Đại Chúng số 96 - Ngày 16 tháng 4 năm 2002

Duramax

KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Hữu học sinh họ Vương biên soạn

1.- Trẻ em ăn quá nhiều bánh mì có thể gây chứng bệnh cận thị

Theo nghiên cưu mới đây nhất của Hoakỳ và Úc, cho rằng ăn quá nhiều bánh mì có thể gây chứng bệnh cận thị, chứ không phải do đọc sách quá gần. Bột tinh chế và men trong ngũ cốc sẽ làm tăng nồng độ “insulin” trong máu, khiến nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường, gây ra chứng cận thị.

Đây là giả thuyết do các nhà khoa học tại đại học Colorado và đại học Sydney cùng đưa ra.

Bà Jennie Band Miller, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Sydney cho rằng tinh bột có trong bánh mì và ngũ cốc chế biến được tiêu thụ rất nhanh trong hệ thống tiêu hóa, điều này kích thích tuyến "Tụy tang" (lá lách) đẩy ra nhiều chất "insulin". Kết quả là nồng độ có gắn theo chuỗi protein có cấu trúc giống insulin sẽ giảm đi, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhãn cầu. Đó là lý do tại sao trong 200 năm vừa qua hầu như dân Âu Châu bị tăng cận thị đến 35%.

Ngoài ra chứng cận thị rất dễ gặp ở những người bị bệnh béo phì hay tiểu đường loại II. Trong 2 trường hợp này, nồng độ insulin tăng rất cao. Nhưng nếu ăn ít bánh mì mà nhiều thịt cá hơn thì trẻ em lại ít bị bệnh cận thị.

Họ cho rằng ngày xưa cứ cho rằng đọc sách nhiều là gây nên chứng cận thị là không có "sách vở". Điều này cho biết những người ngoại quốc không thuộc khối Âu Châu nhưng đến sinh sống tại khu vực Âu Châu có nhiều bánh mì hơn ngũ cốc xứ họ.

Theo Bác sĩ Loren Cordain thuộc Đại học Colorado cho biết tại các hòn đảo của nước Cộng Hòa Vanuatu (hướng Nam Thái bình Dương), học sinh được học 8 giờ mỗi ngày nhưng tỷ lệ cận thị trẻ em ở đây chỉ là 2% mà thôi. Mặc dầu dân chúng ở đây rất mập nhiều chất béo trong người, nhưng vì họ ăn nhiều cá hơn thịt, khoai lang và dừa ngọt và ít dùng bánh mì bánh ngọt như người Tây Phương.

2.- Bệnh Tiểu đường có thể lây từ người Mẹ

Tiểu đường loại I (còn gọi là tiểu đường của thanh thiếu niên) đó là cơ thể tự tiêu diệt các tế bào sản xuất ra chất insulin của chính mình và đó là do người mẹ truyền sang cho con. Đây là một kết luận của nhóm bác sĩ nghiên cứu trên chuột, được đăng tải trên nguyệt san Science and Medicine vừa qua.

Giáo sư khoa họcAli najii thuộc Đại học Pennsylvania (Philadelphia) nghiên cứu cho thấy chuột mẹ có bệnh tiểu đường thì cung cấp cho chuột con còn trong bụng mẹ một chất kháng thể tiêu diệt kháng thể chống insulin.

Ông giải thích thêm trong giai đoạn đầu nhiều bệnh nhân bị tiểu đường không thấy biến chứng gì hết và khong có dấu hiệu gì mang bệnh này cả. Nhưng trong máu họ đã có nồng độ chất giết những kháng thể chống insulin trong máu rất cao. Ông trở lại chuột khi chuột con nhận được kháng thể này torng huyết quản thì khi chuột ra đời trong huyết quản đã có chất kháng thể này và kháng thể này càng ngày càng phhát triển mạnh để rồi lần lần lấn át hết những kháng thể chống insulin và chuột mang bệnh tiểu đường mà không hay. Nên nhớ thí nghiệm trên chuột rất dễ hơn con người vì chuột không thích ăn ngọt như con người mà nó thích ăn chết béo nhiều vậy thôi.

Bệnh Tiểu đường loại I mà thanh thiếu niên hay mắc phải gọi là tiểu đường "Gầy" ít gặp hơn tiểu đường cũng của thanh thiếu niên loại II ma ta gọi là tiểu đường "Béo". Hiện nay trên toàn nước Hoakỳ và Châu Âu cùng Nhật bản thì trên 20 triệu người bị bệnh này, còn nếu tổng hợp hai dạng nói trên thì con số lên đến gần 180 triệu người.

3.- Bệnh Parkinson và phương pháp chữa trị.

Đây là một loại bệnh thuộc hệ thống thần kinh mạn tính (khó trị hầu như gọi là kinh niên)

Bênh Parkinson xuất hiện do tế bào trong não thuộc phần kiểm soát bắp thịt bị chết lần lần và biến mất khi chụp hình não thì Bác sĩ thấy nhiều vùng có chất não này bị biến mất nên não bị rỗng ruột, cho hình in Xray ra màu đen. Những tế bào kiểm soát bắp thịt trong não thường tiết ra chất "dopamin" – một chất có vai trò quan trọng trong việc truyên tín hiệu giữa óc và cơ bắp thịt. Khi tế bào này chết thì chất tiết này giảm theo và bắp thịt không được điều khiển nữa sẽ bị rung rẩy không kềm chế được rồi dẫn đến bệnh Parkinson làm nạn nhân lần lần đi đứng khó khăn, cử động chậm chạp, tay chân cứng và run từng hồi, cơ mặt bị tê liệt. Nhưng điều quan trọng nhất là cho đến nay hầu hết các Bác sĩ hay khoa học gia không biết là căn bệnh này phát xuất từ chuyện gì hay nguyên nhân gì? Nghĩa là từ đâu mà đến vậy?

Đa số bác sĩ cho rằng bệnh này xuất hiện cho những người già tuổi từ 60 trở lên. Vì khi bệnh nhân mắc bệnh thì óc não lần lần biến thoái, nên bệnh nhân cảm thấy rất "lười biếng" không muốn dậy mà ăn điểm tâm hay đi vệ sinh như mọi lần trước, không tập trung được một suy nghĩ gì quá lâu khoảng 5 phút. Như bệnh nhân ngày trước thường thích đánh cờ hay chơi domino, nhưng khi vướng bệnh thì bệnh nhân không muốn rớ đến và nếu thúc hối thì thường đi con bài sai hay đánh rất ngu khi bị chế diễu thì bệnh nhân lại càng suy nhược thần kinh gấp đôi. Chứng bệnh này rát cần sự giúp đỡ của người thân và nhất là người phối ngẫu của mình vì người bệnh đến lúc này không muốn thay áo quần nữa hay không muốn vào nhà vệ sinh cho chính mình.

Họ rất ngại khi được mời dự tiệc hay đám giỗ hay lễ lạc vì chính nơi này người bệnh sẽ làm cho mọi người cười mình vì mình đánh đổ nguyên một cái bánh sinh nhật của người ta khi mình đến gần lấy bánh.

Như vậy người bệnh càng lúc càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Bệnh này ngày nay khoa học càng lúc càng chú ý đến mà ra tay cứu trợ. Dùng thuốc loại Dopamin nhưng nếu dùng lâu thì thuốc sẽ bị lờn rồi đến 10 năm sau thì không hiệu quả nữa.

Phẫu thuật: có đề nghị là cắt bỏ một phần não đang gây bệnh đề cho đừng lan rộng ra các khu vực khác. Nhưng đề nghị này bị phản đối rất nhiều vì “chưa trị được bệnh mà đã gây thêm bệnh khác cho người bệnh rồi".

Có một số đề nghị là sự tân tiến khoa học về điện tử ngày nay, như có thể thu nhỏ bằng hạt đậu những mạch vi điện hay xung điện hay bình battry được gắn sâu trong não và điện này được phát rất đều dặn vào trong tế bào óc, nơi mà những tế bào này chết lần lần phát loại điện nhỏ làm kích thích bắp thịt mà khu vực này bị mất. Nhưng giá hơi đắt cho những người nghèo tại khu vực Á Châu.

Hiện nay tại Singapore có một bệnh viện chuyên nghiên cú và thực hành dự án này..

Tại nơi đây các Bác sĩ gắn một loại thiết bị chạy bằng pin cho 3 năm trời, đó là phương pháp: “Kích thích điện não bộ”. Bệnh nhân được đặt vào cùng mắc bệnh trong não bệnh nhân 1 hay 2 luồng điện cực, đồng thời đặt dưới lồng ngực bệnh nhân một máy phát điện chạy bằng pin cực nhỏ (tất cả khoảng 50 gram). Hai hệ thống này nối với nhau bằng dây dẫn điện chôn vùi dưới da ngựckhi bắp thịt cần cử động thì máy phát điện sẽ phóng ra một luồng điện vượt qua những tế bào chết mà đến tế bào sống và nơi đây tế bào nhận được dòng điện sẽ kích thích bắp thịt bệnh nhân, não bộ sẽ hoạt đông bình thường mà không cần uống thuốc dopamin nữa.

Tại Singapore một chi phí là $20 ngàn USD kể cả sự luyện tập bệnh nhân làm quen với luồng xung điện này phát ra từ trong não bởi máy phát điện nằm dưới lồng ngực.

Phương pháp chót là ghép tế bào phôi thai. Khi một phôi thai nói tóm là một thai nhi trong bụng mẹ bị chết vì lý do xe đụng hay ngạt thở hay hay gì gì thì người ta dùng tế bào óc non của thai nhi mà cấy chất đó vào trong óc bệnh nhân. Tế bào thai nhi này sẽ lớn theo thời gian và che lấp những tế bào chết của bệnh nhân bị chứng bệnh nan y là Parkinson.

Kỹ thuật này hiện nay được áp dụng trong một vài bệnh viện thuộc Nga. Còn tại Hoakỳ thì phương pháp này hầu hết các nhà khoa học hay các bác sĩ bệnh viện đều không chấp thuận vì rất đắt tiền và lấy ai cho não thai nhi khi còn trong bụng mẹ?

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002