Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


Ngựa trong đời sống Việt Nam

Biên khảo Phụng Hồng

“Rắn ngóc đầu đi, Ngựa chạy về.” (Tạ Ký)

Theo luật tuần hoàn biến dịch của Tạo Hóa, năm Nhân Ngọ (Ngựa) đã về, thay thế cho năm Tân Tỵ (Rắn) với bao đợi chờ mong ước và hy vọng. Rắn và Ngựa vốn là những con vật không mấy thiện cảm với dân gian vì chúng đều tượng trưng cho những điềm dữ hơn là lành, gian nan hơn là an nhàn, chiến tranh hơn là hòa bình. Vì thế mỗi lần năm hết Tết đến, các cụ xưa đã đón những mùa xuân này với những lời tiên đoán dè dặt.

Chúng ta đã đón những mùa xuân tị nạn ở hải ngoại với bao niềm cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Lại một mùa xuân nữa đến với con vật tượng trưng là Ngựa nhận lãnh bàn giao với Rắn, sẽ đem lại cho chúng ta ở hải ngoại niềm mong ước gì? Tuy nhiên, nhìn qua niên hiệu , người dù dễ tính đến đâu cũng không mấy lạc quan – cho dù có lạc quan tếu đi chăng nữa – Quả vậy, ông bà ta ngày xưa đã nói: "Canh cô mồ quả", có nghĩa là số gian nan, vất vả cô đơn, trơ trọi một mình. Ngựa còn tượng trưng cho những gì làm lụng khổ sở đầu tắt mặt tối trong thành ngữ "thân trâu ngựa" kéo cày và kéo xe cho chủ quanh năm. Nhìn lại quá khứ, những năm Ngựa cũng không tốt đẹp gì. Ví dụ như năm Mậu Ngọ (1978), miền Nam đã bị cộng sản Hà Nội (CSHN) áp đặt chủ nghĩa Xiết Họng Chẻ Nanh (XHCN) mấy trăm ngàn quân cán chính của VNCH bị tù đày trong những "lò luộc người" mút mùa không có ngày mai. Năm Bính Ngọ (1966), xảy ra vụ biến động Phật Giáo Miền Trung, Thiệu Kỳ khát máu độc tài quân phiệt đưa quân nhân gốc công giáo ra Đà Nẵng và Huế đàn áp những thành phần quôc gia chân chính đối lập, gây ra cảnh nồi da xáo thịt, chia rẽ trầm trọng trong quân đội và chính quyền, hận thù chất ngất, nhân tâm ly tán. Rồi đến nạn “Phật Xuống Đường” do tên Trí Quang chủ xướng, làm suy giảm tiềm năng chống cộng, đưa đến hậu quả vô cùng tai hại là quân đội VNCH như rắn không đầu, bị thất trận liên tiếp và mất một số tiền đồn ở vùng giới tuyến!

Vì thế cho nên Ngựa đã không như những con vật khác có chỗ ngồi xứng đáng trong văn chương bình dân và trong văn học sử nước nhà.

Trong văn chương bình dân, Ngựa chỉ xuất hiện hời hợt; lác đác người ta thấy:

Ám chỉ người ngay thẳng, nghĩ gì nói nấy:

Ngay ruột ngựa (thẳng như ruột ngựa)

Tả cảnh thời gian qua mau như ngựa phi:

Ngựa qua cửa sổ (hay Bóng câu qua cửa sổ).

Về điểm này, cổ nhân còn cho ta thấy ngựa phi đã mau rồi, nhưng còn lời nói lại đi mau hơn ngựa nữa:

Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy (một lời nói được phát ra thì 4 con ngựa đuổi theo cũng không kịp)

Tả một sự việc không thay đổi, tiếp diễn liên tục:

Ngựa quen đường cũ.

Chỉ trích một người trẻ tuổi, hay kiêu căng, có tánh gây bậy, đánh lộn:

Ngựa non háu đá (Ngựa con háu đá).

Nói chuyện ví von có ý mỉa mai, riễu cợt những chức sắc trong làng khó tánh, hay sách nhiễu đồng bào:

Ngựa ai buộc ngỏ ông Cai,

Hoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè.

Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè

Gà ai lại thả trước hè ông Cai.

Ngựa còn tượng trưng cho món quà cao quý nhất mà người vợ chung thủy muốn dành riêng để tặng cho chồng nhân ngày đại đăng khoa:

Ngựa ô yên khấu bằng vàng,

Chân nạm bằng bạc,

Ba vuông nhiễu thắm,

Một bộ áo gấm.

Thiếp sắm cho chàng, kinh lại hồi kinh.

Tả một sự di chuyển nặng nhọc trên dặm đường thiên lý:

Đường dài hun hút, vó câu ngập ngừng.

(vó câu tức bàn chân ngựa, hun hút có ngụ ý miêu tả con được xa tắp, lởm chởm chướng ngại vật. Nghĩa bóng muốn nói đến con đường nhiệm vụ nhiều chông gai cần phải vượt qua.

Tả giấc mơ của người vợ hiền mong chờ ngày chồng đỗ đạt thi cử, trở về làng cũ bái tổ vinh quy:

Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau.

Tả người sống không lý tưởng, so sánh như:

Ngựa không cương.

Ngựa không cương tức là ngựa không có người chỉ huy dẫn đường nên chạy lung tung như bầy ngựa hoang trong rừng). Về điểm này, triết gia Vương Dương Minh thế kỷ 18 bên Trung Hoa cũng noiù một câu chí lý: "Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi giạt lông bông không còn có ý nghĩa gì nữa."

Ngày xưa chiến sĩ ra trận mạc thường hay cưỡi ngựa vì vào thời điểm đó ngựa là phương tiện duy nhất để di chuyển binh lính ra trận cùng tải đồ quân lương quân trang, quân dụng, v.v... Ngựa đối với họ như hình với bóng vậy. Vì thế, nếu chẳng may chết đi, con "tuấn mã" trung thành cũng chết theo cho trọnt tiết nghĩa. Lúc đó giữa sa trường, da ngựa sẽ là chiếc áo quan vĩnh cửu:

Da ngựa bọc thây.

Ơû miền Trung, qua 3 tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi thường hay có những điệu hò, điệu hát mà chủ đề là những con vật thường sống quanh nhà với chủ như chó, mèo, gà, heo, bò, trâu, v.v... Mục đích những bài hát hò này là ví von bóng bẩy bằng cách dùng những hình ảnh gián tiếp ngoại vật để biểu lộ 1 mối tình kín đáo giữa đôi trai gái trong làng gặp nhau nhân mùa gặt, mùa cấy hay đi trên sông một đêm trăng rằm ... trong đó đặc sắc nhất là bài "Lý Ngựa Ô" còn truyền tụng mãi đến ngày nay. Hát lý là những câu hát bình dân có nội dung như ca dao rất tình tứ, thích hợp với tình yêu nam nữ nhưng có vẻ văn hoa chải chuốt hơn, thỉnh thoảng pha lẫn những yếu tố giải thích sự việc cao xa hơn (lý). Điệu hát lýn này rất thịnh hành ở Bình Định. Ta hãy nghe những cau rất trữ tình tiêu biểu sau đây mà khi làm việc, cũng như khi nghỉ ngơi, ông bà cha mẹ vẫn thường hát lý cho con cháu nghe:

Khớp con ngựa, ngựa ô. Khớp con ngựa, ngựa ô.

Ngựa ô anh khớp, khớp cái kiệu vàng, u, u, u ...

Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen.

Bụi sen lá rậm, dây cương lục thẳm.

Cán roi anh bịt bằng vàng.

Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng, anh đưa nàng về dinh.

Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng, anh đưa nàng về dinh ...

Đó là những câu hát biểu lộ tình cảm cao thượng giữa đôi trai gái yêu nhau thời xưa rất đặc thù Việt Nam mà không một nước nào khác có thể có được.

Khoa lý số tử vi cũng nhắc đến ngựa:

Dần, Ngọ, Tuất: tam hạp (tuổi).

(Tuổi con cọp, con ngựa, con chó rất hạp với nhau nghĩa là có thể sống với nhau trọn đời mãn kiếp, không sợ "nửa chừng đứt gánh”). Vì thế, trong việc dựng vợ gả chồng, hùn vốn làm ăn, vấn đề tuổi tác rất quan trọng. Nếu không tin, sẽ đưa đến đổ bể li dị hay sập tiệm phá sản.

Cũng cùng trong ý niệm đó, những tuổi sau đây lại xung khắc với ngựa:

Tý, Dậu, Mão, Ngọ: tứ hành xung (tuổi con chuột, con gà, con mèo, con ngựa không hạp với nhau, hễ sống chung với nhau là sinh chuyện chẳng lành; vì thế nên tránh xa).

Số tử vi của ai nếu có "Sao Thiên Mã" chiếu mệnh thì sẽ phải đi xa hoài hoài trong năm đó. (Nhân đây, kẻ viết bài này cũng xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng theo kinh nghiệm bản thân, sao thiên mã rất hiệu nghiệm. Số là giữa năm 78, sau khi trốn traị tù cải tạo ra, tôi đã cùng gia đình trốn về một tỉnh duyên hải miền Trung để tổ chức vượt biên. Nhưng sau 12 lần đều thất bại, phải đợi đến cuối năm đó (Mậu Ngọ) là lúc tôi có sao Thiên Mã chiếu vào "cung di" và lần thứ 13 mới dong buồm đi lọt!!! Sao Thiên Mã chiếu vào cung di lại gặp năm Ngựa nữa thì lãnh đủ số độc đắc “chăm phần chăm em ơi rồi!?).

Ngày xưa các kỳ vương (vua cờ tướng) mỗi lần ra quân cũng áp dụng những nguyên lý sau đây:

Pháo đầu, mã đội, xe đâm thọt.

Cón nghĩa là trước tiên nên vô pháo giữa, xong nước thứhai là lên ngựa để giúp pháo hộ vệ thành trì cho vững đề phòng địch xâm lăng. Xong rồi đến nước thứ ba mới nghĩ ngay đến tấn công hàng tiền đạo của địch nghĩa là cho con xe đâm thẳng qua bên kia bờ ranh giới để bắn phá trong lòng địch!!! Đó là những nguyên tắc căn bản cổ điển bất di bất dịch mà những ai chơi cờ tướng phải thuộc nằm lòng. Ngoài ra khi biết mình không thắng được địch thì bày ra trận chiến "cờ tàn" nghĩa là triệt hạ cho hết các quân còn lại của địch nhiều chừng nào tốt chừng đó, chỉ để lại một con ngựa (mã) thôi. Khi đó mình sẽ không còn lo ngại nữa :địch sẽ không thể nào tấn công mà thắng nổi mình. Bởi vì định luật đã dạy:

Nhất mã chiếu vô cùng (một con ngựa chiếu tướng hoài cũng không đi đến đâu cả!) Như vậy là huề. Như vậy cờ tàn là thí quân cho hết, phá cờ không cho địch thắng mình mà phải xử huề!

Ngựa thường hay đá móc hậu (đá phía sau) bằng hai chân sau. Vì thế đừng bao giờ đứng đàng sau đuôi ngựa, vì sẽ bị ngựa đá bất thình lình. Trong dịch vụ giao tế hàng ngày, trong phép xử thế người ta thường có câu:

Bóp dái ngựa (còn gọi là mó dế ngựa) ý nói những người ở duới thường hay phê bình nói xỏ xiên người trên hay những người thường được kính nể, bất khả xâm phạm. Nay lại có kẻ khác dám cả gan công kích làm cho tức giận phản ứng lại.

Như trên đã đề cấp đến, ngày xưa ngựa là phương tiện thông dụng và tiện lợi nhất để tráng sĩ xung trận. Vì thế những loại ngựa này thuộc loại "chiến mã" hay "tuấn mã" là những con rất xuất sắc và rất tinh khôn.

Ngoài ra người ta còn thấy danh từ ngựa còn xuất hiện ở một vài chỗ thông dụng như:

Mã lực (unité de cheveaux, horse-power) là đơn vị động cơ máy nổ trong cơ học. Người ta lượng định sức mạnh của một máy động cơ (như xe hơi, xe máy dầu ...) bằng sức ngựa kéo. 1 mã lực có một sức mạnh tương đương với sức mạnh của một con ngựa trung bình.

Vành móng ngựa là một loại vành sắt có hình cong như móng ngựa và được đóng chặt vào móng chân ngựa để giữ cho các móng được bền vững khi ngựa chạy trên đường thiên lý. Danh từ này con được sử dụng ở các tòa án và được đặt tên cho một bục gỗ cóhình vòng cung bán nguyệt như móng ngựa đặt ngay giữa phòng xử án của pháp đình để phạm nhân đứng vào đó nghe quan tòa, biện lý hay chánh án buộc tội. Khi còn tùng sự tại Tòa Án Sơ Thẩm Hà Nội năm 1935, nhà văn Hoàng Đạo đã lượm lặt được một số mẫu chuyện xử án vui buồn của một số can nhân thuộc thành phần dân quê chất phát bị quan tòa bảo hộ xử ức hiếp oan ức mà không đủ tiền thuê trạng sư biện hộ rồi viết thành tác phẩm bất hủ của Tự Lực Văn Đoàn nhan đề là "Truớc Vành Móng Ngựa" với giọng văn hài hước, dí dỏm châm biếm rất sâu sắc làm cho người đọc cười ra nước mắt, thấy rõ tất cả những cái bần cùng của xã hội nô lệ đương thời.

Về y học, ngựa đã đóng một vai trò quan trọng trong những địa hạt sau đây:

 Về phương diện trị liệu: huyết thanh ngựa (chất lỏng trong sau khi đã gạn lọc bỏ riêng phần hồng huyết cầu của máu) được dùng để điều chế một vài loại thuốc trong huyết thanh liệu pháp, chống lại một số bệnh nhiễm trùng.

 Về cơ thể học: danh từ "hình đuôi ngựa” (queue de cheval hay cauda equina) được dùng để chỉ tên phần cuối cột tủy sống của con người khi xuống tận cùng ở phần cuối lưng.

 Về bệnh lý nội khoa: danh từ "thận hình móng ngựa" (horse-shoe kidney) là một loại bệnh bẩm sinh có từ khi mới đẻ. Trong hai quả thận (cơ quan thải nước tiểu trong người) có một quả hình móng ngựa, vòng cung đi từ bên này hông qua bên kia hông và không hoạt động được thường thoái hóa trong năm đầu và đứa trẻ có loại thận này thường hay chết yểu vì nhiễm độc kinh niên.

Ngoài ra tại địa phương Huế cách thành phố chừng 20cs về hướng tây nam có một hòn núi mang tên Bạch Mã (Ngựa Trắng). Tục truyền rằng ngày xưa có một con ngựa trắng ở rừng chạy lạc về, có lông mịn như tuyết bỗng nhiên khi đến vùng đó thì ngã lăn ra chết, rồi lâu dần người ta thấy mô đất xung quanh đó nổi lên hòn núi cao ngất. Dân làng cho là điềm lành nên mới đặt tên là nuí Ngựa Trắng (Bạch Mã).

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là một thành ngữ có nghĩa bóng tượng trưng cho tình đồng loại máu mủ đùm bọc lẫn nhau, sống chết có nhau, khi đã sống tập đoàn thì đoàn kết cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, yêu thương lẫn nhau.

Trong văn học cận đại và hiện đại, ngựa cũng chiếm một chỗ ngồi không kém phần quan trọng , nhất là các thi nhân đã dùng ngựa để tả một dấu tích của bóng thời gian đã qua, đánh dấu một quãng đời, một thời đại mà năm tháng đã làm cho phôi pha. Về điểm này, ta phải đặc biệt kể đến bài thơ đường luật bất hủ mà nhân gian đã thuộc lòng do nữ sĩ Thanh Quan trước tác trong đó có hai câu trạng (thực) đã kín đáo gói trọn tâm tình của tác giả luyến tíếc một thời đại vàng son đã qua khi gợi nhớ đếnmối hoài cổ thành Thăng Long ngày xưa (Thăng Long Hoài Cổ):

Lối xưa xe Ngựa hồn thu thảo,

Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương".

Nhà thơ Thanh Tịnh trong bài "Mòn Mỏi" (phỏng theo chuyện "Con Yêu Râu Xanh", ngụ ngôn của Perrault, cũng đã dùng một danh từ đặc biệt la ‘Ngựa Hồng", trong câu:

Ngựa hồng đã đến bên hiên,

Chị ơi, trên ngựa chiếc yên vắng người!"

Sau hết, trong lịch sử văn học nước nhà cóhai tác phẩm lừng danh nhất mà tác giả đã nhắc nhiều đến ngựa. Đó là Chinh Phụ Ngâm khúc, bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm và Truyên Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt là ở mỗi câu thơ có hình ảnh Ngựa xuất hiện, ta lại thấy ý nghĩa khác nhau.

Trong Chinh Phụ Ngâm, Ngựa đã bàng bạc từ đầu đến cuối, khi ẩn khi hiện cùng với hình ảnh người tráng sĩ (chinh nhân) như bóng với hình. Hình như tác giả muốn dùng ngựa để tăng vẻ oai hùng và thêm giá trị của người chiến sĩ vậy.

Thoạt đầu, nói về đời người trai thời loạn là:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơnnhẹ tựa hồng mao.

Tả sự nhanh chóng của chuyển vận:

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

Tả hình ảnh anh hùng của người chồng lúc ra trận mà người vợ hiền ở nhà đang tưởng tượng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

Một nét chấm phá cho biết Ngựa có đeo lục lạc ở cổ như thúc giục người trai lên đường đánh giặc, kích thích lòng hăng say giết thù lập công:

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống.

Có khi "Ngựa" lại xuất hiện dưới một danh từ khác nhưng cũng cùng một nghĩa:

Kỵ còn khuất nẻo Tràng dương.

(về sau người ta đã dùng những danh từ kép như Kỵ mã, Kỵ binh ... để chỉ những người lính cưỡi ngựa).

Tả một sự di chuyển khó khăn trên dặm đường trường:

Dòng nước sâu ngựa nản chân bon.

Ở một đọan khác, ta lại thấy hình ảnh ngựa qua chiếc yên của người chiến sĩ:

Ba thước gươm, một cổ nhung yên.

Tả một sự hiểm nguy mà người chinh phu phải đương đầu ở sa trường:

Tên treo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.

Ngày xưa ra trận chinh phu cỡi ngựa đi khơi khơi giữa chiến trường trực diện với kẻ thù, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng làm gì có áo giáp đỡ đạn tối tân như ngày nay. Vì thế chỉ 4 chữ "tên treo đầu ngựa”cũng đủ hình dung cho ta thấy cả một sự đe dọa ghe gớm đang đợi chờ người chiến sĩ bất cứ lúc nào. Mũi tên của kẻ thù đang vun vút lao tới ở đầu con ngựa mà chàng đang cỡi thì cũng có thể đâm vào ngực chàng dễ như trở bàn tay.

Đó là hình ảnh ngựa lúc thời chiến.

Nhưng khi ta bước vào thế giới Nguyễn Du, thế giới Kiều thì hình như ta đã lạc vào một thế giới hòa bình, một thế giới của "Thuở thanh bình ba trăm năm cũ”. Nơi đâyhình ảnh ngựa rất nhu mì và được xem như là đồ trang sức của giới công tử thượng lưu làm phương tiện chuyển vận trên đường tình ái! Ta đã bỏ lại sau lưng hình ảnh chết chóc của chiến trường.

Thực vậy, với Nguyễn Du, ngựa đã có một sắc thái khác không còn là biểu tượng "con tuấn mã" của người trai thời loạn nữa!

Tả cảnh ngày hội đạp thanh, biển người đông như kiến cỏ:

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

Tả cảnh Kim Trong cỡi ngựa du xuân khi đến gần Kiều, nhưng lại dùng những chữ tượng hình khác để ám chỉ ngựa:

Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.

Trông chừng thấy một văn nhân,

Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

... Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Tả một cuộc biệt ly, sau khi đã tỏ tình mặn nồng keo sơn:

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Cùng một tâm trạng chia ly đó, nhưng ở một đoạn khác ta lại thấy rất linh động:

Buộc yên quảy gánh vội vàng,

Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai.

Tả cảnh làm việc mệt nhọc đầu tắt mặt tối để báo hiếu cha mẹ:

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Ngựa còn dùng để kéo một kiệu hoa, nhưng không được nhắc tới mà người đọc phải hiểu một cách gián tiếp:

Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,

Quan huyên đâu đã giục người sinh ly.

Hoặc:

Trên yên đã sẵn con dao,

Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn.

(Ở đây được hiểu rằng Ngựa cũng còn là phương tiện di chuyển của nàng Kiều và yên ngựa là chỗ kín đáo nhất để cất giấu vũ khí tự vệ lúc biến.

Lại một cacnh chia tay nhưng dưới một hình thức khác:

Đùng đùng gió giục mây vần,

Một xe trong cõi hồng trần như bay.

(Đến đây ta đã thấy rõ hình ảnh ngựa phi nước đôi thật mau như chim bay vậy.)

Tiếp theo là sau khi đã đến đích, cỗ xe ngựa đó đã dừng lại:

Xe châu dùng bánh cửa ngoài,

Rèm trong đã thấy một người bước ra.

Tả cảnh người có quyền thế muốn đương oai ra cái điều ta đây có đủ quyền lực:

Rằng ta có ngựa truy phong

Có tên dưới trướng vốn giòng kiện nhi.

Tả cảnh một đoàn người đi rộn rịp:

Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn.

Nói bóng gió một sự đào tẩu hèn nhát:

Sở khanh đã rẽ dây cương lối nào.

Lại một cảnh chia ly khác nhưng đầy tình tứ trong một khung cảnh rất thơ mộng:

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi chốn chinh an ...

Tả cảnh người đi xa về:

Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên.

Tả cảnh một chuyến đi xa trên dặm đường thiên lý:

Vó câu thẳng ruổi nước non quê người...

... Roi câu vừa gióng dặm trường

Xe hương nàng cũng thuận đường qui-ninh.

Ngựa cũng còn là phương tiện di chuyển bệnh nhân lúc cấp cứu như xe hồng thập tự cứu thương ngày nay vậy:

Vực ngay lên ngựa tức thì,

Phòng đào viện sách bồn bề lửa dong.

Tả cảnh người tráng sĩ chuẩn bị lên đường ra trận:

... Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đuơnøg thẳng giong.

Tả cảnh đón rước trang trọng của một vị quan triều đình đối với một hiền sĩ hay cảnh đón rước một người bạn cố tri đáng tôn kính:

Dựng cờ nổi trống lên đường,

Trực tô nổi trước đạo vàng kéo sau.

Hỏa bài tiền lộ ruỗi mau,

Nam đình nghe động trống chầu đại doanh.

Kéo cờ lũy phát súng thành,

Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài.

Tả cảnh một đoàn quân xung trận:

Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,

Dưới cờ một lệnh vội vàng ruỗi sao.

Ba quân chỉ ngọn cờ đào,

Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri.

(Thi hào Nguyễn Du đã tuyệt nhiên không đả động gì đến danh từ “ngưa” cả, nhưng ta đã hình dung được trước mắt một đạo quân hùng dũng với đàn tuấn mã tinh nhuệ sẵn sàng nghênh địch lập công. Nghệ thuật “họa vân kiến nguyệt” (vẽ mây thấy trăng) của tác giả đã đến chỗ tuyệt hảo với bút pháp chấm phá điêu luyện).

Tả cảnh buổi chiều tà, đợi chờ gặp gỡ người yêu:

Tuyết in sắc trắng ngựa câu dòn

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.

Nói tóm lại qua đời sống văn chương bình dân và những tác phẩm thi ca trường thiên của nền văn học sử cận đại, Ngựa đã thể hiện những nét đặc thù của cá tính dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào nhãn quan của thi nhân: từ người lính thú đời xưa cho đến người nho sĩ trong thời loạn hay thời bình.

Trước khi kết thúc thiên khảo luận này về năm ngựa, một năm mới nữa đang đến mà theo thiển ý người viết sẽ còn lắm hứa hẹn khó khăn gây cấn trên bước đường tái chiếm lãnh thổ (vì theo kinh nghiệm của tiền nhân, những nhăm “canh” là những năm vất vả, mà "Canh Ngọ" thì lại cang không được hạnh thông cho lắm). Tôi muốn kể ra đây một kỷ niệm buồn hồi còn bị tù cải tạo với LS Trần Văn Tuyên trong "lò luộc người" của Việt cộng ở Suối Máu. Số là năm đó, 1978, nhân dịp tân niên Mậu Ngọ, đêm giao thừa, tổ chúng tôi lén lút thức trắng đêm để tận hưởng cuộc đời đắng cay khổ nhục trong tù nhân buổi xuân về. Hơn nữa chúng tôi còn nghe phong phanh là ra Tết chúng nó sẽ đưa chúng tôi đi an trí mỗi người mỗi ngã. Và biết đâu đêm đó chẳng là đêm họp mặt cuối cùng? Tổ chúng tôi gồm 10 người, 7 dân biểu, 2 bác sĩ quân y và 1 trung tá công binh kiến tạo. Không ai bảo ai mỗi người đều im lặng nghĩ đến số phận ngày mai. Bỗng thầy Trần Văn Tuân bèn đưa ý kiến ra câu đối để lưu niệm. Thầy nói:

_ Năm nay là năm Mậu Ngọ. Ngọ là Ngựa vậy ai xuất đối bắt buộc phải có chữ “Ngựa”.

Anh em trong tổ nghĩ hoài chưa ra thì thầy Tuyên lại tiếp lời:

_ Nếu không có ai xuất đối trước thì tôi xin mạn phép được ra câu đối như thế này:

" Cải tạo mút mùa thân trâu ngựa"

Nghe xong ai nấy đều vỗ tay tán thưởng khen là hay và thật là thâm thúy. Mọi người vừa nghĩ tìm vế đối thứ hai, vừa ngao ngán nghĩ đến thân phận mình trong hiện tại chẳng khác gì kiếp trâu ngựa kéo cày lao động suốt ngày mà sức lao lực đã bị bọn cán bộ cộng sản bóc lột đến tận xương tủy cho tới lúc nào chết đi thành bộ xương khô mới thôi. Đó là tình trạng của chế độ XHCN (Xiết Họng Chẻ Nanh) mà tập đoàn Hà Nội thường rêu rao là "ưu việt", là "đỉnh cao trí tuệ loài người". Dưới chế độ cộng sản kiếp người không hơn gì một con chó. Nghĩ vậy nên tôi bèn nghĩ ra một ý dùng chữ "chó" trong câu đối của mình. Tôi liền đề nghị:

_ Xin phép quý thầy và quý anh cho tôi được đối lại thế này:

"Tự do xa tít kiếp chó heo"

Đọc xong tôi thấy ai nấy đều có vẻ buồn. Niềm vui đã chết yểu, chưa kịp hưởng. Nghĩ đến thân phận mình mọi người đều rớm lệ. Khóe mắt của ai cũng đỏ ngầu. Chúng tôi đã đón mùa xuân Mậu Ngọ bằng những giọt lệ căm hờn tột độ. Để phá tan bầu không khi buồn tẻ đem đó, DB Lý Trường Trân (không biết anh Trân bây giờ ở đâu? Còn sống hay chết rồi?) gượng gạo phê bình:

_ Vế sau được lắm vì rất chỉnh. Còn vế trước tôi thấy không ổn vì "cải tạo" là một cái gì nhơ nhuốc xấu xa mà đối với "tự do" là một tượng trưng cho cao quý thiêng liêng thì không thể nào chấp nhận được. Cần phải thay thế một danh từ khác cho thích hợp hơn...

Vâng đúng lắm, thưa anh Trân. Cũng như chúng ta cần phải thay thế chế độ cộng sản hiện thời bởi một chế độ khác thích hợp với lòng dân hơn bằng một bạo lực lật đổ. Và mãi đến ngày nay, 27 năm qua rồi, vẫn chưa thay thế được, bởi một lẽ dễ hiểu là sáng hôm sau, thật đúng như lời đồn đãi mấy ngày trước đó, chúng tôi đã bị phân tán mỗi người mỗi ngã. Thầy Trần Văn Tuyên đã chết đột ngột, thêm một cái đại tang cho anh em chúng tôi. Câu đối xuân dở dang chưa tìm được đúng chữ để thay thế cũng như con đường phục quốc đang còn dang dở chưa tìm được bậc hiền tài để gánh vác, chung vai góp sức. 20 con giáp đã qua kể từ Mậu Ngọ. Sau đúng một chu kỳ tuần hoàn, Ngựa lại chạy về. Nhìn Ngựa tôi lại nhớ đến câu đối xưa mà tôi vẫn chưa tìm được chữ nào khác hơn cho thật chỉnh như lời anh Trân đã phê bình. Nhân buổi đầu xuân ở hải ngoại tôi muốn mượn trang báo này để gởi đến quý bạn đọc xa gần hy vọng tìm lời giải đáp đỡ buồn.

Cho dù đại cuộc còn đang dở dang, cộng đồng chống cộng chúng ta vẫn vưng tin vào một tương lai gần kề sẽ kế tục sự nghiệp người xưa, vì chính người xưa Nguyễn Du cũng đã từng nói trong Kiều:

“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều." (Lời Kim Trọng nói với Kiều ở buổi sơ giao).

Florida, Xuân Nhâm Ngọ (2002)

Phụng Hồng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002