Đại Chúng số 97 - Ngày 1 tháng 5 năm 2002

Duramax

THƯ TOÀ SOẠN

Ngày 21 tháng 4 năm 2002, một ngày cuối xuân, từ sáng sớm bầu trời không một tia nắng và cơn mưa cũng đã đổ xuống suốt ngày hôm đó. Đồng bào yêu nước tại vùng thủ đô, các vùng lân cận như New York, Philadelphia, New Jersey, Texas, Massachusetts, Pennsylvania... đã kéo nhau về hội tụ dưới kỳ đài Eden để tham dự ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Sau đó đoàn biểu tình đã kéo nhau đến biểu tình tuần hành trước Toà Đại Sứ Việt Cộng và Trung Quốc để phản đối bản hiệp ước bất bình đẳng mà tập đoàn CS Hà Nội đã ký để nhường biển và đất cho Trung Cộng. Số lượng người tham dự có thể ước tính lên đến trên 1000 người ở mọi lứa tuổi. Có những em bé lên năm lên ba cũng đi theo cha mẹ biểu tình. Dù đứng dưới cơn mưa lạnh lẽo suốt bốn năm tiếng đồng hồ nhưng không có một ai muốn ra về. Tinh thần yêu nước của đồng hương chúng ta rất cao. Mọi người cất lên tiếng hát, hô to những khẩu hiệu "ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN VIỆT NAM, ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN TRUNG QUỐC. TRẢ TA SÔNG NÚI, ĐẢ ĐẢO HỒ CHÍ MINH...” Nhìn lực lượng hùng hậu và tinh thần của bà con ở các cộng đồng bạn về họp mặt torng ngày 21 tháng 4, chúng tôi rất khâm phục. Các chú bác, anh chị đã không ngại đường xa, mưa gió đến với cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn trong sự đoàn kết và gắn bó trên con đường đấu tranh cho một VN tự do dân chủ. Hoan hô tinh thần yêu nước của tất cả quí vị đồng hương đã tham dự buổi biểu tình ngày 21 tháng 4 vừa qua. Kính chúc quí vị một cuộc sống thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc. Chúng ta vẫn mơ ngày trở về VN xây dựng lại một đất nước tự do, ấm no và hạnh phúc.

Chúng tôi xin đăng tải bài thơ "TA" của Hải Bằng.HDB. bài thơ nói lên ý chí bất khuất, hào hùng của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chúng ta quyết nêu cao ý chí bất khuất không tuân phục kẻ thù của các vị anh hùng: Hai Bà Trưng Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Lê Lai, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo v.v... và tố cáo âm mưu bán nước hèn nhát của CSHN.

Trong tuần qua, ngày 14-4-2002, bộ phim thứ hai mang tựa đề “Vật Đổi Sao Dời” (Chances Are) do đạo diễn Charlie Nguyễn thực hiện đã được ra mắt tại Loehmann Twin Cinema tại 7291 Arlington Blvd, Falls Church VA 22042 với sự hiện diện của đạo diễn và toàn bộ diễn viên chính trong phim. Buổi ra mắt phim đã thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của hầu hết các khán giả đến xem. Đặc biệc nội dung, nghệ thuật quay phim, sự diễn xuất của những diễn viên trong bộ phim đã gây được nhiều cảm tình và lời khen từ khán giả. So với bộ phim đầu tay "Vua Hùng Vương Thứ 18", đạo diễn Chalie Nguyễn đã có những bước tiến đáng khích lệ. Phong Thu sẽ điểm lại bộ phim nầy trong bài "Vật Đổi Sao Dời- Hay Sự Đổi Ngôi Của Xã Hội Việt Nam"

Mao Trạch Đông có phải là vị hoàng đế xứng đáng được dân chúng Trung Hoa sùng bái, kính trọng nhất từ trước đến nay không? Mao Trạch Đông là hiện thân của con người hay là hiện thân của loài ma quỷ từ thế giới bên kia trở về? Tại sao ông ta và băng nhóm ông ta, lại bắt dân chúng tôn thờ ông ta hơn cả ngọc Hoàng Thượng Đế? Chẳng những vậy, ông ta đã chinh phục được Nguyễn Tất Thành trở thành Hồ Chí Minh để theo gót ông ta tắm Việt Nam trong biển máu suốt một thế kỷ... Ở đời có những chuyện chúng ta không bao giờ ngờ được để rồi chúng ta cứ đặt mãi câu hỏi tại sao??! Cũng như không có ai ngờ rằng Chu Ân Lai là một người uyên bác, thông minh, mưu lược hơn người lại là một tên nịnh thần, gian ác, điêu ngoa, phản tặc nhất dưới thời họ Mao. Chu Ân Lai là con rắn độc? Là một loài lươn sống chui trong hang ổ, bóng tối hay dưới bùn đen nên không thèm nhìn ra sự thật những mưu ma chước quỷ của họ Mao? Hay con người đứng trước cái chết, trước quyền lợi của bản thân và gia tộc mà phải chịu khiếp nhược, sống như loài giun dế, bò sát? Mao Trạch Đông quyền lực lớn lao, thù dai, độc ác, thâm hiểm, súc vật như vậy nên người ta khiếp sợ là phải. Nhưng ở đời, có những kẻ chỉ vì một miếng ăn nho nhỏ, một quyền lợi bằng cây tâm xỉa răng đã muốn lấy tay che ánh mặt trời, chạy theo hôn hít, bưng bợ kẻ xấu để tôn họ lên làm lảnh tụ của mình. Có những người muốn sống yên phận, thì co rúm lại như một con sâu, mặc nhiên cho những kẻ xấu, ác hành động. Cũng có người vì một mong muốn thầm kín nào đó cho chính bản thân thì họ sẵn sàng đứng tơ lơ mơ như người vô can hay sống tròn vo như cái hột mít để hưởng lợi. Những loại người đó, thời bình không giúp được gì cho ai, thời chiến thì chỉ là những người sống trên xương máu kẻ khác. Và thường lại được lợi cả đôi bên. Loại người như Chu Ân Lai ta có thể tìm thấy nhan nhản mọi nơi. Và ngay trong cộng đồng người Việt tị nạn CS. Vậy ma quỷ ở đâu? Nếu có vị nào đọc được quyển kinh “Tận Thế Hội Long Hoa” của “Tịnh Độ Cư Sĩ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, quí vị sẽ hiểu được sự hiện diện của ma quỷ trên thế gian, bên cạnh ta hàng ngày, trên đường phố, trên các quán ăn... Người Thứ Chín một lần nữa lại cung cấp cho chúng ta hiểu thêm về con người thật của họ Mao trong bài "Mao Trạch Đông Và Các Huynh Đệ Trung Đảng Cộng SaÛn Trung Hoa"

Trong thời gian vừa qua, TBĐC đã nhận được 20 đô la của ông Nguyễn Phục ở Silver Spring. Cảm ơn những tình cảm ông đã dành cho TBĐC. Chúng tôi cũng nhận được thư của ông Nguyễn Trí Dũng ở Columbia Maryland, chúng tôi cảm ơn những lời khen của ông đối với TBĐC cũng như 15 đô la ông gởi tặng. Oâng có nhiều ý kiến xác đáng của ông, chứng tỏ ông có kiến thức khoa học rất rộng. Nếu ông biết nhiều về khoa học xin cứ mạnh dạn viết bài gởi về đóng góp cho TBĐC, chúng tôi rất hoan nghênh. TBĐC Kính chúc quí vì và toàn thể gia đình được khoẻ mạnh và bình an.

Chúng tôi cũng nhận được thư và hình của bà Nguyễn Ngọc Bích gởi cho người có mã số 0005. Chúng tôi sẽ chuyển thư. Hy vọng bà có thể đạt được nguyện ước.

Trong mục "1001 Chuyện Nhớ Quên" của cụ Mộng Tuyền nữ sĩ được rất nhiều người ưa thích. Chúng tôi đã nhận được nhiều lời khen và độc giả ao ước được nhìn hình của nữ sĩ. Khổ nổi, TBĐC không có hân hạnh nhận được hình từ nữ sĩ trao tặng để đăng trên báo cho mọi người cùng xem. Chúng tôi cũng đã nhận được thư của bà Nguyễn Thị Thu Cúc rất chậm trễ. Lá thư của bà viết rất có cảm tình, bà Cúc cũng là người thích đọc những bài trả lời của nữ sĩ và mong được có một tấm hình. Nếu nữ sĩ đồng ý thì xin gởi về cho TBĐC và chúng tôi sẽ chuyển cho bà Cúc. Bà Cúc cũng hỏi cụ Mộng Tuyền nữ sĩ về hai chị em Tống Mỹ Linh và Tống Khánh Linh. Câu hỏi như sau: " Tôi còn nhớ Tống Mỹ Linh và phu nhân của Tưởng Giới Thạch. Nhưng Tống Khánh Linh thì tôi quên mất là chị hay em của Tống Mỹ Linh; và chồng bà là ai rồi?". Kính mong nữ sĩ nhắc lại giúp bà Cúc và độc giả cùng biết. Tuần nầy, cụ Mộng Tuyền nữ sĩ sẽ trả lời câu hỏi thắc mắc của cụ Đỗ Đốc Hạ, San Francisco- qua Ích Đặng, ông Vũ Viết Bằng (qua Kiến Hoa Center Rd. Drexel Hill, PA.), nhà thơ Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, ông Vũ Bích Thuỷ Ở Maryland (qua Chánh Thọ), cụ Nguyễn Thị Helgexemnxgt.0563, Oxlo (Noway) (qua Thái Hoà Center Rd.Drexle Hill PA.) và cuối cùng là cụ Cao Đình Hạc ở San Jose.

Trong thời đại tin học bùng nổ, chúng ta càng biết nhiều về điện toán là một lợi thế trong việc sử dụng thông tin khoa học toàn cầu. Người Thứ Chín trong TBĐC sẽ cung cấp cho quí vị độc giả biết thêm về hệ Unicode và công dụng hoàn hảo của nó trong việc viết và đọc chữ Việt. Mong quí vị tìm hiểu và xây dựng cho computer của mình có một hệ thống chữ Việt thông dụng, ích lợi trong quá trình trao đổi thông tin và văn hoá Việt Nam. Trong mục “Đừng Hỏi Tại Sao?” do Người Thứ Chín biên soạn cũng nói cho chúng ta biết về những "hacker" làm cho chúng ta phải nhức cả đầu. Mấy “hacker” nầy hay chơi trò "ma quái" làm cho computer nhớ lộn tùm lum, nhiều khi nguyên hệ thống computer "ngủ luôn" không thèm thức dậy làm việc. Làm thế nào có thể bắt tại trận những tên thông minh quỷ quái nầy? Và những "hacker" xưa nhất ở nước cờ Hoa là ai? Đừng quên đọc phần Thế Giới và Bình Luận do Cát Tường Gia biên soạn.

Uống rượu là một thú tiêu khiển của các đấng "anh hùng". Mấy anh chàng có gan thỏ đế thì mượn rượu để có gan "tán gái", mấy ông thi sĩ muốn mần thơ mà thơ "không bay" ra chữ nào thì uống rượu để trời đất lăn quay. Nhà thơ Lý Bạch là một trong những nhà thơ uống rượu, ngắm trăng rồi mần thơ và mơ màng vớt trăng với dòng sông để người đời không bao giờ quên cái chết của ông. Hôm nay, Hữu Học Sinh họ Vương đã báo động cho chúng ta biết rượu vang và bệnh tim mạch có liên quan như thế nào? Tại sao uống rượu vang có hại cho sức khoẻ? Qua bài viết của họ Hữu Học Sinh chúng ta cũng biết thêm về một phát minh tân kỳ của máy camera nhỏ bằng viên thuốc Tylenol có thể chụp hình đường ruột một cách tinh vi.Viên thuốc nầy do bác sĩ Blair Lewis phát minh. Đây là một phương pháp chụp hình mới nhất, kỳ lạ nhất từ trước đến nay.

Trong số báo nầy, cô giáo Ngọc tặng cho quí bà nội trợ một món ăn mới: Bò Nấu Bia". Chưa ăn mà nghe diễn tả không đã muốn đi ra chợ mua bò về nấu liền. Nhưng có lẽ cô giáo Ngọc nấu ăn thì tuyệt vời hơn, nên nếu có dịp ghé qua toà soạn nhớ nấu đãi chúng tôi một bửa (TBĐC sẽ trả công cho đừng lo). Cảm ơn cô giáo Ngọc nhiều lắm lắm.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng thân mến, TBĐC đã nhận được bài của nhạc sĩ. Do chúng tôi còn đánh máy và biên tập kỷ trước khi đăng tải nên tuần nầy chưa thể đăng được. chúng tôi sẽ đăng tải bài (Thủ Tướng Bộ Thông Tin Văn Hóa HÀ NỘI Làm Một Việc Rất "VÔ VĂN HÓA") trong số báo 98.

Nhà văn Dương Việt Nhân thân mến, TBĐC vô cùng cảm tạ nữ sĩ và tất cả các anh chị em văn nghệ sĩ trong Câu Lạc Bộ Văn Học Paris. Nhờ sự cộng tác của các anh chị văn nghệ sĩ mà chúng tôi có đầy đủ những thông tin và hoạt động văn học nghệ thuật của các văn nghệ sĩ tại Paris. Trong những tháng đầu năm Nhâm Ngọ, Paris có gì lạ? Câu Lạc Bộ Văn Học đã có những bước tiến nào và nhất là việc đấu tranh giành lại đất và biển cho Việt Nam, cộng đồng người Việt đã phản ứng như thế nào? Kính mong quí vị cung cấp cho độc giả TBĐC biết về cộng đồng người Việt tại Paris. Kính gởi lời thăm tất cả anh chị trong Câu Lạc Bộ Văn Học Paris được vạn an và hạnh phúc. Gần đến ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu của năm 2002, nữ sĩ Dương Việt Nhân đã gởi đến chúng tôi một truyện ngắn “Nhờ Tin Ông Trời” và lá thư tâm sự của nữ sĩ gởi cho Tập San Ngày Mới số 46 trong mục "Lắng Nghe Và Chia Xẻ". Xung quanh nội dung của hai bài viết đều nói về tình mẫu tử và sự báo hiếu của những đứa con. Người Việt Nam chúng ta luôn trọng chữ hiếu và xem chữ hiếu hàng đầu. Do đó, nhiều người làm cha làm mẹ không hiểu được câu "nước mắt luôn chảy xuống" nên họ đã hành hạ con cái đủ điều. Nhiều người, không bao giờ trả hiếu cho cha mẹ họ khi còn sinh tiền nhưng lại bắt con cái phải thờ phượng và hy sinh cả hạnh phúc thậm chí cuộc đời cho họ. Nhìn người Mỹ, mới thấy những người già Việt Nam thật là hạnh phúc. Vậy, được làm cha mẹ là một hạnh phúc lớn lao, hy sinh cho con cái là niềm tự hào, là trách nhiệm làm cha mẹ. Và bổn phận làm con phải tròn hiếu đạo.

Nữ sĩ Dương Việt Nhân nhớ về Mẹ thì kỹ sư Sagant Phan nhớ về cha. Bài ký Ngôi Trường Xưa" ghi lại những kỷ niệm vui buồn của anh trong cuộc đời sinh viên nghèo ở trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Anh nhớ thương người cha qua kỷ niệm của chiếc xe đạp củ kỷ nghèo nàn mà cha anh để lại cho anh làm gia tài trong suốt thời gian làm sinh viên và làm thầy giáo. Chiếc xe không đáng giá là bao nhưng nó chứa đựng cả tình thương bao la, sự hy sinh của người cha dành cho đứa con trai. Anh đã mang theo chiếc xe củ kỷ nầy để cùng vượt biên với mình và chỉ có anh mới biết nó vô giá. Đó là giá trị của tình thương, tình mẫu tử thiêng liêng của con người. Bài viết đơn giản nhưng rất xúc động. Đọc xong rồi còn thấy khuôn mặt ông kỹ sư đầm đìa nước mắt. Cũng có thể chiếc xe đã thế mạng cho anh trên con đường tìm tự do không bị vùi thây trên biển cả.

Thưa bà Hướng Dương, chúng tôi đã nhận được bài thơ của bà. Chúng tôi rất vui khi có sự cộng tác của bà. Rất tiếc là chúng tôi không có địa chỉ và tên thật của bà để tiện liên lạc và hiểu thêm về bà. Do nguyên tắc của toà soạn, chúng tôi chỉ đăng tải những bài viết mà chúng tôi biết địa chỉ và điện thoại của tác giả. Mong tin bà.

Trong vườn thơ hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu quí vị bài thơ "Từ Thuở Hồn Xuân Chưa Sỏi Đá” của Duy Năng. Bài thơ nầy đã nói lên được sự tiếc nuối và nhớ thương của tác giả về những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thanh xuân trôi qua không bao giờ trở lại. Bởi tuổi trẻ đầy khát vọng, đầy kiêu hãnh "...đâu biết chông gai giữa đất trời. Bốn mươi năm đã quay nhìn lại. Mới thấy thương cho tuổi trẻ đời...”. Nhà thơ Duy Lam nhìn mùa thu sang mà chạnh nhớ quê nhà. Không biết quê nhà thơ ở đâu. Nơi đó có lá vàng rơi đầy ngõ và gió chiền chớm lạnh hay không? Nhưng nổi buồn thương nhớ quê hương đã len lõi vào hồn, để Duy Lam cảm tác bài thơ "Về Nguồn" với những lời thơ tha thiết: "...tình người nát với trăng sao. Rơi trên ngọn sóng lao xao về nguồn!". Nhà thơ Minh Hạo cũng "... Nhớ về quê cũ lòng tan nát. Nhớ lại người xưa dạ ngậm ngùi...". Có lẽ cuộc sống lưu vong của mỗi chúng ta cũng như con chim mất tổ. Chúng ta không bao giờ bình yên, an lạc nơi xứ người mà có thể quên được quê hương. Trong từng tâm tư của mỗi nhà thơ, nhà văn bàng bạc hình bóng quê hương, cha mẹ, bạn bè, người yêu, làng xóm. Chúng tôi yêu mến tất cả các văn thơ hữu, những người cùng cộng tác với TBĐC, bởi chúng tôi tìm thấy, trái tim họ có cùng nhịp đập với trái tim của chúng tôi. Ai còn ở lại với ĐC hay vì lý do nào đó họ không còn cộng tác lâu dài thì tình cảm nồng ấm và sự kính mến chúng tôi vẫn dành cho tất cả...

Tiếng Việt rất đa nghĩa. Đôi lúc, chỉ một từ duy nhất nhưng nó nói lên được những ý nghĩa sâu xa và chứa đựng một nội dung phong phú. Hôm nay, Ngu Ý bàn về từ "Thổi". Ông mượn câu chuyện "Thổi Sáo" mà nói lên thói ham danh của người đời.

Trong mục " Con Người Và Vũ Trụ", Hoàng Quyên nói về những hiểm hoạ mà con người sẽ phải đương đầu trong tương lai. Liệu rằng, người máy sẽ tự quyết định trên chiến trường? Mời quí vị theo dõi bài viết của Hoàng Quyên để hiểu rõ những phát minh mới của các nhà khoa học là "cấy mô vào nảo bộ con người” để biến con người trở thành người máy. Chuyện tưởng như trong giấc mơ phải không?

Vừa rồi An Xuyên và ông Hoài Thanh cũng nhận được thư rơi, đọc xong cũng giải sầu vài phút. Nếu em Nguyễn Lưu Luyến (không biết lưu luyến tình hay tiền đây) ông Lê Minh Ngọc và lấy tên là Hoanghon Dalat (tên nghe sao lạnh lùng quá! và còn có tên là Ấu Trồng Dao hay Đào Tròng Ẩu Hèn chi chỉ biết viết thư nặc danh thôi. Coi bộ không khá rồi) muốn An Xuyên và ông Hoài Thanh kính nể thì cứ thẳng thắn lên đài mà "ré", nhớ đừng sống theo kiểu "chuột rút gầm cầm" thì còn gì là danh thơm của bà chủ tịch. Nhớ đi mua báo Sài Gòn Nhỏ số 469, phát hành ngày 19 tháng 4 năm 2002 để nghe ông Tú Gàn ca ngợi về tài năng của các vị lãnh tụ UBTDTGVN. Oâng Tú Gàn và bà Hoàng Dược Thảo vì sợ ông Hùng, bà Hiền lên đài kêu gọi công chúng tẩy chay Sài gòn Nhỏ, không đăng quảng cáo cho báo sập tiệm và ông Hùng, bà Hiền đòi lập toà án nhân dân đem ông Tú Gàn ra xử trãm, nên Tú Gàn "Viết Mà Chơi" cho mọi người cùng đọc. Vậy là TBĐC có thêm hai đồng minh.Chủ Nhiệm và Chủ Bút, nhà thơ Quốc Nam (Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương và Nguyệt Báo Đông Phương SRBS) và Tú Gàn (Tuần Báo Sài Gòn Nhỏ)

Trong mục những chuyện lạ, Huyền Đức sẽ cung cấp cho quý độc giả bài "Quái Vật Hay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Vào Năm 1966". Những câu chuyện nầy có thật hay không? Mời quý vị theo dõi và tìm hiểu.

Nguyên Thái Nguyễn Văn Thắng là người yêu văn hoá Việt. ông luôn nghiên cứu về cội nguồn của văn hoá Việt Nam và sự liên quan của văn hoá Việt Nam đối với nền văn hoá Trung Quốc. Bài “ Ca Dao Việt Nam, Văn Hoá Nhân Bản” sẽ nói cho chúng ta hiểu thêm về Việt Đạo và Việt Dịch. Chúng ta cũng hiểu thêm về bài ca dao: "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" qua những suy tưởng của ông.

TBĐC nhận được hai bài thơ (Tình Muôn Thuổ, Hư Ảnh) và những bản nhạc với tựa đề: (Mưa Viễn Xứ, Chiều Trên Sông Seine, Mộng Vàng và Biển Sóng) của nhà thơ Đỗ Bình và bài thơ "Mẹ Sầu Bi" và một bài viết về "Chữ Tình và Chữ Yêu" của cụ Nguyễn Văn Ái bút hiệu Vân Uyên, nguyên là bác sỹ Viện Trưởng viện Pasteur Saigon,nguyên cụ làm đại diện nghành y tế VNCH tại Liên Hiệp Quốc. Nhận thư quá trễ (hôm nay 23-4), không thể viết lời toà soạn trao đổi tâm tình. Xin cáo lỗi cùng nhà thơ Đỗ Bình và cụ Nguyễn Văn Ái. Chúng tôi sẽ bàn đến lá thư của nhà thơ Đỗ Bình trong kỳ tới. Kính mến.

Kính chúc quí vị một tuần lễ an lành và hạnh phúc.

Đại Chúng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002