Đại Chúng số 43- ngày 07 tháng 1 năm 2000

 

MỘT NGHÌN LẺMỘT CHUYỆN NHỚ
QUÊN


BLACK BOX LÀ GÌ?SỰ AN TOÀN MÁY BAY RA SAO?


NẮNG THÔN ĐOÀI
(Tiếp theo)

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ

ÂM NHẠC TỪ NHỮNG NGƯỜI BẤT TƯ
của Rosemary Brown
Nguyễn Hữu Hiệu dịch
(tiếp theo kỳ trước

 

MẤY THẰNG BẠN CỦA TÔI
 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN
 

VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌMCHỮ VIỆT CỔ

 

BLACK BOX LÀ GÌ?

SỰ AN TOÀN MÁY BAY RA SAO?

Của kỹ sư Sagant Phan

 

Đang ngồi đọc lâm râm tờ báo Việt ngữ, thình lình bà xã hỏi giật ngược:"Này anh, Black Box là gì vậy?". Bà xã đem tin tức trên tivi vụ phi cơ Ai Cập 767 bị rớt vừa rồi. Tiếng bả hỏi lảnh lót của bả làm tôi giật mình. Tôi trả lời:"Thì Black Box là hộp đen chứ gì"- "Nhưng sao em thấy họ vớt lên một cái hộp màu đỏ?". Đúng là màu đỏ rồi.. cà lăm nữa rồi. Lấy vợ rồi thì không sao, nhưng từ lúc dẫn nàng sang New York bái kiến...Nữ Thần... thì tôi đâm ra sợ vợ. Nữ Thần ở đây là Nữ Thần Tự Do.

Pháp là xứ nhỏ nhưng đại diện Âu Châu về văn chương và nghệ thuật, nói tóm lại là cấy viết với thi sĩ đang làm thơ. Hoa Kỳ là xứ lớn, đại diện cho khoa học và kỹ thuật, nói tóm lại là thợ thuyền và búa kềm. Hai người này không ưa nhau từ tiền kiếp. Thợ thuyền làm việc cực khổ đổ mồ hôi nên không ưa thi sĩ ngắm gió nhìn mây vườn Lục-Xâm-Bão làm một bài thơ não lòng. Mỹ không ưa Pháp và Pháp không ưa Mỹ. Hai xứ dùng phong thuỷ địa lý chơi nhau. Phong thuỷ Địa Lý là dùng vật liệu do người hay do thiên nhiên làm tăng ảnh hưởng cho đối thủ thua. Pháp cung con gà trống gáy lắm, nhìn gà trống của Pháp thấy mà vui mắt, còn gà mái của Pháp còn khoái tỉ hơn nhiều. Pháp dùng gà làm quốc huy và gáy với lối xóm oai hùng lắm. Mỹ thờ con diều hâu, lấy diều hâu (Eagle) làm quốc huy. Món khoái khẩu của con diều hâu là gà con của Pháp. Pháp không bực sao được. Có chuyện là ở chỗ đó Pháp bị thua một keo, sau cùng nghĩ cách ếm cho Mỹ thua đời đời. Pháp làm một cái tượng mà họ gọi là Nữ Thần. Bà này coi thiệt là... cốt...xì tô.(overrweight) đô con hết chỗ nói. Quấn xà rông tại Hy Lạp, tay cầm bó đuốc...lực lưỡng vô cùng, đố.. cha nào dám chọc giận Bà, Bà buông đuốc...xáng...một bạt...tay là rồi đời. Từ khi Mỹ đem Bà về... thì đàn ông Mỹ được xếp vào hạng thứ ba liền (sau con chó, con mèo cưng của Bà). Trong khi Pháp tạc tượng thờ một Nữ Thần rất mãnh mai xinh đẹp, nhìn mát mắt mà họ gọi là Thánh đó là Thánh Jean Darc. Thần ở Đình Miểu thua Thánh ở trên trời. Đó là thuật phong thuỷ địa lý. Từ khi bà xã tôi bái kiến Nữ Thần ở New York thì tôi tự động đứng vào hạng thứ ba luôn. Đàn ông Mỹ rất dễ dàng trở thành độc thân (single man). Mỗi tháng trả 2 loại tiền nhà vợ ở, tiền apartment mình thuê riêng cho một mình... mình. Tôi ghét Pháp từ đó.

Back Box là hộp đen nhưng tại sao hộp đỏ mà gọi là Black Box? Đó là do sáng kiến của kỹ sư hàng không Úc Đại Lợi Dr. David Warren, làm năm 1957 (danh từ riêng là ARL Air Flight Memory Unit). Hộp sơn màu đen lớn gần bằng phân nữa túi đeo lưng của học trò (back pack). Có khả năng chống được nhiệt độ nóng cao (khoảng 1000 độ C trong vòng 30 phút), võ bằng titanum, xe hơi cán lên mà không hề hấn gì. Trong đó có một hệ thống tương tự như tape recorder, dùng băng từ tính magnetism 88 tracks chạy liên tục vòng tròn 4 tiếng đồng hồ, xoá băng cũ tự động thu lại phần mới. Trong tape nhựa đó có ghi lại những dữ kiện từ phòng lái (cockpit) như vận tốc phi cơ quẹo trái, quẹo phải, lên cao, xuống thấp, áp suất phòng lái...luôn tiếng nói của phi công. Hộp màu đen được gắn sau đuôi phi cơ. chỗ này an toàn nhất cho phi cơ. Hộp được phát tự động một tính hiệu sonic beacon khi hộp chạm nước, có thể sâu đến 20,000 ft mà không thấm nước. Beacon tên gọi riêng là "pinger", phát tần số đặc biệt rộng đến 2 miles, liên tục trong 30 ngày thì hết pin.

Vì màu đen khó thấy xa, nên thế giới đồng ý sơn đỏ để dễ thấy từ xa khi phi cơ hay tàu ngầm lặn sâu đi tìm. Dưới luật hiện hành cùa Hoa Kỳ phạt trọng tội cho ai tự động mở Black Box ra nghe một mình hay đem về nhà. Mỗi lần trước khi phi vụ cất cánh, hộp này được niên phong cẩn thận. Khi xong phi vụ phải có nhân viên hữu trách chịu trách nhiệm thu về cơ quan hữu sự.

Khi xãy ra tai nạn hàng không, khi tìm được Black Box, thì hội đồng được lập ra để chứng kiến cảnh khui hàng, đồng thời lắng nghe lời nói của phi công cùng dữ kiện ghi trên tape (nay người ta dùng computer disk ghi nhiều data hơn tape nữa). Hội đồng gồm có chính phủ F.A.A, hãng hàng không, hãng làm phi cơ, cùng đại diện Hiệp Hội Phi Công (Pilot's Union). Có như vậy mới quy trách nhiệm cho đúng người cùng sự bồi thường bảo hiểm. Nếu bị bom nổ chậm thì trách nhiệm sẽ do chính phủ đứng ra lo tìm cho ra tên khủng bố và truy tố ra toà án...v...v...

 

SƠ LƯỢC NỀN HÀNG KHÔNG DÂN SỰ:

 

Khi phi cơ bay được lên trời với cánh 2 tầng, thì không hành khách nào dám liều mạng trèo lên phi cơ. Pilot đành lái một mình, cô đơn chíêc bóng. Mưa gió sấm sét anh lãnh d0ủ hết, không có chuyện phi cơ không người lái (autopilot), muốn đi toilet thì ráng...nhịn. Trên phi cơ chỉ có 3 cái đồng hồ, một chỉ xăng còn hay hết, một chỉ tốc độ, còn cái kia thì chỉ hướng bay (nam châm). Lúc đó người ta dùng để dưa thư, hay cầm từng trái bom liệng lên giới tuyến địch thủ. Đó là năm đệ nhất htế chiến (1914-1918).

Năm 1949 chiếc phi cơ hành khách đầu tiên trên thế giới chở được 36 người do Anh Quốc chế tạo, tên là Comet. Sau đó hàng không Pháp Quốc (Sud Aviation) chế tạo chiếc phi cơ rất thanh lịch tên là Caravellr.

Sau đó Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về kỹ nghệ hàng không dân sự, đó là hảng Douglas và Beoing.

Năm 1952 Douglas tung ra thị trường thế giới chiếc DC-7, đây là chiếc đầu tiên bay từ New York đến San Francisco một mạch (non Stop). Sau đó Beoing tung ra chiếc phi cơ làm cả thế giới mê say là chiếc Beoing 707. Douglas liền tung ra mạnh hơn bay vượt qua Đại Tây Dương (Atlantic) với chiếc DC-8. Công ty Pan-Am (mà có phần hùn khá lớn của Á Rập) được thành lập tại New York, đại gia Pan-Am yêu cầu Beoing vẽ một chiếc nào mà bay hơn DC-8 ...và Beoing cho ra đời chiếc 707s. Hảng Pan-Am liền đặt hàng 20 chiếc 707s cho Beoing và 30 chiếc DC-8s. Sau đó, hảng hàng không Hoa Kỳ mạnh hàng thứ nhì là United Airline đặt hàng cho Douglas 30 chiếc DC-8s. Beoing ra kiểu 727 cho phi cơ có tầm bay trung bình Douglas liền ra loại DC-9.

Bốn đại gia về kỷ nghệ hàng không sau đây:

1.- Bill Beoing sáng lập ra đại công ty Beoing, mà ngày nay vẫn là chúa tể về hàng không. Nỗi danh trong đệ nhị Thế Chiến với oanh tạc cơ B-29 và B-52.

2.- Donald Douglas sáng lập ra hảng Douglas, với loại phi c7 mà chúng ta quen thuộc nah61t là binh chủng nhảy dù với DC-3 thả dù tập trận. Năm 1939 trên bầu trời bao la, Douglas chiếm số lượng 90% cho các phi cơ quốc tế.

3.- James McDonnell sáng lập ra hảng hàng không McDonnel nay chuyên về quân sự và khoa học.

4.- Dutch Kindelberger lập ra hảng Martin Marietta.

Năm 1970 thì Beoing ra một loại phi cơ có sức mạnh hơn, bay xa hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Loại 747 làm chấn động thế giới, Douglas liền tung ra loại DC-10. Đến nay, cuộc thư hùng đã kết thúc, với loại Beoing 747 đã đánh gục đối thủ DC-10, hảng Beoing mua luôn hảng Douglas và Mc Donnell chuyên về hàng không dân sự, quân sự, thám hiểm không gian.

 

ĐẶC ĐIỂM 747:

 

Chứa 57,000 gallons (215,745 liter) xăng, đựng trong 2 cánh trước (tương đương 2 hồ tắm loại quốc tế chứa đầy xăng máy bay). Sau đuôi, 2 cánh ngang chứa thêm gần 3500 gallons xăng (đi thêm được 400 miles nữa) cùng một phần dưới bụng phi cơ. Có nghĩa là quý bạn đang ngồi trong biển lửa, Đông-Tây-Nam-Bắc chỗ nào cũng toàn là xăng nổ mạnh.

. Bay được một mạch từ San Francisco đến Sydney (Úc Đại Lợi) mà không ngừng nghỉ, hay là 8400 miles (13,515 km).

. 747-400 có đến 6 triệu (6 million) cơ phận đinh ốc, bù loong... có đến 171 miles dây điện.

. Có đến 16 bánh xe đáp cùng 2 bánh xe đầu mũi phi cơ.

. Từ đất lên đến đuôi phi cơ cao tương đương 6 tầng lầu.

. Cho chuyến bay quốc tế, 747 chứa đến gần 5 tấn thực phẩm cùng nước uống cho 400 hành khách.

. Dùng 1 trong 3 loại động cơ phản lực (Turbofan jet) của hảng: Pratt& Whitney, hảng General Electric, hảng Rolls-Royce.

. Giá một chiếc 747-400 là 190 triệu USD. Chiếc Ai Cập vừa bị rớt giá 100 triệu USD.

 

Âu Châu cùng nhau chế loại Air Bus để cản sức bành trướng của Beoing đang khống chế địa cầu.

Air Bus A 310 bay được đến 9700 km, xăng chứa đến 61 ngàn lít cùng bình xăng phụ chứa đến 7000 lít. Dùng động cơ phản lực của hảng Mỹ Pratt & Whitney, chở được 300 hành khách xuyên quốc tế. Vì Anh Pháp xăng đắc hơn Mỹ nên giá vé rất cao. Loại Concorde (supersonic transport) gồm 2 quốc gia Anh và Pháp vẽ kiểu, động cơ phản lực do hảng General Electric tạo. Phi cơ có sức vượt 2 lần tốc độ âm thanh, nên khi phi cơ bay, hành khách không nghe tiếng động nào hết. Bay đến 6000 km, nhưng vì chở được có 144 hành khách nên giá vé rất đắc gấp năm lần giá vé thông lệ.

Nga Sô: Loại Ilushin I:L-96 gồm 4 phản lực cơ (turbofanjet), bay xa đến gần 8500km. Rất ồn và hành khách dễ bị mệt với đường dài. Đây là loại tối tân nhất giá vé rất đắc gần gấp 2 lần Beoing 747.

Nhiệt độ động cơ phản lực: Sức ép rất mạnh lên đến 40 lần hơn sức ép thông thường cho phi cơ cánh quạt. Nhiệt độ không khí bị ép trước khi vào buồng đốt (turbineentry-temperature) lên đến 2730 độ F (1500 độ C). Xăng dùng cho phản lực cơ là một loại hổn chất kerosene (mạnh hơn xăng xe hơi d0ua gần 7 lần).

Ngày xưa tôi còn nhớ lúc đang làm việc tại Quân Y Viện miền cao nguyên Trung Phần nước Việt, một anh lính Không quân thuộc sư đoàn 6 đến phòng ngoại chuẩn QYV với cái môi...sưng...chù vù...hỏi ra anh mới khai thật là dùng xăng trực thăng để đốt lò bếp, tưởng lửa tắt anh bèn chu mỏ vào thổi mạnh và kết quả lò nổ một cái ầm sưng mỏ. Anh quên thêm chút muối vào xăng để giảm sức nóng. Thành thử ai mà xài xăng máy bay trong bếp thì thường đít chảo bị cháy lủng cả đít. Nếu đổ vào xe gắn máy Honda thì thời gian sau bạc Piston (piston rings) bị cháy tiêu, rồi xe chạy cà rề, cà rề thua xe đạp nữa.

Với trên dưới 60 ngàn gallons xăng máy bay, tương đương 3 hồ tắm dành cho Thế Vận Hội Olympic, octane mạnh gấp chục lần octane xe hơi, xăng chứa đầy đôi cánh, dưới bụng và sau đuôi phi cơ nữa. Nhiệt độ nơi buồng phản lực cơ turbofan lên đến hơn 2700 độ F (tương đương 1500 độ C) võ phi cơ được bao bọc bởi lớp nhôm mõng... thành thử phúc đức dành cho những người không hiểu gì hết về sự nguy hiểm của phi cơ khi lên vận tốc tung lên trời với sức đẩy 870 ngàn pounds lực (khoảng gần 400 ngàn kg lực) gọi là Thrust. Cứ 2 giây đồng hồ phi cơ đốt hết 1 gallon xăng. Còn lúc phi cơ cất cánh lên đốt gần 5 lần hơn. Còn nhớ có lần từ New York về Los Angeles trên phi cơ Beoing 737 trong bụng mình an nhiên tự tại, vui mừng hớn hở, ngó ra ngoài cửa sổ thì thấy trời xanh bao la. Ngó thấy cô nữ chiêu đãi viên...thấy cô sao quá đẹp...kế bên một anh Việt kiều đang lo lắng bồn chồn...không chịu ngủ như mọi người...hỏi tại sao, anh ta đáp...anh là thợ bảo trì sửa chửa phi cơ... thế thì đâu có lo? Nhưng công việc càng ngày càng cực nhọc vì phi cơ càng lúc càng nhiều...không cách chi kiểm soát nổi. Muốn kiểm soát bảo trì theo như cẩm nang bảo trì của chính phủ đưa ra gần 700 trang chữ nhỏ liti thì hành khách...phải lên phi trường ngủ tại chổ ít nhất 3 ngày cho chiếc đó. Sức ép công việc quá nhiều. Tiếng động ồn ào của hàng chục phi cơ phản lực lên xuống hàng giờ...nên rất nhiều trang kiểm soát đành phải quẹt đại cho xong nợ quỷ thần... làm technician mới có 4 năm mà bị bất lực hầu như kinh niên...lương nhiều lắm nhưng vợ sắp sửa ly dị...rồi đó...Trời đất nghe như vậy...ai mà ngũ cho được...thế là thằng Việt Kiều kế bên bị bệnh bồn chồn vì nghề nghiệp...còn nghe được lời tâm sự của nó...còn mình nghe được lời tâm sự đó mình cũng bồn chồn luôn, khỏi dám ngũ đi. Nhưng thức hay ngũ cũng làm sao cứu được khi phi cơ có chuyện lớn? Thiệt là...phứơc đức cho những người không hiểu gì hết. Ôi! phản lực cơ!.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002