Đại Chúng số 93 - Ngày 1 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


SINH HOẠT ĐẶC BIỆT CỦA VIỆN KIANỌ VĂN HÓA VIỆT MỸ

NHÂN DỊP TẾT NHÂM NGỌ 2002

Ngày Chủ Nhật ngày 10 tháng 2 năm 2002 (29 Tết) vừa qua, trong khu Văn-Hóa Hội Chợ Tết Nhâm Ngọ tại trường TC Williams HS Virginia.Viện Kianọ và Kiano Club đã phân phối những tài liệu về văn hóa Việt Nam và tổ chức cuộc tranh giải Kianọ. Như chúng ta đã thấy, câu Sấm Trạng Trình “Rắn mới hai đầu khó chịu thay” đã thể hiện: một đầu là kinh tế thị trường với thỏa ước song phương đã được ký kết, còn đầu kia vẫn là bộ chánh trị ù lì dâng đất cho quan thầy Trung Cộng.

Và câu thơ "Hồng-Bàng còn để mối Tân Canh” (Đạo Trường Ngâm Lý Đông A) mà họ Hồng-Bàng thì có Gậy-Thần (Đức Thánh Gióng đã từng xử dụng vào thời Hùng Vương thứ sáu) còn Tân Canh thì chính là Canh Thìn 2000, Tân-Tỵ 2001, thời gian "Danh trúc nền nay Việt hiện thân" (trước đây 50 năm người ta cũng đã từng dùng tre, trúc nhưng chỉ l à tre trúc nên Việt chưa hiện thân được).

Nhà sáng chế Nguyễn Văn-Thắng với y phục cổ truyền Việt Nam khăn đóng áo dài xanh đã công bố một thời ĐỒNG NHÂN THÁI HÒA đang tới cho tương lai sáng lạn của Việt Nam và Đông Nam Á.

Trong khi chờ đợi đông đ? các hội viên của Kianọ club đến tranh giải, viện Kianọ đã phân phối tài liệu như : "thư cảm tạ của viện bảo tàng Smithsonian", trong đó xác nhận trò chơi Kianọ và Gậy-Thần chín đốt của Việt Nam đã trở thành National Collection của Hoa Kỳ; 36 quân Kiano còn được kết hợp thành vòng ngọc không đầu mối bao ngoài đồ hình thành Thăng Long (được phối trí theo tám hướng bảng TÁM QUÁI SAU NÊN) lại được nhà sáng chế đề là "Kẻ Chợ 36 phố phường"; bài viết về "Gậy-Thần với ước vọng mùa Xuân". Một khám phá có sự tương đồng giữa tháp Obelisk của Ai Cập và các "tháp thờ lửa" của Việt Nam (mà trước đây người ta thường gọi là "tháp Bút" (dù thân vuông chớ không tròn) v.v...Nguyên Thái Nguyễn Văn-Thắng cũng còn chê trách những người có ý kiến rằng "sử Việt nên lấy từ thời An dương Vương (vì họ thấy còn thành Cổ Loa trong khi cái quan trọng hơn họ lại không thấy là "thành Cổ Loa xây được là do Thần Kim Qui giúp" kia mà (vẫn là Thần Kim Qui từng xuất hiện từ 3 ngàn năm trước công nguyên, đã để lại Hà-Đồ Lạc-Thư rồi Tám Quái !). Trong câu chuyện "50 con theo mẹ Âu Cơ lên núi và 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển", đó chỉ là nhuận sắc cho bản Tám Quái Sau Nên của Việt Dịch mà thôi!

Trên bàn của viện Kiano Văn Hóa Việt năm nay còn có mô hình một đồng Bánh Chưng lớn 9 ô tương tự như cách sắp đặt 9 con số Magic Square 3 để khi cộng các số ngang dọc và xéo góc ta đều được 15. Các em nhỏ đã thi xem em nào xếp các số đúng vị trí và nhanh nhất. Trong những hình tượng quẻ theo Việt Dịch; chúng tôi được nghe Nhà Sáng Chế nói về Việt Đạo qua Việt Dịch và thích thú nhất là lúc ông giảng về "cái ly úp, cái ly mở" tiêu biểu cho tình Nam Nữ, tình Vợ Chồng với quẻ Hàm quẻ Hằng, rồi tình Bằng Hữu lúc khao vọng với quẻ Thăng thì với cái ly lớn hơn.v.v...

Chúng ta cũng cần nhớ rằng, trong Việt Dịch, một trường-phái mới (mà cũ) do nhà sáng chế công bố từ 1994; trong đó lớp âm biểu hiện bằng 2 chấm năm trên đường ngang, lớp Dương biểu thị bằng một chấm nằm trên trung trực đoạn nối 2 chấm thuộc Âm.

Phần chính trong sinh hoạt là thuộc Kiano Club, cuộc tranh giải Kiano có phát thưởng giữa 4 thành viên đại diện các Kiano Club trong vùng. Năm nay, Kiano club đã đem theo cả một cái bàn vuông trên mặt có vẽ một khung vuông và một khung tròn (tượng trưng cho Bánh Chưng Vuông, Bánh Dầy Tròn); nhờ có bàn vuông mà 4 người ngồi thoải mái hơn trong lúc tranh giải. Dù rằng khi chơi Kiano không cần hiểu biết nhiều về Văn Hóa Việt, ông Viện Trưởng cũng đã mở đầu cuộc tranh giải bằng cách nhắc lại nguồn gốc trò chơi Kiano và triết lý sống Việt: "kết hợp hài hòa, không đối đầu, không giết chóc và loại trừ” để áp dụng trong cuộc sống giửa các cá-nhântrong gia đình, đoàn-thể hay giữa các quốc gia dân tộc trong cộng đồng quốc tế. Sự giao tiếp nầy được biểu trưng bằng sự kết hợp 3 lớp tương ứng từ gần ra xa, từ sơ giao tới thân thiết, sao cho các chấm "tròn trứng" không " trùng lập" (trùng lập là chèn ép), cũng không "trống vắng" (trống vắng là thiếu kết hợp và tương trợ, không đầy đủ).

Đúng 13 giờ, cuộc tranh giải bắt đầu, ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Thắng là trọng tài chính, ông ghi điểm, thỉnh thoảng lắc chuông như để thúc giục và gây không khí sôi nổi mà vui vẻ cho cuộc chơi; Viện Phó giao tế nhân sự (public relation) làMario Farrugia là trọng tài phụ. Sau 4 bàn, trọng tài thông báo kết quả tạm thời cho các hội viên biết để dễ dàng theo dõi. Sau 5 bàn, cuộc tranh giải kết thúc với kết quả như sau:

Giải nhất: $120.00 về tay Cậu Đình Quang, Mc Lean KIANO Club ,VA

Giải Nhì: $80.00 về tay em Lưu Sơn, D.C KIANO Club

Giải Ba: $40.00 về tay em Bích-Thục, Rockville Centre KIANO Club, MD.

Giải khuyến khích : $20.00 về tay em bé Minh, Springfield KIANO Club, VA.

Ông Viện trưởng và Phó viện Kiano đã mời Bà Linh Quang Viên, Bà Trần Đình An, Ông Đặng Đức Minh, các vị khách của Hội chợ đại diện cho các Mạnh Thường Quân trao phong bì đựng hiện kim cho người trúng giải kèm theo một bản giấy khen thưởng.

Sau khi cuộc tranh giải kết thúc các hội viên Kiano club còn chưa chịu chia tay, hẹn tái ngộ vào dịp khác, kèm theo đề nghị tổ chức giải toàn đội (bằng cách đấu giửa hai người của Club nọ với hai người của club kia). Tham dự buổi sinh hoạt đặc biệt này, chúng tôi mới hiểu ra "tại sao Nhà Sáng Chế, cũng là nhà thơ nhạc và nhà Văn Hóa Nền-Tảng đã đặt chữ Viện trong danh xưng “Viện Kiano Văn Hóa Việt Mỹ” như vậy (trong khi cờ Go chỉ là một loại cờ vây hãm nhau, người Nhật đã tổ chức Academy of Go tại Tokyo). Thực tế mà nói, như Thạc Sĩ Y Khoa Ngô Gia Hy, Viện trưởng Viện Đại Học Hùng Vương đã phát biểu "Tôi chưa hề thấy một trò chơi nào có mang theo nó một triết lý sống sâu xa như trò chơi Kiano, ông thêm: mà chính những quân Kiano lại là bộ Kinh Việt Dịch mới càng đáng quí hơn nữa". Trò chơi nầy đồng thời là một "dụng cụ thiện xảo" (chữ của Nhà Sáng Chế) để khảo-cứu và làm sáng tỏ cả cội nguồn Văn Hóa Việt (thí dụ đã làm sáng tỏ phong tục "giã cối đón dâu"; trải úp mặt hai tấm chiếu trên giường cô dâu trong ngày cưới v.v..), mà lại giúp xây dựng một nhân sinh quan Việt trong cộng đồng Tây Phương :

“Đông Tây một nhẽ xuyên kim cổ"

Thái Vân ghi nhanh

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002