều ghi rõ xuất xứ trích dẫn ở cuối sách và cuối mỗi chương. Tuy nhiên trong mục Nhân Vật khi nói tới nhân vật rất dễ kiểm chứng là tướng Trần Văn Đôn tác giả chỉ ghi năm sinh của ông và năm chết còn để trống. Xin bổ túc: theo các cáo phó và chia buồn đã đăng báo thì tướng Trần Văn Đôn từ trần tại Pháp ngày 16. 9. 1997. Ở trang 290 tên thật của soạn giả từ điển Thanh Nghị, về sau ra bưng và giữ chức thứ trưởng Thông Tin Và Văn Hóa trong chính phủ lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, là Hoàng Trọng Quỵ (dấu nặng) chứ không phải là Quí.

Nói tổng quát Án Tích Cộng Sản Việt Nam là một cuốn sách có giá trị và cần thiết cho tủ sách Việt ngữ viết về cộng sản, cần lưu giữ lâu dài để đối lại với những sách ca tụng cộng sản trơ trẽn xuất bản trong nước hay những sách thiên cộng của nhiều tác giả nước ngoài.

Án Tích Cộng Sản Việt Nam của Trần Gia Phụng do Nxb Non Nước tái bản lần I, dày 464 trang, giá 22 mỹ kim. Liên lạc: Trần Gia Phụng +1655 Dufferin St + Toronto ON M6H 4H8 + Canada.

CÓ NHUẬN BÚT KHÔNG?

Trong cuốn Đối Thoại do nhà Văn Nghệ xuất bản năm 2001, Vĩnh Phúc viết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cho biết bốn tờø báo Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21 sống bằng sự hợp tác của người làm báo và người viết báo. Cho nên không có tiền nhuận bút. Nguyễn Xuân Hoàng kể khi ông làm báo Thế Kỷ 21 giáo sư Vương Văn Bắc từ Paris gửi bài cho báo theo yêu cầu. Sau khi bài đăng ông Hoàng đề nghị gửi trả nhuận bút 25 đô la (khoảng năm 1992). Luật sư Bắc gửi trả lại tiền kèm thư thư ngắn: "Hoàng ơi, cái tiền gửi fax từ Paris qua, cũng đã nhiều hơn 25 đồng rồi! Còn cái công ngồi viết và tính theo giờ, cũng đáng mấy trăm rồi. Nhưng anh nghĩ rằng đóng góp được cho tờ báo chút nào hay chút nấy. Anh không lấy tiền."

Nghe mà buồn. Đó là mấy tờø báo văn học, báo bán. Nhưng thực ra không phải tất cả các báo tại Mỹ trong tình trạng như vậy. Bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong, Arlington, VA trả nhuận bút đàng hoàng sòng phẳng theo từng bài mỗi bài từ 40 tới 50 đô la. Nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ trả nhuận bút theo từng trang báo, mỗi trang 20$ thành ra nếu có tài viết kéo dài với thật nhiều đối thoại ngắn để chấm qua hàng như nhà văn Pháp Alexandre Dumas père thì số tiền bài cũng khá. Con Ong Texas, xuất bản 20 ngày một số tại Houston, TXø, cũng trả theo bài, mỗi bài 30$.

Còn báo tặng thì sao? Nghèo như Thời Luận, Los Angeles hay rộng khổ như Saigon Times, Rosemead, CA cũng trả giá đồng hạng theo bài 20 tới 25$. Có cả trên chục ấn bản ở Hoa Kỳ và Ca Na Đa như Sài Gòn Nhỏ, trả hàng tháng nếu viết thường xuyên, viết tài tử lâu lâu bà chủ nhiệm chi một khoản không nhất định. Nhưng thường thường là chi phiếu 50$ hay ba con số. Một nữ chủ nhiệm khác trông coi tờ tnguyệt san đơn sơ Rạng Đông tận Phoenix của tiểu bang sa mạc Arizona lâu lâu lái xe cùng nửa mình yêu quý sang Cali nắng ấm ghé nhà thăm, mời người viết đi một nhà hàng trong vùng tùy ý chọn và dúi thêm mội chi phiếu hai số có khi ba, kèm theo một gói quà nho nhỏ.

Sự kiện kể trên là theo kinh nghiệm bản thân với những tờ báo bán hay cho mà mình có thời cộng tác, chưa hẳn là một thông lệ. Nhưng kể từ khi ở San Jose, CA có tờ báo tặng, tuần báo Việt gốc Mỹ mang tên Việt Mercury thì nghe đâu tiền bài nhảy vọt tới 150 đôâ. Nghe đồn như vậy. Vì người viết bài này tuy có được nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng mời nhưng bệnh hoạn, viết khi đực khi cái nên chưa có dịp gửi bài. Năm 2001 đài phát thanh Little Saigon ở quận Cam tung ra tờ tuần báo rất bề thế có những điểm giống như Việt Mercury về khuôn khổ, về số phát hành và số trang hùng hậu và cũng có tên Việt Mỹ là Việt Tide với bộ biên tập vững chắc không rõ nhuận bút ra sao vì chưa thấy nhiều cây viết bên ngoài.

Nói chuyện nhuận bút cũng để cho vui thôi, thực ra đó cũng chưa là yếu tố hàng đầu. Nhiều khi còn do mình thích lập trường quốc gia của tờ báo hay vì chỗ thân tình. Hồi còn ở Việt Nam còn nhớ một kỳ Tết tôi gửi một bài ngắn cho báo Sống của Chu Tử được chi 10.000 đồng, trong khi vì thân tình phải ưu tiên cho bán nguyệt san Bách Khoa của Lê Ngộ Châu chỉ có 2000.

Báo hải ngoại thật nhiều và đa số là báo tặng, phát hành trong một chu vi nhỏ hẹp nên các chủ nhiệm thường thường đồng ý với tác giả cho đăng nhiều tờ khác nhau cùng thời gian miễn là các báo ở xa nhau. Tuy nhiên báo bán thì đa số đòi hỏi phải là bài o ri gin, chưa đăng báo nào mặc dù quý vị chủ nhiệm ấy thừa biết trên thế giới này có một tờ nguyệt san có tới 70% số bài là bài đăng lại từ sách báo khác mà lại là một trong số những nguyệt san bán chạy nhất thế giới là tờ Reader‘s Digest.

NHỚ HUẾ CỦA PHẠM THÀNH CHÂU

Nhớ Huế có thể là tác phẩm đầu tay của Phạm Thành Châu mặc dù tác giả không phải là một nhà văn trẻ, theo nghĩa đen. Nhớ Huế gồm 16 truyện khung cảnh x?y ra từ thời Việt Nam Cộng Hòa, thời cộng sản tới khi ở đất Hoa Kỳ. Phần lớn là những chuyện tình man mác kỷ niệm thời niên thiếu mà người đọc có cảm tưởng như tác giả gửi gấm một phần tâm sự của mình mặc dù ông đã minh định tác giả xưng TÔI nhưng đó là người khác nơi trang 8 (Nhớ Huế, Buổi Chiều Ở Thị Trấn Sông Pha, Nắng Chiều) hoặc những cuộc tình tái ngộ tình tứ mà cao thượng (Mùa Thu Ở Virginia, Nhất Chi Mai). Cũng có chuyện tình phảng phất không khí trinh thám như Vợ Chồng Điệp Viên.

Phạm Thành Châu không tỏ ra nổi bật trong truyện tình nhưng lại thành công ở những truyện trào phúng chẳng hạn như Tôi Mơ Làm Nhà Văn, Chuyện Nàng Tiên Dong Tân Thời hay Vợ Tôi Là Nhà Thông Thái. Truyện sau dựa vào nhiều sự kiện và tài liệu dẫn chứng có thật, tác giả viết rất xuất sắc, có nhiều đoạn hoạt kê lý thú và làm độc giả bật cười như ở các trang 20, 22.

Sách có khá nhiều lỗi về ấn loát hay chính tả nhưng với một tác phẩm do tác giả xuất bản lấy như thế cũng là một cố gắng lớn rồi.

Nhớ Huế in năm 2001. Dày 258 trang, giá 12 mỹ kim. Liên lạc tác giả: Phạm Thành Châu, 7004 Beverly Lane + Springfield VA 22150.

VẪN CHUYỆN CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT

Tiếng Viêt Chữ Việt của Nguyễn Phước Đáng do tác giả xuất bản gồm 2 phần: Phần I là những đề nghị cải cách của ông Đáng, phần II gồm tám chuyện phiếm in theo lối chữ Việt cải cách mà chính ông đã đề nghị.

Phần cải cách không lạ vì Nguyễn Phước Đáng đề nghị cách viết chữ Việt theo lối mới bỏ những chữ Đ, Gi, Gh, Ngh, Ph, Qu, dùng những chữ cái F, J, Z v . v ... Đa số các cách viết ông kể ra cũng trùng hợp với những đề nghị từ lâu rồi của một số nhà ngôn ngữ học hay các tác giả lưu tâm tới Việt ngữ.

Những đề nghị này không thích hợp nên cả mấy chục năm nay không được đa số tán thành. Tiến sĩ ngôn ngữ học Dương Đức Nhự cách nay khoảng ba năm có viết một bài bằng Việt ngữ theo lối cải cách của ông gửi cho một tờ nguyệt san văn học, tờ báo đã đăng bài nhưng xin lỗi là đăng dưới dạng Việt ngữ bình thường đang dùng. Chắc cũng giống như vậy nên Nguyễn Phước Đáng đã phải tự in một nửa sách của mình với dạng chữ cải cách của chính mình.

Không kể chuyệân tiếng Việt cải cách mà chỉ xét về nội dung những bài phiếm luận của Nguyễn Phươc Đáng có những bài khá duyên dáng nhất là bài Con Kiến Kiện Củ Khoai thật chua chát và lý thú (từ trang 223).

Về cái tên sách tác giả chưa thống nhất; ngoài bìa và trang 5 ghi Tiếng Việt Chữ Việt nhưng ở trang 3, 4, 332, 333 và tất cả các dòng tiêu đề đầu trang đều ghi là Tiếng Việt & Chữ Việt với cái dấu & rất ngang phè.

Chuyện cải cách chữ Việt rất nên làm và thiện chí của những tác giả lưu tâm tới tiếng Việt rất đáng khen ngợi. Nhưng với hiện trạng tiếng Việt thì chuyện cải cách chưa cần thiết. Ở trong nước tiếng Việt lai căng với nhiều tiếng mới chế ngô nghê và xa lạ. Ở hải ngoại, trên trên các phương tiện truyềân thông Việt ngữ ngày nào ta cũng thấy những chữ dùng sai và lỗi chính tả cả đọc lẫn viết. Thêm vào đó phương tiện thư điện tử (e-mail) với cách viết không có dấu, mãi mãi sẽ thành thói quen cũng góp phần vào sự làm mòn mỏi sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong tình trạng đó thiết nghĩ chúng ta làm sao giữ cho tiếng Việt khỏi suy thoái là chuyện cấp bách hơn, chưa nên cổ võ cải cách sẽ có thể làm rối rắm thêm hiện trạng.

Tiếng Việt Chữ Việt, dày 338 trang, giá 14 mỹ kim. Liên lạc: Nguyễn Phước Đáng + 1406 Sierraville + San Jose CA 95132.

CẦN NÓI LẠI CHO ĐÚNG.

Nhẩn nha đọc lại những sách báo cũ bắt gặp vài chi tiết chưa chính xác, xin nêu sau đây để tránh những sai lầm khi có người viết sau sao chép lại:

Cái chết của nhà thơ Mạc Ly Châu.

Trong bài Những Người Vắng Mặt của Viên Linh đăng trên Khởi Hành số 18 có câu:

“ Đây là danh sách các trí thức, văn nghệ sĩ miền Nam chết trong nhà tù của Hà Nội từ sau 30 tháng tư 1975:"

Sau câu đó là danh sách nhiều văn nghệ sĩ chết trong nhà tù mà cộng sản gọi là trại cải tạo, trong đó có Mạc Ly Châu.

Sự thực nhà thơ Mạc Ly Châu, còn bút hiệu khác là Phạm Việt Châu, tên thật là Phạm Đức Lợi, trung tá QLVNCH. Oâng không hề trình diện đi tù cải tạo, mà đã tìm cách vượt biên không thành nên đã tự sát bằng thuốc độc ngày 5. 5. 1975. Ông có người em ruột là nhà thơ Mạc Ly Hương tức Phạm Đìng Long hiện cư ngụ tại Minnesota, chủ trương tạp chí Tinh Hoa.

Đi tù vi văn chương.

Cũng trong bài Những Người Vắng Mặt dẫn trên, tác giả kể tên nhiều nhà văn bị đi tù cải tạo, trong số đó có Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc, Tô Thùy Yên, Hoàng Ngọc Liên, Ngô Thế Vinh Vòng Đai Trắng, Hà Thúc Sinh, Trần Hoài Thư, Hồ Minh Dũng rồi kết luận:

“chỉ biết đó là những người cầm bút đã bị những người cộng sản giam giữ và đầy ải, vì văn chương."

_ Sự thực những văn nghệ sĩ Hà Thượng Nhân (tức trung tá Phạm Xuân Ninh), trung tá Hoàng Ngoc Liên, đại úy y sĩ Ngô Thế Vinh, Hà Thúc Sinh (đại úy Phạm Vĩnh Xuân), Trần Hoài Thư (đại úy Trần Quý Sách), đại úy Hồ Minh Dũng đều là sĩ quan thuộc QLVNCH và phải trình diện đi tù trong tháng 6. 1975 vì cộng sản kết án là sĩ quan ngụy chứ không phải vì văn chương. Nếu không đi tù cải tạo thì có thể họ cũng phải đi tù vì tội viết lách cùng đợt với mấy chục nhà văn thơ khác. Nhưng không phải từ tháng 6. 1975 mà mãi nhiều tháng sau này, sau vụ nổ tại Công Trường Rùa, Sài Gòn. Trong đợït bắt văn nghệ sĩ đó có nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, người đã tuyệt thực chết trong tù để phản đối cộng sản.

- Tác phẩm của Ngô Thế Vinh là Vòng Đai Xanh chứ không phải không mầu, Vòng Đai Trắng.

Cô gái đánh lừa không tặc

Trên Văn Nghệ Tiền Phong số 621, trong bài Năm Cuối Cùng Cho Một Tổng Thống, Từ Khắc Nguyện kể chuyện năm 1974 một nữ tiếp viên khôn khéo thuyết phục một không tặc để cho dưới đất ngụy trang phi trường Quảng Trị thành phi trường miền Bắc cộng sản nên phi cơ đáp an toàn và tên không tặc bị bắt. Cô tiếp viên tên Huệ.

Thưc ra tên cô tiếp viên khôn khéo này là Đỗ Thị Nhân. Cùng đóng góp trong vụ đó còn có nam tiếp viên Lê Vĩnh Tài, em của tổng giám đốc truyền hình Lê Vĩnh Hòa. Hai tiếp viên anh hùng này sau đó đã được đưa lên truyền hình Sài Gòn kể lại chuyện cứu nguy của họ. Nhưng chỉ năm sau, 1974, cũng cặp Nhân và Tài đã hy sinh trên một chuyến bay khác của Hàng Không Việt Nam khi bị không tặc cho nổ tung trên không phận Phan Rang làm chết gần trăm nhân mạng. Vụ tàn sát này khủng khiếp hơn nhiều vụ khác nhưng không được hai tờ tuần báo Mỹ có bán trên tòan thế giới là Time và Newsweek loan tin, dù chỉ một dòng.

Chúng tôi sẽ trở lại những chi tiết loại này trong kỳ tới.

XIN DÈ DẶT KHI DÙNG CHỮ

1/ - Trong VNCR Kỷ Yếu Mùa Hè 2001-2002 có bài Những điều cần biết Census 2000 gồm ba phần. Phần II của Trần Quán Niệm, cuối trang 118 có câu:

"Hiện nay quận Cam có 135,000 dân Mít và Cali có 447,000. Texas đứng nhì với con số 135, 000".

2/ - Trong VNTP số 616 đề ngày 16 - 30. 9. 2001, phát hành ngày 10. 8. 01, trang 54 bài Lá đa Giao Chỉ có câu:

“Chẳng hạn như chuyện dưới đây là chuyện của Playboy, nhiều người Mít từ lâu đã biết:"

Xin góp ý:

Giở lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc đã thay đổi nhiều quốc hiệu nhưng khi nói về người thì hiện nay chúng ta đều xưng là người Việt Nam hoặc người Việt và cũng hãnh diện về hai tiếng Việt Nam. Đôi khi ta dùng chữ Giao Chỉ để nhắc tới nguồn gốc xa xưa và tiếng đó cũng vô hại. Nhưng một số người nước ngoài khi nói tới người Việt dùng những từ không đẹp như người Tàu gọi chúng ta là Ố Nàm Nhần hay người Pháp gọi và viết trong sách vở một thời là Annamite có hàm ý coi thường, miệt thị. Từ Annamite cũng được nói và viết là Mít và sự miệt thị của nó vẫn y nguyên. Vì vậy chúng ta chẳng nên tự nhận mình là người Mít hay dân Mít.

Trong trường hợp bài viết nghiêm chỉnh dẫn trên từ kỷ yếu của VNCR ở trang 118 tác giả đã tự nhận mình là người Mít nhưng ở phần III cũng bài đó phần tiếng Anh (tr. 119) trích từ bản thống kê chính thức, các tác giả Mỹ từ U.S. Cencus Bureau vẫn đàng hoàng gọi chúng ta là Vietnamese.

Thiết tưởng chúng ta nên bỏ thói quen dùng tiếng Mít, như sau 1975 đã không đã không chấp nhận dùng những tiếng phỉ báng do Việt cộng đặt ra như ngày giải phóng, học tập cải tạo , ngụy quân, ngụy quyền v v ... Vì thực chất ngày 30. 4. 75 chỉ là ngày Việt cộng đưa dân miền Nam Việt Nam vào vòng kìm kẹp, học tập cải tạo thực chất chỉ là bắt đi tùø khổ sai để đề phòng chống đ?i và ngụy quân ngụy quyền chính là những chiến sĩ và công chức Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ tự do nhưng thất trận.

Nhân vấn đề thận trọng khi dùng chữ nghĩa cũng ghi thêm một cách dùng chữ mà chúng tôi mới đọc trong một thư mời dự tang lễ cố nghệ sĩ lão thành Việt Hùng đăng trên trang 32 tuần báo Việt Tide số 25 ngày 4. 1. 2002. Sau khi liệt kê tên những nơi được mời có câu " Hoan hỷ tham dự tang lễ của nghệ sĩ Việt Hùng tại nhà quàn ..."

Dự một tang lễ để chia buồn với thân nhân người quá cố, người tham dự dù thuộc giới nào trong xã hội cũng đâu có vui gì mà dùng từ hoan hỷ?

SÁCH NHẬN ĐƯỢC

Trong thời gian qua chúng tôi đã nhận đươc:

NHIỀU TÁC GIẢ. Giải Oan Lập Một Đàn Tràng. Gồm 18 bài viết về Phạm Quỳnh và 8 bài của chính Phạm Quỳnh. Dày 460 trang, không ghi giá bán. Liên lạc: Cơ sở xuất bản Tâm Nguyệân + 14917 Village Gate Dr + Silver Spring MD 20906. + KATHY TRẦN Ngọc Hân. Tập truyện, 330 trang, giá 12 mỹ kim . Nxb Đông A, 2001. Liên lạc tác giả: 337 Oakberry Way + San Jose CA 95123. + PHẠM KIM KHÔI. Bên Những Yêu Thương . Thơ. 124 trang, giá 12 mỹ kim. Liên lạc tác giả: Phạm Kim Khôi + PO Box 9312 + Brea CA 92822 +

Xin cám ơn các tác giả.

Đặng Trần Huân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002