Đại Chúng số 94 - Ngày 16 tháng 3 năm 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CÕI BUỒN TRONG THƠ HOÀNG BÍCH ĐÀO

Đỗ Bình

Trong cõi nhân gian đầy hệ lụy, nếu mọi người đều là thi nhân thì niềm đau sẽ được vỗ về và thăng hoa như một thú đau thương, làm dịu đi bao nỗi thống khổ. Vì thơ là nơi trú ngụ của sự đau khổ. Và trên đời này nếu chỉ có một loài hoa, thì nghệ sĩ sẽ không còn cảm hứng về màu sắc! Thơ nếu là hoa, mỗi loài mỗi vẻ. Có loài có hương nhưng không sắc, ngược lại có loài có sắc nhưng không hương và có loài cũng không hương không sắc. Nhưng cho dù lộng lẫy đầy hương sắc chắc gì đã được sự đồng cảm của thế nhân? Do đó mới có sự khác biệt của khách mộ điệu yêu hoa. Thơ cũng thế cũng cần những tâm hồn đồng điệu. Đối với nhà thơ chỉ cần người đời hiểu mình bằng cách thuộc dăm câu thơ thế cũng mãn nguyện.

Làm sao cấm được sự đa sầu đa cảm của thi nhân? Hoàng Bích Đào cũng không ra ngoài khuôn khổ đó. Nhà thơ đã cất tiếng lòng tấu lên giai điệu buồn. Những bài thơ trong thi tập "Bên Trời Mờ Sương" của Hoàng Bích Đào là những bài tình ca dang dở, những trăn trở của kiếp người, những dối gian của tình đời, những tiếc nuối đam mê ... Mời các bạn bước vào vườn thơ của Hoàng Bích Đào để nghe nhịp tim mình cùng hoàn nhập với hồn thi nhân. Mở đầu tập thơ là bài "Dấu Xưa" và kết thúc là bài "Ly Biệt". Nối hai bài thơ lại, để tìm những ẩn tình chất chứa tron đam mê, dù bẽ bàng nhưng vẫn tha thiết. Đi sâu vào từng bài, từng câu ta thấy nhà thơ đã mượn những cuộc tình dang dở của tha nhân hay của chính mình để kết thành chuỗi những rung cảm tột cùng gởi tặng cho đời. Cho nên những hình ảnh trong thơ đượm chút hư, chút thực. Nhà thơ đã từ cái thực của cuộc đời đi vào cái mộng của đam mê, để cố kiếm tìm những dấu vết cuộc tình. Như câu chuyện cổ của người xưa: "đập gương tìm bóng". Nhưng khi tác giả chập chờn giữa mộng và thực mới phát hiện ra những dấu tích của kỷ niệm đã hoang phế, chỉ là huyền ảo! Vì dấu tích trên lối xưa đã lẫn vào thời gian.

Paris vàng lá rồi sao?

Dấu xưa em cũng lẫn vào thời gian!

Thôi về nắn mấy cung đàn,

Để nghe khắc khoải bẽ bàng đó đây”

Chỉ mới có e thôi mà ta đã cảm chừng như con đường kỷ niệm của Hoàng Bích Đào đã bị xóa nhòa mất dấu! Thu sang, Paris ngập lá vàng, con đường kỷ niệm còn đó, nhưng tình xưa đã bay xa! Nhà thơ đã khéo dùng hình ảnh qua từ ngữ "lẩn" mà âm ngữ nghe như trùng xuống nhưng lại gấp rút, chứa tính nhạc. Đó là sự lẩn tránh giữa hình và bóng hay sự trốn chạy giữa mộng là kỷ niệm phải đối diện với cái thc là dấu tích xưa. Nhà thơ đã không dễ dãi dùng âm ngữ "lẫn" mà âm thanh vút cao theo lối phát âm thông thường. Hình tượng "lẫn" vào thời gian gợi nét nhạt nhòa, một kỷ niệm bị phai mờ và mất hút.

"Mùa thu với gió lạnh đầy

Mùa thu nhớ, chợt hao gầy nhịp tim.

Ôi tình yêu ta mãi tìm,

Thiên đàng như đã lắng chìm trong sương!/ Yêu người nên mãi vấn vương

Tình mênh mang, cuối sông tương đợi chờ / Bao giờ cho đếnbao giờ?

Mùa thu xanh lá vàng mơ tương phùng."

Thu là mùa của tình yêu của hẹn hò và cũng là mùa mà cây rừng thay lá, biểu tượng sự đổi thay. Hình tượng trong câu thơ được sắp xếp linh động. Nhà thơ đã không ngần ngại dùng điệp ngữ, những mảnh đá cuội rắc trên dòng thi ca! Nhưng nếu xử dụng đúng vị trí, điệp ngữ sẽ trở nên óng ánh như những viên sỏi chứa tính nhạc và là nhịp lấy đà phóng vào chiều sâu tư tưởng câu thơ. Mùa thu được lập lại ở đây chỉ nhằm tô đậm “nỗi nhớ’. Cái hay của tác giả ở chỗ ngắt nhịp, đảo ngữ. Thông thường những vần thơ lục bát dễ trùng nhau về thanh, cách gieo vần điệu qua cách ngắt câu kép tạo nhịp. Ở đây nhà thơ đã đảo ngữ cặp từ “chợt nhớ”, được ngắt nhịp đổi thành “nhớ, chợt”. Nếu câu thơ được dùng là "Mùa thu, chợt nhớ, hao gầy, nhịp tim" thì hình ảnh câu thơ rơi vào lối sáo mòn? Và ý nghĩa của kỷ niệm trở nên nhạt nhẽo, chỉ gợn thoáng, không đậm đà mang nỗi nhớ da diết. Màu sắc qua tâm hồn nhà thơ được đãi lọc: "Thu xanh" và "vàng mơ" đã được nhà thơ cố ý dùng lối ẩn dụ đề diễn tả nỗi xót xa của sự bẽ bàng. "Mùa thu xanh lá’ mang ý nghĩa hy vọng. Nhà thơ muốn bám víu và chút kỷ niệm, dù đó chỉ là chút ước mơ mong manh, để cho cây đừng thay lá, thu sẽ không tàn và tình yêu sẽ còn mãi là giấc mộng đẹp.

Trên cõi đời, có biết bao cuộc tình dang dở, tan vỡ đã dệt cho đời bao cung bậc, những áng văn thơ tuyệt vời. Trong tình yêu hình ảnh đẹp nhất vẫn là thuở ban đầu. Nhà thơ đã mượn hình ảnh Paris để thương về xứ Huế của thuở chớm nở đường tơ. Cái thiên đường mộng mị đầy kỷ niệm dang dở thuở đó, vẫn mãi là bài tình ca bất diệt khắc sâu vào hồn người thơ.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002