Đại Chúng số 43- ngày 07 tháng 1 năm 2000

 

MỘT NGHÌN LẺMỘT CHUYỆN NHỚ
QUÊN


BLACK BOX LÀ GÌ?SỰ AN TOÀN MÁY BAY RA SAO?


NẮNG THÔN ĐOÀI
(Tiếp theo)

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ

ÂM NHẠC TỪ NHỮNG NGƯỜI BẤT TƯ
của Rosemary Brown
Nguyễn Hữu Hiệu dịch
(tiếp theo kỳ trước

 

MẤY THẰNG BẠN CỦA TÔI
 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN
 

VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌMCHỮ VIỆT CỔ


 

                      

                         MẤY THẰNG BẠN CỦA TÔI

Ký Của Phong Thu

Nhắc đến bạn bè là nhắc đến kỷ niệm và quá khứ. Cái gì ta trân trọng, yêu quý nó sẽ mãi mãi nằm sâu trong trái tim ta. Nhất là kỷ niệm của lứa tuổi đôi mươi, tuổi đẹp nhất của một đời người, tuổi mang theo trong tim những mơ ước cháy bỏng, cuồng nhiệt. Nhưng tuổi trẻ của chúng tôi vào những năm 80 lại hết sức đen tối. Tất cả bạn bè sau khi rời phổ thông đã lần lượt bỏ nước ra đi. Những đứa bạn nghèo thì còn ở lại. Con Ngọc đẹp nên lấy được một thằng chồng giàu. Con Quyên giàu nên lấy chồng bác sĩ, con Bích thì mê mấy con kiến vàng nên lấy công an. Sau này nó là đứa giàu nhất trong đám vì chồng nó gom của cải tứ phương về, còn nó thì chơi hụi và chờ phong trào giựt hụi nổi lên là nó ăn cướp luôn. Nó là con nhỏ mà tôi đã xoá sổ ra khỏi đám bạn bè. Và tôi không bao giờ thèm nhìn tới. Con Lan ù thì thật tội nghiệp, khi không hùn hạp hụi hè rồi sau đó nợ nần bị thằng kiểm lâm có vợ dụ dỗ và lấy làm vợ bé. Tôi cứ nói với tụi bạn rằng đời nó đã bỏ đi giống y chanh "Bông hoa lài cắm bãi cứt trâu". Thằng kiểm lâm có súng và nhờ tài cướp cạn, chôm chỉa nên có tiền ăn xài xã láng. Hắn cất cho mụ vợ lớn một căn nhà tô to tổ chảng và mua cho con Lan ù cái nhà lầu hai tầng. Lan ù không bao giờ đi làm mà chỉ ở nhà trông chừng con chờ hắn mang tiền về nuôi. Tiền đâu mà nhiều thế không biết, nên hắn tha hồ rượu chè rồi chưởi hàng xóm đù mẹ, đéo bà. Con Lan ù vừa đẹp lại hiền nhưng vì yếu đuối sa cơ mà cuộc đời đã bỏ đi. Cái đời nó ngược ngạo làm sao. Người trí thức, có tư cách đạo đức, lương thiện thì nghèo rớt mòng tơi. Kẻ dốt nát thì lại ăn trên ngồi trước, làm điều bất nhân mà lại sống sung sướng hơn kẻ khác. Trong đám con gái, tôi là đứa nhà nghèo. Một đứa con gái chỉ biết cắm đầu vào đèn sách và chăm chú làm ăn lo cho gia đình. Bọn con gái mới lớn thời ấy chỉ mơ lấy chồng thuế vụ, kiểm lâm hay công an để có nhà cao cửa rộng hay ít ra cũng có xế hộp lý le. Còn tôi thì thù ghét và khinh bọn đó thua con chó ghẻ.

Tôi có ba thằng bạn thân. Tuổi chúng tôi cách xa nhau nhưng gì chung cảnh ngộ nên trở thành thân thiết. Một thằng đã tốt nghiệp kỷ sư Xây Dựng trường Đại Học Bách Khoa lại không thèm đi làm mà ở nhà bán phở và đồ nhậu. Nó nói tỉnh bơ rằng đi làm không đủ tiền mua thuốc lá hút thì thà ở nhà bán phở còn có cái ăn. Lúc đầu tôi chưởi nó đồ ngu. Nó cười hì hì và nói ai ngu thì mai mốt biết. Sau nay tôi nghĩ lại mới thấy nó đúng còn mình thì mới đại ngu. Quán hắn rất nhỏ nhưng được lợi thế là nằm ngay ngã ba Chuồng Chó nên khách thập phương hay mò đến. Giá cả ở đây lại bình dân vừa túi tiền mọi giới nên rất đông khách. Tôi thường đến thăm nó vào những ngày rãnh rổi và quán vắng vẻ. Tính nó hay bông đùa và thích kể chuyện phiếm nên chúng tôi gọi nó là Năm Cà Tửng. Lúc đầu nó cự nự ghê lắm nhưng sau đó cũng đành chấp nhận. Tôi hay nói đuà với nó rằng:" Mầy là thằng huỷ hoại xã hội. Mầy mở quán nhậu để con người cuồng say cho quên trời đất và quên đi bổn phận của mình". Nó không giận mà còn trả lời tỉnh bơ: " Tại bà là nhà giáo. Dù có húp cháo cũng "áo rách phải giữ lấy lề", còn thiên hạ bây giờ họ cóc cần đời. Ở tất cả mọi nơi người ta ăn nhậu. Các cơ quan ban ngành của nhà nước nhậu còn bạo hơn dân. Quán nhậu mọc như nấm. Họ uống rượu để quên đi sự bất lực, cuộc sống không ngày mai đầy tăm tối. Tôi nói vậy có đúng hôn bà Thu?"_ Nó là thằng tiếu lâm một cây vậy mà lúc đó nhìn mặt nó buồn so tôi biết tâm trạng bất an của nó. Tội nghiệp cho Năm Cà Tửng, nó là một thằng thông minh nhất nhì trong lớp. Mấy năm về trước nó còn mơ ứơc sau khi tốt nghiệp đại học nó sẽ xây những căn nhà cao tầng theo kiến trúc tân kỳ của ngoại quốc. Nó sẽ xây lại cái cầu bên kia thành Công Binh trở nên đẹp và vững chắc. Nó còn mơ có tiền xây một cái nhà lầu lộng lẫy và rủ bạn bè về ở cho vui. Mơ ước của nó bây giờ chỉ là cái thùng nước lèo nấu phở. Từ sáng tới chiều chạy lăng xăng lau bàn ghế, tiếp khách, rửa chén đĩa. Sau đó chạy u ra chợ mua xương bò, xương heo về chuẩn bị nấu nướng cho ngày mai. Kiến thức uyên bác và sự thông minh của nó đã quăng vào sọt rác. Một thằng nữa là bác sĩ. Anh ta lớn tuổi hơn tôi và Năm Cà Tửng nhưng chúng tôi vẫn mầy tao mây tớ vì hắn không muốn già nua trong đám lon ton. Hắn cũng thuộc loại thông minh hiếu học nên đổ bằng bác sĩ hạng ưu. Sự đời trớ trêu, vừa tốt nghiệp bác sĩ thì Miền Nam được "giải chết" (đó là từ hắn dùng để mĩa mai chế độ XHCN). Hắn được nhà nước chiếu cố nên cho đi "tẩy nảo" để trở thành "lương y như từ mẩu". Sau ba năm từ nhà tù trở về, từ một người vui tính yêu đời hắn bổng trở thành một người lầm lì ít nói. Mặt hắn lúc nào cũng lạnh lùng ngay cả bệnh nhân cũng gườm hắn. Hàng ngày sau khi về căn nhà tập thể mà hắn hay gọi đùa là "cái chuồng lợn", hắn lấy cây đan violin lên kéo ò e... không hiểu ai dạy cho hắn đàn mà nghe phát chán. Tôi hỏi hắn:" Ai dạy cho ông chơi violin?"-Hắn trả lời côïc lóc:" Một người bạn tù. Ông ấy đã chết vì bị tra tấn". Tôi moi được có từng đó vì hình như hắn không muốn nói gì thêm. Tôi nghèo còn có chiếc xe đạp làm chân. hắn nghèo đến nổi chỉ có hai bộ đồ mõng như giấy. Mỗi ngày hắn đi bộ đến bệnh viện với cái túi vải nhẹ tênh và đôi dép lê rẻ tiền. Hàng tháng sau khi thanh toán tiền ăn tập thể hắn còn lại chút đỉnh tiền đến quán Năm Cà Tửng để giải sầu. Rượu vào thì lời ra. Hắn bắt đầu nói huyên thuyên đủ chuyện trên trời dứơi đất. Hắn than buồn và bảo rằng đời hắn đã bỏ đi. Hắn bảo bọn cán bộ nói công bằng nhưng công bằng chỉ đặt trên bàn rượu "anh một ly và tôi một ly". Còn nhân ái mà bọn chúng rêu rao chỉ là sự gom góp những đồng tiền bất nghĩa, bất nhân. Chúng nó bán tất cả thuốc men dành cho bệnh nhân để có tiền xây nhà lầu, sắm xe hơi và ăn ngon mặc đẹp. Hắn phải chứng kiến những cái chết oan uổng mà lẻ ra không bao giờ có. Trái tim người thầy thuốc luôn quằn oại và đau đớn nhưng hắn bất lực khoang tay đứng nhìn hết ngày này sang ngày khác. Thời gian và nghề nghiệp đã giết chết cảm xúc của hắn. Tụi tui hỏi sao không đi tố cáo. Hắn cười khì và lắc đầu:" Đi kiện cái củ khoai. Bọn nó cấu kết nhau từ trên xuống dưới thì làm được gì". Sau này chúng tôi khá thân hắn kể cho nghe nhiều chuyện mà chúng tôi không thể nào tưởng tượng nổi. Chúng tôi gọi hắn là Ba Lì. Nghe cái tên hắn chỉ nhe răng cười không có ý kiến gì ráo trọi. Một thằng nữa bạn bè gọi hắn là Ba Nổ vì hắn xổ suốt ngày những chuyện thế sự ta bà mà hắn lượm được trong trường Trung Học Sư Phạm. Nơi mà hắn hàng ngày phải uống ba lưỡi nói láo, nói khoét để đào tạo một đội ngũ giáo viên vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đạo đức Cộng Sản Chủ Nghĩa. "Đạo đức cái con mẹ nó. Cái nhà cầu còn không có để đi "ể" thì còn bảo dạy dỗ cái con mẹ gì. Bọn học trò nó cứ "ể" giấc ở khu vực xung quanh trường bay mùi suốt ngày nhức cả đầu. Nứơc còn chưa có để tắm giặt thì còn nói chi đến văn minh XHCN. Tôi hỏi tại sao chán như vậy mà vẫn lãnh bằng khen đều đều. Hắn nhe cái hàm răng sún ra cười hề hề:" Bà dại quá! Ở đời không biết nịnh bợ cúi lòn là cứ đói dài dài. Nếu tôi không cố gắng ngày đêm cho vừa lòng thằng Ba Ngứa thì nó làm sao để tui yên. Nó muốn tống tôi lên rừng lâu rồi mà chưa có dịp. Tôi có bốn đứa con gái. Nếu tôi bỏ nghề thì không ai nhận tôi vào làm. Bà thấy đó, đời này còn đen hơn cả mõm con chó mực". Mỗi lần trong trường hắn tổ chức Tết Niên là hắn đem khoe mấy tấm hình. Cứ nhìn tấm hình hắn đứng chung với tên hiệu trưởng mập như heo thì đã thấy tức cười. Hắn y hệt như cây tăm xỉa răng của tên hiệu trưởng. Thằng Năm Cà Tửng cũng từng nghe danh "thơm" của tên hiệu trưởng Ba Ngứa nên hỏi:" Ê! Hai Nổ, tụi tao hỏi thiệt nha! Thằng hiệu trưởng nó ăn cái gì mà ù quá vậy. Cái thùng nước lèo của hắn có thể đem ra cho tao bán phở được lắm". Ba Nổ hiểu ý cười khà khà:" Hắn ăn cái đó... đó...của các em bán bia ôm trong Câu Lạc Bộ Thanh Niên. Bộ mày không biết ha còn phải hỏi". Ba thằng nhìn nhau cười, còn tôi thì đỏ mặt...

Cuối năm 1988, Việt Nam có nhiều vấn đề hết sức phức tạp. Những vụ lừa đảo lớn xãy ra khắp nơi. Một số công ty ma như Nước Hoa Thanh Hương do Nguyễn Văn Mười Hai làm giám đốc đã lừa đảo cả nước và biển thủ một số tiền khổng lồ hàng tỷ bạc mà nhà nước không hề biết??? Vụ công ty Nước Hoa Anh Đào, mà giám đốc là một tên mù được dựng lên để hốt tiền thiên hạ nhà nước cũng ngủ gà ngủ vịt luôn??? Vụ công ty Tamexco ăn cắp công quỹ rồi đốt để phi tan... Hàng ngàn vụ hụi hè lừa gạt xãy ra khắp nơi từ Bắc vào Nam khiến cho mấy chục ngàn người tán gia bại sản và có người đã tự tử chết. Hầu như gia đình nào cũng có người là nạn nhân trong những vụ này không nhiều thì ít. Một số bạn bè tôi vì mang công mắc nợ mà phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Cuộc đời tan tác. Bi kịch cứ tiếp diễn không ngừng khiến tâm linh tôi ngày càng bất an, chán nản.

Cũng trong năm đó, Ba Lì chạy vại ở đâu đó được vài chỉ vàng. Hắn đút lót thế nào mà xin được đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức. Thằng đó tiếng Anh, Pháp nói như gió mà bây giờ bỏ nghề, bỏ xứ đi làm thuê ở xứ người. Tôi nhìn nó nhảy tưng tưng mà ứa nước mắt. Nó ôm vai tôi nói nhỏ:" Mầy là con gái Thu ơi! Mầy ráng kiếm một thằng chồng tốt để nó chăm sóc cho mày. Tao biết mày mơ ước nhiều lắm. Cũng như tao ngày xưa thôi. Nhưng tất cả chỉ là con số không. Cuộc sống này làm gì còn có ước mơ". Nước mắt nó chảy ướt vai áo tôi. Đó là lần đầu tiên cũng là lần sau cùng tôi thấy nó khóc. Nó ra đi được ít lâu thì bức tường Bá Linh sụp đổ. Chúng tôi không còn được tin tức gì của nó. Năm 1989 thằng Năm Cà Tửng nhận được giấy xuất cảnh. Nó chạy đi tìm tôi báo tin mừng. Một lần nữa tôi ngồi chết lặng nhìn nó lòng vừa buồn vừa vui. Nó nắm tay tôi và nói rằng nó thương tôi nhất đời. Thương tôi từ khi còn học trường phổ thông Nguyễn Đình Chiểu. Hơn mười năm nó ôm mối tình đơn phương để nhìn ngắm và mơ ước. Nó sợ khi nói yêu tôi, tôisẽ tan biến trong không trung và tôi trở thành mây khói (trời đất ơi! Hắn tỏ tình văn chương chảy ra lai láng). Tôi cười và bảo nó là thằng ngớ ngẩn. Đến ngày nó ra sân bay tôi chỉ kịp đến nhà trao cho nó cái nón làm quà, một cuốn sổ tay và cây viết. Tôi không đưa nó ra sân bay vì có hàng lô hàng lóc các cô gái trẻ đẹp thấy nó đi Mỹ cứ vây quanh. Tôi cũng nhận ra cô bé bán cà phê quốc doanh đeo theo nó. Hình như các nàng mơ rằng một ngày nào đó nó sẽ trở về với một mớ tiền đô và cưới các nàng làm vợ. Tôi nằm nhà lòng buồn vô hạn. Nó giận tôi vô tình và từ đó không thèm gởi cho tôi một lá thư nào. Bù lại nó gởi hàng tá thư cho các cô gái trẻ bán cà phê thúôc lá quốc doanh. "Cái thằng coi vậy mà bạc bẻo với bạn bè"- Hai Nổ trách Năm Cà Tửng. Còn tôi thì tha thứ cho nó. Dù sao nó cũng là một thằng bạn dễ thương và tốt bụng.

Chỉ còn lại tôi và Hai Nổ. Tôi dành thời gian nhiều cho hắn khi biết càng ngày gia đình hắn càng sa sút. Hắn gầy đi trông thật đáng thương. Vợ hắn cũng cô giáo nên hàng ngày sau giờ dạy học là may quần sà lỏn đem ra chợ bán nuôi bốn đứa con ăn học. Tôi hay an ủi và cho hắn mượn tiền khi hắn thiếu thốn. Năm 1991 tôi cũng rời Việt Nam. Hai Nổ mừng cho tôi và hắn rươm rướm nước mắt nói rằng:" Mầy phải có chồng nha Thu. Đừng sống một mình hoài thui thủi không ai chăm sóc. Cuối cùng rồi tao cũng mất mày nốt nhưng tao vui khi mày có tương lai. Ráng kiếm thằng Năm Cà Tửng nha Thu. Đừng quên nó!". Hắn quay đầu đi dấu những giọt nước mắt. Ngày ra sân bay chỉ có vài người bạn. Tôi không khóc. Tôi cảm thấy tâm trạng mình bàng hoàng và bay bỗng khi nghĩ đến ngày mai trên xứ người. Vui hay buồn? Hạnh phúc hay đau khổ? Nhọc nhằn hay thanh thản? Cuộc đời đâu dễ dàng ban phát cho ta những gì ta muốn. Muốn đạt được mơ ước phải trả giá cho nó. Muộn màng chưa khi làm lại cuộc đời? Chưa đâu, vì tôi chỉ vừa bước vào tuổi 30.

Những năm sống ở xứ người, niềm thương nhớ quê nhà vẫn nung nấu trong tim. Bạn bè còn đó, người thân vẫn còn kia. Nữa cuộc đời còn lẩn khuất trong mây gió, hai mùa mưa nắng của Miền Nam. Tôi thấy bóng ba tôi hàng quân trong những cánh rừng. Tôi thấy mẹ tôi gò lưng dưới nắng bán hàng trên chợ. Tôi nhớ trường tiểu học Nữ Châu Thành và cái dáng dịu dàng dễ yêu của cô giáo tôi với bài học vở lòng. Đêm nay ngồi đây, tôi hồi tưởng về một khung trời tuổi trẻ đầy yêu thương đã tắt lịm vào tuổi đôi mươi, để rồi thằng Năm Cà Tửng không bao giờ dám nói yêu tôi và tôi mãi mãi làm lơ không biết đến. Xã hội đã vẽ ra một bức tường ngăn cách chúng tôi. Bởi chúng tôi thấy tương lai mờ mịt và hạnh phúc đời thường quá mong manh. "Biết ra sao ngày sau Thu ơi!" Tôi vẫn còn nghe văng vẳng bên tai tiếng nói buồn tênh của Ba Lì, giọng cười khinh đời của Hai Nổ, để rồi đêm đêm tôi vẫn mơ ngày về thăm lại quê hương. Nhưng không phải là một quê hương đói nghèo trong rơm rạ. Càng không phải một quê hương đang sống trong ngục tù CS mà là một quê hương thực sự tự do và hanïh phúc. Hẹn nhau một lời thề các bạn của tôi ơi!

Phong Thu
Viết lại 30/12/1999
Thân tặng các bạn tốt nghiệp
trường cấp ba thị xã niên khoá 77-78,Thủ Dầu Một, Bình Dương- VN


 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002