Đại Chúng số 94 - Ngày 16 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

 

QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG HOA
TRONG THẾ GIỚI MỚI NGÀY NAY

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

  • -Quá khứ

  • -Tương lai

  • -Hiện tại đang diễn tiến ra sao???

  • -Con đường dân tộc ta đi.

QUÁ KHỨ

Một ngàn năm bị Tầu đô hộ, một trăm năm với thực dân Pháp, ba mươi năm nội chiến … điều đó nói lên khái quát những đau thương trong lịch sử VN suốt 20 thế kỷ qua. Nhưng chúng ta cũng có vài trăm năm thịnh trị và oai hùng trải từ Ngô Quyền thắng quân Nam Hán (938), Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn sứ quân (980), Lê Đại Hành thắng Tống (981) sang Triều Lý với 215 năm độc lập (1010 – 1225), Triều Trần 175 năm (1225 – 1400) với bao chiến công lẫy lừng của Hưng Đạo Đại Vương hai lần đại thắng quân Nguyên, rồi Triều Lê Sơ gần 100 năm (1428 – 1527) với anh hùng áo vải Lê Lợi, Triều Hậu Lê (hay Lê trung hưng) với Trịnh-Nguyễn phân tranh gần 200 năm (1592 – 1789) có công của Chúa Nguyễn khai khẩn mở mang bờ cõi xuống phương Nam, Triều Tây Sơn (1778 – 1783) thống nhất sơn hà về một mối với Quang Trung đại thắng 20 vạn quân Thanh trong trận Đống Đa. Quang Trung chết, vua Gia Long phục nghiệp lên ngôi (1802) và Triều Nguyễn kéo dài đến 1945 với biết bao biến động thăng trầm khi đụng nền văn minh cơ khí Âu Châu do Pháp chiếm ta.

1858 dưới triều Tự Đức, Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh vô Đà Nẵng, 1884 đặt ánh thống trị trên toàn lãnh thổ. Chống Pháp bắt đầu. Chúng ta có thể chia thành mấy giai đoạn:

- Giai đọan từ khi Pháp xâm lựơc VN (1858) đến trứơc thế chiến II.

- Giai đọan trong thế chiến (1939-1945).

- Giai đọan sau thế chiến với chiến tranh VN lần thứ nhất, chấm dứt Pháp thuộc nhưng đất nước bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, miền Bắc thuộc CS và Nam thuộc thế giới Tự Do.

- Cuộc chiến tranh VN lần thứ hai: xung đột của phe CS với Thế Giới Tự Do trên đất nước ta.

- Từ Tết Mậu Thân đến Ngày-N sắp tới đây: Tiến trình giải quyết dứt khoát cuộc chiến tranh bởi lẽ chiến lược toàn cầu biến đổi từ đối đầu Đông – Tây sang hợp tác Bắc – Nam.

Giai đọan 1858-1939

Khi Pháp chiếm VN , nhiều phong trào tranh đấu đã nổ ra nhưng đều thất bại vì phạm những lỗi lầm cơ bản sau đây :

· Không đặt đựơc cụôc xâm lựơc của Pháp trong bối cảnh hai nền văn minh đụng nhau, mà lại coi cũng giống như những cuộc xâm lăng từ phương Bắc xuống trong qúa khứ (VN & Tầu trong cùng 1 nền văn minh, khi Tầu đánh ta, chỉ cần huy động sức đánh bật ra, sau đó trở lại nếp sống cũ). Cuộc xâm lăng của Pháp hoàn toàn khác hẳn, vì Pháp đại diện cho nền văn minh cơ khí Aâu Châu. Vấn đề là: làm sao bắt kịp nền văn minh Aâu Châu. Dành độc lập chỉ là một trong những mục tiêu. Đặt giành độc lập làm cứu cánh duy nhất là sai lầm cơ bản .

· Đánh vào sở trừơng của địch: ưu thế quân sự của Pháp lúc đó là tuyệt đối nên khó thành công,chống đối bằng vũ lực mang tính cách tự sát để tỏ lòng trung quân ái quốc nhiều hơn.

· Trứơc văn minh Tây Phương, Tầu thành lạc hậu. Nắm bắt ngay những kỹ thuật mới để thoát ảnh hửơng của Tầu nhưng cha ông chúng ta đã để lỡ cơ hội .

· Tầng lớp thống trị phong kiến vì mất quyền lợi, đánh Tây chỉ nhằm khôi phục địa vị, chứ không có dấu hiệu gì cho thấy họ có quyết tâm cũng như khả năng kỹ nghệ hóa đất nứơc, vì một lẽ dễ hiễu là khi cuộc Cách mạng này diễn ra thì phong kiến sẽ mất vai trò lãnh đạo xã hội .

Bình tĩnh vấn đề cần đặt ra như sau :

Tìm hiểu & học hỏi khoa học của Aâu Châu để giải quyết dần dần quan hệ bất bình đẳng với Pháp bằng cách đưa ngay những tư tưởng Tự Do - Dân Chủ - Cộng Hòa thay thế tư tửơng phong kiến & tiến hành kỹ nghệ hóa . Tiếc thay những nhà yêu nứơc VN chỉ khu trú vào thượng từng nhằm dành lại ưu quyền thống trị, không nhìn đại cuộc trong bối cảnh hai nền văn minh đụng nhau.

Trong thế chiến 39-45

Thế chiến bùng nổ, Pháp bị Đức chiếm, Pháp ở Đông Dương như rắn mất đầu. Các phong trào chống Pháp bùng lên. Có bốn khuynh hứơng, tất cả đề mắc những sai lầm nghiêm trọng sau đây:

· Nhiều nhóm nhỏ phản ứng theo cảm tính, họat động tự lập, rải rác, bị mật thám Pháp đàn áp mặc dầu lúc này chúng rất yếu .

· Trông chờ vào Trung Quốc : Sau Cách mạng tư sản 1911, ở Tầu xuất hiện hai khuynh hứơng : canh tân tư sản & vô sản. Ở VN cũng giống thế. Một số các đảng phái quốc gia dựa vào sự giúp đỡ của Quốc Dân Đảng Tàu, còn Hồ Chí Minh thì đi theo Cộng Sản Trung Hoa. Khi Mao thắng Tưởng ở Hoa Lục , Mao tận tình giúp đỡ Hồ Chí Minh chiếm được miền Bắc và sau đó Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ Cộng Sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam. Sự lệ thuộc qúa nhiều vào Trung Quốc đã đưa đến tình trạng mất chủ quyền , mất đất như ngày hôm nay.

· Trông chờ Nhật : Nhật kỹ nghệ hóa theo nền văn minh Aâu Châu từ giữa thế kỷ 19. Thay Pháp bằng Nhật cùng trong nền văn minh với Pháp mà tham vọng thực dân còn mạnh hơn, đúng là cái vòng luẩn quẩn. Nhật bại trận (15-8-45), khuynh hứơng này cũng tắt ngấm theo .

· Cộng tác với Tây nhưng chỉ thừa hành chứ không có đừơng lối giải quyết vấn đề chậm tiến của xã hội VN .

Khi thế chiến thứ hai đi vào giai đoạn cuối, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật. 6 tháng sau 15/8/45 Nhật đầu hàng, Pháp chưa quay trở lại kịp, Hồ Chí Minh nhẩy ra hò hét là cướp chính quyền, làm cách mạng tháng tám thành công, sự thực là chính quyền bỏ trống.

Sau thế chiến

Vì phe Đồng Minh không công nhận Hồ Chí Minh mà vẫn coi Đông Dương thuộc Pháp, nên Pháp trở lại, Hồ Chí Minh û chạy khỏi Hà Nội, tung ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-46 rồi bỏ chạy lên Việt Bắc. Từ 46-49 Việt Minh rất yếu , nhưng khi Mao lên ở Hoa Lục giúp tổ chức Đảng vô sản & giúp khí giới, mới có sức đánh Điện Biên Phủ (Hai Tướng Trần Canh & Vị Quốc Thanh được phái sang cố vấn). Pháp nay đã mất thế đế quốc đụng Việt Minh được Trung Cộng hỗ trợ, tuy lúc này chưa công khai rõ ràng lắm. Điện Biên Phủ là một thử nghiệm để Pháp có thái độ dứt khoát:

. nếu Trung Cộng không trực tiếp xiá vô thì Pháp sẽ thắng Việt Minh không mấy khó khăn.

. nếu Trung Cộng trực tiếp giúp thì nhiệm vụ đối phó là Mỹ, cầm đầu thế giới tự do, chứ không phải Pháp vì giữ được Đông Dương thì Mỹ hưởng, còn không giữ nổi, nền kinh tế Pháp suy sụp thì Pháp chịu. Tất nhiên không ai chịu ăn cơm nhà vác ngà voi . Khi Điện Biên Phủ thất thủ Pháp ký ngay Hiệp định Genève 20-7-54 , chia đôi VN ở vĩ tuyến 17, nhường cho Mỹ đối phó với CS, nhưng lại chủ trương trung lập Lào & Campuchia để duy trì quyền lợi của mình .

1954-1956-1960

Hiệp định Genève qui định hai năm sau tổng tuyển cử thống nhất đất nứơc, nhưng đã không tổ chức đựơc vì sự chi phối của hai phe Thế Giới Tự Do & CS quá nặng và phong trào Trung Lập lúc đó lại quá yếu.

Từ 1956-1960, cả hai miền Nam-Bắc đều không có đừơng lối rõ ràng nào để thống nhất đất nứơc .

Giai đọan 1960-1968

Sau khi lên ở Bắc Kinh năm 1949, Hoa Lục chịu thế gọng kìm: bao vây bằng quân sự của Mỹ và sự khống chế của Liên Xô (Trung Cộng không có tiếng nói tại LHQ, phải qua đàn anh Liên Xô)

Trong thập niên 1950 Trung Cộng dốc toàn lực kỹ nghệ hóa sản xuất được xe tăng, pháo… và phát triển bom nguyên tử, 1964 cho nổ quả đầu tiên, trở thành cường quốc thứ năm có nguyên tử sau Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp .

Cuối thập niên 1950 đầu 60 Trung Cộng cho thi hành "học thuyết ba thế giới" cùng một lúc vừa chống đế quốc Mỹ vừa chống khuynh hướng xét lại của Liên Xô. Trung Cộng tung 2 đòn:

+ Đòn quân sự : Lập các Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng ở các nơi, MTDTGPMNVN là thí điểm đầu tiên & quan trọng nhất. Cuối 1959 Hồ Chí Minh họp đại hội III đảng CS VN ra nghị quyết 'dùng bạo lực để giải phóng miền Nam VN'. Ngày 20-12-1960 MTGPMNVN ra đời mở đầu cuộc chiến tranh VN lần thứ hai, với Mỹ giúp Nam VN thành lập guồng máy chiến tranh kiểu tư sản chủ về hoả lực & Trung Cộng giúp Bắc VN với guồng máy chiến tranh kiểu vô sản chuyên đánh du kích.

+ Đòn ngọai giao : Thành lập Phong Trào Phi Liên Kết (1961) ở thủ đô Belgrade (Nam Tư) với hai khẩu hiệu chính 'không liên kết quân sự với Mỹ& Liên Xô vì cả hai đều là đế quốc & 'ủng hộ MTDTGP' ở các nơi trên thế giới.

Trung Cộng thi hành học thuyết ba thế giới trong bối cảnh Mỹ & Liên Xô đã nắm được những phát minh khoa học mới (thám hiểm không gian), báo hiệu cuộc cách mạng vi điện tử sắp diễn ra. Nếu muốn được hưởng những tiến bộ và hạnh phúc do cuộccách mạng này mang lại, thì Mỹ & Liên Xô phải duyệt xét lại thế chiến lược toàn cầu Yalta chia đôi thế giới, nếu không Trung Cộng sẽ giúp các MTDTGP đánh phá các nơi gây ‘thiên hạ đại loạn’.

Do có những phát minh khoa học mới, các nước giầu bắt từ đầu năm 1968 ngả dần sang khuynh hướng chạy đua áp dụng kỹ thuật cao phát triển kinh tế hơn là tiếp tục đối đầu:

+ Ở Aâu Châu, nhiều tiếng nói cất lên đòi một 'Aâu Châu nhất thể ' , muốn Mỹ & Nga giảm bớt ảnh hưởng để Đông -Tây Aâu trao đổi ngoại giao, văn hóa, kinh tế.

+ Hòa hoãn trong giọng điệu của điện Cẩm Linh với phương Tây và đặc biệt là ký tài giảm vũ khí chiến lược với Mỹ qua Hiệp Định chống phi đạn đạn đạo ABM (1972).

+ Trung Quốc đả kích bọn xét lại Liên Xô, lên đến cao điểm là cuộc pháo kích qua lại dọc theo Hắc Long giang năm 1969.

+ Nhật & Tây Đức nhanh chóng trở thành những cường quốc kinh tế dùng kỹ thuật cao.

+ 1971 Trung Quốc thay Đài Loan trong vai trò hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với quyền phủ quyết của 1 siêu cường.

+ Đặc biệt Mỹ & Trung Quốc ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972. Vì đạt được Thượng Hải mới ký được hiệp định Paris ngày 27-3-1973 cho thấy hướng giải quyết chiến tranh VN trên cơ sở: Các yếu tố ngoại nhập rút ra và để dân tộc Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

Hiện chúng ta đang ở vào giai đoạn đưa chủ nghĩa CS vào quá khứ. Tiến trình đào thải do chính sức mạnh quần chúng nhân dân VN trong ngoài đóng góp bởi vì chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng Hồ Chí Minh lỗi thời, không giải quyết được vấn đề cơm áo, phát triển. Quần chúng đang ngày càng khủng hoảng niềm tin. Khủng hoảng, quần chúng phản ứng ngược lại. Tất cả những phản ứng bất lợi này được đặt vào một cuộc chiến đấu chung, đánh thẳng vào khả năng tham mưu của Bộ chính trị ĐCSVN, đưa chúng đến chỗ bắt buộc phải mở cửa với thế giới bên ngoài thông qua Hiệp định thương mại Mỹ –Việt 10-12-2001 và rồi đây vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, nghĩa là bắt chúng phải áp dụng kinh tế thị trường, phải chấp nhận tự do cạnh tranh, phải công nhận quyền tư hữu…Hội nhập với cộng đồng thế giới, phải tuỳ tục quốc tế, sẽ làm thay đổi hẳn hạ tầng cơ sở xã hội VN, không còn gì là Xã Hội Chủ Nghĩa nữa. Hạ tầng mới sẽ quyết định thượng tầng phù hợp, thuận cho cuộc đấu tranh của dân tộc ta đang mạnh mẽ đòi hỏi phát triển phải đi đôi với Dân Chủ.

Sau thay đổi cơ bản về chính trị ở VN, các siêu cường kinh tế đều có hiện diện làm ăn buôn bán, đầu tư tại Đông Nam Á qua các chính sách điều phối của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới(WTO) với Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á(ASEAN)).

Giai đọan 1968 - ngày N sắp tới đây

Tiến trình giải quyết chiến tranh VN gồm ba giai đọan:

_ Phe Thế Giới Tự Do rút ra (Tết Mậu Thân - 30/4/75)

_ Đảng CSVN ra đi (30/4/1975 cho đến ngày N)

_ Thể chế mới ra đời thông qua bầu công bằng & tự do (ngày N trở đi).

TƯƠNG LAI

Chiến tranh lạnh bắt đầu đi vào qúa khứ với sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Aâu vào cuối thập niên 1980 đầu 90.

Tình hình thế giới hiện đang biến đổi lớn lao, nhất là sau biến cố 11-9-2001 ở Mỹ. Mâu thuẫn chính trên thế giới không còn là ý thức hệ, mà là hố xa cách giữa nước giầu & nước nghèo đã đến mức độ nổ tung, buộc mọi người cũng như mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết.

Cách biệt giầu nghèo xuất hiện khi Ââu Châu diễn ra kỹ nghệ hóa hồi thế kỷ 18. Suốt bathế kỷ qua, trong khi các nước giầu chạy đua phát triển, các nước nghèo triền miên ở trong tình trạng chiến tranh, nghèo đói & thất học: hậu qủa là hố xa cách càng ngày càng xâu thêm.

Đến nay các nước giầu lại nắm trong tay những phát minh mới đưa đến cách mạng vi điện tử, 1 bước nhẩy vọt, khiến hố giầu-nghèo trở thành không thể chấp nhận được đối với cả người dân trong nước giầu lẫn nước nghèo. Biến cố 11-9 là dấu hiệu không tốt báo động nước nghèo dễ bị lôi kéo đi theo ‘ma quỉ’ bạo động để đạp đổ bữa yến tiệc mà các nước giầu đang an hưởng.

Nhân loại phải có lối nhìn & cách giải quyết mới, nếu muốn xã hội loài người tiến lên tốt đẹp hơn xã hội hiện hữu.

Ngày nay sức mạnh chi phối thế giới đang chuyển từ quân sự sang kinh tế, năm trung tâm quyền lực xuất hiện: Mỹ, Nga, Nhật, Đức với Cộng Đồng Aâu Châu & Trung Quốc.

Trong thế kỷ 20, có nhiều khám mới về đại vũ trụ & tiểu vũ trụ dẫn đến đổi thay hết sức cơ bản, chúng ta có thể tóm lược như sau:

1. Không gian ba chiều tách biệt với thời gian trở thành không gian bốn chiều với chiều thứ tư là thời gian: liên không-thời.

2. Tâm & vật có tương quan với nhau, tác động qua lại và hoán chuyển lẫn nhau qua sinh năng: liên tâm-vật. Tâm hoạt động chủ yếu theo thời gian, vật theo không gian ba chiều.

3. Tiểu vũ trụ & đại vũ trụ ở trong một thể thống nhất: Sinh năng (là photon ảo, giống như photon nhưng không bay ra ngoài vũ trụ, chỉ hoạt động trong phạm vi tiểu vũ trụ) là một phần của vũ trụ năng (photon). Vũ trụ năng trực tiếp ảnh hưởng đến sinh năng. Toàn thể vũ trụ là năng lượng và năng lượng = động.

Những hiểu biết mới về đại vũ trụ đưa đến kỷ nguyên thám hiểm không gian & cãi cọ duy vật - duy tâm mất dần hấp dẫn dưới ánh sáng mới của cơ học lượng tử. Sau phát minh tất yếu phải sang giai đoạn áp dụng để phục vụ hạnh phúc con người. Do đó, nhân loại đang đi vào nền văn minh mới với hai cuộc cách mạng:

~ Cách mạng vi điện tử có nội dung chủ yếu là áp dụng những kỹ thuật thám hiểm không gian vào những kỹ nghệ trên trái đất, để phục vụ con người cũng như để khống chế con người.

~ Cách mạng Nhân Bản Hóa liên quan đến hoạt động & tổ chức của xã hội loài người, kể cả những thể chế chính trị, theo quan niệm triết lý mới về con người (tiểu vũ trụ).

Nhân loại hiện có những vấn đề phải giải quyết như :

a/ Khan hiếm lương thực, thực phẩm. Khám phá DNA (Desoxy-ribonucleic acid) và công nghệ biến đổi gien di truyền đưa khả năng giải quyết lên cao hơn trước rất nhiều.

b/ Khan hiếm nhiên liệu, năng lượng. Sau củi, than đá, dầu hỏa, nhân loại bắt đầu xử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, gió, thủy triều…

c/ Khan hiếm tài nguyên kỹ nghệ. Trong hướng giải quyết xuất hiện sự kiện mới: khai thác đáy biển. Biển chiếm 3/4 vỏ qủa đất, tài nguyên phong phú & đa dạng như trong đất liền, chưa từng bị khai thác suốt bao thế kỷ qua vì không có kỹ thuật ; nhưng nay kỹ thuật vi điện tử cho phép mở kho tàng quí giá này, dẫn đến hai hệ luận:

Lục địa không còn là miếng mồi ngon để các cường quốc tranh chấp nữa.

Phân chia được đặt ra vì đáy biển là của chung. Các cường quốc đang tìm cách soạn thảo các đạo luật có lợi cho họ.

d/ Nạn nhân mãn

Kìm hãm bùng nổ dân số vì nhu cầu đòi hỏi rất cao để phát triển những thế hệ trẻ khi đi vào nền văn minh mới. Tuy nhiên, kế hoạch hóa gia đình chỉ thành công ở đa số các quốc gia nghèo khi nạn chậm tiến được thanh toán dần theo hướng đi lên chung của nhân loại.

e/ Nổi loạn của các nước nghèo

Nếu các nước giầu cứ tiến hành CM vi điện tử trong điều kiện tiếp tục khống chế các nước nghèo bằng quân sự, thế giới khó tránh khỏi bất ổn khắp nơi vì các nước nghèo không còn con đường nào, phương cách nào, khả năng nào ngoài bạo động để đập tan trật tự bất công mà các nước giầu muốn duy trì, chỉ vì quyền lợi vị kỷ của thiểu số, không đếm xỉa gì quyền lợi của đa số.

Đứng trước cục diện thế giới nêu trên, năm trung tâm quyền lực Mỹ, Nga, Nhật, Đức với Cộng Đồng Aâu Châu và Trung Quốc chắc chắn bắt buộc phải _ vì quyền lợi thiết thân _ chấp nhận thế chiến lược toàn cầu chung:

Vẫn có mâu thuẫn nhưng là phụ so với mâu thuẫn chính hố giầu-nghèo, năm siêu cường hợp thành thế liên hoàn để:

- một mặt, giữ vững thế khống chế của các nước giầu khi tiến hành Cách mạng vi điện tử.

- mặt khác, chuyển giao Cách mạng kỹ nghệ hóa cho các nước kém mở mang để lấp bớt hố xa cách giầu-nghèo, một điều kiện quan yếu không thể thiếu được nếu các nước giầu muốn tiến thêm bước nữa.

Tóm lại

Thế đối đầu Đông-Tây đang chuyển dần sang hợp tác Bắc-Nam.

Bắc gồm Mỹ, Nga, Nhật, Đức với CĐ Aâu Châu & Trung Quốc, thủ đô nămnước nối lại đều nằm về Bắc bán cầu, chiếm gần 1/3 dân số toàn cầu.

Nam gồm các nước kém mở mang, chiếm khoảng 2/3 dân số thế giới, ở Nam bán cầu, đa số trong phong trào Phi Liên Kết (với chủ trương không liên minh quân sự với các siêu cường) thì nay ngược lại năm trung tâm quyền lực mới Phi Liên Kết quân sự với các nước nghèo, thay vào đó là tự do liên lạc giao thương về kinh tế, thương mại.

Các nước tiên tiến khác như Anh, Pháp, Uùc, Canada, các nước Bắc Âu.…tiến hành mạnh mẽ CM vi điện tử, nhưng không thủ giữ vai trò trung tâm quyền lực quan trọng trong nền sinh hoạt chính trị toàn cầu.

Mối tương tác Bắc-Nam diễn ra dưới chính sách mới, chủ yếu chi phối bằng kinh tế xuyên qua chuyển giao vốn-kỹ thuật-quản lý và văn hoá, rồi mới đến quân sự (khi chẳng đặng đừng như diệt Taliban & phong trào khủng bố al-Qaeda hiện nay).

Khối Nam gồm năm vùng: Đông Nam Á – Thái Bình Dương, Trung Đông, Phi Châu, Tiểu Lục Địa Aán Độ và Châu Mỹ La-Tinh.

Nhìn riêng Đông Nam ÁÙ – Thái Bình Dương trong bối cảnh thế chiến lược toàn cầu đang xoay chuyển từ đối đầu Đông-Tây sang hợp tác Bắc-Nam, vùng này có ba đặc điểm:

· Mỹ rút ra khỏi miền Nam VN mà không mất quân bình lực luợng tại vùng này vì đã có thông cáo chung Thượng Hải Mỹ-Trung Quốc 1972 bảo đảm.

· Giải tán Liên Phòng Đông Nam, ÁÙ, một công cụ phòng thủ quân sự của Mỹ chống bành trướng Trung Quốc..

· Ra đời Hiệp Hội các quốc gia Đông Nasm ÁÙ (ASEAN 1967), một tổ chức cấp vùng để phát triển kinh tế và văn hoá.

Thế chiến lược toàn cầu mới cộng với ba đặc điểm vùng cho phép chúng ta suy ra chiến lược của các cường quốc cực Mỹ, Nga, Nhật, Đức với Cộng Đồng Aâu Châu & Trung Quốctại vùng này: Eùp Đông Nam Á- Thái Bình Dương đi vào hòa bình, ổn định, phi liên kết & hợp tác vùng bằng ba cách:

1-Tái thiết lớn toàn diện Đông Dương diễn ra cùng với thay đổi cơ bản về nền tảng chính trị của Đông Dương.

2- Đẩy VN, Lào, Campuchia & Miến Điện vào ASEAN, buộc Hà nội phải bỏ sở trường đánh nhau để đi vào sở đoản phát triển kinh tế.

3- Ủng hộ mạnh mẽ Kinh Tế Thị Trường, Nhân Quyền, Dân Chủ để loại bỏ những phần tử hiếu chiến cực tả (bộ chính trị đảng CSVN).

Chỉ khi nào một chính quyền dân chủ lên ở VN thì vùng này mới thực sự đi vào hòa bình, ổn định, phi liên kết & hợp tác vùng được.

HIỆN TẠI

Gạch nối giữa quá khứ và tương lai cho thấy những gì đang diễn tiến tại VN:

Ngay sau 30-4-75 Cộng VN đánh Cộng Campuchia, dẫn đến VN phải mang quân sang Campuchia (đầu 1979) và lập tức Trung Quốc dậy VN một bài học dọc theo biên giới miền Bắc, Trung Quốc chiếm giữ những vùng mà hai đảng thỏa thuận ngầm làm an toàn khu cho Đảng CSVN hoạt động trong những ngày còn cơ hàn khó khăn. Rõ ràng phong trào CS Á Châu đang thoái trào.

Bị thế giới cấm vận Hà nội không chịu nổi phải rút quân khỏi Campuchia, công bố đổi mới (1986), nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1991) và với Hoa Kỳ (1995), gia nhập Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (1997) và nhất là cuối năm 2001 chưa sẵn sàng mà vẫn phải thi hành Hiệp Đinh Thương Mại Việt – Mỹ, cùng với Hiệp Định Biên Giới Trên Bộ & Trên Biển với TQ để mất gần 1000km2 và ¾ biển Đông vì năm 1958 đã công nhận hải phận Trung Quốc là 12 hải lý và tháng 1-1974 không lên tiếng xác nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa khi xẩy ra tranh chấp giữa Việt Nam Cộng Hòa &Trung Quốc. Đúng 30 năm sau ngày Nixon – Kissinger gặp Mao – Chu, 21-2-2002 Bush gặp Giang Trạch Dân bàn quan hệ song phương khi TQ gia nhập WTO với tư thế là 1 cường quốc kinh tế, giải pháp hoà bình cho vấn đề Đài Loan dưới 1 hình thức nào đó mà cả 2 bên eo biển chấp nhận được và khi TQ đi vào thế hợp tác liên hoàn với Mỹ, Nga, Nhật, Đức với CĐ Aâu Châu, thì TQ sẽ tích cực tham gia thi hành chính sách Siêu Thực Dân của khối Bắc đối với khối Nam nhằm lấp hố xa cách giầu - nghèo, có thể mô tả như sau:

. đòn vuốt: chuyển giao kỹ thuật – vốn – quản lý cho các nước khối Nam để tiến hành kỹ nghệ hoá, mà nay các nước giầu tiến sang làm cách mạng vi điện tử mà tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều.

. đòn thủ: thông qua chuyển giao, các nước giầu chi phối hạ tầng cơ sở nền kinh tế các nước đang phát triển. Tác động trên hạ tầng có thể làm thay đổi thượng tầng, không cần dùng quân sự đảo chánh như trước đây, việc này chỉ thực thi được khi các siêu cường ở vào thế hợp tác.

. đòn công: Các siêu cường vẫn duy trì một tiềm năng quân sự mạnh, không phải để đối đầu nhau, mà là để cùng nhau theo dõi, ngăn ngừa & đập tan những mưu đồ đi ngược lại thế liên hoàn.

Trong tương lai năm vùng khối Nam (ĐNÁ-TBD, Trung Đông, Phi Châu, Nam Á, Châu Mỹ La-Tinh) đều có cạnh tranh ảnh hưởng của năm siêu cường Mỹ, Nga, Nhật, Đức với Aâu Châu và Trung Quốc nhưng lần này là kinh tế (đầu tư, buôn bán theo những qui luật điều hành của WTO), chứ không phải là lôi kéo vào các liên minh quân sự như trong thế đối đầu Đông – Tây hay mỗi siêu cường thiết lập vùng ảnh hưởng kinh tế riêng. Thực sự các nước nghèo đang trở thành gánh nặng khi các nước giầu ở vào thế hợp tác.

Điển hình trường hợp VN:

Mỹ và Trung Quốc cùng Nga rút hoàn toàn quân sự khỏi chiến tranh VN, nhưng đang tiến trở lại bằng con đường kinh tế. Đồng thời Cộng Đồng Aâu Châu và Nhật cũng đang xông vào thông qua đầu tư và thương mại.

TQ nước đã đỡ đầu Đảng CSVN từ trong trứng nước, nay đang:

Ø vừa xoay chuyển từ bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa để đi vào thế hợp tác liên hoàn trong khối Bắc.

Ø vừa thiết đặt cơ chế nhằm phát huy chính sách Siêu Thực Dân, bảo đảm vai trò của mình trong thế liên hoàn này.

Cuối năm 2001, Trung Quốc ép Hà Nội thiết lập cột mốc theo những hiệp định biên giới ký năm 1999 và 2000, cho thấy VN mất đất đai và biển cho TQ, gây phản ứng rộng khắp trong quần chúng cả trong lẫn ngoài nước và trên thế giới, bộ chính trị Đảng CSVN từ Hồ Chí Minh cho đến Mạnh – Lương – Khải đang bị nguyền rủa thậm tệ.

Một chính quyền vô hiệu năng tham nhũng, ngồi ôm thần tượng cụt đầu nhai đi nhai lại mớ lý thuyết lỗi thời, đang bị toàn dân khinh bỉ, mà lại phải xoay chuyển _trong khi không đạt được thế vững trên trường quốc tế_ vào toàn cầu hoá mà với Xã Hội Chủ Nghĩa kỵ như nước với lửa. Khi Đảng CSVN ra đi là nhân dân VN không còn chấp nhận nữa, chứ Trung Quốc không ruồng bỏ công cụ, vắt chanh bỏ vỏ. Hiện tập đoàn Hà Nội đang phải làm nốt nhiệm vụ cuối cùng là phục vụ Trung Quốc trở lại chi phối vùng này bằng kinh tế và đặt dân tộc ta trước một sự ‘mất đất’ đã rồi, để Trung Quốc luôn giữ thế thượng phong tại ngay biên giới và trong quan hệ giữa hai nước sau này. Trung Quốc còn giữ nhiều bí mật chết người xuyên suốt quá trình ‘môi hở răng lạnh’ mà tập đoàn Hà Nội chỉ còn biết ngậm bồ hòn .

ĐỀ NGHỊ CON ĐƯỜNG DÂN TỘC TA ĐI

Tất cả mọi thay đổi lớn lao trên thế giới là do có những phát minh khoa học ở đầu thế kỷ 20, mà chính yếu là ‘Thuyết Tương Đối’ của Einstein (1905 & 1916) khiến sự nhận thức về vũ trụ xung quanh khác với nền Vật Lý cũ do Newton đi đầu lập lên. Những định lý của Newton chỉ đúng trên trái đất khi mọi vật đều chịu chung một chuyển động nên kết quả thí nghiệm lập lại vẫn hoàn toàn đúng. Nhưng cũng thí nghiệm đó tiến hành trên một ngôi sao khác có chuyển động và vận tốc không giống trái đất, dùng ‘tương đối rộng của Einstein’ chuyển đổi thì kết quả sẽ được lập lại như khi làm trên trái đất..

Vật Lý Newton đã đưa nền văn minh nhân loại lên đến đỉnh cao là cách mạng kỹ nghệ hoá trong những thế kỷ 18, 19 và 20.

Đến 1927 Cơ Học Lượng Tử ra đời với Niels Bohr , Werner Heisenberg…

Thuyết Tương Đối Hẹp & Rộng cùng Cơ Học Lượng Tử đã khai sinh nền Vật Lý Mới, không phủ nhận vật lý cũ của Newton mà bao gồm, cũng giống như leo lên một đỉnh núi cao hơn, đỉnh núi cũ vẫn còn đó nhưng cảnh quan trên cao hơn bao giờ cũng rộng lớn hơn rất nhiều. Trong bước tiến của nhân loại còn đỉnh cao chinh phục, hiểu biết đại và tiểu vũ trụ sẽ lại mở rộng thêm.

Vấn đề là:

Nhân loại đang ở vào thời điểm không phải nền văn minh theo hướng Newton cũ với những phát kiến tân kỳ hơn, mà là nền văn minh đi theo một hướng khác, một chân trời mới rộng mở. Đã gọi là mới thì mới với tất cả, ai biết & nhanh chân có vai trò. Sự cách biệt trong văn minh Newton mất tính quyết định. Nước nào bất kể giầu nghèo, lớn nhỏ, mạnh yếu tiến hành cân bằng Cách mạng vi điện tử & Cách mạng Nhân Bản Hoá đều thành công trong mưu tìm hạnh phúc cho dân tộc mình. Nghiêng nhiều về một phía, coi nhẹ cái kia là sai lầm. Chính trị đang đi dần vào một nền Kỹ Trị Nhân Bản.

Con đường dân tộc ta muốn đi là: Ngay từ bây giờ, sớm nhất, nhắm ngay nền văn minh mới xuất hiện. Tiến hành kỹ nghệ hoá do chuyển giao để no bụng, còn chuyện chính là Nhân Bản Hoá và rõ ràng động cơ phải là nền Văn Hoá Giáo Dục mang tính Nhân Bản, Khoa Học, Đại Chúng, Khai Phóng & Sáng Tạo.

Đi theo con đường mòn cũ của Aâu Châu trong thời kỳ bắt đầu kỹ nghệ hoá hồi thế kỷ 18, để sau này các nước khác quay rồi mình mới quay theo, là điều thật đáng tiếc.

Nền văn minh mới đang xuất hiện với cách mạng vi điện tử & nhân bản hóa, chúng ta có thể nói một cách tổng quát là đối với tất cả các nước dù giầu hay nghèo, bất cứ đường lối phát triển hữu hiệu nào trong thế giới mới ngày nay tự thân đều mang ba tính chất đại chúng, nhân bản & tiến bộ:

- Tính Đại Chúng: nhà nước nhân bản là của toàn dân, chứ không phải của một giai cấp nào, lấy ý dân qua thăm dò để xây dựng luật pháp và có những quốc sách hợp lòng người.

Trả lại thẩm quyền kinh tế - văn hóa về tận tay người dân, hình thành xã hội dân sự sinh hoạt tự do theo luật pháp (tính xã hội mà đường lối mới chủ trương là xu thế mới, hoàn toàn khác hẳn quái thai Xã Hội Chủ Nghĩa của CS. Một bên là tiến trình đi lên tự nhiên của Tư Bản Chủ Nghĩa khi diễn ra cách mạng vi điện tử & Nhân Bản hoá và bên kia là tiến trình không tưởng của chủ nghĩa Marx-Lénin áp đặt lên tiến hoá của nhân loại, nay đã bị phủ nhận & phá sản).

Tản quyền. Nhà nước chỉ giữ vai trò điều hợp. Mọi thay đổi lãnh đạo phải diễn ra định kỳ theo thể thức dân chủ.

-Tính Nhân-Bản: xã hội xây dựng trên quan niệm triết lý mới về con người với chứng cứ khoa học ngày càng vững vàng. Đó là Tâm & Vật của con người có tương quan với nhau, hỗ tương tác động & hoán chuyển lẫn nhau qua sinh-năng. Sinh năng là một phần của vũ trụ năng & vũ trụ năng trực tiếp ảnh hưởng trên sinh năng.

-Tính Tiến-Bộ: đường lối mới phát triển xã hội đồng đều cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất. Phát triển kinh tế kỹ thuật mới mang lại ấm no thịnh vượng và đầu óc tiến bộ với nền Giáo Dục-Văn Hóa Nhân Bản.

Đường lối mới đưa nhân loại xích lại gần nhau, cùng tiến vào kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hóa văn hóa & toàn cầu hóa chính trị với bản tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền là hiến pháp tối cao chung cho tất cả các dân tộc.

Tương lai rộng mở. Hướng đi đã rõ.

Trong bối cảnh phức tạp nhưng thuận lợi của tình hình quốc tế và trong nước, Bộ chính trị Đảng CSVN phải ra đi, nhường bước cho Dân Chủ là điều chắc chắn xẩy ra. Thời gian lâu hay mau tùy thuộc chúng ta vận động quần chúng cô lập chúng bằng đường lối mới mà toàn dân ta đang mong muốn.

Hiệp định thương mại Việt – Mỹ làm thay đổi hạ tầng cơ sở xã hội VN. Nhân dân VN chán ghét tham nhũng bất công. Hiệp định biên giới Việt – Hoa lộ rõ bản chất bán nước cầu vinh của giới cầm quyền CS.

21-2-2002 TT Mỹ gặp Chủ Tịch Trung Quốc. Bè lũ Cộng Sản Việt Nam lo không biết phận mình ra sao. Nhưng nhân dân ta biết rất rõ, dù có dâng đất vẫn không toàn mạng.vì Giang Trạch Dân phải phục vụ quyền lợi của Trung Quốc dù có phải hy sinh tính mạng của bè lũ Lương- Mạnh – Khải. Một tuần sau, họ Giang đi Hà Nội vào ngày 27-2 để gặp giới lãnh đạo Đảng CSVN, đúng vào lúc nhân dân ta khắp nơi trong và ngoài nước đang mạnh mẽ lên tiếng không chấp nhận các cột mốc biên giới nhằm hợp pháp hoá những việc làm khuất tất của hai đảng.

Giới lãnh đạo Hà Nội đang cô đơn hơn bao giờ hết: Bị non sông ghét bỏ giống nòi khinh./.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002