Đại Chúng số 98 - Ngày 15 tháng 5 năm 2002

Duramax

VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI

THIÊN LÝ NHÃN KHOA HỌC ĐÃ NHÌN XA HƠN VẠN DẶM
ĐÃ NHẬN DIỆN ĐƯỢC HAI CON CHUỘT TRÊN THIÊN HÀ

Hoàng Quyên

TIN MỚI NHẤT TỪ NASA CƠ QUAN KHÔNG GIAN HOA KỲ VỪA CÔNG BỐ KÍNH THIÊN VĂN HUBBLE đã thành công trong việc quan sát những hình ảnh mới lạ trên khoảng không gian vô tận. Theo cơ quan này thì kính thiên văn Hubble - loại mắt thần tinh vi nhất của đầu thế kỷ 21 đã có thể nhìn xa thêm hơn vạn dặm. Những hình ảnh mới nhất cho thấy một thiên hà có hình hai con chuột và một cột khói khổng lồ trên nền sâu thẳm của vũ trụ.

Hình chụp này rất sắt nét, cho phép các nhà thiên văn khảo sát tới tầm xa nhất của vũ trụ, kết quả của công tác tu bổ thiên văn Hubble trong tháng Ba vừa qua gắn máy chụp hình tân tiến nhất. Theo lời tiến sĩ Holland Ford máy chụp hình tân tiến đúng là cửa sổ mới nhìn vào vũ trụ, rộng và chưa từng có.

Cột hơi và bụi của thiên hà Cone Nebula ở xa địa cầu ước chừng 2500 năm ánh sáng. Máy hình của kính thiên văn Hubble cũng chụp được thiên hà Draco , cách 420 triệu năm ánh sáng, có đuôi dài cách trái đất 280.000 năm ánh sáng.

Hình ảnh máy này bị biến dạng vì một thiên hà nhỏ màu xanh nước biển di chuyển cắt ngang và đã biến mất. Kính thiên văn Hubble được đưa lên không gian cách đây 12 năm, với phí tổn 2 tỉ 200 triệu Mỹ kim.

TƯởng cũng nên biết chuyện về vuễn vọng kính Hubble, có liên quan mật thiết đến không gian bao la. Giám đốc Cơ Quan Vũ Trụ Nga, ông Yuri Koptev cho biết, các chuyên gia không gian nước ông hiện hoàn toàn không có ý định xây dựng một trạm không gian mới thay thế trạm Mir, đã bị phá hủy vào tháng Ba năm ngoái. Chính vì vậy, Cộng Hòa Nga sẽ có thể đầu tư tất cả mọi nổ lực vào Trạm Không Gian Quốc Tế để mở rộng vai trò của mình trên trạm này.

Xin nhắc lại vào tháng Ba, năm 2001, khi Mạc Tư Khoa một lòng phải cho trạm Mir ngưng hoạt động , sau 15 năm trạm bay quanh quỹ đạo Trái Đất, một số viên chức đã đề cập đến viễn ảnh có thể phóng trạm không gian thứ hai, mang tên trạm Mir - 2. Nhưng ông Yuri Koptev đã thẳng thừng gạt bỏ dự án, vì cho rằng trạm này chi phí tiền "vô ích". Theo ông nước Nga cần phải dồn công sức vào việc phát triển Trạm Không Gian Quốc Tế, một dự án có tới 16 nước tham gia.

Điều cần phải nói là gần đây, để tránh tình trạng chi tiêu vượt quá mức ngân quỹ, Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia Hoa Kỳ (NASA), tức cơ quan giữ vai trò chính trong dự án phát triển Trạm Không Gian Quốc Tế đã phải thu nhỏ các công trình nghiên cứu và thương mại.

Chuyện này tạo ra vấn đề số tiền cắt xén có thể dẫn đến chỗ phải hủy bỏ nhiều dự án trên Trạm Không Gian Quốc Tế, gồm các dự án như lắp đặt phi thuyền thoát hiểm và khu lưu trú dành cho cùng một lúc 7 phi hành gia, thay vì hiện nay, chỉ đủ chỗ ở cho 3 người. Theo lời ông Koptev, các chuyên gia đều cho rằng một phi hành đoàn gồm ba người không thể nào đủ sức điều hành trạm làm nơi thực hiện các thí nghiệm khoa học.

Hiện nay, các nước cùng tham gia dự án phát triển Trạm Không Gian Quốc Tế lo ngại rằng khi ngân quỹ bị giảnm thiểu, các ông trình nghiên cứu bị thu nhỏ, những nước này sẽ không còn cơ hội đưa người nước mình lên quỹ đạo. Để góp phần giải quyết vấn đề này, ông Koptev đã đề nghị cộng hòa Nga thay Hoa Kỳ đảm trách việc lắp đặy phi thuyền thoát hiểm và khoang dành cho phi hàng gia, với phí tổn rẻ hơn do Mỹ thực hiện.

Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga ông Yuri Koptev tái xác nhận rằng Cộng Hòa Nga hiện đang mong muốn đảm nhiệm vai trò lớn lao hơn trên Trạm Không Gian Quốc Tế, thậm chí nếu như có thể kiêm cả chức năng lãnh đạo. Như Nga dự trù, một khi cơ sở này đã có phi hàng gia thường trú, Nga sẽ xúc tiến khai thác trạm về mặt thương mại, như đưa người lên du lịch trên không gian. Về chuyện này hẳn quí vị còn nhớ cuối tháng Tư năm vừa rồi (2001) Nga đã đưa nhà triệu phú người Mỹ, ông Denis Tito lên viếng chị Hằnbg trong 8 ngày với giá 20 triệu dollars . Điều trớ trêu ở đây tuy ông Tito là công dân Mỹ, chính gốc dân California; thế nhưng, cơ quan NASA lại kịch liệt phản đối, nại lý do người khách có thể là gánh nặng cho phi hành đoàn; thế nhưng, cơ quan không gian dưối quyền Koptev cuối cùng cũng thực hiện được ý muốn của mình.

*

Như đã viết trong một số báo gần đây về chuyện phi thuyền Mars Odyssey d0ã đến được Hỏa Tinh. Phi thue6n này đã bắt đầu chụp ảnh bề mặt của Hỏa Tinh nhằm tìm kiếm nguồn nước ngầm, và kết quả như độc giả đã biết là phi thuyền này đã khám phá ra nguồn nước ấy có dưới lớp băng như Nam và Bắc Cực của hành tinh ta.

Qua các không ảnh, các viên chức cơ quan NASA vui mừng khôn xiết. Chắc chắn là phi thuyền Mars Odyssey làm đúng theo các nhà khoa học này hoạch định lập ra một bản ề hóa học cũng như về khoáng chất về bề mặt Hỏa tinh. Khi chưa tìm được nguồn nước ngầm trên mặt sao này, các nhà khoa học của cơ quan không gian Hoa Kỳ đưa ra giả thuyết là nếu Hỏa Tinh có nước thì ắt là cũng có đại dương. Có nước là có sự sống. Như vậy điều chắc chắn cho chúng ta biết là tại sao Hỏa này có một đời sống, có điều sự sống đó ra làm sao, con người có giống như ở hành tinh ta không hay chỉ có một chân để đi bằng cung cách nhảy cò cò tùy theo điều kiện và hoàn cảnh trên đó?! Rồi chúng ta sẽ được biết trong một thời gian không bao lâu nữa điều mơ ước của con người được tiếp xúc với loài người dị chủng trên ấy.

Để thực hiện sự mạng thám hiểm đầy khó khăn này, phi thuyền Odyssey được trang bị ống kính quay phim hồng ngoại, có thể ngoài viếc phân biệt được các mạch khoáng địa chất rộng cỡ 100 thước.

*

PHÁT HIỆN MỘT THÀNH PHỐ CỔ

Nền văn minh của con người như ta biết có từ ngàn xưa. Họ có những cấu trúc mà có thể những người của thế kỷ 21 này chưa lần ra về công trình làm thế nào họ đã dựng lên được. Như theo nguồn tin của AFP đánh đi từ LIMA, các nhà thám hiểm vừa phát hiện vùng di tích rộng lớn của một thành Inca cổ đại, có đầy đủ các tàn tích của con người, nằm ở một địa thế rất đẹp trên một ngọn núi ở miền Nam Peru.

Thành phố cổ này nằm trên một đỉnh dốc của vùng núi Andes, nơi người Inca rút chạy khỏi sự xâm lược của người Tây Ban Nha. Di tích này gồm hay 100 kiến trúc, bao gồm cả kim tự tháp chóp bằng, thềm hành lễ và kênh thủy lợi dài hơn 8 Km.

Tác giả người Anh Peter Frost, người dẫn đầu đoàn thám hiếm đến khu vực này vào năm 2001, cho biết đây là thành phố cổ đại lớn nhất của người Inca từng được phát hiện kể từ năm 1964, khi một nhà thám hiểm người Mỹ có tên Gene Savoy tìm ra di tích Vilcabamba, được coi là thủ đô của đế chế này khi họ chạy trốn vào rừng xung quanh Vilcabamba. Ông nói:"Khu vực này có thể tạo ra một thế hệ văn minh lâu nhất của người Inca, từ thuở sơ khai cho tới khi kết thúc, không hề bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của người Âu Châu - đây là một điều kiện phát triển cực kỳ thuận lợi".

Đế chế Inca đã cai trị Peru từ những năm 1430, cho đến khi người Tây Ban Nha đặt chân tới (1532), xây dựng các thành phố bằng đá, làm đường và phát triển một xã hội quân phiệt được tổ chức qui mô và phát triển.

Khu dân cư cổ đại mới được phát hiện này nằm cách Lima 464Km về hướng Đông Nam, cách 38, 4Km về phía Tây Nam của Machu Picchu, một khu di tích Inca nởi tiếng nhất của Peru có nhiều du khách đến viếng thăm hơn các nơi khác.

Ông Frost, ngoại ngũ tuần, người viết về lịch sử Inca và hướng dẫn các chuyến du lịch đi bộ tới vùng Andes, đã nhìn thấy một phần khu tàn tích này vào năm 1999, khi dẫn đầu một đoàn thám hiểm đi ngang qua đó. Ông đã quay trở lại vào tháng 5-2001 trong một chuyến thám hiểm kéo dài một tháng do Hiệp Hội Địa Lý Anh tài trợ.

Ông Alfredo Valencia, một chuyên gia khảo cổ học Peru tham gia vào quá trình khai quật cho biết:"Khu vực này đã mở rộng nhiều hơn theo như chúng tôi tưởng. Thành phố này trải rộng trên một diện tích 6 Km vuông, và nằm trên một địa hình dốc đứng cao hơn 3300 met và có một vẻ đẹp thiên nhiên thật tuyệt vời."

Ông Frost cho rằng, người Inca đã định cư tại đây vì có khung cảnh hùng vĩ nhìn ra xung quanh. Theo ông, các dân cư của thành phố này đã làm việc trong một mỏ bạc cách đó khoảng 1.6km.

Trong hành trình này, nhóm thám hiểm đã nghiên cứu các đồ gốm, công cụ bằng đá và các hài cốt đượic thu thập tại khu vực di chỉ này. Các sản phẩm gốm được trang trí bằng các họa tiết cắt chéo tiêu biểu của người Inca. (còn nữa)

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002