|
|
|
Đại Chúng số 43- ngày 07 tháng 1 năm 2000 |
MỘT NGHÌN LẺMỘT CHUYỆN NHỚ
SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ |
MỘT NGHÌN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN MỘNG TUYỀN Nữ Sĩ Ông Đỗ Quí Phúc San Laughling Ave. San Jose. Tôi thích sưu tầm về các loại dược thảo, để tìm hiểu về các đặc tính của nó. Có lần tôi được một người bạn ở Pháp sang chơi có đề cập đến loại dược thảo Adonis Sibiricus Patr, tôi chẳng biết là loại gì và đặc tính nó như thế nào? Thứ đến là loại cỏ Vaccinium Vitis mà người bạn này bảo nó có thể chữa khỏi thấp khớp. Bà cụ nhớ chăng? * Tôi đã được đọc qua về các loại hoa cỏ mang dược tính từ các nước ở Tây Phương, nhất là tại Tây Bá Lọi Á. Loai dược thảo mà ông đề cập như Adonis Shibiricus Patr, mà người Trung Hoa gọi Phúc Thọ Thảo. Loại này có thể chữa được bệnh tim. Còn Vaccinium Vitis chữa được bệnh thấp khớp, quả Berry cũng chữa được các bệnh thấp khớp, bệnh gút, bệnh sưng khớp, bệnh thiếu sinh tố và bệnh rối loạn chức năng của thận Bà Ngô Thị Tùng Châu Brookhurst Orang County California: Ngày xưa cụ nhà tôi thường kể chuyện món ngon đồng nội, trong đó có món khá đặc thù là "Ốc". Theo lời ông cụ bảo ốc là thức ăn vô cùng khoái khẩu. Không phải ốc được đơn thuần luộc chín mang ra lấy gai lể chấm với nước mắm ờt...như các loại nhỏ thì ốc gạo, ốc quắn, lớn thì ốc bưu v.v...Chẳng biết bà cụ có biết làm thế nào để được thưởng thức món ốc như người xưa từng ca tụng không? * Tôi cũng từng được nghe như bà chị vậy. Chẳng những được nghe không thôi mà còn được cái may mắn được thưởng thức nữa. Có lần đến nhà người bạn ở miền Lục Tỉnh, gặp nhằm hôm người nhà bắt được các loại ốc đủ các cở,các loại. Tuy nhiên nhà người bạn này chỉ lựa lấy loại ốc bưu, ốc đắng và ốc lác...Loại ốc đắng không được lớn lắm, ăn phần đuôi của nó có vị đắng. Nếu ăn không quen thì cảm thấy...nó chẳng thú vị chút nào, tuy nhiên lâu dần ăn quen thì chính vị đắng ấy mang lại nhiều lý thú. Ốc bươu thì lớn hơn nhiều so với với hai loại ốc lác hay ốc đắng. Cũng có số người thích mang ốc bươu luộc , chấm với nước chấm gừng . Nhưng thường thường người ta mang ốc bươu luộc chấm với loại cơm mẻ. Cơm mẻ là loại cơm nguội được mang ủ nhiều ngày trong một cái hủ bằng sứ. Khi cơm mẻ đủ độ múc ra vài muỗng bỏ vào chén, bằm ớt và sả nhiều chùng nào tốt chừng nấy, trộn vào với "mẻ"...muốn ngon hơn nên bỏ íthêm ít bột ngọt nữa vào. .. Ốc đắng, ốc lác nhất là ốc hương mà chấm với mẻ thì...thật tuyệt bà chị à! Bà cụ Võ Hữu Hạ Griffin Road S. Windsore Rd. CT. Ngày còn ở Việt Nam, tôi có nghe qua về câu chuyện "Vỗ Bồn Ca"û. Tích này bà cụ nhớ chăng? * Trang Tử có người vợ tên là Điền thị. Trang Tử ẩn cư tại Nam Hoa Sơn, nơi này xa chốn thị thành lại được cảnh trí chẳng khác nào như Non Bồng Nước Nhược. Có hôm Trang Tử xuống núi rong chơi bỗng trông thấy một thiếu phụ đầu đội khăn tang, mặc áo sô trắng đang ngồi quạt mồ. Nhìn thấy hành đống khác thường này của người thiếu phụ nọ, Trang Tử bèn đến hỏi xem cớ sự. Người thiếu phụ này cho biết người đang nằm dưới nấm mồ mới này là chồng y thị, lúc bình sinh yêu thương mình rất mực. Trước khi qua đời người chồng có trăn trối rằng "nếu nàng định bước thêm bước nữa" thì hảy đợi cho ngôi mộ khô rổi hảy ra đi lấy chồng. Thiếp không còn cách nào hơn là phải ngày ngày ra ngồi bên ngôi mộ mới này để quạt, may ra mới...có thể thu ngắn thời gian để cho mộ chồng chóng khô được." Trang Tử ngẫm nghĩ một hồi bèn hóa phép giúp nàng thỏa nguyện. Về nhà, Trang Tử kể chuyện lại cho vợ nghe. Điền thị nổi giận mắng người đàn bà kia sao mà chóng phôi pha lắm vậy? Rồi bà bảo với Trang Tử: Anh không nhớ lời thánh hiền bảo từng nói "Trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất cánh nhị phu" (Tôi trung không thờ hai chúa, gái ngoan chẳng lấy hai chồng) đó sao? Nói xong nàng tỏ vẻ chế nhạo người đàn bà mà bà cho là phường trắc nết. Chẳng bao lâu sau đó, Trang Tử ngã bệnh chết. Quan tài quàng lại một thời gian để cho bà Điền thị được thờ chồng cho trọn đạo. Một hôm, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú đến viếng và tự giới thiệu là cháu của Sở Vương, tầm thầy thụ giáo. Chẳng may khi đến nơi thì thầy đã qua đời, bèn tìm nhà mướn ở bên cạnh để được mượn sách vở thầy mà học đồng thời cũng để được cư tang cho đủ phép với thầy. Nhìn thấy chàng trai đẹp đẻ lại ăn nói nho nhã hơn người, Điền thị tuy còn đang cũng lễ chồng chưa tròn "Bảy Thất" nhưng con tim cứ mải rạo rực nên nhờ người hầu mai mối và bỏ tiền ra làm lễ thành hôn. Đêm hợp cẩn, vợ chồng vừa dâng cho nhau xong cung rượu, thì...chàng trai kia lên cơn đau tim, trằn trọc sắp chết đến nơi. Điền thị quýnh quáng hỏi:" Làm sao cứu sống được chàng?" Người hầu thưa:" Chỉ có óc người chết chưa quá "Bảy Thất" thì cứu được nguy ngay". Điền thị vội chạy ra nhà sau lấy chiếc búa bổ vào quan tài chồng, định moi lấy óc. Nhung có ngờ đâu quan tài vừa mở thì Trang Tử sống lại. Điền thị vô cùng bối rối. Nhưng rồi Điền thị vỡ lẽ là mọi phép biến hóa đều do chồng mình tạo ra, bèn tự vẩn chết. Còn Trang Tử thì gõ bồn ca hát đoạn nổi lửa đốt lất nhà mà chu du đi khắp bốn phương trời... Bà Inesto Rue de Docteur Schweitzer 9360,France: Xin bà chị tha lỗi sự đường đột của tôi về thư thư mà tôi xin nhắc hộ về câu chuyện đề cập bên dưới qua người chị em bà dì với bà chị. Câu chuyện tôi muốn hỏi à chị:" Nghe nói Dương Quý Phi ngày xưa ngoài tài Vũ Lộng còn biết cả làm thơ nữa. Vây bà chị có nhớ bài thơ nào của Dương Quí Phi thủa ấy không? Tên thật và quê quán của bà. Bà chị nhắc hộ cho. * Ngoài tài múa hát, Dương Quý Phi còn làm thơ được nữa. Bà có một bài thơ nhan đề "Tặng Trương Văn Dung,Vũ" có nghĩa tặng Trương Văn Dung múa. Văn Dung là thị nữ được bà yêu mến. Người thị nữa này múa rất đẹp. Một hôm nhìn nàng vũ lộng, bà cảm hứng làm bài thơ bên dưới như sau: "La tụ động hương, hương bất dĩ, Hồng cừ huệ huệ thu yên lý. Khinh vân lĩnh thượng chá giao phong Nộn liễu trì biên sơ phất thủy." có nghĩa: Từ tay áo mùi hương mải thoảng Cánh sen hồng thấp thoáng trời thu Áng mây bay, đỉnh núi mờ Đong đưa liễu rũ nước hồ sóng xao. Bà người quê Vĩnh Lạc, Bồ Châu, có tên Thái Chân. Nàng được phong làm Quý Phi năm Thiên Bảo. Ông Trần Thế Nhân Center Drexel Hill PA. 19026 (qua Kiên Thai) : Tôi nghe người ta thường nói đến bói toán dùng đến từ Bốc Phệ. Lại nữa, bà cụ có thể giải về nghĩa của tám từ trong Bát Quái cho chúng tôi được học hỏi thêm không? * Dùng mai rùa gọi là bốc, dùng cỏ thi thì gọi là phệ. Tám từ trong Bát Quái như sau: 1. Kiền là Trời. 2. Đoài là đầm,hồ. 3. Ly là lửa. 4. Chấn là sấm sét. 5. Tốn là gió. 6. Khảm là nước. 7. Cấn là núi. Khôn là đất. Ông Lê Trần Văn Hóa Centro Garden Grove. CA. Tôi thường nghe nói đến Cao Hổ Cốt có thể chữa được nhiều bệnh. Vậy bà cụ có biết n chữa được những bệnh gì? Nghe nói huyết hổ hay nói tóm lại cái gì của hổ cũng có khả năng chữa trị hay làm tăng cường sinh lực nữa. Có vậy hay không ? Xin chỉ giáo. * Lâu lắm rồi, cách đây hơn cả nửa thế kỷ tô được nghe một Đông Y Sĩ người Trung Hoa nói về các môn thuốc được xem là thần diệu, trong đó có cả Cao Hổ Cốt. Loại "Cao" này chủ trị các chứng bệnh suy yếu của các bậc lão niên, nam cũng như nữ. Nhất là các bậc lão niên này lúc trung niên bị dùng sức lao động quá nhiều về già xương cốt có vẻ như rã rời, yếu đuối. Cao Hổ Cốt còn chữa được các chứng thuộc hàn phong, thương tật, thấp phong, bắp thịt tê nhức. Điều đáng lưu ý đối với các cụ bị té ngã, trật xương v.v...Chẳng những vậy Cao Hổ Cốt còn giúp cho tinh thần minh mẩn, giúp cho huyếtmạch lưu thông, tăng cường sinh lực...Thường thường các vị từ tuổi ngũ tuần trở lên dùng thì mới nhận thấy công hiệu của nó. Huyết hổ giúp cho trí nhớ lâu bền. Ngoài ra còn giúp cho người uống được loại huyết hổ dầm rượu này thì lanh lợi, hoạt bát. Răng cọp còn gọi là "hổ nha" chữa các bệnh về lao trùng, phong độc, tim cọp chữa được thường nằm thấy ác mộng, hay hốt hoảng, nhất là trị bệnh ra mồ hôi trộm của trẻ em. Còn hổ bì tức da hổ đốt cháy ra uống chống bệnh báng nước (chống nước) hay hổ cân tức gân cọp đốt cháy chữa chứng âm suy v.v.. Ông Tôn Thạnh Hành Humble TX. 77338: Trong Tam Tự Kinh có mấy câu:" Thủ Hiếu Đệ, Thứ Kiến Văn, Tri Mỗ Số, Thức Mỗ Văn, Nhất Nhi Thập, Thập Nhị Bách, Bách Nhi Thiên, Thiên Nhi Vạn. Bà cụ giúp giải nghĩa cho. * Đoạn này có nghĩa:" Là một con người, trước tiên phải biết hiế thảo cha mẹ. Đối với anh em phải biết trên kính dưới nhường. Sau đó mới đến việc học hỏi các kiến thức. Như muố biết tính các con số, muốn hiểu được các bài văn, cần phải học tuần tự từ thấp đến cao như ta đếm những con số từ một đến mười, từ mười đến trăm, từ trăm đến nghìn và từ nghìn đến vạn. Tôi đơn cử một câu chuyện trùng hợp ý của đoạn văn trên để ông nhàn lãm: " Xưa kia, có một chàng tên là Ngô Đồng, đời nhà Minh. Từ nhỏ đã theo thầy học nghề thợ nề. Thầy thợ nề là một người thợ rất giỏi về nghề nghiệp, nên thầy làm bất cứ việc gì cũng cảm thấy rất dễ dàng và nhanh chóng. NhưngNgô Đồng lại là một cậu học trò lười biếng. Mỗi khi thầy trao cho làm một việc gì thì cũng kéo lê thê, rồi sau cùng đến hạn mới làm qua loa để hoàn thành công việc. Chàng ta cứ muốn học được tay nghề giỏi như thầy, nhưng lại lươi biếng không chịu học hỏi cẩn thận từng bước một từ những động tác cơ bản, mà cứ muốn một bước đã leo một bước đã tới trời. Do đó hắn ta học biết bao nhiêu năm mà vẫn không làm cho được một căn phòng cho ra hồn. Một hôm, thầy thấy Ngô Đồng học nghề với mình cũng đã lâu, muốn thử tay nghề của hắn xem đã dủ trình độ để giao việc làm mộtmình chưa! Nghĩ vậy, bèn giao cho hắn phải xây cho xong một căn nhà nhỏ trong vòng một tuần. Ngô Đồng nghĩ thầ trong bụng là việc này thì quá dễ dàng. Ta chỉ cần làm những mánh học lỏm được của thầy thì quá đủ rồi. Hắn bèn ra tay xây nhà. Quả nhiên, hắn đã xây xong căn nhà nhỏ này chỉ trong vòng ba ngày. Hắn mừng thầm và định mời thầy đến xem xét vào ngày hôm sau. Nhưng đến ngày thứ tư bất thần có cơn mưa to lớn. Căn nhà hắn vừa xây xong sụp đổ như đống gạch vụn mà hắn còn chưa kịp mời thầy đến quan sát. Hắn rất là buồn bã, vừa ân hận vừa hỗ thẹn. Từ đó hắn hạ quyết tâm thư học tập lại từ đầu từng bước một những dộng tác cơ bản, cả những động tác nhỏ nhặt nhất cũng không dám bỏ qua. Mộng Tuyền
|
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002
|