|
|
|
TƯỜNG THUẬT BUỔI RA MẮT THƠ & CD CA NHẠC Của NGÔ THI VÂN & HẢI BẰNG HOÀNG DÂN BÌNH NGÀY 20 – 4 – 2002 tại NHÀ HÀNG KIM LONG Trong không khí tươi mát của mùa xuân, Buổi RMT & CD lần đầu tiên khai diễn trong một căn phòng ấm cúng mới được quản đốc Lộc Sĩ Mùi cho chỉnh trang lại có một sân khấu mới cùng một hệ thống âm thanh và đèn màu khá hoàn hảo với hơn 100 khách từ nhiều nơi về tham dự. Mở đầu chương trì nh, nhà văn & nhà thơ Trần Quán Niệm giới thiệu các đại diện hội đoàn, báo chí, và một số thân hữu ở xa tới như: Ô. Nguyễn Văn Bá (Cộng Đồng VN Philadelphia & Phụ Cận), ÔB. Mạc Hồng Quang (Liên Đoàn Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt Philadelphia & Phụ Cận/ Bán Nguyệt San Rạng Động), Ô Phạm Hữu Vinh (Báo Sóng Thần), Ô Lê Toàn (Báo Asian News, Philadelphia), Nhà Thơ Lê Thị Nhị (VA), Ngô Minh Hằng (NJ), Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hạt Cát, La cẩm Tú, Quỳnh Anh, Họa Sĩ Minh Hằng, Nữ Ca Sĩ Thúy Mỹ, ÔB. Phạm Tiến Cương (MA.), Ô Trần Văn Cả (Hội CTNCT, PA), ÔB. Ngô Trọng Bảo (Allentown).Tiếp theo, Nhà Thơ & Nhà Văn Trần Q. Niệm giới thiệu tác phẩm của Ngô Thy Vân. Đại ý ông nói bóng dáng nữ giới xuất hiện trong thi đàn càng ngày càng nhiều như Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Mộng Tú, Như Chi, Ngô Minh Hằng, Lê Thị Nhị, Hạt Cát, v.v. và hôm nay là Ngô Thy Vân, sinh tại Huế; tác phẩm đầu tay là Tình Nàng Ngư Nữ, tuyển tập nhạc thơ và CD nhạc Như Giấc Mộng Say, CD Ngăm ngăm Thương Nhớ Một Mình; thỉnh thoảng có thơ đăng trên các báo như Đẹp, Y Tế, Cỏ Thơm v.v. Kế tiếp, Nhà Thơ Võ Đình Tuyết đọc bài của Nhạc Sĩ Nguyễn Trộng Khôi viết giới thiệu CD ca nhạc của Ngô Thy Vân với nội dung là âm điệu và lời thơ của Thy Vân rất thích hợp cho việc phổ nhạc. Nhà Thơ Ngô Thy Vân trình bày một số bài thơ bằng chính giọng ngâm khá gợi cảm với những âm sắc thật dễ thương của xứ Huế. Tiếp đó, Giáo Sư kiê m Nhà Văn Phạm Hữu Bính giới thiệu thi phẩm Hương Yêu của Hải Bằng Hoàng Dân Bình. Ông nói:Đối với phần đông, Hải Bằng HDB không phải là một nhân vật xa lạ. Mặc dầu lúc trước ở Allentown hay bây giờ ở Arizona, anh đã luôn luôn cộng tác chặt chẽ với các hội đoàn và thường xuyên hiện diện trong nhiều hoạt động cộng đồng trong vùng Phila và Phụ Cận. Anh vốn là học trò cũ của Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh, cũng là một nhà văn mang bút hiệu Toàn Phong. Anh tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Saigòn và là Giáo Sư Trường trung Học Cần Giuộc, Long An; nguyên sĩ quan QLVNCH và nguyên Chủ Nhiệm Chương trình Bạn Có Biết, Đài Truyền Hình Saigòn trước 75. Tại Hoa Kỳ, anh là chủ bút đặc san Vùng Lên, Giám Đốc Điều hành Hội Tương Trợ Người Việt, Lehigh County, PA; hội viên Hội Thi Sĩ Quốc tế (MD); đóng góp các bài viết về văn hóa, xã hội, và chính trị trên các báo như Phương Đông (MA), Đại Chúng (VA), Hương Quê (Houston), Rạng Đông (AZ), Asian News (Phila), Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại (CA), Kiến Quốc (GA), Hoài Bão Quê Hương (VA), Văn Nghệ Tiền Phong (VA), Saigon Nhỏ (CA), Dân Văn (Germany), Tuyển Tập Promise of Dawn ( MD), và Vườn Thơ Hội Ngộ (CA) , v.v.Đúng với ý nghĩa của tựa đề, Hương Yêu đã đặt trọng tâm vào Tình Yêu – thứ tình yêu rộng, bao gồm chẳng những tình yêu lứa đôi, mà còn cả tình yêu quê hương, bạn hữu, cha mẹ & con cái, và nhân loại. Theo tác giả, tình yêu nguyên thủy do tạo hóa gài đặt trong tâm linh mỗi người; tình yêu là nguyên động lực cho mọi cơ trình của sự sống. Hãy nghe Hải Bằng nói về tình yêu:Ta nhập thế: phút linh tố tạo hồn Cho ta đủ cơ trì nh sự sốngÁnh dương quang truyền tinh xạ khai thông Mở cửa trí tâm khai hoạt. Yêu là sống, sống là yêu Yêu trải rộng, sống vui nhiều Sống đau khổ là yêu hạn hẹp.Nếu có ai thắc mắc tại sao tác giả lại lấy tựa sách là Hương Yêu thì có lẽ có thể tìm thấy câu trả lời trong bài thơ mở đầu thi phẩm: Em biết không? Kìa vừng đông ló dạng: Tia nắng hồng tràn ngập khắp không gian Là lúc vạn tinh quang đổ xuống Truyền tinh tố sống Cho con người và vạn vật nở hoa yêu Để mầm sống tiếp truyền mãi đó. Em nhìn kia! Kìa Mây yêu Gió Gió yêu Mây, May Gió chung đường Mưa yêu Nắng, Nắng nhường Mưa tới. Vạn vật tỏ tình thương Ới đời vui như mở hội! Ai đi gi eo Tình Thương.Ới đời vui như mở hội! Nở Hoa Yêu tô thắm Vườn Đời. Đối với tác giả, Tì nh Yêu là Hoa tô thắm cuộc đời; mà Hoa thì phải có Hương; cho nên cái tựa đề Hương Yêu chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.Như vừa trình bày ở trên, tác giả quan niệm một tình yêu rộng rãi vượt ra ngoài phạm vi tình yêu giữa Người Nam và Người Nữ, thứ tình yêu gồm cả tình yêu người lính chiến, tình yêu của học trò đối với trường và thầy cũ. Xin mời quý vị nghe vài câu thơ về tình yêu người lính chiến VNCH: Em vẫn yêu các anh như những ngày xưa đó Tạm gác sách đè n theo tiếng gọi non sôngVai ba-lô, tay súng, trả nợ tang bồng Trước ngọn cờ trỏ kiếm, buông cung Các anh lên đường lớp lớp ra đi. Và sau đây là tình cảm của người học trò đã trưởng thành nhớ về trường xưa và thầy cũ: Ngoài: trời vắng. Thoáng nhìn sân nắng trải Trong: lớp im. Nghe nhẹ bước thầy đi Dù sóng đời tiếp tục cuốn tôi đi Tôi vẫn mãi nhớ ghi tình thầy cũ Nhớ những góc đời ấp ủ thân thương Nhớ những Ngọn Đè n soi tỏ bên đườngDẫn tôi tới Ngôi Vườn Hoa Trí Tuệ. Ngoài ra Hương Yêu còn chứa đựng những quan niệm của Nhà Thơ Hải Bằng HDB về nghệ thuật, về Thiền và Phật, và Thiên Nhiên. Chúng ta hãy nghe tác giả suy ngẫm về thuyết sắc sắc không không của Đạo Phật trong bài "Hiện Hữu hay Không Hiện Hữu": Dòng tư duy trong tôi khôngngừng chẩy Siêu hấp lực từng ngoại không thúc đẩy Cho tôi thấy là tôi đang sống thực. "Tôi tư duy vậy là tôi hiện hữu" Nếu anh tin thì là có Nếu không tin thì có cũng là không. * Trong u tối anh nhìn tôi không có Ánh ban mai cho thấy rõ hồn tôi Thượng Đế vốn vô ngôi, vô ảnh Tâm linh người óng ánh tình thương Rực rỡ hào quang tỏa chiếu muôn phương Bằng trí tưởng, anh tạo ra bóng hình Người ở đó: Lung Linh Huyền Ảo. * Không niềm tin nên tâm anh chao đảo Người trở về với sắc áo Hư Vô Độ chúng sinh có hạnh ngộ đón chờ Rời Bến Mê qua bên bờ Bến Giác Anh ở lại mê cái tôi giả tạm Cao ngạo, đớn hè n, hư nát hồn anh!Múa may quay cuồng muôn kiếp mong manh Trong vũ trụ vận hành không ngưng nghỉ. Sao không biết nâng tâm hồn lên nhỉ? Sao không biết trút cái tôi hoen rỉ? Do trường văn hóa máu sắt tạo ra Làm sao tính Vô Ngã được nở hoa? Làm sao tính Nhân Ái Như màu xanh của cỏ cây Được chan hò a mọi hương?Ta trở về Nhập siêu thể nhiệm màu vô sắc tướng Trong Cõi Không bình, an, lạc đời đời. Tóm lại, tập thơ Hương Yêu là một thi tập chứa đựng những tư tưởng nhằm xây dựng tâm linh con người trên cơ sở phát triển rộng tình thương yêu của con người ra khắp mọi người cũng như muôn loài khác. Trong mục tiêu đó, thi sĩ Hải Bằng Hoàng Dân Bình kêu gọi chúng ta quên đi cái Tôi thường gây ra chia rẽ, để thay vào đó cái Ta có tính cách hòa nhập hơn với thiên nhiên và vũ trụ, và chúng ta hãy tìm hạnh phúc cho mình bằng cách tạo hạnh phúc cho người khác. Bằng cách vận dụng những từ ngữ chọn lọc, chính xác, và mới lạ, những vần, điệu, và thể thơ thích hợp, nhà thơ đã tạo được những rung động và những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người đọc. Thi phầm Hương Yêu đã được nhiều độc giả say mê. Chúng tôi xin trích sau đây một số những lời ca tụng thi phẩm này của một số thân hào, nhân sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm nhận xét là những bài thơ trong Hương Yêu có vần điệu không gò bó trong niêm luật, âm thanh dung hợp, nhịp nhàng, người ta có thể dễ dàng ngâm lên được và có nhiều triển vọng sẽ được lưu truyền lâu dài trong thế gian.Giáo Sư Bùi Như Hùng ở Canada đã viết: Thơ của Hoàng quân là vinh danh của quá trình chiến đấu kiên cường và quả cảm của dân tộc Việt Nam; là nền tảng của tư tưởng kiên cường; là tiếng còi thúc quân vùng lên giải phóng quê hương; là con thuyền chở niềm tin đến với mọi người. Nhà Thơ Nguyễn Phú Long ở Richmond, VA. viết: Với thi tập Hương Yêu, tác giả đã thành công trong việc gửi gấm, bày tỏ tấm lòng nhiệt thành của mình, phơi bày, cởi mở tình vị tha. Đây là một cuốn sách xứng đáng để bên cạnh những tác phẩm giá trị trong tủ sách gia đình. Đây là một đóng góp không nhỏ về sáng tạo của những người Việt đang sống xa quê hương. Ông Hứa Văn Bé, Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Phila ghi nhận: Đây là một tài liệu rất giá trị mà chúng tôi luôn luôn lưu giữ trong tủ sách gia đình.Ông Nguyễn Ý Nhạc, nguyên Chủ Bút nguyệt san Tiến Thẳng, California viết: Hương Yêu là một mảnh đất nhỏ tô điểm cho vườn thơ dân tộc thêm màu sắc, có những ý nghĩa mới lạ, thấm đậm tình người, tình gia đình và quê hương. Giáo Sư Nguyễn Đình Cường, California, nhận định: Tập thơ thể hiện một bản ngã thật đa diện; một kiến thức thật phong phú về nhân sinh, tôn giáo; một cá tính thật trung hậu, và trên hết; một tâm hồn thơ ... thật là thơ. Cựu Đại Tá Lê Cầu, Philadelphia, viết:Tôi rất thích ý tưởng của Hải Bằng biến thơ văn thành sản phẩm cho đại chúng chứ không giới hạn trong giới văn thi sĩ và trí thức.Quý vị vừa nghe chúng tôi và những người khác ca ngợi thi phẩm Hương Yêu; nhưng muốn thực sự thưởng thức được những lời hay, ý đẹp của tác phẩm này, chỉ có cách là chính quý vị tìm đọc thi phẩm này. Là thi sĩ, Hải Bằng HDB còn tự phổ nhạc và ca hát một số bài thơ như bài Khi Người Yêu Đến, Sao Em Cô Đơn, Vũ Khúc Biển Xanh, và đặc biệt là bài Tôi Muốn. Chúng tôi xin mời anh và chị Bình lên đây để trình bày bài thơ và khúc khạc manh tựa đề Tôi Muốn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tác giả Hương Yêu và người bạn đường cũng rất đáng mến của anh. Tiếp theo đó Nhà Thơ Hải Bằng HDB đã lên trình bày. Ông phát biểu như sau: Kính thưa toàn thể quý vị: Tôi trở về từ Arizona, miền sa mạc nóng bỏng, nhưng bầu trời hầu như lúc nào cũng trong xanh. Hôm nay được nhìn thấy ở đây nhiều vị ở đây quen và mới quen họp mặt trong buổi ra mắt tác phẩm này, lòng tôi tràn đầy những cảm xúc sung sướng và biết ơn. Thật là: Món nợ văn chương chưa hết trả Ân tình thi hữu đã thêm vay Nghìn trùng xa cách Cùng trở về đây Gặp gỡ phút giây Tròn đầy tình nghĩa. Xin chân thành gửi tới toàn thể quý vị lời chào mừng nồng nhiệt nhất của tôi. * Kính thưa quý vị: Trước khi trình bày vài nét chính về đứa con tinh thần Hương Yêu của tôi ra đời vào đầu năm 2000, tôi xin phép được chia xẻ với quý vị vài tin liệu đáng chú ý về sinh hoạt cộng đồng Việt tại Arizona. AZ là một tiểu bang trẻ đang trên đà phát triển mạnh. Phố xá, xa lộ, nhà cửa rộng rãi và đẹp. Nhiều công nghiệp lớn tập trung tại đây. Giá nhà chỉ bằng nửa giá ở Cali. Người Việt có khoảng 25 ngàn, phần lớn tập trung tại thủ phủ Phoenix. Có ba tờ báo và một đài phát thanh tôi biết là tờ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, tờ Nguồn Sống, tờ Rạng Đông, và đài Tiếng Nói Quê Hương. Một thành tích hoạt động cộng đồng đáng ca ngợi là nỗ lực xây dựng một đài tượng niệm riêng của CĐ Việt tại Phoenix, AZ. Kỳ đài này được đặt tên là Kỳ Đài VNCH và nằm trong Công Viên Đài Tưởng Niệm ghi nhớ công ơn các Quân Nhân HK đã hy sinh trong Cuộc Chiến VN. Đây là kết quả sau bốn năm ròng rã với sự đóng góp công và của của đồng bào địa phương cùng một số tiểu bang khác, và đặc biệt là phải đấu tranh hủy bỏ dự án của Terry Chokes + Jane Fonda nhằm treo cờ Cộng Sản VN tại đây. Lễ Khánh Thành Kỳ Đài VNCH được diễn ra vào ngày 29 tháng Tư năm 2001 với sự tham dự của khoảng 1000 đồng bào và quân nhân của các binh chủng từ nhiều nơi đổ về. Mọi người đều rất xúc động được nhìn lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ, linh hồn của Tổ Quốc, từ nay vĩnh viễn tung bay trong bầu trời luôn luôn trong xanh của bang AZ. Bộ Trưởng Đặc Trách Cựu Chiến Binh HK, AZ, đọc tuyên ngôn công nhận ngày 29.4 là Ngày Tưởng Nhớ Cuộc Chiến VN. Thượng Tọa Thích Chí Tôn phát biểu trước anh linh của các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong cuộc chiến: "Ăn hạt gạo miền Nam và thân thể tôi còn lành lạnh như ngày hôm nay là nhờ các anh. Xin cám ơn các anh, người lính VNCH." Anh Phạm Văn Sinh, cựu hải quân VN, nói: "Sau ngày mất nước, tôi đã có hai lần không cầm được nước mắt trong đời. Lần đầu khi di tản tới Subic Bay, chúng tôi phải hạ lá cờ QG trên hạm đội PLT và 26 năm sau, hôm nay được đứng chào lá cờ vàng thân yêu tung bay trên vùng trời tự do." Anh Đỗ Vĩnh Bảo, hiện là sĩ quan trừ bị của Hải Quân HK đã phát biểu và cho biết anh gia nhập quân đội HK để thể hiện lòng tri ân với thế hệ cha anh VN & HK đã bảo vệ anh được trưởng thành trong tự do. Anh Craig Borsheim, một cựu quân nhân HQHK đã từng thi hành nhiệm vụ tại Đà Nẵng từ 1969 đến 1971 cho biết: “Chúng tôi đã chiến đấu và hy sinh vì lá cờ VN tự do. Do đó, chúng tôi đã hợp tác và đấu tranh cùng với cộng đồng VN để lá cờ vàng ba sọc đỏ hiện hữu vĩnh viễn tại Đài Tưởng Niệm Chiến Binh AZ, và tôi rất cảm động trước giây phút này.” (xem CĐNGQG, Số Đặc Biệt: Ngày QLVNCH, 6/2001). Cũng trong bài Vinh Danh Quân Lực VNCH (tr.4), LS Nguyễn Văn Chức đã nói với người cầm súng của CSVN: "Các bạn cầm súng bên kia chiến tuyến! Các bạn không có gì để có thể so sánh được với những người cầm súng bên này chiến tuyến của chúng tôi – những người chiến sĩ VNCH." Với các chiến sĩ QG, ông mượn ý thơ của nữ sĩ Ngô Minh Hằng (NJ) và viết: "Anh chiến sĩ QLVNCH ơi! Sử sách và dân tộc VN sẽ muôn đời tưởng nhớ anh với tấm lòng khâm phục và biết ơn đó! Muôn đời và muôn đời Anh vẫn còn oai hùng như dáng núi. Muôn đời và muôn đời, hỡi anh chiến sĩ QLVNCH!" Và ông kết luận: "Vì biết rằng các anh luôn luôn nâng cao ngọn đuốc đấu tranh chống Cộng tại hải ngoại, các anh vẫn tiếp tục làm lịch sử, các anh vẫn đó, oai hùng như dáng núi, cho nên CS và tay sai phải tìm mọi cách để hạ nhục các anh, nhất là trong giai đoạn lịch sử này. Nhưng chúng không thể xóa được quá khứ oai hùng của các anh, không xóa được chính nghĩa dân tộc nơi các anh, không xóa được những tâm tình đẹp đẽ mà tổ quốc dành cho các anh. Và, không xóa được lịch sử!" Kính thưa quý vị: GS. Phạm Hữu Bính vừa mới đây nê u ra một số lời khen Hương Yêu. Nhưng cũng có ít nhất là một người chê tập thơ. Đó là một người nữ yêu thơ ở VA và bà ấy đã nói với tôi qua điện thoại: “Nói xin anh đừng buồn, thơ của anh tôi đọc thấy là lạ, không giống như những thơ tôi thường đọc trước đây.” Tôi thực sự đã cảm ơn bà ta vì những lời nhận xét rất thành thật và hiếm có. Tôi nghĩ bà ta thuộc lớp người bảo thủ, sợ sự thay đổi, quá quen thuộc và rất ưa thích loại thơ tình tứ lãng mạn thường dệt bằng những sáo ngữ, chẳng hạn như:Chàng là khách của trời xanh nước biếc Mây giang hồ phai áo đẹp trinh nguyê nĐem tóc kết phong trần không hận tiếcNàng là cả một bài thơ diễm tuyệt. Hoặc: Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vương vấn mộng thi nhân. Thực sự tôi cũng đã tự thú nhận tôi không phải là thi sĩ theo ý niệm của bà ta qua bài "Xin Đừng Vội Gọi Tôi Là Thi Sĩ" (HY: tr.118). Bài này đã trình bày nhân dịp tham dự Đại Hội Thi Sĩ Quốc Tế tại Washington, DC. năm 1998. Kể về sự kiện này tôi không hàm ý phô trương mà chỉ muốn nói về nỗ lực muốn có tiếng nói của người Việt góp trong thi đàn QT. Và, đây xin trích vài đoạn:Xin đừng vội gọi tôi là thi sĩKhi tôi đăng đà n gia nhập Làng Thơ.Những bài thơ đâu làm nên thi sĩ Như tấm áo choàng đâu tạo nổi thầy tu! Xin đừng vội gọi tôi là thi sĩKhi thơ tôi không chuyên chở cái gì Một cái gì phát xuất tự tư duy Của riêng tôi mà cũng chung tất cả Trong trái tim mọi người có trái tim tôi. Chân lý hôm nay khác thời xa xưa Như hai lần tắm Không cùng một dòng nước chẩy qua. Chẳng còn nữa: Thời thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây.Thưa quý vị: Trước khi tiến hành cấu trúc thi phẩm Hương Yêu, tôi đã đi tìm hiểu giới trẻ xem họ thích đọc thơ loại gì. Một nhà họa sĩ trẻ yêu thơ ở PA cho biết: "Chúng cháu thích đọc thơ, nhưng là những loại thơ có chiều hướng mở rộng, có những điểm khác biệt, và mang một chút màu sắc triết lý nhân sinh." Chính khát khao đó đã khiến tôi mạnh dạn phát huy quan điểm “văn dĩ tải đạo”; và đó cũng là quan điểm của nhiều nhà thơ và văn như Shelley, Tolstoi, Chu Xuyên Bách Thôn, Fichte, Gorky mà thi sĩ Lý Đông A đã ghi như sau (HY:tr.18): Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương, vì yêu thương là huyết tính của loài người, trong sống thật, sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng cái đắc thắng của vô ngã. Nhà văn nghệ không thể làm tiếng chó sủa, không thể làm đồ đùa cho giai cấp đặc quyền, và không thể làm đồ chơi của bọn tục. Nhà văn nghệ phải là một giáo sĩ tiên tri và dui mài; phải thổi tiếng kèn đánh thức lên, tự tin mình, và càng khát mơ chân lý. Được như thế, văn nghệ là lương tâm của loài người." Thưa quý vị, chính trên quan điểm đó tôi đã chọn chủ đề Yêu với những hương vị khác nhau của nó như Tình yêu Lứa Đôi, Quê Hương, Thiên Nhiên, và Nhân Loại. Và, tôi đã mạnh mẽ đề xuất định nghĩa: yêu là sống và sống là yêu (tr. 28); thể hiện của Yêu là nụ cười qua bài Cười (tr.64): Hãy cho nhau một nụ cười Cho đời thêm đẹp, cho người thê m tươiCó người sống chẳng biết cười Vô duyên giữ mãi mẻ người tự cao. Trời cười: trời nở trăng sao Đất cười: đất mở núi cao sông dà i.Mây cười: gió đuổi theo hoà iNắng cười, gió hát cho ai mơ màng. Và, tôi xin hãy đừng than khóc (tr.62): Sao em mãi giam mình trong than khóc? Đã xưa rồi cảnh oán trách vu vơEm khóc mãi cho mối tình đầu đầu tan vỡ?õ Em than hoài cho cuộc sống cực cơ? Sao không biết tự tin và tiến tới? Xây đời bằng tâm trí với hai tay Em sẽ thấy Đời không dài để than mây khóc gió Ngày không vui khi khắc khoải chờ mong. Em sẽ như con thuyền lạc giữa dòng Trong ảo ảnh khi hoàng hôn buông xuống Em sống như một linh hồn vô hướng! Đời tầm thường sao gợi được y êu thương?Và tôi cũng xin đề cao ý nghĩa của chân hạnh phúc là hạnh phúc tạo cho tha nhân qua bài Hạnh Phúc (tr.63): Trong Tăm Tối được Ánh Đè n soi tỏTrong Nắng Mưa có Mái Ấm êm đềm Trong Cô Đơn, có Bạn luôn ở bê nTa đã sống những ngày tràn hạnh phúcAi không đi gieo hạnh phúc cho ai Sao lại cứ kèo nài xin hạnh phúc! Thưa quý vị, có một câu nói của người Mỹ mà tôi thích và muốn chia xẻ với quý vị là "making a difference", hàm ý người Mỹ luôn luôn muốn có cái gì khác, mới, nhằm tránh tính nhai lại tạo sự nhàm chán. Muốn thế phải cần có tinh thần sáng tạo, và như vậy là phải đi, phải đọc, phải nhìn, và phải tiếp xúc. Tôi đưa ra hình ảnh mới của bà Mẹ Việt qua bài "Người Mẹ Hôm Nay" (tr.123), tạm thế cho hình ảnh Bà Mẹ Việt ï tuyệt vời mà nhạc sĩ Y Vân đã mô tả trong bài "Lòng Mẹ", vì hình ảnh này đâu có trong ý niệm của thế hệ trẻ hôm nay? Mẹ dậy khi con còn ngủ say Trăng đê m chênh chếch có ai hayMẹ thầm sửa soạn khi con dậy Có sẵn cơm ngon đủ suốt ngà yRồi mẹ rời nhà trời chưa sáng Đường xa, xe phóng lướ t như baySương đêm đọng giọt mờ khung kiếng Mẹ tưởng lệ nhòa, mắt mẹ cay Bao năm quê n sống nuôi con dạiCho được nê n người không kém aiMuốn con đầy đủ, con ăn học Đời con là đời mẹ nối dà iThôi hãy ngủ mộng ngoan con nhé! Mộng đời con sự học đi lê nLàm tia sáng rọi đường cho mẹ Mát lòng nghe người nói con hiền. Bố cục thi tập gồm bốn phần: Những Mảnh Tình; Quê Hương và Con Người; Thiền; và Thi Hữu & Gia Đình. Những Mảnh Tình gồm những bài thơ thuần tình yêu và mang những thể loại khác nhau nhưng cũng gói ghém những tâm sự đặc biệt ở trong như: bài “Sao Em Cô Đơn” (57) và “Đôi Mắt Em Buồn” (60). Trong phần Quê Hương & Con Người : Có những bài tình tự như: Quê Hương Ta (78); Tình Thu (87); Hãy Trả Lại Ta (102); Em Vẫn Yêu Các Anh Như Những Ngày nào (108). Trong phần Thiền: Có vài bài về Thiền (128) và Đạo. Phần Trang Thi Hữu: có một vài đoạn thơ trích của một vài văn thi sĩ, đặc biệt có bài của nhà thơ mới qua đời Trần Quốc Thái với thi phẩm Bài Thơ Trên Cát (157). Kính thưa quý vị: Tôi rất thiết tha mong có những ý kiến trao đổi nhất là ý kiến xây dựng những buổi gặp gỡ đều đặn như hôm nay để chúng ta cùng chung thắp sáng thêm ngọn đuốc văn học Việt nơi hải ngoại. Kính mong quý vị bỏ qua những gì sai sót. Trân trọng kính chào và kính chúc quý vị vui hưởng bữa ăn thân mật đặc biệt của Nhà Hàng Kim Long do cựu chiến binh Lộc Sĩ Mùi quản đốc. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.* Tiếp theo là chương trình ca nhạc điều khiển bởi các nhạc sĩ Đức Nam, Triệu Vinh, và Quốc Anh, cùng với các giọng ca của Bích Lâm qua bài Như Giấc Mộng Say &ø Thương Nhớ Một Mình; Thu Hoài: Nghe Trong nỗi Nhớ; Việt Thiện: Lá Sầu Đâu; Kiều Nga: Thao Thức; Thái Trinh: Mưa Trên Phố Vắng; Thy Vân: Chị Hằng và Ông Trăng; Hải Bằng HDB: Tôi Muốn. Sau đó là phần tặng quà và chụp hình lưu niệm.Buổi họp mặt kết thúc và mọi người chia tay trong bầu không khí đầy thân thiện và lưu luyến. Điều nổi bật nhất trong chương trì nh làm cho tất cả mọi người đều thích thú là cặp MC Phạm Tiến Cương đến từ Boston, MA. Anh chị với nụ cươi luôn luôn nở trên môi, đã tận tình linh động điều hợp chương trình với những lời giới thiệu thật xuất thần đầy gợi cảm gây làm cho người nghe rất hài lòng và buổi hội trở nên vui nhộn trong những tiếng cười và nhiều tràng pháo tay nồng nhiệt. Sau buổi hội, ÔB. chủ Nhà Hàng Saigòn Restaurant đã ân cần mời một số anh chị em văn nghệ sĩ về nhà để tiếp tục nói chuyện.
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002