Đại Chúng số 43- ngày 07 tháng 1 năm 2000

 

MỘT NGHÌN LẺMỘT CHUYỆN NHỚ
QUÊN


BLACK BOX LÀ GÌ?SỰ AN TOÀN MÁY BAY RA SAO?


NẮNG THÔN ĐOÀI
(Tiếp theo)

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ

ÂM NHẠC TỪ NHỮNG NGƯỜI BẤT TƯ
của Rosemary Brown
Nguyễn Hữu Hiệu dịch
(tiếp theo kỳ trước

 

MẤY THẰNG BẠN CỦA TÔI
 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN
 

VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌMCHỮ VIỆT CỔ


 

 

   VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌM
                                   CHỮ VIỆTCỔ

THINH QUANG

Thường muốn biết về nền văn minh trong thời kỳ lịch sử qua hình thành một đất nước có hệ thống guồng máy cai trị, các nhà biên khảo cần tra khảo về chữ viết và xuất xứ của nó. Điềumà các nhà biên khảo đặt nghi vấn về các loại chữ viết củacác quốc gia vùng Đông Nam Á có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ hay không? Riêng về đất nước ta căn cứ vào một số các tài liệu được lưu trữ thì dân tộc Việt quả có một loại chữ xuất hiện từ lâu đời, chính loại chữ này đã chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

Ông Trần Bích San đã có lần đưa ra vấn đề về "Chữ Việt Cổ "(31-10-1994) qua các sách vở của các nhà học giả cũng như các nhà biên khảo đã in thành sách như Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu hay Hạo Nhiên Nghiêm Toản trong Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu, hoặc Trọng Miên trong Văn Học Toàn Thư v.v...đưa ra hai khuynh hướng trái ngược nhau như một đoạn bên dưới đây:

      KHÔNG CÓ CHỮ VIỆT CỔ
Vua Hùng Vương đi đánh miền nam đến cửa Thần Phù,tức là đến Thanh Hóa nơi gốc cũ thuyền bị gió cản không đi được,sau có một đạo sĩ xưng là La Viện xin cỡi thuyền đi trước dẫn đường để tam quan đi sau, tự nhiên không có sóng gió gì nữa. Khi tấu khải trở về,La Viên mất, vua truy phong là Áp Lãng Chân Nhân,lập đền ở bờ sông để thờ. Lại cũng theo rtục truyền, khi vua Hùng Vương nam chinh đóng quân ở núi Khả Lao (Thanh Hóa),nằm mơ thấy thần bảo rằng:"Xin có cái trống đồng và dùi đồng giúp nhà vua thắng trận". Đến lúc ra trận thấy trên không văng vẳng tiếng trống đồng rồi quả nhiên được toàn thắng. Vua bèn sắc phong thần núi xã Đam Mê là Đồng Cổ Thần Từ (hiên nay trong đền vẫn còn một cái trống đồng cổ). Lê Văn Siêu dẫn đoạn sử trên rồi chú thích"Xin lưu ý hồi này chữ Hán chưa được truyền vào Giao Chỉ làm sao vua Hùng có thể có chữ phong cho thần là Áp Lãng Chân Nhân với Đồng Cổ Đại Vương? Việc đi dánh miền Nam có thể có thực, nhưng đặt duệ hiệu theo những tiếng nôm nào đó,còn sự phong tặng chỉ là những thêm thắt của đời sau"(Việt Nam Van Minh Sử Cương,trang 68). Như thế tác giả Lê Văn Siêu đã gián tiếp khẳng định nước ta chưa có chữ viết vào thời Hùng
Vương. Một số nhà nghiên cứu sau này tuy có thận trọng hơn, nhưng vẫn chưa đưa ra được bằng chứng rõ rệt nào. Tô Minh Châu thiếu cơ sở khoa học chắc chắn để chứng minh về đời Hùng Vương nước ta đã có văn tự Hùng Vương Dựng Nước,tập 3,trangh 297). Phạm Thế Ngũ lập luận "trước thời Bắc thuộc, trước khi tiếp xúc với người Tàu và biết thứ chữ Hán của họ, dân tộc ta phải đã cómột thứ chữ riêng để ghi tả tiếng nói của mình...có chăng thì thứ chữ tối cổ đó hẳn cũng rất thô sơ xét theo trình độ văn hóa của mình khi ấy. Và đến thời dân ta thuộc nước Tàu, vì thế lực đô hộ của người Tàu, vì trình độ cao đạt của Hánh học, những phần tử trí thức người mình đã để nó mai một trong khi chạy theo học chữ của người Tàu" (Việt Nam Văn Hóa Sử Giản Ước Tân Biên, quyển 2, trang 20). Gần đây,triết gia Kim Định với triết thuyết Việt Nho đi xa hơn,cả quyết Việt Nam có văn tự trước cả Trung Hoa."Không thể thấy
vắng bóng chữ viết trên trống đồng mà cho rằng Lạc Việt chưa có chữ. Không viết vì chưa hình thành xong, hoặc tại lý do hay tin tưởng nào đó, chẳng hạn tin rằng đồ xài lâu năm có hơo hướng người chủ dính dáng chầy ngày sẽ thành ma quỉ phá phách người sống nên không dám viết chữ , chính vì thế đồ sứ xưa không hề có chữ". Căn cứ vào đoạn sử ghi việc Việt Thường cống vua Nghiêu con rùa trên lừng có viết cổ tự hình con nòng nọc,Kim Định kết luận "Lạc Việt đã có công đầu trong việc đặt
nền tảng cả cho chữ viết và để ghi công đầu đo, tổ tiên đã đặt danh hiệu nước là Văn Lang. Đặt danh hiệu đó để nhớ bước đầu nhưng vẫn tiến và đã tới đợt Tự (Thanh) nhưng chưa kịp tiến sang đợt Thư thì bị nạn xâm lăng,đành bỏ dở việc kiến tạo lại cho người xâm lăng tiếp nối" (thoạt kỳ thủy chữ dựa trên hình sự vật gọi là Văn, sau dần dần thêm âm gọi là Tự. Từ đó hình và âm nương nhau đẻ ra nhiều chữ và viết trên thẻ tre hoặc
lụa gọi là Thư) Nguồn Gốc văn Hóa Việt Nam, trang 122,123).Hà Văn Tấn nói về các dấu vết về cổ văn tự tìm thấy trên các đồ đồng Đông Sơn với một số các hình nét mà ông cho có thể là chữ. Trên những lưỡi cày và khí giới (cái qua) tìm được ở Thanh Hóa, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số dấu hiệu có tính cch qui ước mà theo Hà Văn Tấn thì những chữ này tương tự như chữ khắc trên chiếc qua tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam
(Nghiên Cứu Lịch Sử, 112).

Đặc biệt hơn cả , Nguyễn Khắc Ngữ đưa ra được nhiều chứng liệu về chữ Việt cổ. Mở đầu phần "Đi Tìn Chữ Việt Của Người Việt", tác giả ghi lại những lời chú trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn".Dựa theo sách Thông Chí của Trịnh Tiều và sách Cương Mục Tiền Biên của Lý Kim Tường thì đời Đào Đường (2357-2248 TTL) ở phương Nam có họ Việt Thường qua hai lần sứ dịch sang chầu dâng rùa thần. Rùa này có lẽ đã sống đến ngàn năm , mình nó đến hơn ba thước (96cm), trên lưng có chữ khoa đẩu ghi chép việc từ khi mới mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui Lịch". Sau khi khảo sát cổ văn tự các nước trên thế giới từ Địa Trung Hải,Trung Đông, đần Ấn Độm, Chàm, Trung Hoa, Nhật Bản, tác giả Nguồn Gốc Dân Tộc Viẹt Nam đưa ra khám phá mới nhất về chữ Việt cổ với những hình khác có tính cách qui ước có thể lànhững chữ tượng hình trên vách hang đá ở Thương Phú (Quảng Bình) hay Kỳ (Thái Nguyên), Len Đất (Lạng Sơn), Mường Hoa (Cao Nguyên Tây Bắc), Yên Lạc (Quảng Bình).

Ông Trần Bích San tạm kết luận về "Chữ Việt Cổ" như sau:
"Hai tác giả Kim Định và Nguyễn Khắc Ngữ đã bổ túc cho vấn đề có hay không một thứ văn tự Việt. Trước khi chữ Nôm xuất hiện , Việt Nam ta quả đã có một thứ chữ viết riêng, đó là chữ khoa đẩu có hình dạng giống như con nòng nọc đầu to duôi nhỏ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 23 trước Tây Lịch. Tuy nhiên thứ chữ Việt cổ này mới đang ở trong thời kỳ Tự thì bị bỏ dở vì cuộc đô hộ hơn một ngàn năm của người Tàu. Những khám phá của Nguyễn Khắc Ngữ chỉ là bước đầu. Để tìm ra những qui ước chung và hệ thống hóa thứ chữ này,chúng ta còn cần thêm
nhiều vết tích nữa."

Theo sách Tiền Hán Thư của Trung Hoa có ghi nhận đến về giai thoại con rùa thần -nguồn gốc của một loại cữ cổ tự của người Việt - là đời Đào Đường tại phương Nam có một họ gọi là Việt Thường phái sứ bô sang Trung Hoa triều cống một con thần qui . Theo Tiền Hán Thư thì con thần qui đó rất hiếm thấy, sống cả một thiên niên kỷ , nơi mu nó có cả những giòng chữ hình con nòng nọc, được gỉ thích là các hàng chữ (nòng nọc) này ghi lại việc trời đất mở mang. Nghe thấy lý thú và biết đó là lời lẽ giá trị, nên Vua Nghiêu bèn hạ lệnh cho quan triều chuyên lo việc sử sách chép lấy và chú thích là "Qui Dịch". Sử sách ta từng xác nhận Việt Thườing là quốc hiệu từ xa xưa của đất nước ta. Như vậy, ta có thể tin rằng hình dáng của những con nòng nọc khắc trên mu rùa là chữ Việt cổ.

Không phải chỉ Tiền Hán Thư ghi nhận về các dòng chữ có hình dáng con nòng nọc mà luôn cả sách Thanh Hóa Quan Phong của Vương Duy Trinh - tác giả ở vào thế kỷ thứ XlX có đề cập đến loại chữ này, mà theo tác giả ghi là tại tỉnh Thanh Hóa, một châu quan có chữ viết, đó là lối chữ thập châu đấy. Ông bác bỏ luận điệu là nước Việt không có chữ và khẳng định không phải vậy. Thế có nghĩa là ông bảo Thập châu là một trong những dải đất của nước ta mà có chữ há lẽ nào nơi chợ (chỗ tập trung) lại chẳng có hay sao? Và, họ Vương cả quyết:" Lối chữ đó là chữ nước ta".

Gần đây cũng có số các nhà biên khảo nghĩ rằng chữ có hình dạng con nòng nọc như vậy xuất hiện từ lâu ở thập châu - có nghĩa nơi sinh sống của người Thái,người Mường cũng như các tộc thiểu số khác. Vậy thứ chữ đó có liên quan họ hàng vơi các loại chữ ở Ai Lao. Như các nhà khảo nhận thấy chữ của Ai Lao thuộc cùng phái với chữ Pâli - một loại chữ cùng nguồn gốc với Ấn Độ.

Hơn nữa, các nhà khảo cổ truy cứu trên mặt trống đồng tại Lũng Cú tức Đồng Văn-Hà Giang, rõ ràng có một số nét chữ (nòng nọc) đủ đưa ra làm chứng tích của loại chữ của người Việt từ ngàn xưa lưu lại.

Vào nửa thứ hai của tân thiên niên kỷ thứ nhất là thời kỳ được xem là cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn, lúc bấy giờ đã dùng một lối chữ viết như loại chữ có hình dáng như con nòng nọc. Có thuyết cho rằng chữ Việt cổ này bị mai một dưới thời Bắc thuộc cả ngàn năm. Có thể là đúng như vậy, vì loại chữ Việt cổ lúc bấy giờ còn nằm trong tình trạng phôi thai đơn giản không thể ghi hết được ý nghĩ của mình,trong lúc đó chữ Hán được xem là một loại chữ đầy đủ nhất loại bỏ dễ dàng đối với các loại chữ còn nghèo nàn như chữ Việt ta lúc bấy giờ.

Tại các quốc gia Đông Nam Á nước nào cũng có loại chữ riêng của mình, nhưng ở vào thơi kỳ đầu công nguyên trở về sau các bản văn có tính chung cho toàn vùng, thường sử dụng chữ Trung Hoa tức chữ Hán - đối với chữ Hán người Việt ta lúc bấy sử dụng nhiều nhất và xem đó là văn tự chính - hay chữ  Sanskrit cùng chữ Pâli Ấn Đô.

Chữ nôm của chúng ta cũng dần dà xuất hiện vào thời kỳ này qua hình thức tương tự của chữ Hán. Tưởng cũng nên biết vao thế kỷ thứ XVl trở đi các quốc gia theo Hồi giáo cũng còn sử dụng cả loại chữ của Á Rập. Chữ nôm ta thời đó cũng chỉ giới hạn dù có hơn chữ loại hình dạng nòng nọc, nhưng cũng chẳng mấy ai thích dùng đến, dù ghi nhận được tiếng nói của chính quốc gia mình...

Điều mà lịch sử đã chứng minh lên được rõ ràng là trong các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, chẳng có nước nào lại chịu ảnh hưởng nền văn kinh của Trung Hoa lâu dài và gần như dính liền nhau mà bất khả phân như nước Việt ta.

Nhà Tần bắt đầu tràn về phương Nam vào giữa thế kỷ thứ lll trước Tây lịch khi họ vượt qua sông Dương Tử, họ lần lưột thôn tính các cư dân Bách Việt. Tuy vậy đối với nước Âu Lạc nhà Tần không thể chiếm cứ nổi. Về sau nhân thời cơ nhà Tần suy yếu, Triệu Đà lúc bấy giờ là tướng của nhà Tần cầm quân cắt cứ Phiên Ngung rồi xưng đế, tức là Nam Việt đế, tức vua nước Nam Việt. Nhưng đến năm 111 của cuối thế kỷ thứ ll trước công nguyên nước Nam Việt bị nhà Hán thôn tính gồm luôn nướvc Âu Lạc. Nền văn hóa của ta bị mất dần và dân chúng hoàn toàn bị ảnh hưởng vào nền văn hóa Trung Hoa. Chữ cô Việt bị phôi pha đi bắt đầu vào giai đoạn này, kể các sĩ phu trong nước cũng chịu ảnh hưởng luôn trước làn sóng văn minh của phương Bắc.

Năm 938 Ngô Quyền dấy binh gianh lấy lại nền độc lập. N Bền văn hóa cố hữu của dân Việt được dần dà thu hồi, song chỉ vớt vát lại những tinh ba còn lại hoặc bị chìm đi trong quên lảng hoặc chủ trương Việt hóa những gì mà người Trung Hoa mang truyền sang. Điểm đặc biệt của sự thu hồi nền văn hóa là trên lĩnh vực nền văn hóa bình dân - đó là nền văn hóa vô cùng phong phú, nó nói lên tinh thần bất khuất của một dân tộc và bản lĩnh của ông cha ta một cách quyết liệt và sinh động nhất.  về chữ viết của quốc gia đó
 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002