Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

Sự thật trong vụ Pháp giúp Nguyễn Ánh khôi phục miền Nam

Võ Thu Tịnh

Bối cảnh lịch sử

Ở Tây Sơn, miền Trung, năm 1771, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nổi dậy, chiếm được Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận ở phía nam và Quảng Nghĩa phía bắc. Trịnh Sâm liền sai Hoàng Ngũ Phúc (tước Việp quận công, tức quận Việp) đem quân vào Nam lấy danh nghĩa trừ quyền thần Trương Phúc Loan và diệt loạn Tây Sơn. Thấy thế quân Trịnh quá mạnh, chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (23 tuổi) bắt Trương Phúc Loan đem nạp, xin hàng.

Quân Trịnh chiếm Phú Xuân. Yếu thế, Nguyễn Nhạc sai người đem thư và vàng lụa đến quận Việp xin hàng, xin nộp đất Quảng Nghĩa, Qui Nhơn, Phú Yên và xin làm tiền khu đi truy đánh Chúa Nguyễn. Tháng 4/ 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương, nhưng lại sai sứ ra xin chúa Trịnh cho trấn thủ Quảng Nam. Chúa Trịnh chấp thuận. Để gây cảm tình với Chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc gả con gái là Thọ Hương cho Thế tử. (Chúa Định không có con trai, nên lấy cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung Thế tư)Ư.

Ủng hộ Chúa Nguyễn, Hoa kiều là Lý Tài đem quân đón Thế tử trốn về Gia Định, tôn làm Tân Chính Vương, và tôn Định vương làm Thái Thượng Hoàng, giữ đất đai phì nhiêu trong Nam để lo việc phục quốc.

Nhạc bèn sai Lữ và Huệ vào đánh Gia Định. Tháng 4 năm 1775, Gia Định bị thất thủ, Định vương và Nguyễn AÔnh chạy về Biên Hòa, Tây Ninh, Châu Đốc rồi tối Hà Tiên. Tại đó, gặp Đức cha Bá Đa Lộc vào khoảng tháng 4 hay tháng 5 năm 1776. Nguyễn Huệ bắt được Thái Thượng Hoàng Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đem giết. Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát.

John Barrow trong ỏVoyage en Cochinchineõ kể lại rằng: ị Bấy giờ (tháng 10-1777) hoàng tử trẻ tuổi (Nguyễn Ánh), vợ hoàng tử, và con trai hoàng tử còn thơ ấu và một em gái của hoàng tử đã trốn thoát do sự giúp đỡ của Đức cha Bá Đa Lộc. Nhờ có đêm tối, họ chạy được ra rất xa kinh thành (thị trấn Long Xuyên) và trú ẩn trong một khu rừng. Nơi đó trong nhiều tháng họ sống dưới những tùm lá ... Đức cha sai linh mục Paul Hồ Văn Nghị, không quản nguy hiểm tới tính mạng, hàng ngày đem lương thực đến tiếp tếỂ. Sau đo,Ô Nguyễn AÔnh và gia quyến chạy ra Phú Quốc, rồi đến trú ẩn tại đảo Thổ Châu (Poulo Panjiang).

Vậy Đức cha Bá Đa Lộc là ai ?

Bá Đa Lộc là Pierre Pigneaux de Béhaine, Evêque dõAdran, sinh năm 1741 tại Origny-Sainte-Benoite ở Thiérarche, tỉnh Aisne (02). Họ ôngỳ là Pigneaux, tên thánh là Pierre, mà sử ta gọỳi là Bá Đa Lộc (do chữ Pierre của Pháp, tức là chữ Pedro của Bồ Đào Nha, người Tàu phiên âm là Pe-To-Lu, viết ra chữ Tàu mà đọc theo giọng Hán Việt là Bách Đa Lộc, rồi Bá Đa Lộc). Sau ông tự thêm vào tên họ mình hai chữ ỏde Béhaineõ. Còn chức ỏEvêque dõAdranõ (Giám mục Adran là một giáo xứ ở Trung Đông đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm từ lâu) được Giáo hội Pháp phong cho ông năm 1770, để có đủ tư cách lãnh chức vụ Đại Lý tòa Thánh cho ba nước Cochinchine (Xứ Đàng Trong), Cao Miên và Chiêm Thành (để tránh sự chống đối của Giáo hội Bồ Đào Nha, vì lúc bấy giờ tại Viễn Đông, có hai Giáo hội thuộc Thiên Chúa giáo Vatican là Giáo hội Bồ Đào Nha và Giáo hội Pháp đang cạnh tranh nhau trong việc truyền giáo).

Giáo xứ của ông đặt tại Chantaburi (thờợi ấy thuộc Cao Miên, nay thuộc Thái Lan) rồi vì loạn lạc nên dời về Hòn Đất, rồi Cần Cao thuộc Hà Tiên. Tổng trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, người Tàu lai Việt (Minh Hương) là một trung thần của các chúa Nguyễn, đã giúp Đức cha Bá Đa Lộc tập họp được chừng 500 giáo dân tại Cần cao.

Nguyễn AÔnh hưng binh

Mùa xuân 1778, Nguyễn AÔnh rời cù lao Thổ Châu về đất liền, được nhóm Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn và Võ Tánh (là những tướng lĩnh tài ba) ủng hộ đánh lấy lại từ Hà Tiên ra đến Nha Trang. Năm 1780 Nguyễn AÔnh xưng vương, (song vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông ở Đông kinh tức Hà Nội ngày nay), có 80 chiến thuyền, tập họp chừng 30. 000 quân, phong Đỗ Thanh Nhơn làm Ngoại hữu Phụ chính, Thượng tướng công.

Tu viện của Đức Giám mục Bá Đa Lộc ở Hà Tiên bị giặc Cao Miên cướp phá, phải dời về gần Biên Hòa. Ông giới thiệu với Nguyễn vương Ánh 4 người tư nhân ngoại quốc : hai thủy thủ người Pháp tên Joang và Manuel (ta gọi là Mạn Hòe) người nầy được chỉ huy một chiếc tàu bọc đồng với chức Khâm sai Chưởng cơ ; hai người Tây Ban Nha là Jannario và Manoe.

Năm 1781, Nguyễn AÔnh thấy Đỗ Thanh Nhơn cậy công lộng quyền, bèn lập mưu mời đến dự tiệc rồi cho đao phủ xông ra giết. Vì thế nhóm Đông Sơn bỏ đi và đánh lại Nguyễn vương. Có tướng bỏ theo Tây Sơn như Đỗ Nhàn Trập. Riêng Võ Tánh, 7 năm sau (1788) mới quay lại với Nguyễn Vương chống Tây Sơn.

Nguyễn AÔnh bại trận liên tiếp

Năm sau, tháng 3 năm 1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem 100 chiến thuyền vào đánh Gia Định, Chiến thuyền bọc đồng do Manuel điều khiển bị đốt cháy, Manuel tử trận. Vì thiếu tướng lãnh tài giỏi, Nguyễn AÔnh đại bại, 30.000 quân tan vỡ hết. Nguyễn vương AÔnh phải chạy về Ba Giồng rồi ra lánh ở đảo Phú Quốc.

Sau khi thắng trận, Nguyễn Nhạc rút quân về Qui Nhơn, đặt hàng tương Đỗ Nhàn Trập làm trấn thủ Sài Côn. Đầu tháng 10 năm 1782, có Châu Văn Tiếp, một cựu tướÔng của Định vương Nguyễn Phúc Thuần, tụ tập được một số quân giữ núi Trà Lang thuộc tỉnh Phú Yên, đi đường bể tới CÔần Giờ, hợp với quân các đạo đánh đuổi quân Tây Sơn, rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn AÔnh về. Bá Đa Lộc cũng trở về Nam Việt khoảng cuối tháng 10 năm 1782, ngụ tại Mặc Bắc, Trà Vinh, để trấn an tinh thần giáo dân, nhưng vẫn chuẩn bị để sẵn sàng chạy nữa.

Rồi không bao lâu, được tin quân Tây Sơn sắp trở lại, vào cuối tháng ba năm 1783, Bá Đa Lộc bỏ trốn, dọc đường được tin Nguyễn vương lại bị đại bại, mất gần hết đoàn chiến thuyền còn lại, nên ông chạy thẳng sang Chanthaburi ngày 21-8-1783. Còn Nguyễn AÔnh lại chạy ra Phú Quốc, Nguyễn Huệ đuổi theo đến Phú Quốc, Nguyễn AÔnh chạy sang đảo Côn Nôn (cù lao Koh Rong ở vịnh Xiêm La), Huệ đem thuyền vây Côn Nôn ba vòng. Nguyễn vương và gia đình cùng tướng sĩ phải nhịn đói nhiều ngày, hái rau, đào củ chuối để ăn. May có trận bão lớn mùa hè nổi lên, làm đắm nhiều thuyền của Tây Sơn, AÔnh thưà dịp xuống thuyền chạy sang cù lao Cô Cốt, rồi về lại Phú Quốc. Huệ đặt phò mã Trương Văn Đa, con rể Nhạc, trấạn thủ Gia Định, rồi rút quân về Qui Nhơn. Lần nầy, Nguyễn AÔnh phải trú ẩn tại Phú Quốc (lần thứ ba) hơn một năm trời từ khoảng tháng 8 năm 1783 đến tháng 9 năm 1784.

Nguyễn AÔnh cầu cứu ngoại bang

Ở vào thế cùng, đất liền bị Tây Sơn chiếm hết, quân sĩ tiêu tan, chiến thuyền cháy sạch, nên Nguyễn AÔnh nghĩ đến chuyện cầu cứu ngoại bang. Mà cầu cứu nước nào ?

-Tây Ban Nha : Mùa thu 1783, Nguyễn AÔnh sai Joang (người Pháp) và Manoe (người Tây Ban Nha) đi thuyền sang Lữ Tông (Manille) thủ đô Phi Luật Tân, lúc đó thuộc địa của Tây Ban Nha để cầu cứu với nước này. Chẳng may, dọc đường bị Tây Sơn bắt giết. Sau chiến hạm Tây Ban Nha được tin, đi tìm Nguyễn vương, hỏi Ba Đa Lộc không chỉ, nên không gặp được.

-Anh quốc : Theo tài liệu của Bá Đa Lộc, năm 1779, hai chiến hạm Anh quốc cũng đi tìm giúp Nguyễn AÔnh, để dọn đường thiết lập bang giao thương mãi tại Xứ Miền Trong sau nầy, nhưng không gặp được, nên việc không thành.

-Xiêm La (Thái Lan) : Nguyên tháng 11 năm 1781, vua Xiêm là Trình Quốc Anh (gốc Tàu, sử Tây phương gọi là Taksim) sai hai tướng là hai anh em Chất Tri (Chakkri) và Sô Si đem quân sang đánh Cao Miên. Nguyễn AÔnh sai chưởng cơ Nguyễn Hữu Thoại (Thoại Ngọc hầu) đem 3.000 sang cứu vua Cao Miên. Bỗng ở Vọng Các (Bangkok) bị biến loạn, vua Xiêm bắt giam cả vợ và con của hai anh em Chất Tri, Sô Si. Hai tướng Xiêm liền xin hưu chiến, giao kết với Nguyễn Hữu Thoại, thề sẽ cứu nhau khi hoạn nạn. Rồi kéo quân về giết vua Trình Quốc Anh, xong, Chất Tri tự lập làm vua xưng là Rama I (Phật vương), Sô Si làm phó vương và dòng Chakkri làm vua Xiêm cho đến bây giơ.

Nay nhắc lại lời thề ấy, Nguyễn Ánh xin vua Xiêm cứu viện. Năm 1784, Rama I cho mời Nguyễn vương từ Thổ Châu sang Vọng Các, tiếp đãi rất hậu, rồi cho 20.000 quân cùng 300 chiếạn thuyền sang giúp để chiếm lại Gia Định. Năm sau (1785), đạo quân Xiêm bị Nguyễn Huệ đánh bại tan tành. Hai vạn quân Xiêm bị chết, chỉ còn vài ba nghìn sống sót lên bộ chạy về nước. Nguyễn AÔnh và gia quyến, quần thần được vua Xiêm cho cư ngụ và cấp cho ở riêng một vùng đất tại ngoại ô Vọng Các. Nhưng khi 2 vạn quân Xiêm sang giúp ta, đã ỷ thế, cướp hiếp tàn ác, lòng dân oán giận, Nguyễn vương không còn tính chuyện nhờ quân Xiêm nữa. Các tướng sĩ lục tục kéo sang, riêng Lê Văn Câu đem 600 nghĩa quân đến giúp, người thì làm ruộng nuôi quân, người thì ra các đảo đóng chiến thuyền, người thì lẻn về Gia Định mộ quân đợi ngày khôi phục.

Lúc bấy giờ có quân Miến Điện sang đánh Xiêm La, các tướng của Nguyễn vương, như Nguyễn văn Thành, Lê Văn Câu đem quân bản bộ đánh đuổi được. Quân ta lại có công tiễu trừ giậc Mã Lai quấy nhiễu vùng ven biển. Nên vua Xiêm càng trọng đãi vua tôi nhà Nguyễn, nhưng không tính chuyện đưa quân giúp Nguyễn vương vì tự xét không đủ sức chống lại Nguyễn Huệ, chỉ muốn giữ vua quan ta ở lại Xiêm để nhờ thôi.

- Bồ Đào Nha - Không ngờ, ngày 23 tháng 10 năm 1786, Nữ hoàng Bồ Đào Nha (Portugal) gửi quốc thư đến vua Xiêm, với tặng vật 20 khẩu súng, 100 cây vải tốt, nói rằng đáp lời yêu cầu của hoàng tử Cảnh, xin phép đến đón Nguyễn vương đi khôi phục lãnh thổ, đã có 56 chiến thuyền đang đợi tại Goa. Vua Xiêm rất không bằng lòng, Nguyễn vương thấy thế, không dám nhận, viết thư từ chối và tạ ơn Nữ hoàng.

Cuối cùng Nguyễn AÔnh cầu viện Pháp

Nguyên trong lúc còn ở Xiêm, thấy vua Xiêm không muốn giúp quân cho mình nữa, Nguyễn AÔnh nhớ đến Bá Đa Lộc là người đã cứu giúp mình tận tình, nên hai lần cho đi mời nhờ giúp. Bá Đa Lộc nói phải đem hoàng tử Cảnh theo, làm tin, cho dễ bề thương thuyết.

Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh (sinh 1780 : lúc đó 5 tuổi), bái biệt Nguyễn vương, ngày 25 tháng 11-1784, rời cù lao Thổ Châu tức Poulo Panjang (là một trong 3 điểm liên lạc giao hẹn sau nầạy giữa Nguyễn AÔnh và Bá Đa Lộc : Poulo Panjiang, Poulo Way, Chanthabouri), mang theo ấn tín, cùng một số tùy tùng văn võ. Phái đoàn ghé bán đảo Malacca, ở lại đó một tháng rưởi, vì việc riêng của Bá Đa Lộc.

Rồi tháng 3 -1785 đến Pondichéry, một đô thành của Aãn Độ thuộc Pháp, và bị kẹt lại đó gần một năm rưởi (từ tháng 3-1785 đến giữa năm 1786) vì Bá Đa Lộc phải vận động gay go với nhà cầm quyền Pháp ở đấy xin cứu viện cho Nguyễn vương. Tổng trấn Pondichéry là Coutenceau des Elgrains phản đối, cho rằng một ông vua đánh với giặc suốt 8 năm (từ 1777 đến 1784) mà không thắng được thì lý do phải là không có tài năng, hoặc không được lòng dân. Đem lính Pháp đến đánh ở một nơi xa xôi phải tốn kém rất nhiều mà cũng không ích lợi gì.

Bá Đa Lộc gửi thư cho Thượng thư Bộ Hải quân Pháp ở Paris bày tỏ ý kiến về việc xin cứu viện, rồi nằm ỏ Pondichéry chờ trả lời. Lúc đó kênh Suez chưa khai thông, thuyền đi Pháp phải vòng quanh Phi Châu, nên thư từ rất chậm trễ.

Thấy nhà cầm quyền Pháp tại Pondichéry chống lại việc cứu viện Nguyễn vương một cách quyết liệt, trong hoàn cảnh bơ vơ với một cậu bé trong tay, mà Paris cũng chưa chắc tán thành, Hội thánh Thiên Chúa giáo cũng không bằng lòng hành động của mình, Bá Đa Lộc bị chán nản.

Ông không biết phải làm sao nếu Triều đình Pháp nghe theo lời tổng trấn Pondichéry từ chối không nhận giúp. Có lẽ đã nhớ lại một việc xảy ra trước đó 5 năm, Bá Đa Lộc liền viết một bức thư, đề ngày 8 tháng 7-1785 (ba tháng sau khi bị tổng trấn Pondichéry phản đối), cho Thượng Nghị Viện Macao (thị trấn Trung Hoa thuộc Bồ Đào Nha) đại khái như sau : ị Tháng tư năm 1780, tôi có nhận được một bức thư của ông M.O. Franc.-Xavier de Castro, tổng trấn đương thời của Macao, nhờ tôi can thiệp với vua Xứ Đàng Trong (Cochinchine) cấp giấy cho tổng trấn Goa (một đô thị Aãn thuộc Bồ Đào Nha lúc đó) để thành Goa hưởng những điều kiện thuận lợi về thương mãi, thì đáp lại, tổng trấn Goa sẽ cung cấp cho vua Xứ Đàng Trong những viện trợ cần thiết để khôi phục đất nước. Nhưng lúc nhận được thư ấy, tôi đang chạy loạn, tỵ nạn tại Cambodge, cho nên không thể nào thỏa mãn lời yêu cầu của ông ta [...] Gần đây, lúc sắp sửa xuống tàu qua vịnh Xiêm-la, tôi gặp lại vua Xứ Đàng Trong đang chạy loạn, Người nhờ tôi giúp tìm cứu viện. Tôi đề nghị với Chúa Nguyễn gửi cho tôi con trai duy nhất của Người để làm tin. Và hiện Hoàng tử ấy đang ở với tôi [...] Lúc đó, ngoài Pondichéry ra, tôi không thể đi đâu được, cho nên thoạt tiên tôi đến nhờ người Pháp ở đấy, song thấy họ ra mặt không thích tôn giáo, mà tôi lại chỉ muốn tìm nhờ một nước theo đạo Công giáo thôi, nên tôi quyết định trước Chúa là sẽ nhờ nước Bồ Đào Nha. Người Anh, năm ngoái có đến tìm Hoàng tử để giúp [...] và năm nay, họ nhiều lần thương luợng với tôi giao Hoàng tử cho họ. Chắc ôạng hiểu rõ vì sao tôi không thể thỏa mãn họ được. Chỉ cóÔ lý do tôn giáo, mới có thể tha thứ cho tôi, trước Chúa và trước mọi người, vì đáng lẽ chọn nước của mình, tôi lại chọn một nước khác để nhờ. Vì lẽ ấy, tôi đề nghị trao lại cho quí ông việc cứu viện nầy, sự hiện diện của nhà vua Xứ Đàng Trong, của con trai nhà vua, cùng bảy, tám vị đại thần, là những điều kiện để thực hiện dễ dàng việc khôi phục đất nước, và không những để có thể đền bù các phí tổn của công việc nầy, mà còn để thiết lập ở Xứ Đàng Trong một cơ sở thương mãi làm vinh danh nước Bồ Đào Nha cũng như làm lợi cho thành Goa nữa Ể. (L. Cadière, Nguyễn AÔnh et la Mission- Documents inédits des Missions Etrangères de Paris, trong Bulletin des Amis du vieux Huế, trang 27, 28, chú thích số 53).

Nhưng đến năm 1786, tổng trấn mới của Pondichéry là David Charpentier de Cossigny tuy không hoàn toàn đồng ý với Bá Đa Lộc, nhưng cũng cho rằng việc cứu viện Xứ Đàng Trong là đáng xét đến. Nên cho phép Bá Đa Lộc, hoàng tử Cảnh, một hoàng thân, và 3 thị vệ đi không tiền trên tàu buôn Malabar đến tháng 7 năm 1786 sang Pháp, để trình việc nầy lên Pháp hoàng Louis XVI (1754- 1793).

Tổng trấn de Cossigny cũng thương lượng với Tổng tư lệnh Hải quân Pháp tại Đông Aãn Độ là Chevalier dõEntrecasteaux, phái thuyền trưởng tàu Le Marquis de Castries là De Richery và phụ tá là De Berneron, đại úy Régiment de lõIsle de France, đi đến Xứ Đàng Trong cứu xét tình hình để có thể chấp nhận dự án của Bá Đa Lộc, và nếu cần thì liên lạc vối Nguyễn AÔnh, đón về Pondichéry tổ chức cứu viện. Đồng thời cũng cho phép các nhân viên phái đoàn còn lại, đáp tàu Le Marquis de Castries trở về đảo Thổ Châu.

Bá Đa Lộc viết một bức thư nhờ De Richery và De Berneron chuyển lại cho Nguyễn vương hiện đang ở tại Chanthabouri, hẹn sẽ có người đón đưa tới Pondichéry.

Ngày 1-9-1786, hai vị sĩ quan nầy trao thư ấy cho Paul Hồ Văn Nghị và đưa linh mục nầy đến Thổ Châu cùng 12 người tùy tùng, để lại một số lương thực đủ dùng ba tháng, rồi chạy thuyền sang Manille, hẹn cuối tháng 12-1786 sẽ quay lại đón Nguyễn AÔnh tại Thổ Châu đưa đến Pondichéry. Linh mục Paul Nghị cùng tùy tùng, đóng tại chỗ một chiếc thuyền để đi sang đảo Poulo Way là nơi liên lạc thứ hai giữa Nguyễn AÔnh và Đức cha Bá Đa Lộc. Nhưng tại đấy không gặp ai cả, lại xuống thuyền đến điểm hẹn thứ ba là tư thất của nhà Truyền giáo Pháp M. Liot, Giám đốc Chủng viện tại Chantaburi (Xiêm). Paul Nghị không dám đi vào Bangkok, vì sợ bị vua Xiêm biết, nên nhờ Bảo Ngọc hầu (theo L. Cadière, tức là Phạm Văn Nhơn, hay Nguyễn Văn Liêm) đem thư của Bá Đa Lộc đến cho Nguyễn AÔnh đúng vào ngày 21-10 -1786, tức là 2 ngày trước quốc thư của Nữ hoàng Bồ Đào Nha gửi đến vua Xiêm xin đón Nguyễn AÔnh đi Macao, như ta vừa thấy trên đây. Nguyễn AÔnh từ chối không nhận lời giúp của Nữ hoàng Bồ Đào Nha, bề ngoài sợ mếch lòng vua Xiêm, nhưng thâm tâm là muốn đợi cơ hội trốn đi Pondichéry nhờ Pháp là quốc gia mà hoàng tử Cảnh đang đến cầu viện, và Bá Đa Lộc, vị ân nhân cố cựu đang tận lực vận động giúp mình.

Kế hoạch đưa Nguyễn AÔnh đến Pondichéry đã gặp nhiều chống đối trong giới người Pháp tại Pondichéry. Tử tước (vicomte) de Souillac, năm 1785, thay thế một thời gian Coutenceau des Algrains trong chức tổng trấn Pondichéry, ngày 31-8-1786 đã phúc trình cho Tổng trưởng Hải quân (Paris) rằng ị nếu vua Xứ Đàng Trong mà đáp chiến thuyền nầy và đến Pondichéry, thì chúng ta bắt buộc phải đài thọ sinh sống cho vua và gia đình và các chi phí tranh đấu khôi phục đất đai Ể.

Vào khoảng cuối tháng 12-1786, theo lời hẹn của De Richery, Nguyễn AÔnh đem gia đình xuống bờ biển Chanthabouri đợi thuyền đến đón mà không thấy. De Richery đi Manille, rồi mãi lo việc buôn gạo, nên thay vì vào tháng 12-1786, thì mãi đến 21-2-1787 (tức là hai tháng sau) mới đến Poulo Panjang đón Nguyễn AÔnh. Đến đó tất nhiên không gặp Nguyễn AÔnh. Kế hoạch đón Nguyễn vương đi Pondichéry không thành tựu được, vì De Richery chểng mảng, hay vì sĩ quan nầy cũng không tán thành kế hoạch đón Nguyễn AÔnh đến Pondichéry như De Souillac trên đây ?

Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh đến Pháp tháng 2- 1787, cập bến Lorient trên bờ biển Đại Tây dương. Phái đoàn cầu viện ở lại 10 tháng tại Pháp, từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1787.

Ngày 5- 5- 1787, giám mục Bá Đa Lộc được vào triều kiến Pháp hoàng Louis XVI, trước sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao là bá tước De Montmorin và Bộ trưởng Hải quân là nguyên soái De Castries. Ông trình nhà vua lý do nên cứu viện Nguyễn vương AÔnh tóm tắt như sau :

-Nguyễn Ánh là vua chính thống nước Cochinchine, được đa số nhân dân ủng hộ,

-Cuộc hành quân khôi phục đất đai chỉ cần một số quân lực vừa phải,

-Một căn cứ Pháp tại Cochinchine là một phương tiện chắc chắn để ngăn chận ảnh hưởng của nước Anh tại Aãn Độ, để bành trướng ảnh hưởng của Pháp tại các biển Trung Hoa, và làm bá chủ về thương mãi trong vùng nầy.

Trước đó, năm 1785 bộ Hải quân có nhận thư của Bá Đa Lộc, đầu năm 1786 có sai ông Sominihac de Lamothe, một kỹ sư đã ở lâu bên Viễn Đông, cứu xét. Viên kỹ sư phúc trình tán thành việc cứu viện Nguyễn vương. Lại thêm cậu bé Hoàng tử Cảnh (8 tuổi) diện mạo khả ái, khiến hoàng hậu Marie Antoinette cảm mến tình cảnh đáng thương, có ý muốn giúp đỡ.

Nhưng trong triều một số đại thần e ngại :

-Hành quân tốn kém quá, Pháp vừa thất bại ở Hòa Lan, tài chánh thiếu hụt không kham nổi.

-Cochinchine cách xa căn cứ quân sự ở đảo France của Pháp (đảo Maurice, nay thuộc Anh), khi chiến tranh, nếu Anh đóng eo bể Malacca, Hòa Lan đóng eo bể La Sonde, Pháp sẽ bị cô lập tại Cochinchine.

Bàn luận mãi suốt nửa năm, cuối cùng ỏphe của Hoàng hậuõ thắng. Bộ trưởng De Montmorin đại diện cho Pháp, và giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh ký bản hiệp ước tương trợ Pháp Việt tại điện Versailles ngày 28 - 11- 1787. Và Bá Đa Lộc được Pháp cử làm ỏỦy Viên của Hoàng đế Pháp tại xứ Đàng Trongõ.

Hiệp ước gồm có 10 điều, tóm tắt như sau :

- Pháp sẽ giúp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến, 1.200 người, 200 pháo binh, 250 lính Phi Châu thuộc địa của Pháp và đạn dược đầy đủ, pháo binh tinh nhuệ.

- Khi nước ta loạn lạc, Pháp sẽ giúp đỡ xứng với sự cần dùng mỗi lúc, nhưng không quá số đã định trong hiệp ước nầy.

- Ta nhường cho Pháp hải cảng Đà Nẳng và đảo Côn Lôn

- Pháp được tự do đi lại, tự do buôn bán, trả thuế xuất nhập cảng theo giá như người bản xứ. Tàu binh, tàu buôn ngoại quốc muốn đến nước ta phải treo cờ Pháp và có giấy thông hành Pháp cấp.

- Pháp có thể lập trên lục địa nhà cửa, cơ cở mà họ xét cần dùng cho việc tàu bè giao thông, buôn bán, cho việc sửa chữa, làm ra tàu bè. Về việc cảnh sát ở hải cảng sẽ có tờ giao ước riêng định.

- Ta sẽ bảo hộ sự tự do, sự an toàn thân thể và đồ đạt cho người Pháp. Khi có sự tranh tụng, phải xử đoán mau lẹ và công bình.

Điều 10 cuối cùng: ỏHiệp ước nầy sẽ được vua hai nước phê chuẩn, trong hạn một năm, hoặc sớm hơn nếu có thể.õ (Chú ý : không thấy hiệp ước bàn đến tự do truyền giáo đạo Thiên Chúa ở Xứ Đàng Trong).

Triều đình Pháp lại đổi ý, không muốn thi hành hiệp ước - Nhưng sau đó, vào ngày 2-12-1787, tức là 5 ngày sau, triều đình Pháp lại đổi ý, không muốn thi hành hiệp ước. Bộ ngoại giao gửi mật lệnh cho công tước De Conway, Toàn quyền các thuộc địa Pháp ở Ấn Độ nên tùy nghi định đoạt hoặc trì hoãn việc giúp Nguyễn AÔnh, hoặc bỏ hẳn việc ấy đi. Lại cẩn thận chỉ thị phải giữ kín đừng cho Bá Đa Lộc biết.

Triều đình Pháp đã chịu ảnh hưởng của phe đối lập, nhất là của tình hình tài chánh thiếu hụt. Chính De Conway tại Pondichéry cũng phải đi vay tiền để trả lương binh sĩ.

Ngày 8- 12- 1787, Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được vào triều kiến từ giã Pháp hoàng và sau đó đáp chiếc tàu buồm Dryade về nước. Đi theo có tàu La Méduse chở theo một số lính để tăng cường ngạch pháo binh đảo France, và thành Pondichéry. Còn có hai chiến tàu khác chở lương thực và tiền bạc dùng cho cuộc viễn chinh. Khi thuyền ghé đảo Bourbon (Réunion), đảo France (Maurice), cũng như khi đến Pondichéry, Bá Đa Lộc gặp nhiều nhà buôn Pháp kinh doanh tại các nơi ấy và cho họ biết nội dung bản hiệp ước có khoản ỏtự do buôn bánõ, ỏđộc quyền buôn bánõ, và ỏan toàn cá nhânõ tại Xứ Đàng Trong, nên nhiều nhà buôn ham lợi đã giúp tiền cho Đức cha để ỏgiành chỗõ trước.

Tại Pondichéry, Toàn quyền De Conway tỏ ra dè dặt và lúng túng vì tuân theo mật lệnh, mà không được phép cho Đức cha Bá Đa Lộc hay. Để trì hoãn, ông lấy cớ tàu chở lương thực và tiền bạc viện trợ chưa đến, thật ra hai chiếc tàu ấy chẳng bao giờ đến. Hai người cãi vã, tranh đấu, thư từ, qua lại phản đối và cả hai đều gửi nhiều khiếu nại, báo cáo về Triều đình. Tại Paris, Hội đồng Hoàng gia Pháp họp ngày 4-10-1788 chuẩn y đề nghị của De Conway, nghĩa là vua Louis XVI không phê chuẩn hiệp định Versailles trong thời hạn 1 năm nói ở điều 10. Bản văn nầy chỉ đến tay Nguyễn AÔnh vào tháng 6 năm 1789.

Nhưng vì các thương gia Pháp ở các đảo Bourbon, France và ở thành Pondichéry tỏ ra bất bình, các báo chí địa phương cũng hùa theo để chỉ trích, nên De Conway sai De Kersaint đem hai chiếc Dryade và Bengale đến Xứ Đàng Trong xem xét tình hình. Bá Đa Lộc xin đi theo để đón Nguyễn sang Pondichéry, De Conway không cho, chỉ cho phép De Kersaint chở giùm 1.000 khẩu súng mà Nguyễn vương đã bỏ tiền ra nhờ Đức cha mua hộ.

Phái đoàn De Kersaint khởi hành đi Cochinchine ngày 18- 5- 1788, đã trao cho Nguyễn vương 1.000 khẩạu súng, đến 13-3-1789 trở về Pondichéry, mang theo những bản địa đồ và tin tức khá mơ hồ về giá trị Xứ Đàng Trong. Như thế là vì phái đoàn đến gặp lúc Nguyễn AÔnh đang đánh nhau với Nguyễn Lữ (Tây Sơn), khi được, khi thua, đến tháng 9 năm 1788 mới vào chiếm được Gia Định, nhưng tướng Tây Sơn Phạm Văn Tham còn giữ đất Ba Thắt, mãi đến tháng 2 năm 1789 mới chịu đầu hàng ; và vì loạn lạc, đồng ruộng lúc ấy còn bị bỏ hoang. De Kersaint đã gặp Nguyễn AÔnh trong tình trạng quân sự bất ổn và kinh tế suy kém ấy. De Conway căn cứ vào nhận xét của De Kersaint, nên cho rằng cuộc viễn chinh bất lợi, rồi ngày 15- 3-1789, gửi phúc trình về Paris rằng ị dự tính của giám mục Ba Đa Lộc là những giấc mơ của một đầu não bồng bột Ể, vậy nên bãi bỏ việc cứu trợ.

Nhưng đồng thời, nhân viên tàu Dryade lại cho Bá Đa Lộc biết rằng Nguyễn vương đã lấy lại được 5 tỉnh cựỳc Nam xứ Gia Định. Bá Đa Lộc liền vội vàng biên thư cho Toàn quyền De Conway khẩn cầu xin cho ỏmột đạo quân nào đóõ (một cách tượng trưng) đi Xứ Đàng Trong phụ với Nguyễn vương để hoàn tất cuộc chiến thắng ; và hứa rằng sẽ quên hết những gay cấn vừa qua giữa hai người. Nhưng De Conway từ chối.

Bá Đa Lộc quyết định tự lực tổ chức cuộc cứu viện, nghĩa là không cần đến quân lực, tài chính của Pháp nữa. Giám mục đang có trong tay : tiền của gia đình ông cho riêng (15.000 quan Pháp), và các số tiền của nhóm thương gia Pháp ở đẩo France, Bourbon và thành Pondichéry giúp, cùng tiền và hóa vật của Nguyễn vương trao cho từ trước để mua súng nay còn dư lại. Oạng dùng tiền ấy mua một chiếc tàu buồm và súng đạn.

Rồi lấy tư cách là ỏỦƯy viên của Pháp hoàng tại Xứ Đàng Trongõ chính thức yêu cầu De Conway cấp phương tiện chuyên chở Hoàng tử Xứ Đàng Trong về nước. Viên Toàn quyền phải cho Ủy viên giám mục và Hoàng tử cùng phái đoàn lên chiếc tàu chiến La Méduse về Gia Định.

Nhưng Đức cha đã âm thầm dụ được một số sĩ quan và thủy binh Pháp phiêu lưu theo ông đến Xứ Đàng Trong tham chiến và làm giàu. Nhóm binh sĩ nầy kín đáo đi đáp chiếc tàu buồm riêng mà giám mục đã mua, rồi theo tàu chiến La Méduse nhổ neo rời Pondichéry đi Gia Định ngày 15-6-1789.

Báo La Gazette de Pondichéry ra ngày 15-6-1789 đã tường thuật như sau : ị Triều đình tuyệt đối từ bỏ cuộc dự định Cochinchine và cấm chỉ ông De Conway thi hành. Song không bao giờ tình hình lại tốt đẹp hơn để hoàn tất cuộc trung hưng ông vua bị phế, khi ông ấy đã tái chiếm được 5 tỉnh cực nam quốc gia đó. Chúng ta đã bỏ lỡ, trong dịp nầy, việc đặt chưn vững chãi và quý báu lên một vương quốc mà chỉ trong vòng bốn, năm năm sẽ đem cho nước ta một nền thương mãi độc quyền hơn hai triệu quan, và đặc biệt là những phương tiện để buôn bán với Trung Hoa mà khỏi phải qua thành Canton để chịu nhiều phiền phức. [...] AÔc cảm của ông ta đối với giám mục DõAdran và đối với các đồng bào ông trong thị thành nầy, là những lý do thúc đẩy ông đến việc ác độc ấy. Chẳng sớm thì chầy, ông sẽ được hưởng đền bồi, song cái tai hại mà ông gây cho quốc gia Pháp sẽ không sao sửa chữa nổi Ể.(P. Heduy, Histoire de lõIndochine, trg 37)

Hai chiếc tàu của phái đoàn Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh cập bến Gia Định ngày 24 tháng 9 năm 1789. Cuộc ra đi cầu viện nước Pháp đã kéo dài 4 năm 7 tháng (25-11-1784 đến 24-9-1789) không kết quả.

Như vậy triều đình Pháp, hay quân đội Pháp đã không giúp gì cho Nguyễn Ánh trong việc tái chiếm vùng Gia Định cũng như trong việc hoàn thành chiến thắng, thống nhất đất nước.

Những binh sĩ Pháp tình nguyện tháp tùng Bá Đa Lộc có tất cả 14 sĩ quan và 80 thủy binh. Một số người về sau vì lương ít, hay vì bị các quan Nam đố kỵ, nên bỏ đi cầu may nơi khác.

Số còn lại, với tư cách cá nhân, chỉ giúp Nguyễn vương trong ngành công binh, huấn luyện binh sĩ, chứ không trực tiếp tham chiến như luận bàn tham mưu chiến lược, hay chỉ huy hành quân.

Người đáng ghi nhớ là Đức cha Bá Đa Lộc : ngoài việc trông coi Giáo xứ, ông còn lo việc dạy dỗ Hoàng tử Cảnh, dịch ra Hán văn cho Nguyễn AÔnh những sách về chiến lược Tây phương. Bá Đa Lộc cũng bị các quan Việt nghi kỵ và gièm pha không ít, vì các đại thần sợ Đông cung theo Công giáo. Chính Đức cha Bá Đa Lộc trong một bức thư ngày 30-1-1895 cho Hội Truyền giáo Quốc ngoại đã kể lại như sau : ị Năm nay tôi gặp phải một vụ rất tế nhị. Có tới 19 vị đại thần trong vương quốc nầy lo lắng cho nền tôn giáo quốc gia, đã họp nhau lại, trình vua rằng nên cẩn thận, không nên để cho tôi tiếp tục việc giáo huấn Thái tử lâu thêm nữa (trong một cuộc thảo luận riêng vói nhau, họ quyết định rằng nếu nhà vua không nghe thì họ sẽ diệt trừ tôi). Đức vua nổi giận, liệng xuống đất những biểu can gián của họ. Rồi Ngài nhắc lại tất ca Ưnhững công trạng của tôi phục vụ quốc gia, nhất là phục vụ vua, mẹ vua, vợ vua, con trai vua, và tất cả hoàng gia. Ngài dọa ra tay làm gương bằng cách trừng phạt nặng nề những kẻ cầm đầu cuộc âm mưu nầy. [...] Đứng vào địa vị họ (các đại thần Việt) và theo tôn chỉ của họ, tôi cũng phải đồng ý rằng họ hành động cẩn thận. Nếu ở bên Pháp các vị đại thần thấy một ngoại nhân đạo Hồi Hồi hay Tả đạo được ủy nhiệm giáo dục Thái tử và được lòng tin của vua, thì họ sẽ nói gì ? Họ sẽ có làm động trời động đất để xua đuổi người ấy không ? [...] Tôi chỉ có cách hay nhất là ra đi khỏi hẳn nước nầy. Nhà Vua và Thái tử sẽ tự do hơn, và có thể bảo vệ các giáo dân mà không làm phiền lòng ai. Đại đa số đàn bà (ám chỉ chế độ đa thê) và nhất là việc thờ cúng tổ tiên, mà Triều đình ở La Mã đã cấm đoán quá mức, sẽ luôn luôn là những trở ngại rất khó vượt qua Ể. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, trg 912, trích Philippe Heguy và Guy-Marie Oury)

Bá Đa Lộc qua đời vì bệnh lỵ tại Thị Nại, giữa một trận chiến ngày 9-10-1799, thọ 58 tuổi.

Đến 1802, ở Việt Nam, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi, vương hiệu Gia Long, thì bên Pháp, vua Louis XVI bị Cách mạng lật đổ năm 1792, Đệ nhất Cọng hòa Pháp thành lập từ 1792 đến 1804, rồi chuyển sang Đệ nhất Đế quốc với Napoléon đệ nhất (1804-1814). Khi Napoléon thất thế, dòng dõi nhà vua cũ trung hưng, chiến tranh đã yên, dưới thời Louis XVIII (1814-1824), tháng sáu năm 1817, có tàu binh Pháp Cybèle đến cửa Đà Nẳng, thuyền trưởng là bá tước De Kergarion, thông báo với triều đình ta rằng Pháp hoàng sai sang đòi thi hành những điều ước của ông Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẳng và đảo Côn Lôn.

Gia Long sai quan trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành, thì nay bỏ không nói đến nữa. ?

Võ Thu Tịnh

Paris, hè 2001

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002