Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

Thử viết về Sông

Nguyên Nguyên

SÔNG là một tiếng thuần nôm. Theo quyển ‘Đại Tự Điển chữ Nôm’ của Vũ Văn Kính xuất bản gần đây tại Việt Nam, Sông viết theo chữ Nôm có thể bao gồm hai từ Hán-Việt viết liền nhau, một gợi âm một gợi ý, như: Thủy+Song, hoặc Thủy+Long, hoặc Long+Hà, v.v.. Trong tiếng In-đô hay Mã Lai, Sông được gọi SUNGai. Tiếng Hán phong phú hơn, có đến ít nhất 3 từ dùng để chỉ sông: giang (jiang), hà (he) và xuyên (chuan). Như vậy Sông trong tiếng Nôm, tiếng Việt có vẻ gần với Sungai của tiếng Inđô-Mã Lai hơn tiếng Hán Yiệt.

Trong tiếng Việt ở thời thập niên 50 trở về trước người ta ưa dùng hai chữ ‘sông núi’ để chỉ nước nhà, chỉ quốc gia. Điển hình trong bản Cô Gái Việt của nhạc sĩ Hùng Lân: "Lời sông núi bừng vang bốn phương trời, dục chúng ta cùng chung nhau quyết tiến. . .". Hoặc trong một phó bản "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước (tức quốc ca VNCH về sau): "Này thanh niên ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối. . .". Sông-núi ở đây bắt nguồn từ tiếng Hán: Sơn Hà hay ‘sơn hà xã tắc’. Sơn là núi, hà là sông. Xã-tắc được giải thích trong quyển Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh như sau: ‘Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu Thổ, dân cần có luá ăn, nên lập nền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã-tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia’. Hình như tiếng Việt chỉ thu nhập sơn-hà hoặc ‘sông-núi’, chứ không quen thuộc mấy với ‘xã tắc’. Có vẻ như rằng thần Hậu Thổ và Thần Nông đối với người Việt, dù sau ngàn năm đô hộ Bắc phương cũng còn thuần túy là thần của người Hoa? Ta có thể đặt một giả thuyết bỏ túi nào đó hay không đối với vấn đề nho nhỏ này. Thí dụ: Phải chăng bởi Yiệt tộc không có cùng gốc với ông Thần Nông, hay ông Hậu Thổ hoặc không có nhiều miếu đình thờ hai ông này, nên người Việt không thu nhập mấy cụm từø ‘xã tắc’ mà chỉ chịu nhập khẩu hai chữ ‘sông núi’?

Thế tại sao người Hoa trong thời cổ đại lại dùng sơn-hà (sông-núi) để chỉ quốc gia? Người ta có thể phỏng đoán rằng, trước hết ý niệm sông-núi xuất hiện rất sớm, và có lẽ có trước ý niệm quốc gia. Sông là biểu tượng của mạch sống, và cũng thực sự, một nguồn sinh sống tất yếu của con người. Cơ thể con người có đến khoảng 3 phần 4 là nước. Nhịn đói nhịn ăn dễ hơn so với nhịn khát. Có sông mới có nước để uống, có cá có tôm, có nước để tưới mùa màng, để dẫn thủy nhập điền, để tắm rửa, để có chỗ cho trai gái đối đáp câu hò câu hát với nhau. Hình như tất cả các nền văn minh trên thế giới trong thuở ban đầu đều được bắt nguồn bên những dòng sông. Văn minh Trung quốc xuất hiện ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang (sông Dương Tử). Văn minh Ai Cập ló dạng và bừng sáng bên dòng sông Nile, .v.v. Sông cũng là cái gương cái kiếng đầu tiên để con người nhìn thấy hình dáng của chính mình - xấu trai hay đẹp gái, còn trẻ hay đã già. Còn tươi đẹp hay xanh xao bệnh hoạn - tất cả đều có thể kiểm chứng được bằng cách soi bóng mình ở tại giòng sông hoặc ở bên bờ sông. Nói cho xôm tụ hơn một chút Sông chính là lớp học hay phòng thực nghiệm ngoài trời đầu tiên của khoa Quang Học thuộc ngành Vật Lý học.

Trong khi sông gắn bó chặt chẽ với nguồn sinh sống con người, NÚI có vẻ liên hệ mật thiết đến đời sống tâm linh, tinh thần. Liên hệ với thần, với tiên. Trong chữ Hán, từ Tiên được yiết bằng từ Nhân (ren, chỉ người) đặt kế từ Sơn (san, núi), tiên= nhân+sơn, với ngụ ý rõ rệt ‘tiên đồng nghĩa với người xúât hiện hoặc biến mất ở trên núi’. Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương có yiết sau khi thắng giặc Aân thánh Gióng phi ngựa về núi Sóc rồi biến dạng luôn ở đó. Ý niệm ‘núi’ biểu tượng cho thần tiên không phải chỉ ở ‘triết học Đông phương’ mà còn xuất xứ độc lập và song song ở bên trời Tây. Thánh Moses lấy 10 điều giáo lệnh từ Thượng Đế phát lại cho dân Do Thái cũng ở trên một đỉnh núi mang tên núi Sinai.

Sông-núi do đó là ý niệm đầu tiên về đời sống hay sự sống còn của một nhóm người, một dân tộc. Bảo vệ sông núi chính là bảo vệ ‘quốc gia’ trong ý niệm sơ khởi nhưng vĩnh cữu đó. Sông-núi chính là quốc gia. Chỉ tiếc một điểm, hình như tiếng Việt trong mấy mươì năm trở lại đây ít khi dùng sông-núi để chỉ quốc gia.

Một danh từ nữa cũng thuần nôm thường dùng để chỉ tổ quốc là ‘Nước-Non’, hay Nước-Nhà, hay đơn thuần: Nước. Theo Hương Giang Thái Văn Kiểm ‘nước’ bắt nguồn từ tiếng Phạn Nogara, gọi tắt là Nok, tức nước (Việt Nam Anh Hoa, nxb Làng Văn 2000). Nước trong nghĩa nguyên thủy từ Nok, dùng để chỉ xứ sở, quê hương. Tiếng Hán của Nước là QUỐC. Dần dà, có lẽ do ở sự liên hệ của nước và nguồn sống của con người, của dân tộc, NƯỚC được xuôi chảy mang thêm nghĩa nước như trong nước uống, nước mưa, nước sông, với công thức hoá học H2O. Một bản nhạc ngày xưa, ‘Khoẻ vì Nước’ của Hùng Lân, dùng từ Nước quốc gia trong cùng một câu mở đầu: ‘Khoẻ vì nước kiến thiết quốc gia, đoàn thanh niên ta góp tài ba…’. Viết theo chữ Nôm, NƯỚC bao gồm hai từ Thủy+Nhược, hoặc Quốc+Nhược, hoặc giả tá từ Nặc, v.v. NON cũng là một từ Nôm, tương đương với NÚI, như trong ‘non xanh nước biếc’ hay ‘hòn Non Bộ’, hoặc song thanh nói láy với núi, như trong ‘nước-non ngàn dặm’. Chữ Nôm của NON đưọc viết giả tá của từ Hán: Nộn, hoặc gộïp lại 2 từ Sơn(núi)+Nộn, hoặc Thảo(cây cỏ)+Nộn, v.v. Nước-non hay Non-nước trong tiếng Việt cũng thường dùng để thay cho quốc gia, cho xứ sở hoặc sông núi, hay quê hương.

Còn nước-nhà thì sao? Tiếng Hán dùng để chỉ NHÀ là GIA. Nhà và Gia đọc lên cũng giông giống với nhau nên các học giả chưa dứt khoát rằng ‘nhà’ có hoàn toàn thuần nôm hay không, hay chỉ một biến thể của từ Hán Việt, Gia. Nước-nhà đích thị dịch thẳng từ Quốc Gia trong tiếng Tàu. Như trong một hai câu thơ: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Bà Huyện Thanh Quan).

Nước nhà đọc ngược lại, Nhà Nước, được dựng lên vào khoảng thập niên 30, 40 tại VN và dùng để thay thế cụm từ thuần Hán: chính phủ, chính quyền hoặc nội các hay Hội đồng Bộ trưởng. Đến cuối thập kỉ 80 tại Việt Nam, các cụm từ Quốc-Gia / Chính Phủ xuất hiện trở lại trong những văn kiện nhà nước, và các tên gọi các bộ phận của chánh phủ, thí dụ: Viện Nghiên Cứu Quốc Gia.... Có phải đây cũng là một thí dụ cho hội chứng ngàn đời vừa yêu/ vừa ghét - vừa quyến luyến / vừa hận thù người Hoa và văn hoá Hán tộc của Yiệt tộc hay chăng? Cũng có thể giống như hội chứng vừa chán ghét Mỹ / vừa mê phục Mỹ đối với rất nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay hay không?

Nước-Nhà hay Sông-Núi, hoặc ngay cả Nước Non đều là những chữ hoàn toàn Việt Nam dùng để chỉ tổ quốc, quê hương, hay quốc gia. Mặc dù nguyên thủy xuất xứ ở chỗ phiên dịch tiếng Hoa, có lẽ Sông-Núi và Nước-Nhà hay ho hơn tiếng Tàu ở chỗ những chữ đó mô tả rõ rệt mạch sống của con người, của dân tộc: Sông và Nước. Ngoài ra nếu để ý theo kiểu hài thanh của tiếng Hán Việt, ta thấy Sông với Sống nói lên như liền nhau một kiểu vần, một loại thanh với nhau (tuy hơi khác âm - một Bình một Trắc). Chứng tỏ, theo kiểu giả thuyết bỏ túi, phải chăng tiền nhân Yiệt đã có đầu óc rất thực tiễn, biết rõ sự sống bắt nguồn từ Sông, từ Nước, nếu tiền nhân đã thật sự ưa dùng Sông-Núi hơn Quốc Gia? Hoặc cũng chính ở lý do này, người Việt cho đến ngày nay vẫn thích xài từ thuần Nôm, NƯỚC, để chỉ xứ sở thay vì quốc gia. Một mặt khác ta cũng thấy, vẫn theo kiểu giả thuyết bỏ túi, người Tàu có đầu óc trừu tượng và sáng tạo hơn Yiệt tộc, bởi họ tạo ra được một ý niệm mới, ý niệm QUỐC, ý niệm quốc gia - hoàn toàn độc lập với sơn hà, với núi sông, với nước nhà, nước non - dùng để chỉ nước nhà, chỉ quê cha đất tổ, thay thế sơn hà xã tắc. Từ Quốc ít ra đã có ngay từ đời Xuân Thu Chiến Quốc. Nếu nhìn kỹ hơn nữa ta cũng thấy, ý niệm của Tây Phương về ‘quốc gia’ cũng độc lập với Sông-Núi như trong tiếng Hán. Thí dụ ở tiếng Anh (và tiếng Pháp): State (L’état) hoặc nation (nation) đã được dùng để chỉ quốc gia. Một điểm nữa cũng đáng ta để ýù: Ý niệm QUỐC gia xuất hiện ở bên Tàu trước bên Tây hàng trăm năm.

Theo với tiến trình của dòng thời gian, SÔNG liên tục trở thành những đối tượng mới cho những nhóm người khác nhau, những ngành nghiên cứu chuyên biệt, những kỹ nghệ khác nhau. Đầu tiên ta thấy nhiều nhà thơ mon men tìm đến những bờ sông, hoặc đi thuyền trên sông, gảy đàn ca hát trên sông dưới ánh trăng trong. Có thi sĩ thấy ánh trăng đẹp quá dưới giòng nước, bèn nhảy ùm xuống sông định ôm bóng trăng để rồi không hẹn ngày lên bờ trở lại. Tiếp theo đó những người thất tình, thất chí cũng nhận thấy dòng sông là nơi lý tưởng để kết liễu cuộc đời. Tự vận bằng phương pháp trầm mình có vẻ rất hiệu nghiệm, không tốn kém, không mấy đau đớn và cũng rất nhanh. Tự vận, yêu thương hẹn hò nhau bên giòng sông, hay đời sống dân gian bên lưu vực giòng sông cũng là những đề tài nghiên cứu của khoa Xã Hội học. Rồi những người sống bằng nghề đánh cá, bắt cua bắt tôm, ù bắt đầu nhận xét và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm,â về các vấn đề liên hệ đến sông như chu kỳ của thời tiết của khí hậu, nước ròng nước lớn, cá di chuyển theo đường nào và theo mùa nào. Ở phương diện quân sự, những tướng lãnhï lỗi lạc như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đã biết rất sớm phối hợp cọc nhọn đóng giữa lòng sông với thủy triều trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm từ Bắc phương. Khoa Phong Thủy (Feng Shui) - dựa vào sự điều hoà âm dương ngũ hành và vận chuyển của nước của gió trong ảnh hưởng đối với sự thành đạt, phát tài của con người cùng với đời sống sung mãn hạnh phúc - cũng khởi thủy rất sớm. Theo khoa này, có một giả thuyết hình như chưa được xác nhận bằng thống kê: nhà cửa ở hữu ngạn một con sông phát đạt hơn bên tả ngạn. Thí dụ, thành phố Sàigòn đã phát triển mạnh mẻ bên hữu ngạn, thay vì Thủ Thiêm.

Ở phương Tây, khoa học thực nghiệm phát triển nhanh chóng. Các ngành địa chất và địa lý học đặt chú tâm vào tuổi đời của giòng sông, vào lượng phù sa giòng sông vận tải, vào khoáng chất trong nước sông, vào các kim khí quý sông chuyên chở và bồi đắp bên bờ sông (như hồng ngọc, vàng, v.v..). Thí dụ sông còn trẻ thì lòng sông có hình chữ V, uốn khúc. Sông già có lòng sông mang hình chữ U, và sông chảy không còn uốn khúc nữa mà lại thẳng một mạch, thường thường ra biển. Sông cũng là một phương tiện giao thông chuyên chở hữu hiệu từ ngàn xưa. Khi mưa to bão lớn, nước sông chảy thoát không kịp, gây ra lũ lụt. Tích lũy của kiến thức dân gian và phát triển khoa học cũng giúp dân chúng phát triển không ngừng các kỹ thuật trong việc xây đấp đê điều để phòng lũ lụt, để chứa nước. Đến khoảng thế kỷ 18 cách mạng công nghệ bùng nổ ở Aâu Châu, nhất là tại Anh quốc. Ngành kỹ sư công chánh nhảy vào vòng chiến. Người ta có thể nhớ cho đến cuối thế kỷ thứ 19 tại các quốc gia Aâu Châu - nhất là ở Anh Quốc và các thuộc địa - chỉ có 2 ngành kỹ sư: Kỹ Sư Quân Sự (tức Kỹ Sư Công Binh) và Kỹ Sư Dân Sự (tức Công Chánh). Các loại Kỹ Sư khác như Công Nghệ hay Cơ Khí, Điện rồi Điện Tử, rồi Điện Toán sau này, Kỹ sư Hoá học, Kỹ sư Hầm mỏ, Kỹ sư Môi Trường, v.v. đều dần dà tách ra khỏi hai ngành kỹ sư ban đầu nói trên.

Một trong những đối tượng chính của ngành kỹ sư công chánh là xây đập nước để tích trữû hầu cung cấp nước được đều đặn cho một khu vực cư dân - hoặc hay hơn nữa dùng nước chứa trong đập để chạy máy tuya bin sản xuất ra điện lực, thay thế than đá. Ngoài ra kỹ sư công chánh cũng áp dụng kỹ thuật mới nhất để đào kênh thông nước, để di chuyển đất lóng, đất phù sa đi chỗ khác, để dẫn thủy nhập điền và những công trình thủy lợi nói chung. Vào thế kỷ thứ 18, ngành kinh tế học cũng được phát triển mãnh liệt. Theo đó kinh tế học cũng chú ý đến sông ngòi. Sông có phải là nguồn lợi kinh tế đầu tiên và mãi mãi hay không. Chính ở chỗ ‘mãi mãi hay không’ một ngành học khác lại xuất hiện trong thế kỷ 20. Đó là ngành học về Môi Trường - với đối tượng chính là làm sao duy trì và bảo vệ được một môi trường an khang, tốt đẹp và an sinh - cho hầu hết các sinh động vật hữu dụng - đối với phát triển ào ạt của công kỹ nghệ và nhất là việc tăng dân số ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều trường kỹ sư chuyển sang đào tạo kỹ sư chuyên khoa cho ngành Môi Trường. Cũng ở cuối thế kỉ 20, kinh tế về sông về suối cho thấy một sự đảo ngược nho nhỏ. Đó là trong suốt thế kỉ 20 các loại nước ngọt sôđa như nước cam, xá xị, limônát, Dr Pepper, coca cola bán rất chạy. Đến thập kỉ 1990, nước sông nước suối đóng chai bắt đầu tràn ngập thị trường và cho đến đầu thế kỉ 21 hiện nay, nước lọc, nước suối bắt đầu cạnh tranh ngang ngửa và giá cả bằng hoặc hơn đối với các thứ nước giải khát loại sôđa.

Trong ngành kỹ sư công chánh về thủy lợi và đập nước, có một công thức rất dễ nhớ về lượng nước chảy ở hạ lưu của một dòng sông. Đó là công thức CIA. Hoàn toàn không liên hệ gì đến cơ quan tình báo trung ương của Mỹ:

Q= CIA = C x I x A
Q: lượng nước chảy mỗi một giờ, chẳng hạn
C: một hệ số chỉ tính chất của lưu vực chung quanh dòng sông/ dốc sườn núi hai bên sông ra sao, triền bằng cỏ hay bằng đá, v.v.
I: lượng nước mưa / cho mỗi một giờ mưa, chẳng hạn.
A: diện tích của lưu vực dòng sông.
Q, lượng nước chảy trong mỗi giờ được tính bằng cách nhân hệ số C với lượng nước mưa I, nhân với diện tích lưu yực A.

Nguyên tắc chính yếu giải thích cho lũ lụt có thể ví dòng sông như một hệ thồng ống nước trong nhà. Một nút vặn nước tap (‘rôbinê’) được mở đâu đó trong nhà sẽ mang ảnh hưởng cho những nút vặn khác mở ra cùng một lúc, hoặc sau đó không lâu. Nước ở nút vặn mở sau sẽ chảy yếu hơn nếu có một tap khác ở cùng trong nhà đã mở trước và còn đang mởø. Tương tự, nếu ta nối vào hệ thống nước trong nhà một hồ chứa nước nữa, khi ta mở tap nước, nước tap chắc chắn sẽ chảy mạnh hơn trước.

Xin trở lại wấn đề liên hệ giữa dòng sông và mạch sống của dân tộc. Ta hãy thử đặt thêm một giả thuyết bỏ túi nữa! Nếu giòng sông quả là mạch sống chính yếu của dân tộc hay nước nhà, có phải danh nhân của các quốc gia trên thế giới ngày trước thường sinh ra ở những nơi có núi non hùng vĩ và sông nước hữu tình hay không. Để tìm giải đáp cho giả thuyết bỏ túi này, trước hết ta hãy tìm cách minh định thế nào là danh nhân. Danh nhân gọi theo tiếng Hán thường dùng để thay cho chữ nôm: người nổi tiếng, người có tên tuổi. Danh nhân có thể là một nhà văn, một nhà thơ, một nghệ sĩ, một người có tài nhưng bất mãn như Cao Bá Quát, một chính khách, một vị minh quân, một nhà quân sự hay một anh hùng dân tộc, v.v. và v.v.. Thông thường danh nhân nào cũng có một hay nhiều đóng góp nào đó cho xã hội, cho dân tộc, hoặc hay hơn nữa, cho thế giới và cho nhân loại. Khiêm nhường một chút, ta có thể tạm đưa ra một định nghĩa danh nhân là những người được nổi tiếng do ở đóng góp cho bất cứ ngành nghề gì, phương diện gì cho cộng đồng của người đó, với số dân từ khoảng 50000-100000 người và diện tích từ cấp tỉnh trở lên. Thí dụ, Johann Strauss tác giả của bản nhạc nổi tiếng ‘Giòng Sông Danube Xanh’, nhà đạo diễn phim ảnh Nhật Akira Kurosawa - của phim Rashomon, như các nhà lãnh đạo Winston Churchill, De Gaulle, Truman, Roosevelt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, v.vä. Các tướng lãnh như Phạm Lãi của Yiệt Vương Câu Tiễn, Hàn Tín, Hạng Yũ, Napoleon, Quận Công Wellington, v.v. Những đại văn hào như Tagore, như Tiên Điền Nguyễn Du, v.v. Những nhà thơ nức tiếng của Trung Quốc như Đỗ Phủ, Tô Đông Pha (ông này nổi tiếng với những bài thơ sáng tác tại Tây Hồ ở Hàng Châu), Lý Bạch, v.v. Trong việc quan sát giả thuyết bỏ túi đó, nếu có thể, ta thử xem luôn những danh nhân thuộc các ngành văn học nghệ thuật có phải đã sinh ra, rồi lớn lên gần một giòng sông tràn đầy những cảnh trí đẹp đẽ thơ mộng hay không. Trong khi đó những nhà độc tài như Hitler, Stalin hoặc sinh ra hoặc lớn lên, hay đã sinh sống nhiều năm ở những nới có cảnh vật rất khô cằn hay lạnh giá?

Người ta cũng có thể để ý một vài điểm nho nhỏ chung quanh vấn đề ‘thế nào là một danh nhân?’. Trước hết ‘danh nhân’ có thể biến chuyển theo thời đại, theo phát triển của từng dân tộc. Thí dụ, danh nhân Việt Nam ngày trước và ngay cho đến bây giờ vẫn chưa có tên tuổi của kỹ sư, so với những Henry Ford, Faraday, Von Braun, v.v. ở phương Tây. Aâm nhạc cũng vậy, theo hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân về Cải Lương, người ta thấy cho đến đầu thế kỷ 20 nếu gia đình có con cái mê hát bội, cha mẹ chỉ có biện pháp duy nhất là từ con, vì quá xấu hổ với láng giềng. Những người mặc dù nổi tiếng về các ngành nghề này đều bị xã hội quên lãng và bôi tên. Không ai biết người phát minh ra hát chèo, hát quan họ là ai. Nhạc sĩ nào giỏi nhất về nhạc cung đình ở thời nhà Nguyễn? Không biết. Để đánh lấp chỗ đó, ta thường nghe nói đó là những nghệ thuật dân gian. Trong tình huống một nước nhiều năm bị đô hộ, với những ám ảnh triền miên việc giành lại độc lập chủ quyền, xã hội Việt có khuynh hướng chỉ dành việc tuyên dương danh nhân cho những anh hùng cứu quốc chống ngoại xâm, hay những nhà thơ - trong thời bình - đã hợp tác và làm quan với triều đình hoặc ít lắm phải ø được nhà vua chuẩn nhận là ‘phe ta’. Thông thường những nhà thơ đó cũng đồng thời là quan lớn trong triều. Đất nước đó không hề ghi tên tuổi những nhà kiến trúc xây nên Tháp Bút, chùa Một Cột, Tháp giữa hồ Hoàn Kiếm, thành nội Huế, những lăng Minh Mạng, Tự Đức, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, v.v. mà cùng lắm chỉ ghi lại tên những ông vua (byua?) nào đã ra lệnh xây cất những công trình đó.

Minh định danh nhân ở đa số các nước thuộc vùng Đông Nam Á cho đến ngày nay vẫn còn dính líu đến những cảm xúc chủ quan, theo thời. Có lẽ chỉ trừ nước Nhật, người ta có thể có cảm tưởïng rằng những quyển sách như Who’s Who (danh sách danh nhân) ở các quốc gia như Phi Luật Tân, InĐô, v.v. vẫn thường xuyên thay đổi, hay được in đi sửa lại nhiều lần. Lý do dễ hiểu, ở các nước này, một số các ‘danh nhân’ trở thành danh nhân thường do ở sự giúp đỡ của chính quyền, hoặc theo ‘phe ta’. Khi phe ta xuống rồi thì danh nhân cũng mất danh luôn. Có đúng chăng khi người ta đưa ra thêm một hệ luận nữa: Một nước chỉ thực sự đạt đến nền dân chủ kiểu Tây Phương khi nước đó xuất bản được một quyển Who’s Who đều đặn và chỉ có thêm tên chứ rất ít khi bớt.

Cũng nhân chuyện Who’s Who, ta để ý nước Anh và các nước trong khối Thịnh Vượng Chung như Uùc và Tân Tây Lan hằng năm vẫn có những dịp chánh quyền phong chức tước cho những người tài ba lỗi lạc, hoặc có nhiều đóng góp cho những ngành nghề của họ, hay những lãnh vực nghệ thuật, từ thiện. Ban nhạc tứ quái The Beatles được cấp mề-đai MBE (Member of the British Empire) từ đầu thập niên 60 khi họ mới nổi tiếng. Gần đây còn có Sir Elton John, Sir Cliff Richard, Dame Glenda Jackson, Sir Peter O’Toole v.v. Đặc biệt việc nhìn nhận danh nhân của Anh quốc có vẻ như hoàn toàn không đếm xỉa gì đến đời tư của người được nhận chức tước, như trong trường hợp ca sĩ Elton John chẳng hạn.

Trở lại giả thuyết bỏ túi quan sát sự liên hệ của sông nước với xuất hiện của danh nhân. Ta có thể đoán chắc rằng, những thắc mắc thuộc loại giả thuyết ‘sử học’ bỏ túi này chắc chắn đã từng được giới nghiên cứu Tây Phương đào sâu từ lâu rồi. Nhưng chưa thấy được khảo sát trong bối cảnh hoàn toàn Việt Nam. Một cuộc nghiên cứu về liên hệ giữa sông núi hay sông nước và con người đối với nước Việt cũng cần để ý đến một yếu tố quan trọng. Đó là ta nên kiểm điểm danh nhân VN từ đâu đến đâu, trong suốt gần 3000 hay 4000 năm lịch sử. Bởi lý do đơn giản nước An-Nam cho đến khoảng 1570 chỉ kéo đến Quảng Nam, đến năm 1611 chỉ đến Phú Yên (Tuy Hoà), rồi vào năm 1789 mới nối dài đến Gia Định tức Nam Bộ sau này. Theo đó danh nhân Việt Nam trong suốt thời gian từ thời đại Hùng Vương cho đến thế kỷ 20 phần lớn sinh ra ở phần đất phía Bắc. Kiểm chứng giả thuyết này ta nên để ý đến điểm quan trọng đó, tức trong suốt chiều dài của lịch sử - nước Việt và những danh nhân đa số chỉ chiếm phần không gian lẫn thời gian trong quảng từ ải Nam Quan cho đến cửa Hàn (Đà Nẵng), tỉnh Quảng Nam. Có lẽ ta cũng nên dùng một loại hệ số, hay đúng hơn bội số, cho các tỉnh phía Nam của Quảng Nam cho đến Cà Mau (Minh Hải) trong những con tính thống kê mới được công bằng. Thí dụ tổng số các danh nhân Quảng Nam - liên hệ đến Ngũ Hành Sơn, đến các sông Thu Bồn, sông Hàn, sông Vu Gia, Vĩnh Điện, Trường Giang, Thúy Loan thường được kể đến, như Nguyễn Duy Hiệu, Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp, Ích Khiêm, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Hoàng Diệu, v.v. nếu đưa vào thống kê của cả nước trong suốt chiều dài lịch sử phải được nhân lên đôi lên ba lần mới đúng với khoa học. Tương tự, tỉnh Kon Tum với những danh nhân như N’ Trang Lơng, Ngụy Như Kôn Tum, gần gũi với các sông Thu Bồn, Trà Khúc, Pkô, Sông Ba, sông A Yun, sông Đà Rằng chắc cũng cần một bội số trong thống kê toàn nước.

Cũng tương tự, những Võ Tánh, Phan Thanh Giản, Đồ Chiểu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Đông Hồ Lâm Văn Phát, Sương Nguyệt Aùnh, Võ Trường Toản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Trương Minh Ký, v.v. - dính liền với Tiền Giang / Hậu Giang, sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sàigòn, và hàng trăm sông rạch ở Nam Bộ. Con số đếm ra những danh nhân này ở phía Nam cũng phải được nhân với một bội số nào đó mới được công bằng. Ta cũng để ý đặc biệt những người ‘phát minh’ ra bản Vọng Cổ hoặc Cải Lương đều đã từng chào đời và sinh sống giữa hệ thống sông rạch của miền Nam, của miệt vườn Nam Bộ. Như Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu người Bạc Liêu, vào năm 1918, đã sáng chế ra bản Dạ Cổ Hoài Lang, tức Vọng Cổ. Như gánh hát của Thầy Năm Tú (Mỹ Tho) và soạn giả Mạnh Tự Trương Duy Toản đã lăng xê tuồng Cải Lương đầu tiên qua vở Lục Vân Tiên, cũng vào năm 1918. Thậm chí trong thời buổi ban đầu, các gánh hát cải lương thường đi ‘hát dạo’ từ làng này đến làng kia bằng thuyền bằng ghe. Có lẽ ta cũng nên nhân số lượng các danh nhân tiền bối của ngành cải lương với một bội số nữa, để xuống sổ thống kê cho được mùi. Để đánh dấu việc tuy sinh sau đẻ muộn, vọng cổ và cải lương đã có những thành quả rất đáng kể trong đóng góp văn hoá và nghệ thuật của nước Việt Nam.

Có lẽ ta cũng băn khoăn không ít trong suy nghĩ rằng có nên phân biệt danh nhân với các anh hùng dân tộc hay không. Còn các vị byua, các vị vương đế thì sao? Đa số họ được sinh bên cạnh sông Hồng, hay sông Hương như đối với nhà Nguyễn sau này. Có liên hệ gì giữa sông với tinh thần anh minh, dũng cảm của một số vua, như vua Hàm Nghi, hay không? Hay yếu tố ‘con vua thì được làm vua’ quan trọng hơn, và chắc hẳn sẽ lấn áp yếu tố gần gũi với sông-nước?

Rất tiếc bài đã dài, tài liệu nghiên cứu sẵn có lại rất hạn hẹp, công việc theo đuổi giả thuyết bỏ túi này đành tạm gác lại và chờ một dịp khác. Chỉ xin dược tóm tắt một vài tìm tòi sơ khởi:

Hầu hết các tỉnh tại Việt Nam, tỉnh nào cũng có ít lắm 1 con sông.

Tại các tỉnh ở phía Bắc, do ở lịch sử dân tộc khởi nguồn từ đó, sông nào cũng có thểø được thông suốt, nối liền với tên tuổi các danh nhân, các anh hùng dân tộc.

Các danh nhân thường xuất hiện ở các tỉnh chung quanh kinh đô, nhất là ở vào thời xa xưa. Đặc biệt thời nhà Nguyễn bắt đầu có nhiều danh nhân, anh hùng chống giặc Pháp xuất xứ từ những nơi xa xôi như phía bắc thành Thăng Long (Kẻ Chợ), hay mãi tận Gia Định và Nam Kỳ lục tỉnh.

Tỉnh Hà Bắc với các sông Cầu, sông Đuống, Thái Bình, sông Hồng, sông Lục Nam đã sản xuất rất nhiều người học giỏi cho Kinh Bắc ngày xưa: 17 trạng nguyên, 622 tiến sĩ so với 47 trạng nguyên, 2991 tiến sĩ cho cả nước. Nhất là khu Lang Tài, triều đình có tất cả 6 thượng thư, khu Lang Tài cung cấp 4. Hoàng Hoa Thám, người hùng Yên Thế cũng là người Hà Bắc

Các tỉnh Hải Dương / Hưng Yên với sông Hồng, sông Lục Đầu đã sản xuất: Trần Quốc Tuấn, Mạc Đỉnh Chi (trạng nguyên năm 1304), Chu Văn An (mất năm 1370), Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh, Phạm Đình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu.

Tỉnh Thái Bình với sông Hồng, sông Luộc có bà tướng Trình Cực Nương, phụ tá tham mưu trưởng của hai Bà Trưng, có khởi nghĩa của Lý Bôn vào năm 541 lập nên nhà Tiền Lý. Tỉnh Nam Định có các con sông Hồng, Đáy, Ninh Cơ, sông Nam Định, nổi tiếng nhiều người học giỏi. Thời Lê có trạng Hiền, trạng Cổ Da. Thời Nguyễn có 2 tam nguyên, Trần Bích San (bến Nứa/ Vị Xuyên) và Nguyễn Khuyến (Yên Đỗ). Nam Định cũng có Trần Tế Xương tức Tú Xương (Vị Xuyên).

Nghệ An và Hà Tỉnh với sông Cả (sông Lam) và sông La nổi tiếng nhiều người học giỏi và nhiều người làm cách mạng. Riêng làng Quỳnh Đôi có 94 tiến sĩ và trạng nguyên, 152 cử nhân. Nguyễn Du, văn hào đầu tiên của Việt Nam, là người Tiên Điền. Có Sử Hy Nhân chuyên ghi lại sử sách cho nhà vua nên được phong họ Sử. Có Bùi Cầm Hổ chuyên về ngành thủy lợi. Có lương y Lê Hữu Trác biệt hiệu quen thuộc Hải Thượng Lãn Ông. Có Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, và liệt sĩ Phạm Hồng Thái có mộ đạt tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu.

Một điểm nhỏ nữa. Nghiên cứu về giả thuyết bỏ túi này có lẽ nên giới hạn lại điểm cuối của thời gian. Có thể giới hạn từ thời Hồng Bàng cho đến vào đầu thế kỷ 20 hay cùng lắm là khoảng giữa thế kỷ 20. Có nhiều lý do cho sự giới hạn này.

Thứ nhất muốn cho việc nghiên cứu được nhiều tính chất khách quan, khoa học ta nên hạn chế thời gian đến những mức điểm không còn mang tính tiếp nối hiện tại, tránh khỏi những cảm xúc chủ quan.

Thứ hai danh nhân ở hậu bán thế kỉ 20 trên toàn thế giới mang một ý nghĩa rộng thật rộng. Chung quy cũng do ở phim ảnh và Tivi. Tài tử xi nê và đạo diễn hoặc nhà sản xuất phim ảnh trở thành danh nhân hàng đầu. Elizabeth Taylor, Sophia Loren, Brigitte Bardot, Alfred Hitchcock, Steven Spielberg, Albert Broccoli, Toshiro Mifune, Lý Lệ Hoa, Bruce Lee, Angie Dickinson, Marlon Brando, John Wayne, rồi Mel Gibson, Gwyneth Paltrow, Catherine Deneuve, Jean Reno, Gerard Depardieu, Nicole Kidman, Jet Li, Jackie Chan, Gong Li, Tom Cruise, Brad Pitt, Nicholas Cage, v.v.. Tiếp theo đó, các nhà thể thao và những người mẫu. Mohammad Ali, John McEnroe, Bjorn Borg, Michael Jordan, Peter Sampras, Ian Thorpe, rồi Cindy Crawford, Elle MacPherson, Linda Evangelista, v.v. Đến những nhà tỉ phú như Bill Gates, Rupert Murdoch. Chủ nhân các đài truyền hình, các tờ báo lớn, các ký giả có tầm vóc, các xướng ngôn viên hoặc ký giả radio, truyền hình. Những tiểu thuyết gia như Jackie Collins, Stephen King, Kim Dung, v.v. Những ca nhạc sĩ như Jennifer Lopez, Michael Jackson, Madonna, Phạm Duy, Kylie Minogue, Burt Bacharach, Sylvie Vartan, Mireille Mathieu, Rogers & Hammerstein, v.v. Và nói chung ai vượt được lên trên trong bất cứ lãnh vực nào, kể cả làm những công việc từ thiện, đều có thể trở thành danh nhân. Danh sách danh nhân ngày nay cũng rất dài, dài thật dài. Danh nhân ngày nay, ngay trong bối cảnh Việt Nam, cũng khác hẳn với danh nhân ở nhiều thế kỷ trước cho nên trong nghiên cứu về giả thuyết bỏ túi nói trên ta nên loại bỏ thời hiện đại.

Ở lý do thứ ba, chúng ta cũng thấy cuộc sống hiện đại của nhân loại đều tập trung vào các thành phố. Nhất là những thành phố lớn. Dân số Tokyo với Shanghai có thể lên đến 20 triệu như chơi. Nhân tài - trong những lãnh vực kỹ thuật, công nghệ, kịch nghệ và nhất là điện toán với cách mạng internet - do đó sẽ xuất hiện nhiều hơn ở thành phố bất kể thành phố có sông chảy qua hay không. Aûnh hưởng sông nước sẽ mất dần tính chất chải chuốt cho việc tạo dựng danh nhân. Bởi nhiều lý do. Những người có tiền nhiều sẽ có nhà hoặc biệt thự ở gần sông gần biển. Họ cũng có thể có những màn ảnh chiếm cả một vách tường trong nhà tối ngày chiếu cảnh sông nước hữu tình hay một bãi biển cát trắng mịn với sóng vỗ dạt dào suốt 24 giờ trong một ngày. Những người ở miền quê sẽ ít dịp tiếp cận với các tiến bộ internet, các trường kịch nghệ, các đại học tối tân, v.v. và do đó sẽ mất nhiều cơ hội . . . để trở thành danh nhân, dù rằng họ có thể sống gần sông với nước.

Thế là tạm xong chuyện sông với nước.

N.N.

Postscript (Viết Sau): Bài này viết xong rồi được chuyền ngay cho bạn bè thân hữu đọc chơi cho vui. Một hai người bạn thời Trung học đề nghị thêm thắt và sửa chữa một vài điểm trong bài, và nên kèm theo một vài câu ca dao, về sông nước và tình người, như sau:

Sông sâu còn có kẻ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người
Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng
Sông Côn khi cạn khi đầy
Khí thiêng đất nước nơi này vẫn thiêng
Sông Cửu Long chín cửa hai dòng
Người thương anh vô số, nhưng anh chỉ một lòng với em
Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm em cũng chờ
Sông sâu cá lội vào bờ
Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi
Sông dài được mấy đò ngang
Ai nhiều nhơn ngãi chỉ mang oán thù
Sông dời nào dạ có dời
Trăm năm chí quyết ở đời với nhau.

(TTD sưu tầm)

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002