|
|
Giới Thiệu |
Bài này được viết đã lâu, nhưng chưa chưa có dịp ra ánh sáng vì nhiều nguyên nhân. Không phải vì sự bí mật nào đó, nhưng vì thiếu một vài chứng từ cần bổ túc. Trước đó báo Đại Chúng có đăng một mẫu t in thuộc về Thế Giới và Bình Luận, nói đến một người Trung Hoa, thọ hơn 100 tuổi – và tạ thế tại Hawaii thuộc USA. Điều kỳ lạ là những người tại Đài Loan làm thinh còn giới chức cao cấp tại Bắc Kinh thì đăng lời phân ưu trên tờ báo Xinghua Newspaper.Có nghĩa là Trung Hoa lục địa thuộc Cộng Sản Đảng và Đài Loan đảo thuộc Quốc Dân Đảng... đều biết đến người này. Trung Hoa lục địa thì nhờ ơn người này, còn Đài Loan đảo thì oán ghét người này. Người này chính là người kéo lá bài Định Mạng, không những cho dân Trung Hoa mà ngay cả dân Việt Nam kể chung luôn. Người nầy là ai vậy? Xin thưa, người này chính là: Trương học Lương. Trương học Lương lúc đó nắm binh quyền Quốc Dân Đảng, người đứng ngôi vị thứ nhì sau Tưởng giới Thạch. Sách vở ghi như sau: Trương học Lương, Phó Tư Lệnh Hải, Lục, Không Quân Hội Đồng Quân Sự Quốc dân đảng. Vùng miệt Tây Trung Hoa là Tây An thì thuộc về sự chỉ huy của người này. Trong khi đó binh quân của Cộng sản đảng do Mao trạch Đông đang ẩn trốn, cũng thuộc phạm vi cai quản của Trương học Lương.Trương học Lương, năm đó 35 tuổi thì quyền đã nghiêng thiên hạ. Là con trai lớn của Quân phiệt (Warlord) Đông Bắc Đại Vương: Trương tác Lâm. Xứ Đông Bắc Trung Hoa là nơi quê hương cụa họ Trương.Trương tác Lâm uy quyền một cõi, thì ngày kia cơ quan Mật Vụ của Nhật biết Trương tác Lâm sẽ có mặt trên chuyến tàu lửa về Nam Kinh... Quân Nhật bèn gài mìn trên chiếc cầu băng ngang khu vực núi hiểm trở, nghĩa là cho dù sống sót khi bom nổ thì người cũng bị tan xương nát thịt ở đèo sâu hun hút. Quả như vậy, Bom nổ và toàn thể gần 450 người đều chết hết dưới vực sâu cùng chiếc xe lửa định mạng luôn. Đó là ngày 4 tháng 6 năm 1927. Cầu sắt Thẩm Dương không còn nữa. Rồi hai tháng sau ngày 19 tháng 8 năm 1927 thì quân Nhật chiếm toàn tỉnh Thẩm Dương. Đến 4 tháng sau thì toàn thể Đông bắc (Liêu Ninh, Cát Lâm, và Hắc Long Giang) lần lượt bị quân đội Thiên Hoàng chiếm giữ. Trương học Lương thề trả thù Nhật ngày đêm. Trong khi đó Tưởng giới Thạch đã tung quân đánh tan hết 90% quân lực của Mao trạch Đông. Quân Mao ph ?i thua chạy rút về Thiểm Bắc với quân lực chỉ còn vài trăm người, tinh thần quân lính hay quân dân của Mao trạch Đông hầu như không còn nữa. Mao lúc đó hy vọng Tưởng bỏ quên vụ này, và Mao hy vọng Tưởng lúc đó đang được Thế Giới xem như một viên ngọc quý để đánh Nhật mà đừng tấn công Mao nữa. Nhưng Mao trạch Đông lầm. Tưởng giới Thạch biết nội thù nguy hiểm hơn ngoại thù. Tưởng giới Thạch biết Trương học Lương sở trường và thiện chiến về đánh giặc tại cao nguyên, núi đồi. Nên Tưởng giới Thạch phong cấp và tăng quân cho Trương học Lương. Tưởng giới Thạch đề nghị Đảng Quốc Dân cho Trương học Lương chức vụ Phó Nguyên Soái toàn quân Quốc dân Đảng. Một người trẻ tuổi mà tự dưng được ngôi vị rất cao nhất Trung Hoa lục địa thời bấy giờ. Và quả thật Trương học Lương là thanh niên tài giỏi. Không phụ lòng mà người đời miệt Thiểm Dương nói: "hổ phụ sanh hổ tử".Vào ngày 8 tháng 6 năm 1935, vị tướng trẻ tuổi tên Trương học Lương dẫn 13 vạn tinh binh, súng ống cực kỳ mới tinh, tất cả hướng về Đồng Quan, cửa ngõ Tây An chận yết hầu của quan lính thua trận của Mao trạch Đông đang ẩn trú một vài nơi gốc núi chân đèo nào đó. Đoàn quân bại tụy của mao đến thị trấn rất nhỏ mà họ gọi là bảo An, một thị trấn chỉ có vài trăm nóc gia, đèo heo hút gió. Lâu lâu mới có một vài lừa ngựa của khách phương xa ghé đến, nước không có, phải lấy từ suối rất xa hay từ nước giếng rất sâu và đầy bùn xám. Ngày nay gọi là Diên An. Đời nhà Đường đây là một đồn lũy nhỏ để canh nhóm giặc ngoài biên cương. Năm 1934 dặt tên là huyện Xích An, hai năm sau đổi thành huyện Chí Đan. Vì nhóm Mao đặt để tưởng nhớ công trận tuẫn tiết của một tướng trẻ chống cự lại quân Tưởng mà cho quân Mao thua rút về nơi xa.Thị trấn này nghèo nàn không ai chú ý, nhưng vào ngày 3 tháng 7 năm 1936 nó bỗng nhiên nổi tiếng từ đó về sau này luôn. Vì nhóm Tham mưu của Mao và tàn quân về đây nương náu chờ thời. Quân đội của mao đã chạy dài đến 2500 dặm từ Hoa Nam đến đây, lúc đầu Mao dẫn bại binh đến huyện Ngô Khởi – Thiểm bắc mà đặt Tổng hành Dinh, định lập nơi nầy làm Thủ đô tạm thời cho Cộng quân (nay gọi là Hồng quân, vì họ dùng cờ đỏ) thì bị quân Tưởng giới Thạch truy kích đánh tới. Họ bỏ chạy vội vàng từ chỗ này sang chỗ kia, cuối cùng là Bảo An. Tưởng giới Thạch biết chuyện đó và ông phong cho viên tướng tài ba, tuổi trẻ mang tên là Trương học Lương. Lúc đó Trương học Lương ngoài 2 con tuấn mã, Truơng còn có chiếc Bảo Ưng (đọc trại là phi cơ Boeing 2 cánh quạt bấy giờ) và Mã Lây (đọc trại là xe gắn máy Harley Davidson). Có lần Trương dùng chiếc xe gắn máy Mã Lây chạy ngày đêm trên 1800 km đến Nam Kinh họp cho kịp giờ. Nên nhớ thời ấy ai mà có chiếc phi cơ thì kể như là phú gia địch quốc. Số tiền có nhiều là nhờ người cha làm Tướng quân đánh bại được nhà Thanh và quân của Trương tác Lâm là toán quân đi đầu tiên vào Tử Cấm Thành của bà Từ Hi Thái Hậu trú ngụ. Sở dĩ quân đội Mao được nhiều danh tướng đến giúp, không phải vì người ta mến mộ Mao trạch Đông, mà là nhờ Châu ân Lai. Lúc đó Châu ân Lai chưa ngã hẵn theo Hồng quân, họ Châu còn lưỡng lự giữa Cộng Sản và Quốc Gia. Châu được Tưởng giới Thạch cất nhắc vào chức vụ Khoa Trưởng Đại học Quân Sự Hoàng Phố. Trường đại Học này rất nổi danh khắp Á Châu. Có rất nhiều giáo sư ngoại quốc như Anh, Pháp, Y,Đức, Nga và Hoakỳ đến giảng dạy (lúc đó Trung Hoa bị nhiều cường quốc đến làm chủ) nên người ta không lấy làm lạ khi trường đại học Quân sự này có nhiều giáo sư ngoại quốc vậy. Trường được thành lập do sáng kiến của Tôn dật Tiên. Cha già dân tộc Trung Hoa là Tôn dật Tiên, được một tay tỉ phú người Hoa đang trú ngụ tại Hawaii, ông này làm trùm chuyên chở hàng hóa Á Âu. Tay tỉ phú này chuyên về sắt và dịch vụ chuyên chở từ Á sang Hoakỳ. Lúc đó hải cảng Los Angeles rất nhỏ, còn Long Beach thì dùng quân sự rồi. Số tiền triệu triệu bấy giờ được ông này dâng cúng cho Quốc Dân Đảng... Tại sao ông này giàu từ lúc lập nghiệp là nhờ ông làm quản lý cho Trương tác Lâm và được Trương tác Lâm cho xuất ngoại mà kinh tài cho họ Trương. Ông này biết đến cậu bé trẻ tuổi tài cao là Trương học Lương. Chính chiếc phi cơ Bảo Ưng mà ông mua cho Trương học Lương vậy.Châu ân Lai vào trấn nhậm, làm chủ trường quân đội Hoàng Phố... thì ông biết ai mai sau sẽ là danh tướng rồi. Danh tướng phát hiện không từ đánh giặc mà thôi mà từ lúc còn tại quân trường. Nếu có ý niệm hay và sự can trường thì se lưu danh thiên cổ. Chính Mao trạch Đông mạnh là nhờ hết 95% sự chọn nhân tài từ Châu ân Lai cho Mao trạch Đông vậy. Và Châu ân Lai rất ngưỡng mộ Tưởng giới Thạch. Châu ân Lai lúc đó để râu hàm nên khi gặp được Trương học Lương tại Tây An thì Trương học Lương buộc miệng gọi: "A! Mỹ nhiệm Công, ông râu đẹp quá...” Châu ân Lai biết rõ ngày sanh tháng đẻ của Tưởng giới Thạch và của Mao trạch Đông. Tại Á châu lúc bấy giờ người có học xứ ngoài chính là Châu ân Lai vậy. Châu ân Lai cư ngụ tại Ba Lê (ta gọi là Paris), còn một anh học trò thợ tiện (machineshop) mà Châu từng gặp vào dịp Tết Á Đông năm nào đó chính là Đặng tiểu Bình vậy. Cũng là nhờ Châu ân Lai tiến cử hiền tài. Mao trạch Đông không nhờ Châu ân Lai thì sẽ không bao giờ có Mao trạch Đông được. Lúc Châu ân Lai làm Hiệu trưởng trường Quân Sự Hoàng Phố, thì lúc đó mao trạch Đông chỉ là người bỉnh bút, viết báo chuyên về mục chính trị Cộng sản, mà lúc đó thật sự ra Mao chưa đọc được tác phẩm chánh của Karl Marx vì ngoại ngữ rất kém của mình. Người dịch thuật ngoại ngữ từ Marx ra Hoa ngữ không ai khác hơn là Châu ân Lai. Sách tiếng Anh của Marx được Châu ân lai dịch ra, in ấn rất nhiều từ nhà in của trường quân sự Hoàng Phố này mà ra. Sau khi Mao trạch Đông nắm quyền thì dịch giả Châu ân Lai được đảng Cộng sản bôi mất mà để tên Mao trạch Đông vào. Châu ân Lai tiến cử Diệp kiếm Anh, sau nầy là thống chế Hồng quân trong đoán quân Mao. Lúc nghe Châu ân Lai giảng thuyết hùng hồn vào buổi lễ mãn khóa cho Tân Sĩ quan Hoàng Phố... đèn chiếu sáng choang, và bộ râu quai nón giống người Tây Phương, tiếng nói chững chạc uy nghiêm, khí thế hùng dũng đã làm Mao Trạch Đông ngó lên với cặp mắt thèm thuồng ước vọng được địa vị như Châu ân Lai vậy. Mao kính trọng Châu ân Lai từ đó đến khi chết luôn. Những người giúp Mao trạch Đông lên ngôi vị chúa tể như Diệp kiếm Anh, Bành Đức Hoài, Dỗng kiện Ngô, Trương tử Hoa, Lâm bá Cừ, Đặng tiểu Bình, và Lâm Bưu mà Cộng Đảng đề cử sẽ kế vị Mao trạch Đông... đều bị Mao giết hại hay lưu đầy chỉ trừ một người là Châu ân Lai mà thôi, vì Mao xem Châu ân Lai như người Thầy, mà quả như vậy, nếu Mao trạch Đông hết thời thì Mao trạch Đông đã trừ khử Châu Ân Lai rồi. Sau khi thấy Phó nguyên soái Trần học Lương chưa đem quân đánh mạnh vào sào huyệt của Mao trạch Đông, thì Tưởng giới Thạch nóng lòng điện đàm với họ Trương. Được họ Trương nói rằng đang thiếu quân, cần tiền. Thì Tưởng gởi cho Trương 50 vạn quan tiền đi trước và 25 vạn quân sẽ theo sau với Tưởng. Nơi họp sẽ là Tây An với tướng trẻ tuổi Trương học Lương... Nhưng Tưởng không dè là số tiền Quốc Dân Đảng gởi cho Trương thì Trương chuyển phân nửa cho Diệp kiếm Anh, Diệp kiếm Anh đem trao cho Mao trạch Đông mà nuôi quân. Mặc dầu số tiền 5 vạn đồng vàng không so vào đâu với số tiền treo đầu của mao trạch Đông là 25 vạn do Tưởng giới Thạch cho dán khắp hang cùng ngõ hẻm từ Thượng Hải đến Nam Kinh và Tây An... Tưởng giới Thạch không dè Châu ân Lai đã trở cờ sang Mao trạch Đông rồi. Sở dĩ Châu ân Lai theo Mao không phải vì Mao là cha đẻ thuyết Cộng Sản hay Mao là bậc thánh nhân giáng thế, mà Châu ân Lai biết lá số của Mao sẽ làm lớn và lá số Tưởng giới Thạch cũng làm lớn. Nhưng nếu theo Mao thì sẽ được Mao trọng vọng, còn theo Tưởng thì Tưởng đã có qua đủ chính Tưởng là Hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố mà, và Tưởng đang nắm linh hồn Quốc Dân Đảng... Châu ân Lai còn nhớ lúc Tổng Đại Hội tại Nam Kinh tưởng niệm ngày mất của Tôn dật Tiên thì hàng ngàn hàng vạn đoàn viên từ thấp đến cao, uy phong lừng lẫy đến bài vị của Tôn dật Tiên mà bái lạy... thì trên đài cao Tưởng giới Thạch uy nghiêm trong bộ võ phục cuối đầu trả lễ, ngay cả tướng Borovosky (mà người Hoa gọi là tướng Bố Kỳ Hoa - đây cũng là bí danh của một vị tướng Nga lừng lẫy một thời, sau nầy cũng bị Stalin đem đi xử bắn vì cho rằng muốn lật Stalin) cũng cuối lạy bài vị Tôn tiên sinh vậy. Như thế theo Tưởng giới Thạch rất dễ vì chính địa vị cũa mình có đến ngày nay cũng nhờ Tưởng giới Thạch cất nhắc cho. Lúc đó cũng có nhiều người Hoa từ ngoại quốc về nườm nượp tiếp tục ngày đêm... Họ đến bái kiến Tưởng mà Tưởng vẫn không buồn ngó đến. Nghĩa là nếu theo Tưởng thì dễ dàng, nhưng sẽ đứng sau Tưởng đến mười mấy cấp bậc. Vì ngoài Tưởng còn có nhóm Lục Nghĩa Anh Hùng theo phò Tôn dật Tiên từ lúc Tôn còn ở hải ngoại. Còn theo Mao trạch Đông thì dĩ nhiên mình sẽ đứng sau lưng là người thứ nhì mà thôi. Đó là ván cờ đã được quyết định vào một đêm đó, sau khi nhận được mật thư của Tưởng giới Thạch cho sứ giả đến gõ cửa dinh Hiệu Trưởng Hoàng Phố Lục quân Đại Học. Mật thư nói: "Xin Ngài Hiệu Trưởng cho biết toàn thể danh sách những người theo Cộng Sản hay những cảm tình viên Cộng Sản trong vòng 24 giờ kẻo trễ..." Cầm bức mật điện trong tay, và đối diện với sứ giả đằng đằng sát khí có súng lục đứng chờ và đi chung với 3 người nữa cũng trong tư thế Sống Chết phải chọn một... Không còn cách nào khác, Châu ân Lai đành mời sứ giả lên phòng riêng nói rằng danh sách tôi để trên phòng riêng xin cho một người đi theo... Sứ giả gật đầu và một mình Châu ân Lai cùng một sứ giả lên thang lầu vào phòng riêng. Nhưng trong lúc đó Châu ân Lai đã cho một vệ sĩ núp sau cánh cửa phòng riêng của Châu ân Lai mà đâm chết tên sứ giả của Tưởng giới Thạch chết không tiếng động. Giết sứ giả và Châu ân Lai diệu kế cho đốt phòng ngủ và leo máng xối sau lưng trường học mà biến mất trong bóng đêm với vệ sĩ của mình. Đến đây bạn biết Châu ân Lai theo phe nào rồi. Khi Tưởng giới Thạch đánh công điện đến Trương học Lương hẹn ngày gặp, nhưng Tưởng không dè là Châu ân Lai đã tiếp xúc bí mật gặp Trương học Lương rồi, cho nên khi Trương học Lương gặp Châu ân Lai thì Trương học Lương buộc miệng khen là: "Mỹ nhiệm Công"... Trương học Lương và Châu ân Lai đã có diệu kế. Nếu lúc đó Tưởng giới Thạch suy nghĩ đến Châu ân Lai có gặp Trương học Lương thì chưa chắc Tưởng vào Tây An mà gặp Trương học Lương. Tưởng giới Thạch cho rằng địa vị có được ngaỳ nay cho Trương học Lương là do chính mình tạo ra, thì không cách chi Trương học Lương phản được hết. Trương học Lương sanh ngày 17 tháng 4 năm Tân Sửu... Mười giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1936 chuyến phi cơ chở nhân vật quyền uy tột đỉnh Á Châu đến. Đó là Tưởng giới Thạch. Ra đón có nghi lễ quốc khách long trọng và Trương học Lương oai phong chào đón. Một anh hùng một danh tướng hai người tay bắt mặt mừng. Buổi đại lễ được tổ chức thật rầm rộ tại Đại sảnh Đường Tây An. Tưởng giới Thạch với quân phục triều nghi oai dũng đọc diễn văn toà n thể hội trường tung hô náo nhiệt. Cờ Trung Hoa và Cờ Quốc Dân đảng cắm khắp nơi hùng vĩ.Khuya 12 giờ thì dinh quốc khách bị tắt đèn. Biết có biến nhưng không kịp nữa vì đoàn vệ sĩ bị tướt hết súng từ chiều rồi. Đúng 12 giờ khuya ngày 12 tháng 12 năm 1936 Tưởng giới Thạch bị quản thúc. Tin mừng đến thị trấn nhỏ Bảo An, Mao trạch Đông đang 2 ngày đêm không ăn ngủ, chờ tin mừng này... Trương học Lương tận nới đến gặp Tưởng giới Thạch xin Ngài đừng đánh mao Trạch Đông mà nên hướng toàn thể binh lực đánh Nhật, trước trả thù nước sau trả thù nhà cho họ Trương. Tưởng giới Thạch cười gằn: "Biết Mao trạch Đông không ai hơn ta hết. Quân Nhật không ở lâu được vì không một dân chúng nào thương Nhật từ xưa đến giờ. Mà Cộng Sản mới là họa chính..." Biết không lung lay được ý chí sắt đá Tưởng giới Thạch, nên Trương học Lương cho người đến gặp Mao và yêu câu Mao không được giết Tưởng giới Thạch vì nếu như thế sẽ làm mất uy tín anh hùng của Trương học Lương từ bấy lâu nay. Mao trạch Đông chấp nhận và cam kết. Nhưng mặt sau Mao đã cho người xây khán trường mà dành đấu tố Tưởng giới Thạch và sau cùng là nhân dân nông dân oán hận Tưởng sẽ nhào lên giết Tưởng, chớ đâu phải Moa ra lệnh giết. Ngón đòn sở trường của Mao xài đi xài lại hoài để ngày kia dân chúng giết thống chết Diệp kiếm Anh và Lâm Bưu cũng là dân chúng... chớ Mao không bao giờ ra lệnh nên câu nói của Tưởng giời Thach nói rằng: "Biết Mao không ai bằng ta" quả là như vậy.Tin Tưởng giới Thạch bị đệ tự phản loạn truyền khắp thế giới. Tổng thống Hoakỳ Theodore Roosevelt, Thủ tướng Churchill và Thống chế Stalin bị chấn động. Vì lúc đó Tưởng giới Thạch được thế giới xem là người thứ Tư trong thiên hạ. Nay nơi Tưởng lâm nạn ở LiSơn người ta dựng một cái đình gọi là: "Mông nạn Đình". Đến năm 1950 thì Trung Cộng cho sửa là: "Tróc Tưởng Đình " (Đình bắt Tưởng giới Thạch). Vợ Tưởng là Tống Mỹ Linh bay sang Hoa thịnh Đốn gặp nhiều thượng nghị sĩ và cả Tổng thống Hoakỳ xin cứu khẩn cấp. Điện thoại reo vang khắp thế giới. Trong khi đó tại vùng quê núi non hiểm trở nghèo nàn, Mao cho dựng đấu trường và đèn đuốc đang chờ mang Tưởng giới Thạch đến... mà đấu tố rồi xử tử luôn tại đấu trường, là sân cỏ ngôi đình cũ của thị trấn đèo heo hút gió là Bảo An thị trấn. Mọi người quân nhân mà Mao cho giả dạng áo quần nông dân, tay quấn ngang băng đỏ và lưỡi phảng cắt cỏ được kéo thẳng đứng. Tội trạng của Tưởng đã được đích thân Mao viết sẵn dài trên 20 trang và được in thạch bản cho nông dân thuộc lòng. Có phần Mao sẽ xin nông dân tha tội cho Tưởng, và có phần nông dân mạnh dạn gạt đề nghị này. Tất cả được Mao đọc đi đọc lại hàng ngày liền cho đừng sơ hở là Mao muốn giết Tưởng có vậy thôi. Giết Tưởng chính là nông dân nghèo mà.Mọi chuyện xong xuôi chỉ chờ ngày mốt là tướng quân Trương học Lương sẽ đích thân dẫn độ Tưởng sang Bảo An, độ nữa ngày đường xe ngựa. Đồng thời Trương học Lương sẽ làm lễ tuyên thệ gia nhập Hồng quân luôn cùng với 15 vạn tinh binh. Diệp kiếm Anh, Châu ân Lai, Bảo Định đều nôn nao... Đến giữa đêm ngày 16 tháng 12 năm 1936 một tin điện Hỏa tốc từ Điện Cẩm Linh, do chính Thống Soái Stalin nhân danh Hội Đồng Sô Viết Tối Cao, yêu cầu ngưng xử lập tức Tưởng giới Thạch... và điều quái ác là phải trả Tưởng giới Thạch về lại Nam Kinh. Cầm tay bức điện khẩn hỏa tốc từ Moscow đánh đến Thiểm Dương và từ Thiểm Dương hỏa tốc vê tây An rồi lên Bảo An trấn. Mao không tin được đôi mắt của mình. Như vậy chính đích thân Thống Chế Stalin can thiệp chuyện này rồi, và Thống Chế Stalin cho rằng lệnh phải thi hành lập tức. Thật sự trong thời điểm đó, Joseph Stalin không có ý nâng đỡ Mao trạch Đông, vì Stalin xem Mao chỉ là một nhóm nông dân bất mãn vì nghèo đói mà làm cách mạng chớ đâu biết gì đến chủ nghĩa Cộng Sản, vả lại Stalin biết trình độ học vấn của Mao chỉ đến Trung Học rồi Mao bỏ học ngang xương... còn Châu Ân Lai thì quá thấm nhuần Tây Phương rồi, và theo tin riêng của Stalin thì Châu ân Lai rất khâm phục Trotsky, người mà Stalin rất ghét cay đắng như Tử thù. Đối với Tưởng giới Thạch thì Thế Giới Tây Phương thích hơn, vã lại quân đội Tưởng đã kiểm soát hầu hết 80% lãnh thổ Hoalục. Trong khi đó tư tưởng của Tưởng giới Thạch chính là tư tưởng của Tôn dật Tiên, một tư tưởng quốc dân đồng bào rất gần hơn chủ nghĩa của Mao trạch Đông. Joseph Stalin lòng đã nghiêng về Tưởng giới Thạch và sức ép của Hoakỳ giúp đỡ Nga Sô để đánh Đ?c rất mạnh. Hàng ngàn tấn quân trang quân dụng của Hoakỳ được chuyển và sửa tên USA sang Yugoslavia mà đến nơi trạm thâu của Nga sô. Quân phục, tiền bạc, thuốc nổ, máy truyền tin, dược phẩm trụ sinh Penicilline tràn trề mà Nga rất cần thời đó... lý do Nga chưa làm chưa số lượng nhiều Trụ sinh cho chiến trường như vậy. Mao trạch Đông vô cùng tức tối với Stalin. Như vậy mối thụ cừu đã nẩy sinh từ thị trấn buồn thiu này. Mao đành cho sứ giả là Châu ân Lai đến TââyAn mà gặp tướng quân Trương học Lương. Điều đau khổ là Mao không được nhận nhóm quân của Trương học Lương vì lệnh trên từ Moscow đánh xuống.Trương học Lương đà nh phải làm lễ thả Tưởng giới Thạch và Trương học Lương theo Tưởng về lại Nam Kinh vì lời nói của Tưởng giới Thạch. Tưởng nói: "Chuyện anh muốn quân đội Trung Hoa và đảng Quốc Dân theo nhau sát cánh đánh Nhật, trước trả nợ nước sau trả thù riêng... là điều chính đáng. Nhưng tôi phải báo cho Hội Đồng Quốc Dân Đảng và toàn dân biết mới được chớ tôi không thể nào một mình làm chuyện đại sự này được. Anh biết, chính tôi và anh là đoàn viên trong Quốc dân Đảng mà chủ tịch khả kính của chúng ta là Tôn tiên Sinh sáng lập kia mà."Trương học Lương hơi ngần ngừ, thì Tưởng dõng dạc tuyên bố: " Tôi, Tưởng giới Thạch hứa danh dự với đảng và anh là sanh mạng anh được bảo đảm, địa vị anh được phục hồi. Chúng ta cùng nhau đánh Nhật còn chuyện Mao trạch Đông thì tính sau..." Được lời hứa danh dự của Tưởng giới Thạch và bị Mao từ chối nhận mình, nên Trương học Lương không còn con đường nào khác phải đi.Chuyến phi cơ từ Nam Kinh đến Tây An vào ngày Giáng Sinh cùng năm đó... Điều trớ trêu là trước đó người tù nhân là Tưởng giới Thạch nay người tù nhân là Trương học Lương. Trương học Lương hy vọng sẽ nói trước Quốc dân Đảng là lòng của mình muốn đánh Nhật mà trả thù cho cha thế thôi, quyền bính không màng... Quốc dân Đảng mở phiên Đại Hội Tổng Toàn tại Nam Kinh trước 1800 đảng viên từ trung cấp đến cao cấp và tướng tá Trung Hoa... Trương học Lương bị kết án 12 năm tù khổ sai, tước bỏ đảng tịch và sung công ra tiền tuyến đánh Nhật.Nhưng Tưởng giới Thạch can thiệp, chuyển Trương học Lương ra tạm giam tại thành phố Nam Kinh mà thôi. Lúc đó dư luận thế giới tưởng rằng Trương học Lương sẽ bị tử hình theo luật Quốc dân Đảng, nhưng không thấy tử hình thì người ta lại cám ơn Tưởng giới thạch bội phần. Vài năm sau Tưởng giới Thạch phóng thích Trương học Lương, nhưng chuyển sang tạm giam của Quốc dân Đảng... nghĩa là mọi chuyện gì xảy đến cho Lương thì Đảng chịu trách nhiệm. Khi thất thủ Hoalục, nhóm tàn quân Tưởng giới Thạch không quên đem theo Trương học Lương sang Đàøi Loan. Khi Tưởng giới Thấch mất đi. Người con là Tưởng kinh Quốc thấy giam giữ một ông già ốm yếu gầy còm, tứ cố vô thân, vợ con không có... nên Tưởng kinh Quốc chấp thuận cho Trương học Lương sang Hawaii sống đời còn lại tại một nông trại trồng thơm khóm thuộc gia đình của một ông già mà bỏ gia sản hàng chục triệu đôla cho Tôn dật Tiên, vị cha già dân tộc mà chính Mao trạch Đông không dám hạ bệ, còn Khổng Tử thì Mao cho Hồng Vệ Binh đến đánh nát tượng... vì Mao rất ghét người có học. Lúc Mao cầm quyền có lần đầu tiê n và duy nhất Mao xuất ngoại sang Ngasô. Mao rất kích thích bởi dự án 15 năm của Nga Sô cho thành cường quốc, nên khi về mao cho lập ra dự án 5 năm. Dự án là Trung Hoa sẽ là nước dẫn đầu sản xuất Thép, phải hơn Anh quốc mới được. Than ôi! Dân Trung Hoa phải cạy cửa nhà, lấy đinh, cạy nắm cửa nhà để lấy sắt, nồi soong chảo phải được nấu chảy để Mao vui lòng... Hàng ngàn cánh rừng bị chặt để đốt lò nung ra thép. Kết quả toàn nước Trung Hoa sản xuất ra một đống thép không phải thép mà sắt không phải sắt... bàn ghế tủ giường đều phá hủy để làm một đống sắt vô dụng đó. Đặng tiểu Bình và Lâm Bưu bất đồng ý k kiến chuyện này thì 6 năm sau bị Mao cho người đấu tố, đứa con đang học tại đại học bị người ta bức hại phải nhảy lầu tự vận, không chết nhưng tê liệt trọn đời, đứa con gái thân yêu bị Đảng ép phải khai rằng cha mình hiếp dâm mình, ngày kia cô xấu hổ phải tự vận chết...Châu ân Lai trước khi chết có trối rằng: “Điều ta ân hận nhất là dụ Trương học Lương bắt Tưởng giới Thạch..."Lời trối như vậy nghĩa là sao? Nghĩa là nếu Trương học Lương không phản Tưởng thì vận số Mao trạch Đông đã xong tại một nơi đèo heo hút gió. Những công thần xung quanh đều bị Mao hạ thủ chết hết, chết trong ô danh. Một lá bài có thể đánh bại Mao trạch Đông là Tưởng giới Thạch. Một lá bài cứu được Mao chính là Trương học Lương... Đó là những lá bài Định Mạng, chớ không phải một lá bài như nói phần tựa đề nơi trên.
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002