Đại Chúng số 99 - Ngày 1 tháng 6 năm 2002

Duramax

ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điêu ghi lại

MÙA ỔI
Tại Liên hoan Phim Deauville

Đây là lần đầu tiên tại Đại Hội phim ảnh thuộc loại quốc tế lớn. Nhiều nước á Châu tham dự. Việt Nam có tham dự một phim. Phim mang nhan đề là Mùa Ổi. Từ ngày 7 đến ngà 10 tháng 3 năm 2002 vừa qua. Nhiều phim Á Châu quá hay, nhưng chúng ta thử bước vào truyện phim do ViệtNảm gởi đi nước ngoài tham dự Festival về Điện Ảnh. Phim Á Châu nổi cộm nhất là từ nước Trung Hoa, Đại Hàn (Korea)...

Trong vòng bốn ngày, 3 rạp chiếu 40 phim, gồm 5 phim tranh giãi, vớài phim cũ của đạo diễn các nước khác như Nhật, Đại Hàn và Hongkong nổi tiếng trên thế giới như Kurosawa, Sing Sang-ok, Johnnie To Kei-fung. Nhiều nhất làNhật (vơi hơn 15 phim), Tàu: khoảng 10 (Hong Kong 6, Trung Hoa lục đia 3, Đài Loan 1, Singapor 1); các nước khác như: Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tâân, Ấn Độ: có 1 phim tham dự. Trung Quốc thật ra chỉ có 2 phim tham dự, Fathers của Lou Jian (37 tuổi) nói về diễn tiến tình cảm một ngươì trung niên đối với cha ruột về nghĩa vụ. TQ không muốn trình chiêu phim Fathers vơi lí do: sự có mặt của Đài Loan (?) tôi không hiểu lắm lời giải thích nầy của ban tổ chức. Chúng tôi chỉ xem được 8, 9 phim, và may mắn thay trong số đó có 2 phim đọat giải.

Sau đây là lời nói của Phan thị Trọng Tuyến từ Paris mà tuần báo Đại Chúng xin trích đăng vào mục Đọc Báo Dùm bạn. Chúng ta, Việt kiều tại Mỹ chưa có dịp xem truyện phim này. Chúng ta cũng được biết trong thời gian vừa qua, Việt Nam cói nhiều phim đoạt giải thưởng quốc tế tại nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý... (Lời nói riêng của Ký Điệu: “Không phải điểm phim của Việt Nam chiếu trên các rạp ngoại quốc là theo Cộng Sản. Mà chúng ta phải nhìn phim như một người ham thích nghệ thuật thế thôi. Chẳng lẽ chúng ta đi điểm phim hay ghi lại những người đã đi xem phim này mà chúng ta né tránh chỉ ghi hay điểm phim về Ả rập hay Indonesia hay sao?)

Phim mở ra với hình ảnh đôi chân đi dép của Hoà lẹp xẹp xê dịch dọc bờ tường cao, với nét tươi vui, Hoà chăm chú nhìn vào một biệt thự kín cổng, qua những lỗ mắt cáo. Anh khoảng 50 tuổi, làm người mẫu cho sinh viên trường Mỹ Thuật, sống độc thân trong một gian buồng nhỏ ở một ngôi nhà tập thể cũ, thỉnh thoảng có cô em gái đến thăm nom. Một hôm, chủ biệt thự (to con, kính râm, bệ vệ dáng vẻ quan chức cỡ bự, xe dài có tài xế lái) từ giã cô con gái tên là Loan. Ông vào Nam công tác một thời gian. Hoà leo cổng, đột nhập biệt thự. Loan sợ hãi gọi điện thoại cầu cứu (các bác) công an. Hoà trên cây ổi nhảy xuống, bị công an tóm về trụ sở. Cô em gái Hoà đến lãnh anh ra, sau đó tìm đến cô Loan xin lỗi và giải thích nguyên do. Qua những lời kể và hồi tưởng của cô em, khán giả biết được trí khôn Hoà đã không còn phát triển từ năm lên 12, khi bé Hoà ngã từ cây ổi xuống. Thì ra cây ổi Hoà ngắm nhìn là một cột mốc thời thơ ấu.

Hoà có cảm tình với một cô gái trẻ đồng nghiệp mới. Cô vốn là con nhà nghèo, làm nghề gánh thuê trong chợ Đồng Xuân, thành người mẫu một cách tình cờ. Cảm tình sinh ra vì khi nhìn cô ngồi làm mẫu với chiếc áo dài nhung đỏ, cổ đeo chuỗi hạt trai, Hoà nhớ đến mẹ. Những hồi ức của hai anh em lần lượt dựng lại lịch sử gia đình chú bé Hoà. Biệt thự với cây ổi to là ngôi nhà xưa của gia đình họ hơn ba mươi năm về trước. Một gia đình khá giả, hạnh phúc, gồm ba (làm luật sư) mẹ và các con, hai trai một gái. Hoà bình 1954 đến, phần trệt của biệt thự trở thành một cơ quan nhà nước, gia đình Hoà ở tầng trên. Người mẹ bệnh nặng và qua đời đột ngột; Hoà ngã và bị chấn thương sọ não. Người cha không hành nghề được nữa, suốt ngày cặm cụi viết (dịch). Rồi cả nhà phải dọn đi nơi khác sống, vì anh em Hoà nghịch phá làm cơ quan mất vẻ nghiêm chỉnh. Rồi ba bé Hoà mất. Người con trai lớn trưởng thành sang đức làm ăn, giao trách nhiệm săn sóc Hoà cho cô em út. Hoà sinh sống bằng nghề làm người mẫu, cô em dạy học. Mỗi năm, vào mùa ổi, Hoà trở lại ngôi nhà xưa, ngắm nhìn và sống lại những khoảnh khắc êm đềm thời thơ ấu. Cô bé Loan, một hôm chợt thấy Hoà lảng vảng trước cổng, mời anh vào "viếng" nhà và sau đó bằng lòng cho anh dọn đến ở. Hoà được Loan đối xử như người thân trong gia đình.

Nhưng nếu cuộc đời cứ êm xuôi như vậy thì... quá chán, cho nên bố cô Loan trở về Hà Nội, ông rất bất bình khi thấy Hoà trong nhà, thấy Hoà đưa cô bạn đồng nghiệp về nhà và trao tiền cho cô. Ấy là ông còn chưa biết Hoà hứa sẽ xin Loan cho gia đình cô bạn rời bỏ chỗ ở chật chội hiện tại đến ở cái biệt thư to vắng này.

Bố cô Loan gọi điện thoại cho bệnh viện tâm thần. Hoà bị y tá đến bắt đi. Khi cô em đến bệnh viện lãnh anh về thì Hoà không còn nhìn ra ai nữa, anh quên cả những trái ổi mà cô em đau đớn cuống cuồng chạy ra đầu đường mua về đưa cho anh xem. Hoà quên cả Loan, quên cả cô đồng nghiệp. Quên hết kỉ niệm xa gần; từ khung cửa gian buồng nhỏ nhà cô em trên một tầng cao tít một chung cư tồi tàn, Hoà đứng nhìn xuống đường bằng đôi mắt không còn quá khứ lẫn tương lai.

Phim kết thúc trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả. Mùa ổi này mộc mạc, thơm ngon... như ổi. Những người không biết ổi ra sao thì khen: atypique, trữ tình, gây xúc động. Lời khen "khác thường" này chắc chắn đến từ sự so sánh Mùa ổi với đa số các phim Á châu khác trình chiếu trong đại hội.

Thật vậy, các phim này phần lớn đều có những màn nhiều bạo động, từ loạn sứ quân Kagemushacủa Akira Kurosawa (bản chính nguyên vẹn inédit dài gần ba tiếng đồng hồ, một phim thực hiện năm 1980!) cho đến Address unknown (2001) của Kim Ki-Duk đạo diễn Đại Hàn sinh năm 1960. Phim sau được kèm chú thích báo động có thể đụng chạm cho những khán giả nhạy cảm.

Trong The man who watched too much một phim (video) Đại Hàn của một đạo diễn trẻ (sinh năm 1972) vào ngày cuối Đại hội được giải Sen khán giả; tài tử chính có đôi mắt vô hồn rất ngố, giữ vai một tên sát nhân.

Anh chàng Seong-Soo đang thu hình lén cô hàng xóm trên cuộn băng... thuê (Seong-Soo lấy nhầm băng) vô tình thu cả cảnh kẻ sát nhân đột nhập nhà và giết cô này. Tên sát nhân chợt khám phá ra mình bị thu hình. Thế là hắn rượt đuổi và cuối cùng giết được Seong-Soo. Nhưng trước khi bị giết, Seong-Soo kịp bỏ cuộn băng vào... thùng chứa băng trả của tiệm cho thuê phim video. Cuộn băng được nhân viên tiệm xếp vào chỗ của nó trong vô số băng đủ loại của tiệm. Thế là kẻ sát nhân trở thành the man who watched too much vì buộc lòng phải thuê xem hầu như tất cả các cuộn băng. Nhiều ngày đêm trong căn phòng nhỏ (với xác chết Seong-Soo giấu trong tủ, thỉnh thoảng... "thò" đầu, rơi tay ra và... bốc mùi), tên sát nhân mê mẫn xem hết phim này đến phim nọ. Xưa và nay. Đen trắng và màu. Từ phim quay bằng máy quay nhà nghề cổ điển có ghế tự động đến máy numérique cầm tay hiện đại. Từ Soupcons đến Titanic, từ Fenêtre sur cour đến Basic instinct, Mary à tout prix vv và vv....

Khi tìm ra được cái băng chứng cớ, thì kẻ sát nhân trở thành người nghiện phim trinh thám và fan cực kì hâm mộ Hitchcock. (The man who knew too much là tựa một trong những phim nổi tiếng nhất của Hitch với J. Stewart và Doris Day). Anh ta với tên hiệu là Hutchkock(!) quyết định thực hiện một phim trinh thám, cũng viết script, cũng tuyển lựa tài tử, và rồi sau nhiều màn bị truy lùng (hơi diễu... dở) anh ta bị tóm cổ, đi tù. Nhưng vẫn không rời bỏ cái đam mê làm phim. Màn cuối cho thấy anh ta vượt ngục theo một đường cống và đang thu hồi những mảnh giấy vẽ story board rơi vãi theo lối cống.

Đôi mắt rất “ngố”, rất sát nhân (?) sẽ rất hợp với vai người bị lobotomisé. Nhưng gương mặt tài tử này rất Đại Hàn, nghĩa là anh ta không thể đóng phim VN.

Một phim Đại Hàn khác, Failan - người vợ không bao giờ cưới (thiệt) -được giải nhất, người thực hiện phim đã hoà hợp tài tình một kiểu (giọt) yêu (platonique) say mê đôn hậu ngây thơ mà câm lặng trong một thế giới (đại dương) ồn ào tồi tệ nhỏ nhen lãnh đạm và đầy bạo lực. Failan, người con gái di dân Trung Hoa, biết ơn và rồi thầm yêu anh chàng du đãng hạng cá kèo đã làm hôn thú giả để cô được ở lại Đại Hàn. Cuốn phim kể lại hành trình dẫn đến tình yêu song song với cuộc đời tối tăm của cô và cuộc sống thảm hại của chàng du đãng.

Hai nhân vật rất khác biệt và chưa bao giờ thật sự gặp nhau tuy hai đường đi có nhiều lúc đã giao nhau. Chàng chỉ gặp được nàng khi nàng đã chết (vì bệnh lao). Nghĩa là khi tất cả đã muộn màng.

Cả đám chúng tôi chấm điểm “Vịt quay” cho Failan (ba ngôi sao trên thang điểm từ một - cơm chiên, hai - chả giò hay gỏi cuốn gì đó - đến bốn sao - tôm hùm áp chảo - của giải Sen khán giả). Ban giám khảo tặng Sen vàng cho Failan, còn The man who watched too much được đa số các khán giả (khác) chấm bốn sao. Không hiểu sao càng lúc tôi càng không ưa kiểu cho điểm rất ẩm thực Ba Tàu này, kì này không thích cả mấy cái trophée giải thưởng (design của nhà Hermès!) hình lá sen xanh rất đẹp trên đĩa sứ trắng (thứ đĩa đựng sushi và đậu hủ!), trên mâm gỗ điều acajou; thôi thì đành đổ thừa cho ảnh hưởng thời cuộc là vụ kí kết biên giới Hoa-Việt và nhất là lời mời người Việt về thăm Bản Giốc (của Trung Hoa) của Trung Quốc. Ngây thơ và khiêu khích đến thế thì thôi ! (TQ chứ không phải người viết bài này). Hay là chúng ta rủ nhau cùng tẩy chay du lịch TQ?

Tóm lại đề tài các phim tham dự khác dù dự giải hay không, đều rất hiện đại vì các vấn đề chính nêu ra nằm trong đời sống xã hội toàn cầu hiện nay: bạo lực, khó khăn - và di dân - kinh tế, khẳng định tính danh trong một xã hội xô bồ, đi quá nhanh.

Cho nên, giữa những hình ảnh tạo cảm giác mãnh liệt như cảnh chiến trường (người, ngựa) hấp hối quay chậm và tưởng như bất tận của Hình nộm / Bóng sứ quân (Kurosawa) và cảnh người tình (chưa một lần gặp gỡ của Failan, nhưng anh ta đang bắt đầu yêu cô, post mortem!) bị giết ngay lúc anh ta khám phá một đoạn video thu hình Failan đang hát tặng anh ta, thì những nuối tiếc êm đềm hiền lành của Mùa ổi hẳn đã gây ra ấn tượng khác biệt cho khán giả.

Cái hiền lành, nhẫn nhịn và đè nén, nhẹ nhàng toả ra từ tất cả các nhân vật và cảnh trí, cái hiền lành rất Việt Nam, có lẽ cũng đến từ người thực hiện phim. Nhiều cảnh rất cảm động như khi Hoà được Loan cho vào nhà, Hoà đi vào từng phòng rất tự nhiên quen thuộc và mỗi chỗ kéo theo các hình ảnh thời thơ ấu. Như khi Hoà xin xà bông rửa tay (thói ở sạch của con nhà giàu!) hay chạy theo trả tiền bà hàng cá (cả chợ vác hàng vác rổ chạy vì công an đến dẹp đường). Như hình ảnh êm ả vắng vẻ của ngôi trường Mỹ thuật, của ngôi nhà xưa, với kiến trúc thời thuộc địa đầu thế kỉ và chung cư đông đúc đen nhẻm nơi Hoà nhìn xuống với đôi mắt hiện tại. Êm đềm nhẹ nhàng và chấp nhận, an phận. Thôi nhé, không còn gì để thắc mắc, vướng bận và thương tiếc nữa. Tất cả lại tiếp tục, nhẹ nhàng trôi đi.

Có lẽ tất cả đều nhẹ nhàng êm ả nên khó tìm ra những chi tiết độc đáo, mãnh liệt hay "thô bạo", tôi chỉ thấy một chút thô bạo (dễ dàng) trong cái... tát tai của bố cô Loan, trong màn cưa... cây ổi và màn những y tá... "đè" Hoà ra mà tôi tưởng lầm là người ta làm phẫu thuật (đâm vào thuỳ não) "lobotomie"; nhưng bệnh viện về sau cho cô em biết (họ nói dối ?) họ chỉ tiêm cho Hoà "một liều thuốc ngủ cực mạnh". Một trong những lời bàn cho rằng "ổi nhiều hột" là chỗ này hay vài chỗ lờ mờ khác vì nó vô lí, quá dễ dãi. Cái tát cũng bị xem là hột ổi nhưng có gì lạ đâu vì bố cô Loan vốn là người thô bạo, khán giả đã thấy ông thô bạo khi mắng con: "Kỉ niệm! Kỉ niệm! Kỉ niệm là cái (quái) gì?". Ông thô bạo khi gọi người bắt Hoà. Thô bạo là không nói năng suy luận lôi thôi, là sử dụng sức mạnh, giải quyết nhanh gọn dễ dàng đa số chuyện.

Chỗ yếu của phim, xin nhắc lại là những cách đề cập và giải quyết vấn đề quá dễ dàng, tác giả không chịu hay không dám đi cho tới, thí dụ gọi “quá khứ “ là "kỉ niệm" (vì ông quá lành? Vì kịch bản - soạn năm 1998 - không có quyền hay không thể diễn tả rõ ràng hơn cái truyện ngắn của chính đạo diễn sáng tác năm1993?) Vì đây là cách giải quyết chung chung dễ nhất cho và của mọi người, trong xã hội hiện nay(?):

- (đạo diễn) xoá quá khứ bằng cách cho anh Hoà quên đi tất cả mọi chuyện.

- cô em Hoà giao được bản thảo của ba mình vào tay "người tốt" theo lời dặn dò của người anh cả không? Vì sao một bản dịch một bộ luật xưa cũ có thể vẫn cần thiết và giá trị cho xã hội hiện tại ? Ngoài chuyện nhà cửa của Hoà 4, khán giả (nếu không là người Việt Nam) không hiểu tại sao xã hội ấy cần có luật lệ?

- nhiều màn có tính cách dự báo nhưng không đi tới điều dự báo như a) những trái ổi mọng tít trên cao: cây cao nguy hiểm cho bé Hoà nhưng trái ổi mùi ổi quyến rũ, tác giả không xẻ ổi một lần cho ta thấy (lại) ruột ổi cũng như ông không tả "mùi ổi" 5 cho người không biết ổi là gì ; như b) những trang bản thảo bị gió thổi tung xuống đường phố, khiến ai cũng “lo ngại” nhưng sau đó cô em gom lại được cả! ; như c) kẻ đặt tượng khoả thân trang trí khách sạn, dáng vẻ “háo sắc” (qua khe cửa “thòm thèm" nhìn trộm cô bé đang ngồi làm mẫu cho điêu khắc gia nắn tượng) nhưng rồi khán giả không thấy “âm mưu” hay chuyện không hay xảy ra sau đó cho cô bé người mẫu. Hay là đạo diễn cho chi tiết này để tô thêm về “cái vốn văn hóa” của kẻ đặt hàng?

- Nhân vật Loan hơi thiếu cá tính: cô thương cảm hoàn cảnh Hoà và cho biết cô không hiểu lí do mất nhà xưa kia của gia đình Hoà, nhưng cô không chịu khó tìm hiểu.

Loan là nhân vật duy nhất thoải mái vô tư... cho đến cuối phim. Và đạo diễn báo trước cho chúng ta rằng rồi đây cô sẽ khổ. Bà hàng nước cho cô em anh Hoà biết: sau này Loan phản kháng bằng cách không theo bố vào Nam, không nhận chỗ làm tốt do bố nhờ bạn (ô dù).

Cô không vào Nam theo bố mẹ và các em, cô sẽ khỏi phải khám phá ra thêm một vài bác Hoà khác trẻ hơn, tới một mùa nào đó mưa, lụt hay xoài, quýt, mận, thị... lảng vảng thò cổ nhòm nhỏ (lại một!) mái nhà xưa? Nhưng tôi nghi rằng cô sẽ hết còn vô tư và thoải mái. Có những thắc mắc sẽ đeo đẳng và lớn dần theo thời gian.

Các cách giải quyết những vấn đề của quá khứ không chỉ thuần là luật lệ mà còn phải có cả phần chủ yếu thuộc về tâm lí và lịch sử. Nhưng đó không nhất thiết phải là việc của đạo diễn. Đạo diễn giao ngôi nhà xưa, cây ổi cũ cho chúng ta, đạo diễn đã làm xong một cách tốt đẹp việc của mình. Leo ổi, chọn trái xanh, trái chín hay chặt cây ổi, sơn phết nâng niu nhà, có thể phá bỏ thay thế nhưng tìm hiểu và trân trọng diễn tiến cuộc đời nó hay sổ toẹt quá khứ nó, là cách giải quyết của mỗi người. Cũng là một cách chia sẻ những tiếc nuối và cám ơn đạo diễn.

Nói cho cùng, những giới hạn của phim là giới hạn của tình hình giáo dục chính trị kinh tế xã hội. Tôi tin chắc với thời gian không xa (khi Loan trưởng thành ?) tôi sẽ được xem những phim của quê hương mình với Đặng Nhật Minh hay đạo diễn nào khác, mà khi đèn bật lên, thay vào cảm giác tủi thân 6 là thèm được tán chuyện cùng bè bạn với một tâm trạng chấn động, hân hoan mà bàng hoàng, cảm động mà phơi phới, thứ tình cảm tuyệt vời hầu như ai cũng có sau khi xem một phim tuyệt vời bất kể Âu hay Á, Mỹ hay Phi.

Một trong những cái hay của một tác phẩm là làm suy nghĩ, xúc động, gây tranh luận sôi nổi hay gợi nhớ.

Mùa ổi đã đưa tôi về hơn... 30 năm trước, về một kỉ niệm nhớ hoài trước cổng trường xưa năm đệ nhị hay đệ tam vào mùa... ổi. Mọi khi chúng tôi chỉ được quyền uống nước đá hay ăn vài món vớ vẩn của chú gác trường, gian hàng này rất kín đáo, ở hẳn trong nhà chú nếu tôi nhớ không lầm. Chắc chắn là các hàng quà vặt bị cấm. Bỗng một hôm, phải là vào mùa ổi, trước cửa cổng xuất hiện một cô bé nhà quê, áo bà ba, quần đen, tóc dài kẹp sau lưng với một cần xé khổng lồ đầy nhóc ổi, toàn ổi là ổi. Thứ ổi xá lị to tướng, bằng nắm tay, da xanh bóng mướt màu mạ non. Khác với ổi trong phim mà dân miền Nam kêu là ổi xẻ (sẻ?), trái nhỏ và chắc, thơm hơn và xanh hơn ổi xá lị nhưng chua ngọt tuỳ cây, ruột trắng, hồng hay đỏ.

Năm đồng một trái, khỏi trả giá! Vài ba năm trước đó năm đồng là giá một bữa cơm xã hội hay cơm bình dân (cơm ăn tự do) với ba món (giới hạn) mặn xào canh hoặc giá vé xi nê Casino Đa kao “năm đồng hai phim” thường trực. Một vài đứa mua thử. Sao không có muối ớt hả em ? Năm đồng hơi mắc nghe em nhỏ. Ổi ngon lắm, không cần muối đâu. Mấy chị ăn thử thì biết. Ăn liền. Rồi thì mấy chị kêu nhau ơi ới. Cả lũ bu quanh em bán ổi. Hết đứa này chui ra tới đứa kia nhào vào. Đó là lần đầu tiên (và than ơi... cuối cùng) tụi tôi ăn được thứ ổi ngon như vậy. Vừa ngọt vừa dòn tan, cơm dày nhân nhỏ y như...hình ảnh trái đất. Vỏ xanh mỏng, vị đậm như cỏ. Cơm trắng dòn mà không cứng, dày mà thanh không xảm, không lợn cợn cát. Mấy hột ổi to và rải rác trong phần ruột nhân cũng dòn ngọt không kém, hàm răng 16, 17 nào cũng cắn bể được mớ hột ấy (cho chúng đừng rơi nguyên vào ruột dư !). Chỉ một lát, cần xé trống trơn. Mấy chị ham ăn, dặn em nhỏ ngày mai tới nữa nghe. Và ngày mai em tới thiệt.

Kì này thì khỏi nói, cả trường với mấy lớp con gái đều nhào tới. Nhiều đứa chắc đập ống heo, mua cả đống ổi. Cô bé đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, da mật dòn lấm tấm mồ hôi, vừa thâu tiền, thối tiền vừa dang tay đỡ gạt cho mấy chị khỏi té vô cái cần xé. Lâu lắm rồi, không còn hình dung được mặt cô bé, nhưng tôi nhớ hoài giọng đả đớt nhà quê vô cùng dễ thương và nhiều... bất mãn:

- Mấy chị làm gì dữ dậy? Chen dừa dừa thôi chớ ! Một cần xé ổi lận mờ!

Tụi tôi nhìn nhau tủm tỉm nhưng chỉ lui ra sau khi đã đầy ổi trong tay. Vài đứa còn cảm động (?) hỏi em quê ở đâu, giống ổi chi mà ngon quá vậy hè, nhớ mai mốt chở ổi về độc quyền trường mấy chị nghen em. Tôi ngẫm nghĩ chớ chi mà em ghé vô Hồ Ngọc Cẩn thì không biết mấy anh còn tán tỉnh tới đâu. Nhưng làm gì có chuyện đó xảy ra: con trai hình như không bao giờ ăn chua, ăn vặt.

Chẳng nhớ cô bé trả lời và hứa hẹn ra sao. Tôi chỉ còn trong đầu dáng vẻ vui mừng và giọng nhà quê của cô bé. Năm sau rồi năm sau nữa cô nhỏ không trở lại lần nào. Vườn ổi bị thuốc khai quang? Xe đò bị đấp mô không về được Sài Gòn ? Cô bỏ vườn vô bưng chống Mỹ, Nguỵ? Hay chỉ giản dị: bà hiệu trưởng hay cô Tổng giám thị không cho bất cứ quà hàng rong nào được cắm dùi trước cổng, nói chi đến chuyện gây náo loạn vì mấy trái ổi?

Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mua được ổi xá lị gốc gác Việt Nam hay Thái Lan, tôi xui xẻo lần nào cũng mua nhằm ổi... giả hay ổi dởm, không còn chất ngon ngọt dòn tan và mùi thơm năm cũ. Hay là tôi nằm mơ ăn ổi hơn ba mươi năm trước ? Hỡi bạn bè xưa, ai đã mơ cùng giấc đó xin nhắc nhở giùm tôi. Hay là trí nhớ tôi bắt đầu hư hao, chỉ mê đồ cũ kĩ ? Không, xin cam đoan rằng Mùa ổi còn khiến tôi nhớ Mùi ổi thơm năm ấy, tựa truyện của ai đó và trái ổi nghệ mùi thuốc phiện nhà thi sĩ Hoàng Cầm trong... giấc mơ của Phùng Cung. Các trái ổi trí nhớ này thì trẻ lắm, dăm ba năm tuổi là nhiều. Và màu mùi của ổi kỉ niệm?

Phim Tờ hôn thú (The marriage certificate) của đạo diễn trẻ TQ Huang Jianxin vui vẻ nhẹ nhàng và hiện đại, không để lại nhiều “ ấn tượng “. Thế hệ thứ ba (sau Cách mạng văn hoá và biến cố Thiên An Môn) an tâm đi về phía trước.

Chắc là hai chữ này dùng không "đắc”, sao lại thế được? Chỉ biết rằng khi hết phim, lập tức bên cạnh hình ảnh rất "ấn tượng" của Mùa ổi (khi cô em Hoà nước mắt đầm đìa xoè ra trước mũi anh những trái ổi mà anh không có phản ứng) tôi thấy một hình ảnh "ấn tượng” khác: cái chết của sứ quân Shingen Takeda được chính thức loan báo sau 3 năm, khi hay tin ấy, (vui mừng, trút gánh nặng, thương tiếc là thứ cảm giác rất rắc rối phức tạp khi trên võ đài, sau bao nhiêu màn vờn nhau, giao đấu nhiều hiệp bất phân thắng bại, bất ngờ địch thủ trước mặt bỗng tan biến như mây khói) một sứ quân địch thủ vùng đứng lên, phất quạt mà hát rằng "ôi! ba mươi năm qua là ảo ảnh..." và cảm giác của tôi là nghe "tủi thân". Chắc không phải tủi thân. Vậy là cảm giác gì?

Bài của Phan thị trọng Tuyến mà Ký Điệu có dịp đọc đến. Xin cám ơn chị Tuyến rất nhiều.

Ký Điệu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002