Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

ĐỊNH NGHĨA VỀ CHỮ KHỦNG BỐ

(The Globe and Mail / England) lược dịch

Người Thứ Bảy tóm lược

Sau ngày 9-11 (Sept-11-2001) hầu hết mọi người trên thế giới, nhất là dân chúng Hoa Kỳ đều tin rằng chống khủng bố là điều kiện tiên quyết, như là một bổn phận mà mọi công dân Hoa Kỳ phải thi hành. Nhưng hầu như tất cả mọi người Hoa Kỳ chưa ai có thể hiểu rõ ràng hai chữ "Khủng Bố"ra sao.Vậy chúng ta đi đến từng nước trên thế giới mà hỏi người dân bản xứ ra sao về 2 chữ Khủng Bố này.

Nếu không đi đến từng nước để hiểu rõ lòng dân thì chẳng lẽ chúng ta định nghĩa: Khủng Bố như sau "Là dùng vũ lực mà gây nên tội phạm sát nhân cho những người dân lương thiện, nhằm thỏa mãn mục tiêu điên cuồng của mình vv và vv..." Như vậy chưa được rõ nghĩa lắm. Hay là cứ theo định nghĩa thẵng thừng của Tổng thống Goerge Bush thường xuyên lên trên mạng Truyền Hình TV mà phẫn nộ "Terror" và như vậy từng đoàn phi cơ B-52 dội bom ngày đêm đến xứ này xứ kia là Chuyện của người Anh Hùng Cứu Khổ Phò Nguy như Robinson hay Tarzan chăng?

1.- Người DoThái (Jews): Nói rằng Khủng Bố có nghĩa là om bom tự sát nhằm giết được càng nhiều người Do Thái càng tốt. Họ chỉ cho mọi người một lỗ bom sâu hoắm, một chiếc xe cháy dở dang và người ta nằm la liệt. Họ, người DoThái ám chỉ chữ Khủng Bố phải được gắn liền với nhóm Palestine quá khích.

2.- Người Palestine: Nói rằng Khủng Bố là dùngxe tăng và phi cơ trực thăng mà bắn vào nhà dân chúng, rồi quân lính Do Thái cứ xồng xộc đến từng nhà mà lôi nhiều thanh niên Palestine ra khỏi nhà, không cho về nữa có thể những người này bị giết chết trong tù bí mật nào đó trên vùng đất mà người Do Thái chiếm của họ chưa đầy thế kỷ vừa qua.

3.- Ấn Độ: cho rằng Khủng Bố là những người quá khích thuộc nhóm tôn giáo Islam, muốn tận diệt nhóm Ấn Độ Giáo Hindus của họ. Như chuyện họ cho nổ bom vào khu trường học Ấn trong vùng Khasmir. Họ, người Ấn Độ ám chỉ là dân Pakistan chủ mưu vụ này. Trong khi Pakistan nói rằng những người này mới là kẻ yêu nước mà chống lại chính sách dành dân lấn đất của Ấn Độ từ ngàn năm trước. Điển hình là vùng đất New Dehli có Thủ Đô Ấn Độ chính là vùng đất của Pakistan từ lâu lắm rồi.

4.- Người Mỹ: Cho rằng Khủng Bố chính là nhóm Osama bin Laden, một tên tỉ phú gốc Ả Rập theo giáo điều cuồng tín nhắm vào thường dân vô tội Hoa Kỳ, rồi nay họ, người Mỹ được chính quyền cho biết thêm nhóm khủng bố chính thị là nhóm Al Qeda cùng với quân lính Taleban.Trong khi chính nhà tỉ phú Oasam bin Laden nói rằng Hoa Kỳ từng dùng bom biết bao nhiêu mà bỏ vào xứ người ta rất nhiều, điển hình là dùng bom Nguyên Tử mà sát hại trên trăm ngàn người Nhật.

5.- Anh quốc: Định nghĩa hai chữ Khủng bố là: "nhóm IRA (Irsih republican Army) thường xuyên dùng bom gài nổ hay ám sát tất cả mọi người dân gốc Anh trừ Ái Nhĩ Lan ra". Trong khi đó dân chúng Ái nhĩ Lan (Irish) cực lực bác bỏ luận điệu định nghĩa nầy của Anh quốc.

Như vậy hai chữ Khủng Bố nếu đi đến từng nước ngoại quốc mà hỏi thì nghĩa đã sai lạc rồi.

Thật sự chữ Khủng Bố là hai chữ phát sinh đầu tiên từ Pháp, thời kỳ Cách Mạng Pháp vào năm 1789. Lúc đó tại Pháp, dân chúng vô tội Pháp rất lo sợ hai chữ này. Nhiều ngã tư đường, người ta, nghĩa là người Cách Mạng, họ cho dựng ngạo nghễ máy chém màu đen tang tóc va kinh khủng. Mỗi ngày các máy chém đó được giật dây, rồi phật một cái đầu kẻ có tội rơi xuống trong giỏ đựng đầy cát, nơi xa chiếc xe ngựa chờ chở xác mà chôn kẻ vừa bị hành hình. Khủng bố thời đó rất làm bầu không khí kinh thành Paris rờn rợn. Một cái liếc mắt, một lời nói thầm thì... đó chính là kẻ chống lại cách Mạng của toàn dân Pháp, phải cho lên "đoạn đầu đài mới được”. Chính những kẻ khủng bố này mang danh là Dân Cách Mạng Pháp đã giết chết nhà bác học lỗi lạc của họ là "LaVoiser" khi ông này không nghe tiếng dộng cửa của tên Cách Mạng Pháp đang say rượu. Và LaVoiser được dẫn ra ngoài góc đường gắn cái bảng trên ngực là "tên phản Cách Mạng Pháp".

Cho nên gần 30 năm nay, Liên hiệp Quốc cố gắng định nghĩa hai chữ: "Khủng Bố" mà để mọi thành viên Liên hiệp Quốc có thể chấp nhận được. Liên hiệp Quốc không thể nói Palestine là kẻ khủngbố được, và cũng không thể nói Israel đem xe tăng mà bắn xập nhà người dân Palestine là Khủng Bố được.

Sau ngày 9-11, tại Liên hiệp Quốc New York, Ủy Ban trong Nhân Quyền ráng tìm sự định nghĩa Khủng Bố để làm hài lòng Hoa Kỳ, mà Hoa Kỳ cho rằng "Terror" nầy đồng nghĩa với Osamar bin Laden và Al Qeda. Nhưng hầu hết thành viên thuộc khối Ả Rập (Arab World) đều không chấp nhận. Cho nên Ủy ban này đành chào thua.

Người xưa có nói: “Chính danh định phận” nếu nói sâu xa thì phải định nghĩa xong danh từ thì mới có thể kết tội người ta được. Như vào khoảng năm 1963-1968 có phong trào "Chuồng Cởi", nghĩa là tự nhiên có một tên nào đó tự nhiên thoát y vũ mà chạy xồng xộc ngang sân cỏ trong đó hàng ngàn người đang xem đá banh say mê hay là tại khu công viên London, một buổi trưa chúa nhật mọi người tản mát vui nhà hạ thì một tên và một cô tự nhiên tồng ngồng chạy ngang đường phố. Dĩ nhiên là cảnh sát bắt được nhóm này. Nhưng phải thả mà thôi vì chưa được Pháp luật định nghĩa hai chữ “Chuồng Cởi”. Sau đó nhà làm luật đã định nghĩa được và lần này thì Ở Tù con ạ! Nên không ai dám chuồng cởi nữa.

Một chuyên viên về "Chống Khủng Bố"người Hoa Kỳ, Bruce Hoffman, tác giả của sách "Inside Terrorism"(Trong màng lưới Khủng Bố) đã ghi được ít nhất 109 định nghĩa về Khủng Bố, và trong 109 định nghĩa này thì có ít nhất 60 định nghĩa đối chọi nhau. Ngay trong Cơ quan Điều Tra An Ninh (F.B.I) của Hoa Kỳ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng dùng nhiều tiêu chuẩn khác nhau để định nghĩa Khủng Bố.

Nhưng thật sự mà nói sau ngày 9-11 thì nhiều quốc gia Tây Phương mới giật mình biết rằng trong đạo luật hiện thời của mình đang thiếu chữ định nghĩa “Khủng Bố”.

Ở Canada, sau nhiều lần tranh cải, họ dựa theo ý kiến giận dữ như điên cuồng của Tổng thống Bush thì Tổng trưởng Tư Pháp Anne McLellan vào tuần trước đã đồng ý thu hẹp định nghĩa Khủng Bố trong dự luật C-36, và những hành động quá mức suy nghĩ của các thổ dân Canada trong việc chống lại các cảnh binh Canada khi xua đuổi họ ra một hai khu vực mà nhà nước cấm, nghĩa là có sự chết chóc án mạng từ những sự kiện này thì không được quyền ghi là Khủng Bố được.

Trở lại Hoa Kỳ, khi các lãnh tụ dân cử Hoa Kỳ chỉ thẳng ngón tay vào các lãnh tụ Trung Đông hãy ngừng việc ủng hộ nhóm Khủng Bố và đừng ủng hộ nhóm Palestine mà Arafat đại diện thì hầu hết các nước Ả rập đều nổi giận chỉ ngón tay lại về phía Hoa Kỳ là "đừng bắt chước Hitler, như Hitler đối với dân Do Thái cho chúng tôi, và đừng cung cấp vũ khí giết người hàng loạt như xe tăng, phi cơ pháo binh cho Isreal mà cướp đất của tổ tiên chúng tôi”, đồng thời họ chỉ thêm ngón tay vào các nhà đại diện dân chúng Hoa Kỳ là "Chỉ tên cho chúng tôi ai là Khủng bố đi, còn Ariel Sharon và George Bush thì sao?"

Ngoại trưởng Lybia vào tháng trước có nói với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như sau: "Gán hai chữ Khủng Bố cho những cuộc tranh đấu của dân chúng bảo vệ mình hay tranh thủ độc lập mà đem phi cơ oanh tạc hay xe tăng tàn sát thì chính tên đó mới là kẻ Khủng Bố đúng theo nghĩa đen của nó”. Nghĩ là theo ý kiến của Ngoại trưởng Lyban nói trước buổi họp tại Hội Đồng Bảo An Liên hiệp Quốc là: "Vừa Ăn Cướp vừa La làng vậy."

Năm vừa qua, khi chủ tịch Arafat được Liên hiệp Quốc mới lên nói trước diễn đàn, thì Ông nói như sau: "Bất cứ ai đứng dưới cờ chính nghĩa và chiến đấu cho tự do và giải phóng dân tộc khỏi bọn xâm lược hay thực dân thì không thể gán cho họ là kẻ Khủng Bố được.”

Ngược lại Tổng thống George W. Bush mới đây lên diễn đàn Liên hiệp Quốc cho biết: "Không có tên Khủng Bố nào tốt đẹp cả. Không thể lấy khát vọng quốc gia hay bất cứ cái gì để biện minh cho hành vi cố ý giết người vô tội. Bất cứ quốc gia nào phủ nhận nguyên tắc này, toan tính chọn những bạn bè khủng bố thì sẽ lãnh hậu quả"

Nhưng ngoài sự tiên liệu của Bush, thì hầu hết tất cả Cộng Đồng trong nhóm Âu Châu đều ồ lên phản đối. Họ phản đối những cử chỉ đầy vẻ hăm dọa của Tổng thống Bush trên diễn đàn Liên hiệp Quốc như hàng chục năm trước họ cũng phản đối hành vi đầy hăm dọa của Nga sô vậy, cũng trên diễn đàn Liên hiệp Quốc này. Đồng thời một số quốc gia trong khối Hồi Giáo đứng dậy bỏ ra về mà từ trước đến giờ họ chưa làm cho những vị Tổng thống Hoa Kỳ trước đó. Họ cho rằng Tổng thống George W. Bush vẫn còn có máu "Cao Bồi Texas ngày xưa trong huyết quản, ngày rượt thổ dân Da Đỏ chém giết để dành đất tổ tiên của dân Da Đỏ và Ông Bush chưa xứng đáng là một lãnh tụ đại diện nền Văn Minh, Khoa Học cho Nhân Loại được”

Tranh cải về ý nghĩa của chữ Khủng Bố gồm 9 mẫu tự này là "Terrorism" có thể trở thành vô nghĩa khi hai bên không ai chịu chấp thuận ngồi lại định nghĩa khủng bố mới được.

Xét trong trường hợp Canada vừa xảy ra đây, Canada phong hàm "Công dân Danh Dự Canada” cho một người da đen Nam Phi, tên là Nelson Mandela vào vài năm trước đó. Đó là nhờ công lao của ông khi ông là một chính khách cũng như một lãnh tụ của nhóm chiến sĩ tranh đấu Tự Do cho Nam Phi... Nhưng Quốc Hội Canda cũng thưa biết Ông Nelson Mandela đã từng lãnh đạo cuộc bạo động có giết người, như mìn bẩy, bom lửa, ám sát giáo chức và nữ tu da trắng, để chống chính thể do da trắng đang nắm quyền tại Nam Phi. Và Canada cũng biết Nelson Mandela từng bị tù đày vì hành vi "Khủng bố"này mà nhóm da trắng Nam Phi gán tội cho ông.

Hãy suy nghĩ trường hợp Gerry Adams, một lãnh tụ trong nhóm I.R.A (Irish Republican Army) mà xưa kia khét tiếng chủ mưu trong vụ mưu sát, gài bom, bắt cóc giết người... vv... tại nước Anhvừa được thế giới trọng vọng. Ông Gerry Adams được Canada mời tới thăm theo nghi thức chủ tịch nước Irish và Gerry Adams định nghĩa: “Khủng Bố có nghĩa là nhắm vào thường dân vô tội, đàn bà con nít... vv..."

Và Gery Adams nói tiếp: "Ngày xưa chúng tôi không bao giờ nhắm vào thường dân vô tội, nhất là đàn bà trẻ thơ" nhưng thật sự người ta nhớ lại, ngày xưa tại đường phố, quán ăn, thư viện, nhà thờ, trường học tại Ái nhĩ Lan hay tại nước Anh có nhiều vụ bom nổ mà đa số là thường dân vô tội hơn là cảnh sát quân đội Anh bị lãnh đủ.

Sự thực thì chữ Khủng Bố rất nhiều nghĩa nhiều đa diện, như tại quốc gia Algeria, nhóm "Algiers Phục Quốc" thường gài bom nơi nào có người Pháp hay nơi nào có câu lạc Bộ mà người Pháp thường lui tới, chết thường xuyên, nhiều đến nỗi báo chí tại Algeria hết ý muốn đăng trên báo vì quá nhàm và nhóm này bị mật vụ Pháp bắt giết và gán tội Khủng Bố dân lành. Nhờ vậy nước Pháp mới đau lòng mà trả Độïc Lập cho nước Algeria vừa đây mà thôi.

Chính quyền đôi khi cũng dùng hành vi Khủng Bố hầu bảo vệ chánh quyền hay địa vị nắm quyền của mình như: Stalin cho bỏ đói, hành hạ, tù đày, xử bắn biết bao nhiêu người để duy trì sự độc tài. Các viên tướng tại Châu Mỹ Latin có các: "Biệt Đội Tử Thần" mà Nhóm Nhân Quyền Quốc tế hay Liên hiệp Quốc thường lên án mạnh mẽ.

Như vậy định nghĩa Khủng Bố chỉ là một quan điểm của một người mà nhìn đối tượng người khác. Như người Ái nhĩ Lan cho rằng nhóm I.R.A mới thật sự là những kẻ can đảm cho sự đòi lại nền tự trị cho nhóm Irish, còn người Anh thì cho rằng nhóm I.R.A mới đích thực là nhóm Khủng Bố đúng nghĩa.

Như theo trong bản phúc trình đề nghị Định Nghĩa Khủng Bố của Liên hiệp Quốc ghi rằng: "Những hành vi sát nhân nhắm vào hay tính toán gây kinh hoàng noi dân chúng mới đúng là Khủng Bố."

Tuy nhiên định nghĩa này bị vấp vào thực tế, như vụ tấn công vào chiến hạm USS Cole của Hoa Kỳ đậu tại Yemen. Mà Hoa Kỳ cho rằng đây là hành động Khủng Bố mà thực sự chiến hạm này không có một người thường dân nào cả. Như vậy trật bản ghi nhận của Liên hiệp Quốc rồi.

Nhưng Khủng Bố thường thường gây đau thương cho nạn nhân và Luật sư Tranh đấu Nhân quyền ở Montreal không chấp nhận Quốc Hội Canada trao tặng bằng: "Công dân Danh Dự"cho Tổng thống Nelson Mandela. Vì theo ý ông nói: "Như vậy những nạn nhân bị bom hay bị nhóm African national Congress do Nelson chủ xướng thì phải bị tội". Vị luật sư Irwin Cotler nói thêm: "Quý vị không thể nói đánh xập Tòa Building ở New York là Khủng Bố còn quên kẻ ôm bom giết người Do Thái vô tội tại Israel là kháng chiến được." Nhưng một nghị viện Quốc Hội Canada, Jim H.P. Taylor nói rằng: “Như vậy những chiếc xe tăng hay những chiếc phi cơ trực thăng võ trang bắn vào nhà dân chúng Palestine tại Tulkam hay tại Jerusalem thì làm sao?"

Nhưng Nelson Mandela là người hiểu chuyện hơn cả. Ông tuyên bố tại Liên hiệp Quốc khi được hỏi về hai chữ Khủng Bố, thì ông nói như sau: "Khủng bố là danh từ có nghĩa tương đối nào đó. Khi quý vị thành công thì mọi người sẵn sàng chấp nhận quý vị và giao thiệp xem như vị nguyên thủ quốc gia thì chữ Khủng Bố không còn nghĩa nữa. Nhưng nếu quý vị thất bại thì chữ Khủng Bố sẽ dính liền cho quý vị đến suốt đời”

Người thứ Bảy

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002