Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

ĐỪNG HỎI TẠI SAO?

Người thứ Chín biên soạn

1.- Vũ khí điện từ: Vũ khí tối mật của quân đội Mỹ ?

( bài của Việt on-line )

Thứ vũ khí chiến lược nổi tiếng đầu tiên chính là con ngựa thành Troy mà quân Hy Lạp dùng để chiếm thành mà không phải phí sức phá tường. Nếu những gì bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Donald Rumsfeld đã nói là đúng thì những vũ khí điện từ có thể giúp quân Mỹ làm y như vậy đối với thành Baghdad. Và đó có thể là cuộc chiến đầu tiên của loại vũ khí này.

Dùng nhiều loại năng lượng điện từ khác nhau (như sóng radio, tia X hay ánh sáng), vũ khí điện từ có thể phá hủy các hệ thống điện tử và khiến người ta bị tê liệt tạm thời mà không cần chất nổ hay hỏa lực. Dù loại vũ khí này vẫn được cho là đang thử nghiệm song những điệp vụ máy bay có hỏa lực không người lái thực hiện ở Afghanistan và Yemen đã chứng tỏ Mỹ rất thành thạo trong việc áp dụng công nghệ vũ khí mới trên chiến trường.

Bắt đầu từ 1962, khi Mỹ cho nổ bom nguyên tử trên khí quyển cách mặt đất 30 km. Các tia gamma do vụ nổ đã tạo ra một sóng điện từ phá hủy các trạm radio cách đó 1200 km. Dù sóng đó chỉ tồn tại một phần nhỏ của giây (nên vô hại đối với người) thì cũng làm nảy ra cái ý rằng sóng điện từ là có thể sử dụng được. Và tại căn cứ không quân Kirtland, người Mỹ đã tập trung vào thí nghiệm làm sóng điện từ này. Tuy dự án được giấu kỹ song căn cứ vào những nghiên cứu của không quân Australia, để tạo ra loại vũ khí vi ba sóng này, người ta luôn dùng một thiết bị phát (vircator). Thiết bị này hoạt động bằng cách phóng điện vào cuộn dây bọc quanh một kíp nổ, tạo ra một từ trường bị nén khi kíp nổ nổ. Một sóng từ tần suất thấp sẽ kích hoạt các electron năng lượng cao bắn qua một phiến kim loại. Các electron tạo ra một bong bóng tích điện dao động trong một khoang chuyên dụng. Chính sự dao động này tạo ra vi sóng để anten phát và dẫn tới mục tiêu. Thiết bị phát vi ba sóng có thể nằm trong bom hay tên lửa, và khi sử dụng, chúng sẽ làm tê liệt hàng loạt các hệ thống từ thiết bị điện tử phóng và tìm mục tiêu của tên lửa đến hệ thống chỉ huy. Nó có thể xuyên hàng trăm mét xuống mặt đất và tấn công các bunker. Lợi hại hơn, thứ vũ khí này còn có thể dùng trên tàu chiến để 'đón tiếp' các đầu đạn như là tên lửa Con Tằm của Trung Quốc.

Vào thời điểm mà công nghệ vũ khí Mỹ tối tân nhất thế giới, và cậy hoàn toàn vào điện tử, vấn đề của loại vũ khí này là kẻ tấn công cũng có thể bị dính đòn khi ở quá gần. Đó là vấn đề mà các chuyên gia quân sự vẫn gọi là 'quân ta thịt quân mình'. Vũ khí vi sóng là con dao hai lưỡi: vì bước sóng của nó quá ngắn, xuyên thủng mọi thứ nên cũng chưa có cách gì để... tự bảo vệ.

Song các hệ thống chống phóng xạ điện từ cũng đã được thử nghiệm. Nó bắt đầu từ công nghệ chống sét cho máy bay dân sự. Như là dùng các thành phần phát dẫn cao để che thiết bị hay bố trí anten để hút... Tuy nhiên, theo trung tá Piers Wood, một chuyên gia quân sự, người Mỹ vẫn run khi thử vũ khí điện từ gần các phi cơ có người lái. Vì vậy, nó chính là động lực để Mỹ phát triển các phi cơ không người lái, từ 'sát thủ mang bom lượn lờ trên không' đến trực thăng tự động hay cả hệ thống đánh chặn tên lửa đầy tai tiếng hiện nay.

Không phải chỉ quân đội mới biết dùng vũ khí điện từ. Không như phi cơ quân sự, hàng không dân sự gần như chẳng làm gì nổi sóng điện từ (vì thế nên luôn được yêu cầu tắt mobile phone...) nên một kẻ khủng bố chỉ cần một thiết bị phát nhỏ cũng có thể gây ra một vụ đâm máy bay. Và loại vũ khí nhẹ này cũng rất dễ làm để 'xử lý' người. Hiện tại, vũ khí điện từ chuyên làm tê liệt người đã được hải quân Mỹ phát triển ở Quantico, Virginia. Loại vũ khí này được đặt tên là 'phủ nhận hiệu quả' - xuất phát từ việc nó có thể quét sạch người trên đường đi, bằng cách dùng các chùm tia có bước sóng ngắn để nướng da người. Hải quân Mỹ đã định gắn vũ khí này lên xe jeep. Dù bị giữ bí mật, song báo chí quân sự cho rằng nó có thể đốt nóng da người lên 550C từ khoảng cách 750 m. Điều này sẽ giúp quân Mỹ biến các chiến hào ở Baghdad thành vùng trắng mà không có chuyện giáp lá cà hay đì đòm trên đường phố.
Mặc dù loại vũ khí này giúp đội quân công nghệ cao đánh nhanh thắng nhanh, giảm thiểu thương vong song rất nhiều người đã tỏ ra lo ngại. Theo Steve Goose, thuộc tổ chức Human Rights Watch, vũ khí này có tác dụng lâu dài tới sức khỏe con người. Và những vũ khí như 'phủ nhận hiệu quả' có thể gây chấn thương và tử vong nếu dùng gần và quá lâu. Tệ hơn, chúng có thể được dùng để đàn áp dân sự. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, nếu vũ khí này được dùng kết hợp với vũ khí thông thường thì cuộc chiến sẽ khốc hại hơn chứ không phải là ít đổ máu hơn như người ta vẫn rêu rao. Mặt khác, loại vũ khí điện từ này sẽ đặt một câu hỏi hắc búa về đạo đức với người Mỹ: tại sao lại bỏ bom hay bắn hạ một người khi có thể làm tê liệt anh ta?

Chàng Odixe mưu cao đã dùng ngựa gỗ để kết thúc một cuộc chiến đẫm máu. Dầu chàng cũng kết thúc theo cách đẫm máu. Vũ khí điện từ theo lý thuyết thì sẽ kết thúc sạch sẽ. Nhưng ai biết đó có phải là mục đích của những kẻ dùng nó?

2.- Nạn trả thù bằng axít vẫn không ngừng gia tăng tại Vietnam :

Tại Việtnam người ta vẩn bày bán chất acid khắp nơi , bạn có thễ mua nguyên chai lớn bằng chai Coca Cola thứ Acid Sulferic đậm đặc mà không lấy gì làm khó khăn , rồi đem về chuyễn qua tô lớn nhõ có thể hắt vào mặt nạn nhân một cách dễ dàng...Người gây tội lỗi thường xã hội hay Công An đều bị án tù rất ít , nếu có tiền thì vụ tạt ácid nầy bị phạt nhẹ làm gương , chùng vài năm là về với tự do...Sau đây Ngừoi Thứ Chín vạch một sự bí mật cũa các báo Việtnamn hay ngoại quốc nói về nạn tạt Acid tại Vietnam nhằm trã mới tư thù...Đa số nạn nhân bị đui mắt mù lòa trọn kiếp , còn tên gây án thì chỉ ỡ tù tối đa là 5 năm , có khi lại lọt lưới nữa.

Thời gian gần đây, tình trạng trả thù bằng axít vẫn không ngừng gia tăng dù công luận đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về mức độ đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm này. Số nạn nhân nhập viện tại Viện Bỏng quốc gia tăng liên tục trong những tuần vừa qua đã chứng tỏ điều trên...

Vì tình hay vì... mình?

Người dân trên đường Lương Thế Vinh vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ anh Lê Hữu Hoài, sinh năm 1974, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thiết bị giáo dục của Trường Đại học Bách Khoa, bị người yêu cũ tạt axít vào mặt. Anh Hoài và cô Nguyễn Hồng Vân từng yêu nhau gần 4 năm trời, thế nhưng do thấy không hợp về tính cách nên anh Hoài đã chủ động chia tay cô Vân từ hơn một năm nay.

Chiều ngày 27.2, cô Vân điện thoại hẹn anh Hoài đến gặp cô tại nhà riêng - hiệu thợ may số 147 Lương Thế Vinh, với lý do để trả lại cho anh Hoài chiếc rương chứa nhiều tài liệu quan trọng của anh. Hai người nói chuyện tới 16h30, khi đó Vân hỏi Hoài: 'Anh có khát nước không?' Nói rồi, Vân nhẹ nhàng đẩy tới trước mặt Hoài một chiếc cốc màu trắng, giải thích: 'Đây là thuốc của em', rồi bất ngờ hắt thẳng cốc 'thuốc' vào mặt anh Hoài. Anh Hoài bất ngờ tới mức không kịp nhắm mắt, hay né tránh tự vệ nên đã lĩnh trọn cả cốc axít 'thù hận' vào mặt. Sau khi hắt axít, Vân vẫn còn cố giữ tay Hoài không cho chạy đi rửa mặt sơ cứu. Phải vùng vẫy một thời gian lâu, Hoài mới chạy được sang Bệnh viện Bộ Xây dựng bên cạnh để tự cứu mình. Gặp anh Hoài ở Viện Bỏng quốc gia, chúng tôi không khỏi cảm thương trước vẻ đau xót của chị Nguyễn Quỳnh Nga, vợ sắp cưới của anh Hoài. Tình trạng sức khoẻ của anh đã giảm sút rất nhiều. Anh Hoài đã chuyển sang Bệnh viện Mắt, các bác sĩ đã kết luận: Mắt trái của anh bị bỏng kết, giác mạc cấp độ IV, hỏng hoàn toàn, mắt phải bị bỏng kết giác mạc cấp độ II, còn 3/10, da mặt bị bỏng cấp độ II, bị biến dạng, khó có khả năng trở về hình dạng ban đầu...

Một ngày sau khi trốn chạy, Vân đã ra đầu thú trước CA. Chắc chắn Vân sẽ phải chịu hình phạt mà pháp luật quy định và cũng chắc chắn suốt phần đời còn lại của mình, lương tâm sẽ không cho cô được sống yên ổn khi đã hành động hết sức tàn nhẫn đối với người mình yêu chỉ vì sự bồng bột, không làm chủ được bản thân của mình.
Nạn nhân thứ hai chúng tôi tiếp xúc là chị Vũ Lan Hương, Hải Hậu, Nam Định. Đối với một cô gái trẻ 22 tuổi và xinh xắn như Hương, lại vừa tốt nghiệp Học viện Bưu chính Viễn thông, một tương lai sáng sủa đang chờ đợi trước mắt cô. Thế nhưng, giờ đây, cô lại đang phải chịu đựng hậu quả sự trả thù tàn nhẫn của chính kẻ đã theo đuổi cô bao năm nay: Nửa mặt trái và cánh tay trái của Hương đã bị bỏng nặng và biến dạng. Dù đã trải nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tại Viện Bỏng quốc gia nhưng dấu tích của axít vẫn còn hằn rõ trên mặt Hương. Tuy nhiên, khi trò chuyện với cô, chúng tôi mới cảm nhận được bản lĩnh và sự nhân hậu, vị tha của một cô gái trẻ.

Người đã đem lại cho cô nỗi khổ đau tột cùng lại chính là người đã theo đuổi cô từ bao năm nay, từ khi cô còn ở quê và theo cô khi cô lên học tại HN. Nhưng vì cô không có cảm tình với anh ta nên trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã dùng axít để chứng tỏ tình yêu đến mức cuồng dại của mình. Không những làm cho người mình yêu phải chịu những thương tổn nặng nề cả về thân thể và tinh thần mà chính anh ta cũng phải chịu một mức án nghiêm khắc của luật pháp - 5 năm tù.

Cô tâm sự với chúng tôi: 'Sau lần thẩm mỹ này, em sẽ cố gắng xin cho mình một công việc phù hợp với khả năng của mình. Em nghĩ hình thức không quan trọng mà cái chính là mình có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? Còn với anh ấy, em không có trách móc gì nữa dù rằng nói thật là em rất hận anh. Nhưng giờ, em chỉ mong anh ấy cải tạo thật tốt để được sớm trở về với gia đình'.

Thật khó lý giải với những trường hợp trả thù vì tình, những người gây ra tội ác đã hành động vì cái gì, vì tình hay chỉ vì chính bản thân mình?
Vết thương tinh thần nặng nề
Còn rất nhiều những nạn nhân khác bị tạt axít và phải vào Viện Bỏng trong thời gian gần đây, nhưng khi hỏi về nguyên nhân, họ đều né tránh, chỉ nói rằng bị người lạ tạt mà không biết do đâu. Ví dụ như chị Nguyễn Thị Khắc, 40 tuổi, ở thôn Thượng, Hồng Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây, bị hắt axít vào cả vùng mặt bên trái, cổ, tay, ngực, gây bỏng axít 3%, nhập viện từ ngày 6.2, đến 12.3 mới ra viện, để lại sẹo gây viêm vành tai, dẫn tới mất vành tai. Hay anh Hoàng Văn Tự, 36 tuổi, quê Lộc Bình, Lạng Sơn, bị tạt axít nhập viện ngày 25.2, có nguy cơ hỏng cả hai mắt. Trải qua 2 lần phẫu thuật, bệnh viện kết luận anh bị bỏng axít 5%, 2% độ sâu, bỏng nặng ở tay, kết, giác mạc hai mắt.
Nạn nhân Trần Thanh Mạc, thôn Hoài Đức, Hà Tây bị bỏng ở mặt, ngực, tay trái, mắt, vẫn đang phải nằm viện để điều trị... Hình như đối với họ, vết thương lòng trong họ còn lớn hơn nhiều vết thương để lại trên thân thể, đã khiến họ không thể cởi lòng ra với những người khác.

Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ Đỗ Lương Tuấn, Chủ nhiệm khoa Bỏng người lớn - Viện Bỏng quốc gia bức xúc: 'Tạt axít thường là do chủ ý, nguyên nhân trước kia chủ yếu là vì tình, còn bây giờ thì do nhiều lý do, kể cả những thù hằn cá nhân cũng không phải là ít. Sự nguy hiểm của bỏng axít, ai cũng biết rõ. Nó thường gây ngưng kết, đông vón protein, gây hoại tử da, thường là hoại tử khô. Những người nhập viện do axít thường bị bỏng sâu ở những vùng hở, và bắt buộc phải lấy vùng da chỗ khác trên cơ thể để cấy ghép. Bỏng axít gây ra những vết sẹo rất ghê gớm, chỗ lồi chỗ lõm, lại thường ở những vùng thẩm mỹ như mặt, cổ. Chính điều này sẽ gây mặc cảm cho những nạn nhân bị tạt axít, để lại một vết thương tinh thần khó có thể chữa lành'.

Về phương pháp điều trị những bệnh nhân dạng này, ông Tuấn cho biết: 'Hiện trên thế giới chưa có phương pháp lấy da của người khác để cấy ghép cho người bị bỏng vì da là bộ phận có độ miễn dịch và nhạy cảm rất cao, khó có thể thích nghi với những loại da khác nhau. Chỉ có thể thực hiện thay da ở anh em sinh đôi cùng trứng. Da nhân tạo hiện cũng chỉ là biện pháp tạm thời, vì thế cho nên những người bị tạt axít thường không có cơ hội để phục hồi lại được khoảng 70% so với lúc trước khi bị!'.

3.- Thêm Các Mảnh Vỡ Columbia ( Phi thuyền con thoi NASA ) , Nhiều Giả Thuyết Đặt Ra

TRUNG TÂM KHÔNG GIAN JOHNSON - Ủy Ban điều tra độc lập do NASA thành lập có thời hạn 2 tháng để hoàn tất nhiệm vụ, nhưng theo cựu đô đốc Harold Gehman, thời hạn đó có thể phải dời lại vì sứ mạng ưu tiên trong việc tìm hiểu nguyên nhân tai nạn tàu con thoi Columbia là phải "làm cho đúng".
Người chỉ huy cuộc điều tra cho biết các chuyên viên đang xem xet các dữ kiện radar quân sự về 1 vật văng ra từ tàu Columbia ở ngày thứ nhì của chuyến bay 16 ngày - theo lời ông Gehman, vật do radar của Bộ Tư Lệnh Không Gian của không quân khám phá có thể là nước đá, nhưng cần nghiên cứu thêm, và còn quá sớm để kết luận.
NASA đã bắt đầu nghiên cứu bằng chứng về việc nước đá có thể đã được tạo ra từ nước thải, thoát ra từ phía trước cánh trái, ngoài tầm nhìn của phi hành đoàn.
Thông thường, nước thải từ tàu con thoi biến thành những tia pha lê phóng ra không gian - nhưng, trong 1 chuyến bay năm 1984, nước thải tụ lại thành nước đá, kich thước bằng qủa bóng rổ, ở mép cửa xả.

Kỹ sư NASA rất lo cục nước đá ấy có thể làm hư cánh tàu con thoi khi trở lại khí quyển, nên đã chỉ thị cho các phi hành gia dùng cánh tay robot của tàu con thoi phá cục nước đá. Cánh tay robot nặng nề không cần thiết cho chuyến bay nghiên cứu 16 ngày bị bỏ lại để phi hành đoàn có thể thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học hơn.
Khi tàu con thoi khai hỏa hỏa tiễn để tách ra khỏi quỹ đạo, nước đá đọng có thể gây hư hại lớp vỏ chịu nhiệt - giả thuyết này chưa được chứng minh. Nhưng, quản trị viên NASA Sean O'Keefe tuyên bố hôm chủ nhật rằng "chưa giả thuyết nào bị loại trừ".
Trong ngày hôm chủ nhật, 1 mảnh có thể là của tàu con thoi được tìm thấy cùng với bộ phận đóng mở bằng thủy lực. Ông O'Keefe nói : chương trình tàu con thoi tạm ngưng, nhưng NASA vẫn chuẩn bị tái lập các chuyến bay chừng nào nguyên nhân tai họa ngày 1-2 được giải thich và các khiếm khuyết đuợc sửa chữa.
Một nhân số tình nguyện viên nhỏ hơn hôm thứ hai đã trở lại các cánh rừng của quận Sabine thuộc miền đông tiểu bang Texas để thu nhặt các mảnh vật liệu của tàu con thoi Columbia văng thành hàng vạn mảnh từ không trung.
Phát ngôn viên Sở Kiểm Lâm cho biết đội quân tình nguyện này gồm khoảng 700 người - những người khác đã trở lại công việc thường xuyên của họ. hôm chủ nhật, 5, 6 vật dụng cá nhân được thu hồi, nhưng các chi tiết không được loan báo.

Cùng trong ngày hôm chủ nhật, 3 mảnh khá lớn được tìm thấy ở quận Nacogdoches - theo cảnh sát trưởng Thomas Kerss, 1 trong 3 mảnh đó là cánh cửa kich thuơc 3 feet vuông còn dính với bộ phận đóng mở bằng thủy lực, ông không rõ cửa này ở vị trí nào trên tàu con thoi.

Ngoài ra, thợ lặn trở lại mò tìm hồ chứa nước Teledo Bend ở ranh giới 2 tiểu bang Texas và Louisiana - tuần qua, họ đã thử 5, 6 lần, nhưng bị thời tiết xấu cản trở.

4.- Trứng gà hay con gà đến trước?

Câu hỏi này xuất hiện thường xuyên trên các trang KHoa Học hiểu biết ....
Trong Nhiên nhiên, những vật sống tiến hóa nhờ những thay đổi của DNA (Tiếng Pháp ADN, Acide Desoxyribo Nucléique) của chúng. Trong con vật như con gà , DNA từ tế bào tinh trùng của con đực và trứng của con cái gặp nhau và kết hợp với nhau tạo thành một ZYGOTE- tế bào đầu tiên của bé gà. Tế bào đầu tiên này phân cắt vô số lần để tạo thành tất cả những tế bào của con vật hoàn toàn. Trong một con vật, mỗi tế bào đều chứa DNA hoàn toàn giống nhau và DNA đó có từ ZYGOTE.

Gà tiến hóa từ những "không-phải-gà" xuyên qua những thay đổi nhỏ do sự pha trộn DNA đực và DNA cái cái hay do những sự đột biến của DNA khi tạo thành ZYGOTE. Những thay đổi và đột biến này chỉ ảnh hưởng ở thời điểm zygote mới vừa tạo thành. Ðó là, hai "không-phải-gà" kết hợp với nhau và DNA trong zygote mới của chúng chứa những đột biến đã sản sinh ra con gà thật sự đầu tiên.

TẾ BÀO ZYGOTE ÐẦU TIÊN ấy đã phân cắt ra để tạo ra CON GÀ THẤT SỰ ĐẦU TIÊN. Trước con GÀ THẬT SỰ ÐẦU TIÊN ẤY chỉ có những "không-phải-gà". Tế bào zygote là nơi duy nhất mà những đột biến DNA có thể sản sinh ra con vật mới, và tế bào zygote được ở trongtrứng gà.
DO ÐÓ TRỨNG GÀ PHẢI CÓ TRƯỚC.

5.- Có bao nhiêu ngôn ngữ trên trái Ðất?

Hiện nay người ta tính ra có khoảng 5000 ngôn ngữ trên thế giới. Mỗi ngôn ngữ phát triển theo nhu cầu của người nói, lai giống với những dân tộc láng giềng để sinh ra những chi nhánh mới.

Tuy nhiên số sinh ngữ (langue vivante) luôn luôn thấp dần. Những nhà ngôn ngữ học đoán phỏng chừng cách đây 500 năm có thể có 10 000 ngôn ngữ. Hiện nay mỗi năm mất khoảng 25 ngôn ngữ và có những chuyên gia nghĩ rằng từ đây cho tới năm 2100, 90% những ngôn ngữ hiện nay đang dùng sẽ biến mất.
Tiếng Trung Hoa được trên 1,2 tỉ người dùng và hiện tại là một ngôn ngữ phổ biến nhất. (Tuy nhiên, chỉ có chữ viết mới dùng chung cho tất cả những người nói tiếng Hán). Tiếp theo là tiếng Anh với 650 triệu người nói và tiếng Ấn độ hindi-ourdou 550 trìẹu người dùng. Tiếng Pháp đứng hạng thứ 10 (150 triệu)

6.- Tại sao người thông minh lại làm những điều ngu dốt?

Một nhóm học giả người Mỹ vừa cho ra đời cuốn sách "Tại sao người thông minh lại có thể ngu dốt như vậy?", do Robert J. Sternberg (Giám đốc Trung tâm Tâm lý về khả năng, năng lực và sự tinh thông của Đại học Yale, Mỹ) làm chủ biên. Sternberg đã có một cuộc trao đổi với báo giới về cuốn sách này.

Chúng tôi ngạc nhiên biết rằng ông đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng vấn đề này. Điều gì lôi kéo ông làm điều đó?

Nguồn gốc của cuốn sách là mối băn khoăn của tôi về điều gì đã xảy ra với những người mà thông thường được coi là có trí thông minh cao nhưng lại lầm lạc theo một cái nhìn khác. Làm thế nào mà Richard Nixon lại dính líu vào vụ Watergate và gây ra một loạt hậu quả tiếp theo? Bill Clinton đã nghĩ gì khi liên tục lặp lại sai phạm trong đời tư? Và ngay gần đây, tại sao những người thông minh điều khiển Enron lại có thể nghĩ rằng sẽ thoát khỏi trò chơi may rủi đó. Và thực tế là không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi những giây phút sai lầm như vậy.

Có một giả định thống nhất nào về

sự ngu dốt rút ra được từ cuộc nghiên cứu?
Tôi tin rằng có 4 xu hướng chính dẫn chúng ta đến tình trạng oái oăm đó.
Ảo tưởng về cái tôi trung tâm: Chúng ta thường sai lầm tin rằng bởi vì chúng ta thông minh nên thế giới sẽ đảo lộn quanh ta.

Ảo tưởng về sự thông suốt: Chúng ta tự cho rằng một phần lý do của việc thế giới đảo lộn quanh ta là chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta làm, và thậm chí hơn cả những gì chúng ta cần biết.
Ảo tưởng về quyền tuyệt đối, vô hạn: Chúng ta ngộ nhận rằng kiến thức ban cho chúng ta quyền tuyệt đối vô hạn. Chúng ta có thể làm bất kỳ những gì chúng ta muốn và không phải chịu một hậu quả nào.

Ảo tưởng về khả năng không thể bị tổn hại: Chúng ta tự tin rằng có thể dễ dàng thoát khỏi mọi hậu quả bởi trí thông minh sẽ giúp ta tránh được những cuộc công kích hoặc chỉ trích.

Ai sẽ là những người dễ rơi vào lối suy nghĩ đó?

Tôi tin rằng những người dễ bị mắc phải 4 ảo tưởng đó chính là những người nghĩ rằng mình rất thông minh hoặc là mình rất ngu dốt. Nhóm thứ nhất là do họ quá thông minh. Nhóm thứ 2 là do họ hiếu khả năng nhận thức để nhận ra rằng 4 ảo tưởng đó là hoàn toàn ngớ ngẩn.

Có sự khác biệt nào giữa sự ngu dốt, sự ngớ ngẩn, sự đần độn và đầu óc bã đậu?

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, sự ngớ ngẩn đối lập với sự khôn ngoan - khả năng áp dụng kiến thức để đạt được lợi ích, chứ không phải với sự thông minh. Có rất nhiều người thông minh nhưng lại không khôn ngoan. Quyển sách không nói về sự ngu dốt theo ý cổ điển - thường gắn liền với chỉ số IQ thấp. Vấn đề ở đây là người thông minh không nhận ra rằng họ dễtrở nên ngớ ngẩn như thế nào.

Như vậy có nghĩa là chúng ta không thể đánh giá được chính xác sự ngu dốt của bản thân chúng ta? Rất tiếc là không. Thường chúng ta phải để người khác chỉ ra điều đó. Hoặc khi nhìn lại, chúng ta mới ngạc nhiên là sao mình lại có thể ngớ ngẩn đến vậy. Nhưng cái dở là người thông minh thường sử dụng trí thông minh để tìm cách loại trừ mình ra khỏi những thông tin phản hồi đó.
Có dấu hiệu nào để cảnh báo về sự ngu dốt sắp xảy ra?

Chắc chắn rồi. Khi chúng ta bắt đầu nghĩ rằng cả thế giới đảo lộn quanh mình; rằng chúng ta biết nhiều hơn mọi người khác và họ chỉ là những tên đần độn; rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà không để lại hậu quả; và rằng chúng ta làm thế bởi vì chúng ta đủ thông minh để xóa bỏ mọi dấu vết.

"Cách tốt nhất để tránh được sự ngu dốt là không lo ngại rằng mình sẽ trông ngớ ngẩn". Câu nói này là có ý gì?
Mọi người thường không rút ra được bài học cho mình bởi không muốn mình trở nên ngớ ngẩn. Vì thế họ lặp lại những sai lầm mà hoàn toàn có thể tránh được. Ngoài ra, khi phạm sai lầm, họ tìm cách che đậy nó để tỏ ra là mình không ngớ ngẩn, nhưng cuối cùng thì lại càng ngớ ngẩn hơn khi sự việc được phơi bày ra ánh sáng. Điều này đã xảy ra với Nixon, Clinton và nhiều người khác.
- Hành động ngớ ngẩn nhất mà ông đã làm?
- Nếu tôi trả lời câu hỏi này, nó sẽ là hành động ngớ ngẩn nhất mà tôi từng làm.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002