Đại Chúng số 97 - Ngày 1 tháng 5 năm 2002

Duramax

Cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn và các cộng đồng bạn đã thể hiện tinh thần yêu nước trong ngày Quật Khởi 21 tháng 4 năm 2002

Dưới cơn mưa tầm tả của ngày 21 tháng 4, cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn đã tổ chức trọng thể ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại kỳ đài Eden với sự tham dự đông đảo của các cộng đồng bạn như: New York, New Jersey, Massachusetts, Pennsylvania, Taxes, Philadelphia...v...v. Một điều đáng ghi nhận là trong cuộc tuần hành nầy, có sự tham gia của rất nhiều trẻ em, nhiều ông cụ bà cụ tuổi đã quá lục tuần, không sợ mưa gió vẫn hiên ngang tham gia đoàn biểu tình. Trong buổi lễ quốc tổ Hùng Vương, Ông Lê Quyền đã thay mặt cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn nói lên mục đích cao cả của buổi lễ, là tỏ tấm lòng tri ân sâu xa của những người con dân nước Việt luôn hướng về đất nước và ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những anh hùng liệt nữ đã bỏ mình để xây dựng non sông gấm vóc Việt Nam. Cũng trong buổi lễ nầy, chúng ta tố cáo hành động hèn mạt của nhà cầm quyền CSHN đã cắt đất và dâng biển cho Trung Cộng, đồng thời tố cáo thái độ ngang ngược của bọn CS Trung Quốc. CSHN là tội đồ của toàn thể dân tộc Việt Nam. Sau phần phát biểu của ông Lê Quyền là buổi lễ cầu siêu cho quốc thái dân an.

Mưa cứ rơi mỗi lúc một nặng hạt, nhưng không một ai ra về. Hơn 1000 đồng hương lại tiếp tục lên xe bus để đến Toà Đại Sứ Việt Cộng. Cờ xí rợp trời, biểu ngữ giăng khắp nơi bao quanh công bùng binh trước Toà Đại Sứ Việt Cộng. Mọi người hô to các khẩu hiệu: “ĐÃ ĐẢO CỘNG SẢN, ĐÃ ĐẢO HỒ CHÍ MINH, ĐÃ ĐẢO BỌN CỘNG SẢN BÁN NƯỚC...v...v...” và cùng nhau hát bài "Trả Ta Sông Núi, Bạch Đằng Giang...Hàng ngàn bàn tay, hàng ngàn tiếng hát cất cao át cả tiếng mưa gió và lạnh lẻo đã gây được sự chú ý của những người ngoại quốc qua lại. Ban đầu, một số cảnh sát Mỹ có ý không muốn cho mọi người đứng vòng tròn mà phải tập trung lại một nơi qui định. Nhưng sau đó, họ thấy tinh thần đồng bào ôn hoà, nhả nhặn, không gây rối làm mất trật tự, họ đã đốt lửa và hướng dẫn xe cộ chạy đúng hướng để chúng ta làm lễ dễ dàng. Trong cuộc biểu tình sáng hôm đó, Linh Mục Trần Quí Thiện và một số nhân sĩ đại diện cộng đồng bạn cũng đã phát biểu quan điểm của mình trước tình hình thù trong giặc ngoài và đồng thời lên án gay gắt thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền CSHN trong việc cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.

Tiếp theo đó, đoàn người đã đến trước sứ quán Trung Cộng. Trong sân cỏ đối diện Sứ Quán Trung Cộng là một số người trong trường phái Pháp Luân Công. Họ mặc áo có khắc những hàng chữ Tàu và Mỹ. Họ mặc áo mưa ngồi bất động dưới đất. Đầu cúi xuống trong tư thế Thiền. Trong số đó có cả những em bé, bà lão tuổi đời đã khá cao. Một người đàn bà người Tàu nhưng sống ở Việt Nam đã lâu cho chúng tôi biết rằng họ ngồi như vậy hàng ngày đã một năm nay, kể từ khi nhà cầm quyền Trung Cộng bắt bớ, bỏ tù, giết hại trên 1.600 người trong Pháp Luân Công. Số người Pháp Luân Công chết làm sao bằng Cộng Sản Việt Nam bắn giết, thủ tiêu tù nhân chính trị ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay. Nhưng chúng ta vẫn chưa có một tổ chức nào, một tập thể nào có tinh thần cao như họ. Nhìn họ rồi gẫm lại ta mà chua xót.

Đoàn biểu tình đã đọc tiếng Việt, rồi tiếng Mỹ để tố cáo hành động ngang ngược lấn đất, cướp biển của bọn Bành Trướng Trung Cộng. Hành vi của bọn chúng rồi cũng bị nhân dân Việt Nam lên án trước toàn thế giới. Mọi người đồng thanh la to khẩu hiệu: “Trả Ta Sông Núi”, ĐÃ ĐẢO CỘNG SẢN TRUNG CỘNG... Trong khí thế đấu tranh đó, hàng ngàn đồng hương đã tiến sang bên đường, gần sát hàng rào của cảnh sát Mỹ gần cửa ra vào Toà Đại Sứ Trung Cộng để lên án, tố cáo bọn ỷ mạnh hiếp yếu. Đoàn người yêu nước đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa và nói lên ý chí sắc đá sẽ chống lại hiệp ước bất bình đẳng của Trung Cộng và Việt Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Ải Nam Quan.

Cuộc biểu tình đã kết thúc lúc 5 giờ chiều. Cơn mưa vẫn nặng hạt nhưng lòng mọi người đều cảm thấy ấm áp khi đã làm được một việc đầy ý nghĩa cho quê hương Việt Nam yêu dấu. Hẹn tái ngộ tất cả quí đồng hương trong một cuộc đấu tranh sắp tới. Ngày 30 tháng 4 hay ngày "Quốc Hận" nhớ gì và quên gì đây hỡi quí đồng hương!

Đại Chúng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002