Đại Chúng số 114 - ngày 15 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Nghien Cuu Nghe Thuat VietNam

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

10 chinh tri gia quoc te nam 2002

10 su kien noi bat tai Viet nam nam 2002

Nha Tho Bang Van - Phong Du Nguyen Ba Hau

Ong Thay Xu - Vi Anh - Nguyen Tan Phuoc

song Con Dang Cao - Binh Huyen

Tin nhõ cần biết

Ta ao tim - binh huyen

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vai Net Ngon Ngu Dien Anh

Vũ trụ & Con người

Vài nét Lịch sử Cải Lương và Âm Nhạc Việt Nam

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

tống cựu nghinh tân

 

10 chính trị gia quốc tế 2002

Đây là những chính khách trên thế giới được báo chí nhắc đến nhiều nhất, kẽ giúp ích hay gây xáo trộn đời sống quốc tế trong năm 2002.

Tổng thống Nga V. Putin: Ông tiếp tục giành được sự ủng hộ vững chắc và tình cảm quý mến của người dân Nga sau hơn hai năm cầm quyền. Nổi bật nhất, trong năm qua, ông Putin đã thực hiện chiến dịch giải cứu thành công hơn 700 con tin khỏi tay bọn phiến quân Chechnya trong vụ bắt cóc tại nhà hát Dubrovka, khẳng định đường lối kiên quyết với phiến quân Chechnya là đúng đắn. Ông tiếp tục đưa nước Nga dần dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, GDP đạt 4%, thu nhập thực tế của người dân tăng 8,5%. Theo thăm dò mới nhất, tỉ lệ ủng hộ ông lên tới hơn 80% và ông có nhiều khả năng tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2004.

TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: Tại Đại hội lần thứ 16 Đãng Cộng Sãn Trung Quốc tháng 11.2002, Phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã được bầu làm Tổng Bí thư Đảng CSTQ thay thế Chủ tịch Giang Trạch Dân. Các nhà phân tích chính trị cho rằng, con đường sự nghiệp của ông Hồ Cẩm Đào phản ánh sự thành công của chính sách đào tạo cán bộ trẻ của Trung Quốc. Ông từng là ủy viên trẻ tuổi nhất của Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ, được bầu vào Trung ương Đảng năm 1982, khi mới 39 tuổi. Giờ đây, ông là nhà lãnh đạo mới của đảng cầm quyền ở đất nước 1,3 tỉ dân, tiếp tục đường lối cải cách và mở cửa của một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva :

Cuộc bầu cử tháng 10.2002 đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi lần đầu tiên đã đưa một người có xuất thân từ công nhân, một người cánh tả lên làm Tổng thống của Brazil. Ông Lula giành được tới 61% phiếu bầu. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, 14 tuổi bắt đầu cuộc đời công nhân và không ngừng vươn lên để trở thành người sáng lập ra Đảng Lao động Brazil. Mang theo nhiệm vụ nặng nề là vực dậy nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ, giải quyết nạn thất nghiệp, cải thiện đời sống cho gần 50 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ. Người dân Brazil, kể cả giới doanh nghiệp, đang hy vọng rằng, một lãnh tụ xuất thân từ công nhân sẽ làm thay đổi bộ mặt xã hội Brazil.

Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki: Trong năm qua, ông Mbeki là người đặt nền móng để thành lập Liên minh Châu Phi (AU), một tổ chức gồm 53 quốc gia thành viên với cam kết mở ra kỷ nguyên hoà bình và thịnh vượng cho lục địa đen vốn từ lâu gánh trên vai gánh nặng nghèo đói, HIV và xung đột. Ông cũng rất tích cực đóng vai trò hoà giải trong các cuộc xung đột ở Châu Phi. Các bên tham chiến tại Congo, Angola, Somalia đã trở lại bàn đàm phán hoà bình, hiệp định hoà bình cho Congo đã được ký kết. Tuần trước, Đại hội Dân tộc Phi (ANC) đã thống nhất bầu lại Tổng thống Mbeki làm Chủ tịch đảng, tiếp tục dẫn dắt các cải cách kinh tế, xã hội của Nam Phi.Tân Tổng thống Hàn Quốc Roh Myun-hoo: Thắng lợi của

ông Roh Myun-hoo, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Thiên

niên kỷ cầm quyền ở Hàn Quốc là bằng chứng cho thấy sự đúng đắn của xu hướng hoà hợp dân tộc trên bán đảo Triều Tiên và chính sách "Ánh dương" của Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ Kim Dae-Jung. Ông Roh rất được lòng các cử tri trẻ. Ông cũng sẽ là người đóng vai trò chính trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân của Nam Hàn , tiếp tục theo đuổi cải cách các tập đoàn lớn, đưa Hàn Quốc thoát ra khỏi suy thoái kinh tế.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez: Năm qua là một năm đầy sóng gió với ông Chavez. Đầu năm, các cuộc bãi công do phe đối lập chủ trương để buộc ông Chavez từ chức trước thời hạn đã gây ra bạo động không thể kiểm soát nổi tại Caracas làm hơn 100 người chết. Ông Chavez buộc phải rời khỏi chiếc ghế tổng thống hai ngày trước khi được những người ủng hộ ông đưa trở lại. Tình hình kinh tế đình đốn, những cải cách kinh tế của ông Chavez đã càng khiến ông không được lòng giới doanh nhân và tầng lớp trung lưu trở lên của Venezuela. Những người lao động, vốn là lực lượng đã dồn phiếu cho ông thắng cử trước đây, cũng mất dần lòng tin vào vị tổng thống vốn được gọi là "của người nghèo". Đến tháng cuối năm, làn sóng bãi công lại tiếp tục, khiến ông Chavez phải dùng quân đội để trấn áp cuộc bãi công.

Tổng thống Mỹ Bush: Cuộc chiến chống khủng bố, đe doạ chiến tranh với Iraq, đối phó với vũ khí hạt nhân của CHDCND Bắc Hàn - những nhiệm vụ mà ông Bush tự đặt ra trong năm qua đều hứong` về chống khũng bố toàn cầu . Năm 2002 có thể gọi là năm vận động chiến tranh của ông Bush. Tuy bị các nước phản đối, song ông Bush không từ bỏ kế hoạch chiến tranh với Iraq. Các nhà phân tích cũng không loại trừ việc ông theo đuổi chính sách này nhằm che giấu những thất bại trong chính sách đối nội. Tỉ lệ ủng hộ của người Mỹ đối với ông Bush khá cao, nhưng thực chất điều đó thể hiện nỗi sợ của họ đối với chủ nghĩa khủng bố, chứ không phải sự yêu mến thực sự đối với tổng thống.

Thủ tướng Israel Sharon: Những chính sách diều hâu của ông Sharon trong năm qua đã làm cho bạo lực ở Trung Đông lên tới tột điểm. Ông đàn áp đẫm máu người Palestine dưới chiêu bài chống khủng bố, cho quân đội tái chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Palestine, âm mưu loại Chủ tịch Palestine Arafat khỏi tiến trình hoà bình.

Lãnh tụ cực hữu của nước Pháp Le Pen: Thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) Le Pen đã khiến thế giới phải bàng hoàng khi lọt vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp hồi tháng năm vừa qua. Ơ vòng một, ông Le Pen xếp thứ hai với 16,7% - tỉ lệ cao bất ngờ đối với một lãnh tụ theo đường lối phátxít. Thắng lợi này được ví như "trận động đất chính trị ở Pháp". Tất nhiên cử tri Pháp đã làm tất cả để tình thế đảo ngược hoàn toàn ở vòng hai, bảo đảm chiến thắng về tay ông Chirac. Mặc dù "cỗ xe tăng" Le Pen không thể tiến tiếp đến chiếc ghế tổng thống, nhưng những gì diễn ra đã đánh dấu sự bùng nổ của chủ nghĩa cực hữu ở Châu Âu.

Lãnh tụ cực hữu của Hoà Lan -Pim Fortuyn: Ông Fortuyn bị bắn chết chỉ một tuần trước bầu cử quốc hội tháng 5.2002. Đây là vụ ám sát chính trị đầu tiên ở Hà Lan, một đất nước vốn nổi tiếng là yên bình khiến cả đất nước rất sốc. Nhưng cái chết ấy đã khiến đảng "Pim Fortuyn's List" của ông ta càng nổi lên trong bầu cử, nghĩa là những chính sách gay gắt của đảng này như chống lại người nhập cư, phê phán Hồi giáo đã lan rộng trong cử tri Hà Lan. Sau cuộc bầu cử ngày 15.5, đảng Pim Fortuyn's List về nhì, một biểu hiện nữa của sự trỗi dậy của các đảng cựu hữu.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002