Đại Chúng số 97 - Ngày 1 tháng 5 năm 2002

Duramax

ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Người thứ Chín biên soạn

Thế nào là hacker của Internet?

Mike (thật sự không phải tên hắn ta - Luật pháp Hoa Kỳ cấm tiết lộ tên thật hay hình thật của những vị thành niên bị kết tội) cùng với nhóm bạn hắn ta. Chỉ biết hắn ta và nhóm bạn này không đứa nào đến tuổi 18 để nằm ấp hết. Vị thành niên nên bị án treo và cha mẹ liên đới thế thôi. Nhóm "HACKERS" này vào hệ thống điện thoại computer của thành phố Worcester, tiểu bang Massachusetts. Mục đích là tìm tên của vài cô gái láng giềng và mấy cô gái đẹp trong trường High School mà họ không cho số điện thoại thế thôi. Nhóm này vào máy computer lục lọi ngày đêm tên tuổi địa chỉ cùng số phone mấy nàng cả ngày lẫn đêm. Thế rồi Mike đánh vào vài keystrokes (vài cái đánh máy trên keyboard của computer nhà mình hắn đánh lầm vài chữ). Thế là tụi này làm Bể nguyên Nồi điện thoại của thành phố Worcester / Massachusetts) "they crashed the whole network system". Và crashed này làm bế tắt luôn toàn thể điện thoại của phi trường Worcester Regional Airporttrong vòng 8 tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên tất cả những đèn báo hiệu trên bảng phi trình của đài Kiểm soát Không Lưu Worcester Regional Airport đều chạy tầm bậy và chớp lia lịa. Như vậy đố dám phi cơ nào cất cánh lên và được hạ cánh xuống khi những nhân viên kiểm soát không lưu đang chấp tay cầu nguyện. Lỡ cha nào lũi phi cơ vào đài Không Lưu tầm bậy thì sao? Chết cháy hết.

Hành khách tự nhiên được ngồi chơi thêm gần nữa ngày vậy, đi đứng không yên, gọi điện thoại về nhà báo tin cho vợ biết cũng không được vì tất cả bị Failed hết ráo rồi. Tệ hơn nữa là kéo luôn một nhà thương gần đó tắt hết điện. Bệnh viện 600 giường này đành phải lên đèn bằng... đèn cầy cháy leo loét. Ớn chưa!

Như vậy nhóm Đặc Vụ F.B.I đành phải làm việc rồi. Nhóm này gọi là: "The U.S Secret Service / FBI". Họ đến từng nhà mà lôi mấy tay Trời con này. Rồi nhóm oắt con này khai xếp xòng là... thằng Mike đó không phải tui đâu. Thằng Mike được FBI gọi là "the ring leader" (hay danh từ hoa mỹ là tay chủ chốt).

Dĩ nhiên tên này chưa đến 18 tuổi, nên được Ông Tòa phạt nhẹ là "2 năm tù treo, cha mẹ trả $5000 USD, và thêm 200 giờ làm công quả cho chính phủ (gọi là community service) như đi nhổ cỏ ngoài lề đường, hay quét lá vàng rơi nơi công viên không được trả tiền công vậy mà. Nhưng Tòa cũng ngại nó rớ vào máy Computer nữa thì có chuyện nữa Tòa thêm vài câu ghi: "during his probation, he was not allow to use any computer with a modem". Có nghĩa là đừng rớ đến máy vi tính trong vòng 2 năm, chờ đến tuổi 18 thì cứ rớ và cứ phá thì... gỡ lịch thiệt tình đó. Lúc đó qua tuổi vị thành niên rồi khỏi lo nhá.

Điều này có gì đặc biệt đâu? Có chớ. Mike là tên đầu tiên bị kết án trongn lịch sử của cái gọi là: "the Federal Government for the Commission of a Computer Crime”. Đó là năm 1998. Sau tên này Tòa Hoa Kỳ còn xử dài dài nhiều tay ring leaders nữa đó. Và Tòa hay FBI hay công chúng gọi là tụi này: "Hackers"

Những tay Hackers Xưa nhất.

Vâng! Xưa nhất là lúc đó chưa ai có máy vi tính hết. Đó là năm 1960. Nhưng những tay Hackers này toàn là Sinh Viên của một Trường nổi danh Thế Giới Trường gọi là M.I.T (Massachusetts Institute of Technology) (Lời chúng tôi ghi thêm: Trường này chúng tôi ghét ra mặt vì họ chế ra loại code dính vào những tape Video chống sang băng lậu như Thúy Nga Paris. Mượn của bạn về nhà xem dài quá, nhớ gì nỗi nên mua băng trắng về thu lại thì khi coi lại thì phim bị chớp sáng sáng đen đen lia lịa muốn đui con mắt luôn. Dĩ nhiên hài lòng nhóm Triệu phú Thúy Nga Paris là cái chắc, còn chúng tôi thì ghét là cái chắc. Đó là nhóm Thông minh phục vụ tụi giàu có mà. Đó là trường M.I.T vậy)

Trường này M.I.T đầu tiên có một loại Computer rất lớn bằng nửa cái nhà vậy. Họ có large computer network. Những sinh viên được cho vào phá máy này: "large mainframe computer”. Họ bắt đầu nối những computers để tạo ra Network. Họ khám phá Network để hiểu biết mọi chuyện. Nhưng họ không phá ai và không chôm chĩa ai trên máy Vi tính loại khổng lồ này. Khi họ Hackers được những điều gì thì họ báo tin vui nhau cho nghe, còn thế giới bên ngoài đâu biết gì? Họ thế giới bên ngoài chỉ biết Elvis Presley hay Beattle là quá xá hên rồi. Còn nhóm này vừa phá vừa Hackers vừa học lại được trường khen hay nữa. Lúc đó chưa có danh từ Hackers. Nay thì có và cho thêm lịch để vào tù gở lịch nữa.

Nếu bạn nào dùng quen Internet và lướt trên World Wide Web gọi tắt là "www" thì bạn nên biết qua danh từ số nổi tiếng là MP3. MP3 là một program hay nhu liệu mà bạn có thể nghe được nhạy CD trên máy vi tính của bạn.

Năm 1987, tại một hãng kỹ sư cầu cống, Fraunhofer Schaltungen, một kỹ sư trẻ. Anh phát minh ra một nhu liệu software là có thể nén digital audio vào một hồ sơ nhỏ "file of music". Đó gọi là: "mpeg-1 Audio Layer 3" gọi tắt là MP 3 để nhớ hơn. Như vậy bạn có thể thu vào computer của bạn gọi là download nhanh hơn hết. Thế là đến 1992 thì hầu hết tất cả sinh viên ghiền nghe nhạc lậu không trả tiền bùng nổ khắp nơi trên thế giới.

Nhưng lúc đó MP 3 cũng còn gọi là chậm chờ cho đến một anh chàng trẻ. Vâng! anh mới 16 tuổi. Mặc dầu được giải thưởng thi đậu về programming tại University of Northern Arizona vào năm 1995, như một máy Stereo loại Trung bình và một máy vi tính IBM cũng loại trung bình luôn. Anh chàng này không thích ra mặt. Anh nói với bạn bè là: "Trường quá cheap quá bần tiện cho mình món quà gì mà nhà mình có còn tốt hơn nhiều không xứng đáng tài của mình". Quả vậy. Chờ xem.

Quên nói đến tên thiên tài này, anh tên là Justin Frankel. Năm 1996, anh mới 16 tuổi đời.

Anh rất thích nghe nhạc chùatrên computer bằng nhu liệu của kỹ sư Đức làm ra gọi là MP3. Nhưng anh biết nhạc sang vào program MP3 thì nghe như không có linh hồn nghĩa là như nghe nhạc chết vậy. Anh muốn nghe nhạc sống gọi là "Live Music" mới được. Anh hỏi thầy. Thầy cũng cười khè khè biết gì mà sửa chữa đây? Không ai chỉ hết thế là mình làm ên vậy.

Giữa mùa hè năm 1997, anh được 17 tuổi đời, anh làm được một program nhu liệu tốt hơn MP3 gấp 10 lần. Nghĩa là nhanh hơn và cần nhất là có hồn. Khi download vào hệ thống của anh thì nhạc có hồn, nghe như lên Đại hý Viện Opera nghe vậy, sướng chưa. Đó là: "WINAMP" mà viết rõ hơn là WinAmp.

Nhạc vào hệ thống này nghe thành 3 chiều và như home surrounding stereo vậy. Hay gọi là 3-D surround Sound.

WinAmp của anh có thể nhảy từng bản nhạc mà không cần ngừng máy gì hết, nhảy rất êm như không nhảy bỏ gì hết.

Thế là toàn thể trường University of Northern Arizona đều biết đến tên quái dị này là: "Justin WinAmp".

Tiện lợi hơn nữa là các tay ghiền nhạc, gọi là "fan" có thể download WinAmp "skins" từ Internet, cùng hình ảnh nữa.

Và Thầy của Justin nói: "Sao trò không biết tính gì hết vậy? Tại sao mình không cho họ nghe thử nhu liệu của mình rồi mình ăn huê hồng trong đó nữa. Cho họ nghe free một thời gian rồi muốn nghe nữa thì trả tiền, gọi là: "trail period" đó mà. Còn không chịu thì cho họ nghe nhạc chết đi, Hì hì". Sau khi nghe chùa một thời gian thử, tốt xấu thì bắt họ ghi danh register để họ có thể download mà xài thả dàn.

Justin biết nhóm ghiền nhạc hơn đi học thì dĩ nhiên làm gì có tiền lương nên Justin bắt họ ghi danh nhè nhẹ mỏng mỏng là $10 USD cho một năm rẻ chán. Khi chương trình tung ra thì trong tháng đầu, Justin có đến 40 ngàn khách đến viếng trên Internet. Hàng ngày thế mới vui chớ. Cho đến khoảng 1 năm rưởi thì WinAmp có đến 25 triệu người chịu đóng lệ phí $10 USD năm rồi. Rồi người ta ghi danh bằng máy computers cứ nhảy con số khoái chí tử.

Ngay cả những Công ty lớn như Yahoo hay Dreamer Waver đến gõ cửa anh chàng thư sinh này. Thế là học trò tên Justin Frankel bỏ học và Thầy giáo dạy Frankel tại University of Northern Arizona cũng bỏ dạy luôn. Thầy làm nghề thu tiền cho trò còn trò nằm trên võng nghĩ kế khác... Các Công ty dĩ nhiên phải trả chi phí cho Justin là mỗi tháng, có Công ty trả trêân $8000 USD, có Công ty bự hơn trả cho Justin đến $12 nghìn USD một tháng còn khách lẻ tẻ thì cứ $10 USD làm chuẩn.

Khi Justin được Ngân hàng Bank of America of Arizona gởi giấy báo cáo hàng năm số tiền thân chủ gởi là: "$120 triệu USD" thì thiên hạ mới biết anh giàu thiệt tình. Năm đó Justin Frankel vừa đúng 20 tuổi đời.

Hiện nay ai muốn biết nhu liệu hay là software mang danh là WinAmp thì cứ đến những tiệm hay những cửa hàng lớn như ComUSA hay Fry’s hay Stapples thì hỏi giá một program WinAmp bao nhiêu thì biết và muốn download thì phải đóng cho Justin khoảng trên dưới $20 USD cho một năm.

Khoái chí nhất cho Justin là những nhạc sĩ khi thử program của Justin thì khen đáo để nghĩa là những tay chơi thứ thiệt náy quả có lỗ tai thính âm hơn người thườngkhi họ khen trên báo Computer World thì trị giá chục triệu chớ giởn chơi sao được?

Vừa rồi Napster Web nhảy vào ký hợp đồng với WinAmp để cho khách hàng nghe nhạc chùa nhưng không tính tiền mà chỉ nhét ít quảng cáo vào Web Sites của mình thì có chuyện. Rồi Napster Web đụng phải một Đại Sư Khổng Lồ gọi là "all-powerful Record Industry Association of America (gọi tắt là RIAA). Hiệp hội này thấy thiên hạ cứ thích nghe nhạc chùa của mình bằng hệ thống trực tuyến WinAmp và Napster Web rồi không chịu vào cửa hàng bán dĩa hát hay tape nhạc hay CD nhạc của họ. Con số báo lỗ vốn lên đến $120 triệu USD cho năm 2000, năm 2001 lên đến $450 triệu USD. Như vậy kéo dài thì toàn ban đi ăn xin là cái chắc. Hiệp hội này đưa đơn ra Tòa. Người bị thưa đích danh là Napster và WinAmp và MP3 thưa một lượt 3 người.

Nhưng sau đó chỉ còn lại Napster mà thôi, vì có lẽ WinAmp và MP 3 chịu bồi thường ngoài Tòa rồi.

Hiệp Hội RIAA thưa Napster là tên ăn cắp nhưng chủ chốt Napster Inc là chàng trai trẻ tên là: "Shawn Fanning" nói tại phiên tòa San Francisco, nói một câu mà luật sư hai bên đều cười hết như sau: "Thưa Tòa! Họ nói tôi là tên ăn cắp. Họ nói sai hoàn toàn chữ ăn cắp. Tôi không phải là tên ăn cắp. Ví dụ như tên ăn cắp là "tôi ăn cắp con chó của anh, tôi có con chó còn anh thì mất con chó, như vậy mới là ăn cắp. Còn đây, Hiệp hội RIAA đâu có mất con chó và tôi cũng đâu có con chó? Tôi có giữ cái gì của họ đâu?” Rồi anh chàng chịu chơi hãng Napster tên là Shawn Fanning nói rõ thêm: "Ví dụ một người dùng máy Xeros Copy mà in nhiều tài liệu lậu đi, đâu có thể thưa hãng Xeros Copy Corp được? Còn tụi tôi cũng như hãng Xeros Copy Incorporation vậy."

Tòa U.S District tên là: "Jed Rakoff" thì đứng bên Hiệp hội RIAA rồi, nên phạt MP3 rất nặng búa, còn Napster thì Tòa cho thời gian 3 tháng mà báo cho khách hàng đi chỗ khác chơi đi.

Nhưng nhu cầu đòi hỏi trên Internet quá mãnh liệt nên côngty Amazone.com nhảy vào ăn có mặc dầu họ biết Hiệp Hội RIAA không vui lòng chút nào. Nhóm Amazone. com (đọc là Amazone đót com) (đọc như vậy mới sướng lỗ tai chớ còn đọc là Amazone chấm com thì nghe... không thủng lỗ nhĩ rồi.) rồi sau đó thêm tụi ZDNet Music, Dr. Dee và Metallica nhào vào quá nhiều. Tòa xử muốn khùng luôn.

Tháng 1 năm 2000, cảnh sát Nauy (Norwegian police) vào nhà gõ cửa bắt một anh thiếu niên tên là Jon Johansen, 16 tuổi. Vị trẻ tuổi này phá thủng được vách tường bảo mật của hệ thống Content Scrambling System (gọi tắt là CSS) của Video Số hay là DVD, rồi tên nhóc con này phân phối program cho bạn bè lối xóm ngay cả nước làng giềng là Pháp và Đan Mạch. Nghĩa là DVD nào đến anh ta mà sang lại muốn tốt hình thì phải nhờ nhu liệu program của Johansen mới được. Như vậy đụng tới thứ dữ hãng đóng phim tại Hollywood rồi. Thiệt như vậy: Hiệp Hội gọi là: "The Motion Picture Association of America" gồm nhiều hãng như United Movies, MGM, Columbia, Sonny tất cả tiền bạc của họ nặng gần bằng nửa trái đất này vậy, tất cả đút đơn kiện một thằng nhóc con Na Uy mới 16 tuổi, hỉ mũi chưa sạch nữa. Một nhu liệu, một program của anh đã làm xập bức tường Vạn Lý trường Thành Hollywood nếu không chận được thì cả đám Hollywood hay các tài tử minh tinh siêu sao từ nay sẽ đóng phim toàn những cảnh ăn xin hành khất... vì đâu còn tiền mà mua áo quần tư trang để mà đóng phim trên Hollywood được đây. Đâu còn Meil Gibson, Jack Nicholson, Madonna nữa.

Tên nhóc con cũng không hiểu tại sao tụi Hollywood nhào lên xứ băng giá mà thưa mình nhiều quá như vậy. Jon đâu có là kẻ DVD đạo tặc. anh chỉ bẻ code mật mã protection của DVD mà chính mình bỏ tiền ra mua tại tiệm mà, rồi khi anh muốn download vào máy vi tính của mình để xem chơi thì bị code này chận lại. Máy vi tính của mình và DVD của mình mua mà tại sao họ lại chận cửa không cho mình nhét vào? Họ không biết điều, có viết thư điện tử email hỏi họ thì họ nói không biết. Như vậy mình phải làm một cái gì mới được mà.

Lúc đó hệ thống bảo mật CSS không hiệu nghiệm cho máy Linux của anh đang xài, nhóm Hollywood chỉ tính tụi xử dụng Window, Explorer hay Netscape tại Hoa Kỳ mà thôi, còn xứ mình thì đang xài Linux vì Linux cho free còn tụi Window hay Netscap thì phải mua. Nên anh chàng Jon Johansen được một điểm lợi là nhìn được vách tường Vạn Lý Trường Thành Hollywood đó, còn tụi Mỹ thì không nhìn thấy vách tường này. Khi nhìn được Vách tườngthì mình cứ ngày đêm đục cho lủng lỗ mới được. Đục riết ngày kia... vỡ một mảng vách tường Hollywood rồi nó xập lúc nào mình đâu có hay. Thế là tường xập, nghĩa là anh chàng 16 tuổi học chưa xong Trung Học mà đánh nhào Đại Gia là trường M.I.T tại Massachusetts bên Hoa Kỳ lận. Nhu liệu này anh tự đặt tên dễ thương là "DeCSS ". Đó là tiếng Na Uy nghĩa là: "Lủng Lỗ CSS rồi". Nhưng anh dặn với bạn bè, muốn sang lại DVD hay xem chùa DVD thì nên dùng hệ thống Operating System của hệ thống Linux thì mới hiệu nghiệm, còn dùng hệ thống Window hay Cisco hay ngoài Linux thì không bảo đảm.

Nhưng vì anh là vị thành niên và luật Na Uy không bắt buộc cha mẹ phải đền tiền cho con nên Đại Xì Thẩu đại Tỉ Phú Hollywood đành lỗ công sức mà thôi. Luật sư Hollywood lên xứ Na Uy chịu lạnh đôi bề rồi xử anh chàng nhóc con này vài chục bạc Na Uy thì đau quá nhưng nếu không thưa thì không được.

Nhờ vụ kiện này, nên xứ lạnh ngàn năm Norway được nhiều ngày nóng người. Báo chí chạy tít lớn hàng ngày, dân Na Uy tóc vàng mắt xanh ngày ngày chúi mũi vào báo xem Tòa của mình và tụi ngọai quốc Hollywood cãi cọ ra sao. Họ mua sạch báo Na Uy, họ tụ năm tụ sáu. Tại quán cà phê, tại sân đá banh, tại nhà thờ sau khi làm lễ xong, tại Super Market, tại trường học vv.vv... Ai ai cũng biết anh chàng Jon này hết. Thế là sau 3 tháng lên lên xuống xuống hầu Tòa, Tòa phạt Jon Johansen vài chục bạc còn nhóm luật sư Hollywood gồm 42 người đại diện gần 15 hãng phim lớn tại Hollywood buồn bã xách cặp táp leo lên máy bay rời xứ lạnh mà về lại Hollywood. Nghe nói công ty Microsoft bên Mỹ đang cho người mời Thần đồng tí hon này, còn có trường dạy Software thiết kế bên Pháp gởi thư mời anh này làm cố vấn cho mình nhiều trường hợp mà trường không giải thích nỗi. Họ nói: "mọi người đâu có thấy vách tường vì nó vô hình mà, còn tên Jon thì nó thấy được vách tường. Thấy vách tường là nó đục tường liền, đâu khó. Khó là phải thấy cho được vách tường mới đuợc. Hình như nó còn dấu một vài tuyệt chiêu chờ nó mở Công ty đục vách tường hay sao hả?"

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002