Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Hữu học sinh họ Vương ghi lại

1.- Bệnh giun chỉ từ muỗi truyền vào máu, gây bệnh mù mắt.

Đây là loại ký sinh trùng từ muỗi đưa đến tương tự như ký sinh trùng gây bệnh sốt rét cho loài người vậy. Thấy rất nhiều tại các xứ nhiệt đới, nhất là xứ Phi Châu như Congon, Uganda, Ethopia... Nhưng hiện nay thấy rất nhiều tại Việt Nam trong vài năm gần đây, lan truyền rất nhanh chưa trị được hiệu quả vì bệnh mới được biết, cho có sự phòng ngừa như bệnh Sốt Rét vậy.

Giun chỉ có thể sống trong cơ thể con người trên 20 năm. Như trường hợp một em bé trai tên Ngô thanh Việt, 15 tuổi, ở xã Phước Hậu , huyện Tuy Phước, tình Bình Định.

Em Việt mắc bệnh chân voi từ lúc 6 tuổi, ống chân trái to gấp 4 lần chân phải và gây đau nhức khi đi đứng. Gia đình em chở em vào Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bác sĩ cho biết em bị bênh giun chỉ. Đồng thời bệnh viện này có thêm một nữ bệnh nhân 26 tuổi, đó là chị Nguyễn thị ngọc Hương (quận Đức Trọng, Lâm Đồng).

Theo nghiên cứu của Viện Sốt rét Ký sinh Trùng và Côn Trùng, họ cho biết đây là loại bệnh rất thấy nhiều tại Phi Châu, nay không hiểu tại sao Việt Nam lại bị bệnh này. Có người cho rằng nhiều người hay du khách ngoại quốc từ Phi châu mang sẵn mầm bệnh mà không biết, họ đem vào Việt Nam và ngày nay Việt Nam có bệnh này rất nhiều.

Trong một cuộc điều tra vừa qua, Viện lấy mẫu máu của gần 91 ngàn người gồm 15 tỉnh tại Việt Nam, người ta thấy đến trên 5 ngàn người mang ấu trùng giun chỉ, và bệnh giun chỉ này là bệnh hay lây, truyền từ người này sang người kia y như bệnh sốt rét vậy.

Tiến sĩ Trần thị kim Dung giáo sư tại Đại học Y Dược Tp HCM cho biết “bệnh giun chỉ có rất nhiều loại, có loại gây bệnh, có loại nàm phục trong cơ thể thời gian rồi trồi dậy tác oai tác oái bệnh. Loại gây bệnh đáng nguy hiểm là loại giun chỉ mang tên W. Bancrofti, O. Volvulus, L. Loa, D. Medinensis. Nếu phát hiện sớm thì cứu được bệnh nhân và chận được sự gây truyền cho cộng đồng chung quanh con bệnh.”

Hình thức lây truyền:

Loại giun chỉ tên: W. Bancrofti và B. Malayi dáng như mot sợi chỉ nhỏ trắng may vá mà ta thường thấy, nó dài khoảng 4 – 10 cm, cuốn tròn nhỏ lại. Sống vui mạnh trong máu hay hệ bạch huyết trên 10 năm, sanh sản mãnh liệt. Do loài muỗi mang tên như Culex Fatigan và Anopheles Hyrcannus (loại này có thể mang luôn ký sinh trùng malaria gây bệnh sốt rét luôn.)

Loại giun chỉ mang tên: O. Volvulus, L. Loa và D. Medinensis sống trong hệ bạch huyết và sống dưới da thịt. O.Volvulus truyền từ loài ruồi hút máu hay bò chét mà đa số thú vật bị mang bệnh, và người ta thích ăn thịt sống như bò tái, bê thui, thịt chó thui... từ đó vào cơ thể con người. Loại này gây nguy hiểm nhất vì giun chỉ nó chạy đến chồ nào ấm áp như chân, và thường đi vào con mắt mà sanh sôi nảy nở. Khi bệnh nhân bị bệnh này vào con mắt thì con mắt bệnh nhân sưng đỏ... cho đến một thời gian thì mù hẳn và bác sĩ nhãn khoa khi nhìn vào mắt bệnh nhân thì thấy đầy nhóc những hàng ngàn con giun chỉ đang bơi lội trong con mắt bệnh nhân. Phương pháp duy nhất là phải lấy con mắt này ra khỏi hốc mắt bệnh nhân.

Loại L. Loa di động rất nhanh và rất thích vào con mắt bệnh nhân. Chúng được truyền qua loài mòng (mà chúng ta thường ngồi dưới bóng cây mát khi chiều về và thấy nhiều loại côn trùng bay đậu và gây ngứa vào chân tay của mình, thành thử người ta thường hay un khói cho loại muỗi mòng cay mắt đừng bay vào.) Loại mòng này mang tên Chrysops.

Riêng loài D. Mendinensis lại không lây truyền qua muỗi, ruồi, mòng đốt hút chích máu mà do từ nước uống mà ra. Trong nước sông rạch co loại mòng rất nhỏ nhìn bắng kính phóng đại khoảng x10 cũng có thấy loại này mang tên Cyclops, nhỏ hơn cung quăng rất nhiều, nhưng bơi lội hết sức nhanh. Bệnh nhân uống nước loại này vào cơ thể thì con giun chỉ ở vào dạng trứng sẽ nẩy nở thành giun chỉ cuộn tròn rồi giun chỉ sanh sôi nẩy nở hết sức nhiều. Loại này thích sống dưới da và gần báp dùi bệnh nhân. Làm bệnh nhân chân sưng phù như chân voi, đi dứng khó khăn như em bé bệnh nhân mang tên Việt vừa kể trên.

Dấu hiệu nhận biết:

Theo giáo sư Trần vinh Hiển, Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới Tp HCM, bệnh nhân bị nhiễm loại W. Bancrofti và B. Malayi khoảng năm rưỡi sau thì sẽ thấy khó chịu trong người, mất ngủ và hay đau ở những hạch bạch huyết như tại háng, nách, bộ phận sinh dục... Rồi sau đó tại nhiều nơi thấy bị sưng, nổi hạch rồi cứng và theo những cơn hen suyển vì nó vào phổi rồi.

Trường hợp nhiểm O. Volvulus do giun này quấn thành nùi với nhau, tạo sưng u cục nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Thường nổi u cục nơi da mặt bệnh nhân, thường thấy loại này tụ vào nơi gần xương như đầu, nực, cùi chỏ, đầu gối. Và đặc biệt là ngứa rất dữ dội nơi da mông và hông. Khi bệnh nhân thường thấy những mãng phù nề thường rộng chừng vài cm, không đau, nay thấy mai mất đi chổ khác..

Loại bệnh giun chỉ này rất khó trị vì không một trụ sinh nào giết được nó, chỉ có thể viết được khi nó còn trứng nhỏ li ti. Nhưng khi lớn thành sợi chỉ thì rất khó trị vì nó quá nhiều, hàng triệu con trong cơ thể người bệnh rồi. Trong gan bệnh nhân thì thấy hàng ngàn sợi chỉ trắng quấn quanh như cô thợ may bỏ sót chỉ trắng trên lá gan và trong lá gan vậy.

2.- Bệnh Blubela.

Theo Vụ trưởng Vụ Y tế Dự Phòng, Tiến sĩ Trịnh quân Huấn đưa ra tại Hội Nghị Phòng chống Dịch Bệnh năm 2001 vừa qua, do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội ngày 30/1/2002 vừa qua. Trịnh quân Huấn cho biết một loại dịch mới xuất hiện tại Hải Phòng, bệnh Blubela gây ra do xoắn khuẩn sống ở vũng bùn, lây qua chân người mà trước đây chỉ xuất hiện rất ít tại Miền Núi Vùng Cao. Loại bệnh này gây sốt phát ban và rất khó chuẩn đoán bệnh này.

Ngoài ra trong năm 2001, Việt Nam còn xuất hiện nhiều loại bệnh truyền nhiễm gây dịch, trong đó có nhiều loại bệnh nguy hiểm như Viêm não Virus, Hội chứng Cúm, Hội chứng Màng Não, Sốt nóng Dengue...

Hiện nay có rất nhiều người rất lo lắng về sự kiện "Antibiotic Resistance" (tạm dịch là Lờn Thuốc Trụ Sinh).

Câu hỏi:

Hỏi: "Tôi muốn biết về thuốc Trụ sinh mà bác sĩ Gia đình vừa rồi có cho chúng tôi dùng"

Trả Lời: “Nếu bạn hay Con trẻ của bạn được Bác sĩ cho thuốc Trụ Sinh, thì bạn nên hỏi Y tá hay bác sĩ những câu như sau:

Tại sao lại phải cần dùng Trụ sinh?

Tên thuốc Trụ sinh là gì?

Dùng thuốc Trụ sinh này đến lúc nào xong?

Có phản ứng gì nếu dùng thực phẩm, ảnh hưởng gì nếu ăn thật no.

Hỏi: "Tôi có nghe về danh từ "Super-bugs". Làm cách nào gia đình tôi tránh được?

Trả lời: "Trụ sinh ngày xưa rất hiệu quả khi dùng trị vi trùng, nhưng đến nay hàng chục năm gần trăm năm rồi, nên những vi trùng càng lúc càng có khả năng chống lại Trụ sinh nên những loại vi trùng mà trước đó kỵ Trụ sinh, nay không kỵ nữa thì người ta gọi là "Super-Bugs". Thân thể chúng ta là nơi trú ẩn rất tốt cho ngàn hàng loại vi trùng khác nhau, chúng nó chỉ chờ ta yếu... thì lên đường ngay lập tức. Đồng thời những loại vi trùng tốt cho chúng ta thì càng lúc càng yếu, nên ít bạn mà có nhiều thù càng lúc càng nhiều trong cơ thể chúng ta. Khi con cái chúng ta bị bệnh hay chúng ta bị bệnh thì đừng nghĩ rằng loại Trụ sinh đó có thể dẹp sạch vi trùng này...

Hỏi: Khi bị Flu hay cảm mạo chúng ta có thể dùng Trụ sinh được không?

Trả lời: "Không! Bệnh "Flu" hay "Cảm Mạo" là những siêu vi trùng (virus) mà virus thì loài người phải bó tay. Chưa có thuốc trị cho loại virus này, hay những loại virus khác. Khi bị "Flu" hay "Cảm Mạo" thì phương pháp tốt nhất là nghỉ ngơi và chờ thời (time)... Nhiều bệnh nhân bị "Flu" hay "Cảm mạo" (cold) thường yêu cầu Bác sĩ cho thuốc Trụ sinh bằng không thì đi bác sĩ khác... Ý niệm này hoàn toàn sai, vì dùng nhiều trụ sinh thì cơ thề bạn càng nhiều loại "Super Bugs" nữa. Tới khi đụng trận thiệt thì... hết thuốc rồi. Bạn chỉ lo khi bạn bị "Flu" hay "Cảm Mạo" (Cold) mà cổ họng bị sưng hay lỗ tai bị đau nhức... thì lúc đó nên hỏi bác sĩ thuốc trụ Sinh. Nhưng khi bác sĩ khám thì đã thấy trước bạn rồi.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002