Đại Chúng số 98 - Ngày 15 tháng 5 năm 2002

Duramax

BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐẠI HỌC HARVARD?

Người thứ Chín biên soạn

Trong phần này chúng tôi sẽ phớt qua những ngày thành lập, tiểu sử của Trường. Mà đi thẳng vào sự sinh hoạt của ngôi trường đứng hạng số 1 của Hoakỳ.

Đi thẳng vào sự sinh hoạt hay hoạt động hàng ngày của ngôi trường này, không gì bằng nói đến Hiệu trưởng ngôi trường này. Mặc dầu danh từ Hiệu trưởng có phần không chính xác nhưng cứ tạm gọi Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm và không ai cao hơn chiếc ghế này hết. Vậy chúng ta bắt đầu sự hoạt động của hiệu trưởng mới được bổ nhiệm vào Harvard.

Ngài Lawrence H. Summers với gương mặt bầu bỉnh, tướng hơi tròn mập. Đúng hơn nên làm xếp một ngân hàng loại lớn thuộc hạng Megabank thì hết xẩy.

Nhưng tại sao Ban Quản trị lại chọn Lawrence H. Summers?

Ông là cựu Bộ trưởng Tài Chánh Hoakỳ, nổi danh với nhiều phương án làm cho nền kinh tế Hoa kỳ bị trì trệ được phục hồi sức khỏe hơn mọi người khác.

Khi Ông được bổ nhiệm vào ghế hạng nhất của ngôi trường hạng nhất Hoakỳ, thì nội trong quý ngày xưa gọi là Tam cá nguyệt (hay là Semester) Lawrence H. Summers làm nhiều người găng lên. Găng lên nghĩa là máu nóng chạy đều rồi, nhưng cũng va chạm nhiều người có đầu óc thủ cựu. Chiếc ghế Hiệu trưỡng ngôi trường Harvard không hẳn đơn thuần làm việc chuyên về giáo dục cho trường mà dính líu rất nhiều về Chánh trị ngoài đời nữa. Dính líu đến Thượng nghị sĩ quốc hội, đến các Bộ trưởng đến cả Tổng thống và ngay cả đến tôn giáo nữa. Lời nói của Harvard phát ra nặng ngàn cân, có thể làm ảnh hưởng đến sự phán quyết của Tòa Tối cao Pháp Viện hay đến một vị nguyên thủ quốc gia ngoại quốc. Bằng cớ Trường Harvard liên tục xuất bản loại sách nghiên cứu về Chính Trị Thế Giới thì hầøu như được các báo thời danh chạy hàng tít lớn.

Lawrence H. Summers khi lên ngôi thì chuyện đầu tiên Ông hạ lệnh: "nên dễ dãi" phần nào với sinh viên ra trường. Thứ hạng cùng điểm được Ông tô màu hồng, nên mọi sinh viên tốt nghiệp rất khoái Ông vì điểm từ Ưu đến Tối ưu rất nhiều. Chính Ông nói: “những sinh viên này khi vượt được hàng rào thi cử vào đây thì đáng được tuyên dương hết vì chúng ta là ngôi trường số một mà?"

Năm rồi hầu như gần hơn nửa lớp được hạng A, còn 90% sinh viên sắp tốt nghiệp được cho lên bạng: "Honors List" hết. Như vậy không làm sinh viên khoái chí tử sao được?

Summers lên ngôi thì Ông cho dở bỏ rào cản những ác cảm (antipathy) đối với nhà binh hay đối với quân sự mà Trường này có từ trước đến nay. Đồng thời Ông bổ nhiệm nhiều giáo sư gốc người da đen, và mở thêm nhiều lớp gọi là: "Afro-American Studies", mời nhiều chuyên gia giỏi về nghề này vào dạy học. Chuyện này làm đối thủ Princeton, nơi mà Albert Eisntein nắm phân khoa về Toán học bất bình ra mặt. Họ, Princeton nói: "Bộ Trường Harvard dỡn chơi hay sao đây? Tự nhiên mời mấy anh lọ nghẹ da đen thui từ Nam Phi đến dạy dân da trắng chúng ta kia kìa."

Nhưng họ đâu biết Lawrence H. Summers ngồi trên ghế Hiệu trưởng đâu phải là chỗ ngồi êm dịu nhất? Ông ngồi trên lò lửa đó. Ông muốn lóc hết những mớ xương thịt hư rửa từ hàng trăm năm nay (overhaul) làm cho Trường Harvard có phần hơn người ngoài chuyện này và có phần thua người kia chuyện kia. Ông muốn hơn mọi người mọi khía cạnh hết. Ông biết thời giờ đã phải làm cách mạng cho trường rồi, Ông không muốn nó chết già rũ trong danh dự oai phong từ trăm năm sót lại mà ngày nay họ bắt đầu chán rồi. Ông phải tân trang lại ngôi nhà cũ này từ đầu mới được.

Lawrence H. Summers khi họp báo trước ban Quản Trị Trường Harvard, Ông nhấn mạnh: “Chúng ta có tiền túi (deep pocket) đến con số hết sức vui lòng là $18.5 tỉ USD, nhưng chúng ta không thề dùng tiền đó mà mua hết đất này đến đất nọ hay đem vào đầu tư cho tụi Wall Streets lỡ nhóm này đầu tư kém thì mình trắng hết tay làm sao?" Vâng! Thật vậy, University’s Harvard được hỗ trợ số tiền lên đến $18.5 tỉ USD. Tiền hỗ trợ có thể nói là tiền dùng cho trường xử dụng về vấn đề nào đó như: nghiên cứu Ung Thư, nghiên cứu Thị trường, nghiên cứu Khí hậu v.v.... mà ta gọi bởi một danh từ hơi xa lạ đối với người Việt chúng ta gọi là: "endowment". Như vậy Trường Harvard đã qua mặt một cái vù Trường Yale rồi về số tiền riêng tư túi (deep pocket) của mình. Trường Harvard được tân trang hầu hết đến những cái ghế ngồi cho học sinh đừng nóng đôi mông của mình khi mùa Hè hay mùa Đông đến, ghế ngồi đừng kêu... rèn rẹt khi sinh viên muốn cử động mà làm phiền hàng xóm cần sự yên tỉnh nghỉ ngơi, máy điều hòa không khí có hệ thống chẳng những làm mát tâm hồn sinh viên và giáo sư mà còn thêm hệ thống khử trùng để khi có bệnh cúm lan tràn thì sinh viên không bị bệnh nghỉ học hết ráo làm trống trơn lớp học còn gì? Đèn trên trần không được sáng quá lộ liễu điều này dễ hiểu bạn có thể đến viếng thử thư viện của dân giàu nhất nhì Hoakỳ là vùng Beverly Hills xem sao (nếu bạn thuộc dân vùng Los Angeles, California). Vùng này toàn là nhà ở của những siêu sao siêu minh tinh, gia nhà 3 phòng ngủ một phòng tắm mà thuộc khu vực này trị giá không dưới $1.5 triệu USD. Thư viện này bạn vào bãi đậu xe thì có người bấm thẻ giữ xe cho bạn. Dĩ nhiên khi vào thư viện bạn nhờ cô thư ký đóng dấu dùm, nếu quên thì bạn trả tối thiểu $10 USD như chơi. Sách thì quá đẹp và quá nhiều, đèn trên trần tỏa ánh sáng dìu dịu cho bạn đọc khách không bị mỏi mắt còn nhà vệ sinh thì sạch và thoải mát như phòng vệ sinh của Casino Hotel Mirage Las Vegas không bằng. Đó là thư viện có quá nhiều tiền tư túi (deep pocket) rồi có nhiều lớp học dạy free cho các bạn muốn tìm hiểu nhiều về Internet, rồi dạy piano nữa

Có thể đi quá xa rồi chăng? Vâng! Đại học Harvard là loại chiến mà bàn ghế toàn là loại danh mộc như: "Red wood, Oak grove wood" rờ mát tay và thơm hết sức vậy đó Nghĩa là Harvard’s facilities là phòng ốc, phân khoa, Câu lạc Bộ Sinh Viên và nhóm giảng sư toàn là có Nobel hay đã được đề nghị Nobel quá nhiều để ghi ra.

Nhưng có người hỏi Hiệu trưởng Lawrence H. Summers như sao: "Trường quá ngon lành, tại sao cần phải điều chỉnh nữa? câu nguyên văn như sau: "So how do you fix something that isn’t broken? "thì được Hiệu trưởng, 47 tuổi, nguyên là cựu giáo sư tại đây là nỗi danh toàn trường cùng bên New York về kinh tế khi Ông mới 28 tuổi, Lawrence H. Summers nói rằng: "Hiện nay, trường mình không những sửa chữa nho nhỏ mà nó cần phải giải phẫu cấp tốc thay tim, thay gan, thay thận cho nó kịp trào lưu vận chuyển bên ngoài thế giới mà chúng ta không thể tưởng tượng được như lý thuyết kinh tế ngày nay khác lý thuyết kinh tế chừng 10 năm trước rồi phải không? Còn Y khoa nữa không chừng tôi đang nói đây thì tại phòng thí nghiệm nổi tiếng Y Khoa của chúng ta đã tìm xong một loại thuốc trừ được HIV hay AIDS không chừng. Như vậy ai nổi tiếng đây? Trường Harvard của mình chứ gì?"

Như trường Harvard chúng ta là một vị thần Bất Bại bắn chỗ nào cũng không chết được thần này. Thần Achille đó mà. Nhưng nếu bắn mũi tên nhỏ trúng nơi gân chân của Thần thì Thần chết ngắc lập tức đó là: "Achilles heel" phải không?

Summers cổ xúy phong trào cách mạng văn hóa trong sân trường mà Ông gọi là: "A Cultural Revolution on Campus".

Như vậy Summers sẽ nhẹ tay cho các tân khoa sẽ ra trường nay mai, phê bình trong học bạ bằng những danh từ nghe kêu tai hơn, có như vậy họ mới được những “Top Job” mới được. Còn phê bình học bạ cho những tân khoa này bằng những câu xưa cũ là "Học được, xuất sắc hay giỏi" thì họ chỉ được những job loại hạng B mà thôi phải cho họ những job khi ra trường như: "Giám đốc hay Bộ trưởng hay Chủ tịch" thì mới được thì phải phê là: "Học sinh rất giỏi, đủ toàn môn với quyền hướng dẫn của giáo sư XYZ vừa được Nobel năm vừa qua” thì người mướn tân khoa này cho đại Công ty của mình mới hết hồn.

Ngoài ra Summers còn mở phong trào khuyến khích sinh viên nên xuất ngoại mà học thêm cái hay của nước ngoài vì chúng ta đâu phải cái gì cũngsố dzách hết? Rồi tăng thêm tiền thưởng cho các giáo sư mà có công nghiên cứu cho Trường Harvard giỏi càng thêm giỏi hơn. Lawrence H. Summers còn dự án làm kinh ngạc Ban Quản Trị trường Harvard là: "Môn học Tự Nhiên và Nghệ Thuật Tự Nhiên (tạm gọi là Liberal Arts Education) cho thế kỷ 21 này. Summers còn muốn Trường mình sẽ làm một bản Hiến Pháp về Chính Trị cho Toàn thể Quốc Hội Hoakỳ nhìn đó làm một mẫu mực cho Hoakỳ, chớ hiện nay theo lời Hiệu trưởng Summers thì Quốc Hội Hoakỳ cần phải sửa đổi về Chính Trị + Tư Bản mới được. Vì những Nghị sĩ và Dân Biểu quá già nua về trí óc suy nghĩ rồi! Ông nhấn mạnh ngầm ý chí hay ý tưởng của mình là những Nghị sĩ hay Dân biểu Hoakỳ khi được ghế rồi thì họ chỉ có một sự suy nghĩ độc nhất dành cho họ mà thôi là "làm cách nào cái ghế của mình được giữ trong nhiệm kỳ sắp tới khi mùa bầu cử sắp đến” Như vậy không được rồi. Lawrence H. Summers cũng bày tỏ sự thất vọng của mình khi vừa qua trường Stanford được toàn quốc Hoakỳ về ngành giáo dục chọn là trường cho mẫu mã học hành thi cử cho toàn thể sinh viên học sinh của Hoakỳ. Stanford đã xong vụ Tofel Examination Entrance và nay lại làm mẫu mực cho sự học hành của Hoakỳ. Họ, Stanford đã xong hết cách thức bắt học sinh sinh viên từ lớp 1, 2,3 đến lớp 12 đều phải thi Test do mẫu mã Stanfod chọn mà tại sao không do Harvard chúng ta đề ra?

Summer còn có giấc mộng lớn là làm sao cho phân khoa Y Khoa và Khoa học Sinh Vật (Life Science) của mình được nổi tiếng như Silicon Valley tại Califronia vậy.

Ông muốn Nhóm Y khoa và Khoa Học Sinh Hóa được nổi danh mà thiên hạ gọi là Cambridhe-Boston Valley y như Silicon Valley vậy.

Muốn như vậy Summers phải bành trướng ngôi trường của mình như trước khi Summer lên ngôi vị thì trường đã âm thầm mua đứt sở hữu bất động sản và đất đai trên hơn 100 acre thuộc vùng Allston (kế bên Boston) nhìn gần Phân khoa Harvard Business School. Summers muốn thêm nhiều phân khoa hay bán phân khoa mà vói qua bên kia dòng sông nổi danh thiên hạ là dòng sông Charles River và làm nhiều nhân viên chính phủ thuộc quận hạt này bất bình: "bộ Harvard muốn trở thành trường mua bán nhà cửa hay sao mà nó mua quá nhiều đất đai vậy?” Nhưng họ chưa biết ý Summers là ông mua để dành cho thiên niên kỷ sắp đến nửa là thiên niên kỷ 21 và 22.

Thật sự ý kiến của Lawrence H. Summers là sự phản ảnh lo ngại của nhiều chức sắc cao cấp trong chánh quyền Bush hiện nay là: "Sự Toàn Cầu Hóa và Kỹ thuật quá nhanh tiến triển không ngờ được" (Globalization anh Technology revolution) mà hiện nay ngay cả Bush hay ban Cố Vấn của Bush chưa tính toán điều gì cho hợp lý trong vòng 10 năm nữa. Như Internet chẳng hạn bây giờ hết là biên giới của xứ này xứ kia nữa rồi. Nếu xứ nào mà không rành về Internet thì nên vô rừng sống đời hoang dã tốt hơn. Người mà khâm phục nhãn quan tiên kiến của Lawrence H. Summers là Chủ tịch Hiệp hội Giáo sư tại Đại học Columbia, Arthur Levine. Columbia nói như sau: "Vị này đúng là người thần sầu quỷ khốc rồi. His real assignment is to create a new kind of university to meet the needs of this very difference society"

Toàn Ban Quản Trị Harvard cũng nâng ly rượu mừng và nói: "Mọi nền giáo dục từ Hoakỳ sẽ được kết quả tốt đẹp nếu Harvard dâng hiến nhiều đến những sinh viên mới vào trường hay sắp sửa tốt nghiệp." Ngay cả Hiệu trưởng trường cũng vanh danh thiên hạ là Yale University là Richard C. Levin cũng ngỏ ý tán thưỡng. Trong số đó có ngay cả ngôi sao bắc Đẩu là trường M.I.T gọi là Massachusetts Institute of Technology là Charles M. Vest. Ông Charles M. Vest nói: "Nếu mà Harvard làm được như vậy thì nền học vấn Hoakỳ rất có phước lớn lắm, hy vọng Lawrence H. Summers làm được vì ông ta là tay có bản lãnh mà."

Hiện nay Harvard có đến 12 phân khoa và colleges. Khi Summers lên ngôi thì ông làm một cuộc cách mạng cho lớp học liền, ông mở nhiều lớp học không cho sinh viên trong lớp học quá đông và mời nhiều giáo sư tên tuổi khắp nới đến dạy thêm các lớp mới này như Phân Khoa Luật, điều này làm vui lòng phân khoa trưởng Luật Harvard là Robert C. Clark. Summers đổ tiền như nước vào Phân Khoa Y Dược đến gần $3 tỉ USD, trong khi đó Phân khoa Kinh Tế chỉ được $1.3 tỉ USD mà thôi. Trong tương lai gần, Luật Khoa của Harvard sẽ chuyển theo trường sở mới từ Cambridge đến Boston. Trường Luật thì luôn luôn rất đông sinh viên đến ghi danh xin vào, vì nổi tiếng nhất Thế giới về Phân khoa này. Hầu hết những quan Tòa lớn tại Hoakỳ không ít thì nhiều có học đến trường này.

Khi Harvard được thành lâp từ năm 1636 thì nó rập theo khuôn mẫu của đại học bên Mẫu quốc là Cambridge (tận xứ Anh United Kingdom). Khi đến năm 1869 thì cách mạng Kỹ nghệ phát sinh ra thì trường Harvard thấy phải chuyển mình theo cách mạng kỹ nghệ này mới được, còn kiểu mẫu xưa của trường Cambrideg bên Anh thì quá già nua cũ kỷ rồi. Lúc đó Hiệu trưởng là Charles W. Eliot cho lệnh đại học phải canh tân mặc dầu có nhiều chống đ?i rất mạnh của giới khoa bảng thời danh ngày đó. Nhưng sau cùng Eliot thắng, Ông này biến đổi trường Harvard thành Đại học tân tiến nhất bấy giờ. Nay đến lượt Lawrenc H. Summers lập lại chuyện canh tân này một lần nữa.

Vào năm 1975, Summers tốt nghiệp cử nhân tại trường MIT Massachussetts Institute Technology) thì khi ông vào Harvard thì chàng thanh niên trẻ hay nói đúng hơn là một sinh viên trẻ nổi tiếng của trường Harvard về sự tài giỏi kinh tế chánh trị của mình rồi.

Lúc đó Summers và người bạn cùng lớp (nay là Khoa trưởng phân khoa Kinh Tế), hai người sáng lập ra một hội học hành mà làm việc 24/24 giờ ngày. Người bạn cùng lớp tên là Kim B. Clark. Clark trực Hội từ 5:50 sáng sớm đến khuya, rồi Summers trực Hội từ nửa khuya đến 5: 30 sáng sớm.

Năm 1993 Summers được giải thưởng cao quý của trường cứ hai năm bình chọn học trò giỏi một lần, giải thưỡng cao quý đó mang tên là: "John Bates Clark Medal". Summers nổi danh về kinh tế học của mình lúc đó dưới 40 tuổi, trẻ nhất trong trường về phân khoa này.

Rồi sau đó Summers được Tòa Bạch Ốc mời ra tham chánh với chức vụ Cố Vấn Kinh Tế cho Tổng thống (Council of Economic Advisres), rồi được cử lên làm trưởng ngành kinh tế trong Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Rồi đến kỳ Tổng thống Clinton thì Summers từ từ chức vụ Phụ Tá Bộ trưởng Kinh tế rồi lên làm Bộ trưởng Kinh Tế luôn đó là năm 1999 vừa đây.

Nhưng vì Summers muốn cứu vãn nền kinh tế đang lâm nguy của Mexico thì động chạm đến rất nhiều Nghị sĩ tại Quốc Hội mà Summers cho rằng những người này có thành kiến hẹp hòi hơn giúp người ngoài. Sau cùng Dummers từ chức và trở về Harvard với ghế Hiệu trưởng trường nổi danh này.

Trường Harvard nổi danh tại Hoakỳ nhưng lại rất có ít sinh viên chịu ghi danh ra học hỏi thêm ngoại quốc như: Harvard có 10% sinh viên ra ngoại quốc học, so với 47% sinh viên của trường Darmouth.

Vì tốt nghiệp từ trường MIT nên Summers muốn trường mình phải giỏi về kỹ thuật nhất là môn mới là Bio (Sinh Hóa) cộng thêm Kỹ thuật mới gọi chung là: Biotech.

Summers muốn Harvard sẽ trở thành vùng đất đầy địa linh nhân kiệt về môn Sinh Hóa hay Biotech này như tại Thung lũng Silicon của California vậy.

Bảng so sánh tiền tư túi riêng của các Đại Học thời danh giàu sang như:

1.- Harvard có đến $ 18.3 tỉ USD

2.- Yale có đến $ 10.7 tỉ USD

3.- University of texas có $ 9. 4. tỉ USD

4.- Princeton có tiền riêng là $ 8.4 tỉ USD

5.- Stanford có tiền riêng là $ 8. 2 tỉ USD

6.- MIT có tiền riêng là $ 6.1 tỉ USD

7.- University of California có $ 4.7 tỉ USD

8.- Emory có tiền riêng là $ 4.3 tỉ USD

9.- Columbia có tiền riêng là $ 4.2 tỉ USD

10.- Texas A&M có tiền riêng là $ 4.0 tỉ USD

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002