Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

Vạt Nắng Bên Trời

Đỗ Bình

Cuối tháng tư mà gió vẫn lạnh ! Sáng nay màu trời xanh như ngọc, thỉnh thoảng có những giải mây trắng hồng lờ lững bay. Trên cành mấy cánh hoa còn đọng những hạt sương mai long lanh trong nắng như những viên kim cương muôn sắc, làm tăng vẻ rực rỡ cho muà xuân.

Dưới nền trời xanh ngắt một toà nhà mái ngói đỏ màu đã xỉn, nằm sừng sững trên cánh đồng bát ngát trông như một bức tranh ấn tượng. Người ta gọi đó là khu nhà cổ, nơi này ít có người lui tới vì khá xa Paris. Nó được xây cất từ hồi đệ nhất thế chiến, lúc đầu dành cho những gia đình lính, sau khi chiến tranh thứ hai chấm dứt, một số đông quân nhân được giải ngũ và họ đã rời gia đình đi nơi khác lập nghiệp nên nhiều phòng bỏ hoang. Chung cư bỗng trở nên vắng vẻ, tiêu điều, thiếu hẳn bầu không khí nhộn nhịp ồn ào thuở nào, và cái vỏ hào nháng khi xưa cũng dần tắt lịm theo thời gian !

Sau chiến tranh, nhờ sự tiến bộ khoa học, nền kinh tế Aạu Châu khởi sắc và phát triển mạnh. Phong trào thi đua mở mang các đô thị nở rộ, khiến những khu đất hoang mọc lên những toà nhà cao tầng, những hiệu buôn lộng lẫy, những nhà máy, công ty, xí nghiệp lớn nhỏ đủ cỡ. Người từ các thành phố khác đổ về đây lập nghiệp, phố xá sầm uất, ấy thế mà căn nhà gạch xưa vẫn còn bị hẩm hiu ! Bộ mặt bên ngoài chung cư vẫn thế, lớp sơn màu xám tro lâu ngày đã tróc bạc phếch, vốn đã cũ, nó lại càng xơ xác hơn ! à Mãi đến gần cuối thập niên 70 vì dân số trong đô thị gia tăng, người ta đã sửa sang sơn phết lại dãy chung cư để cho thuê với giá rẻ. Khách đến thuê rất ít người bản xứ, đa số đều là người ngoại quốc từ những phương trời khác nhau như : Bắc Phi, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến Pháp lập nghiệp, trong đó có cả người Việt Nam tị nạn. Dù khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo nhưng họ sống rất hoà đồng.

Khu nhà cũ nay khoác bộ mặt mới, phiá trước được trồng cây xanh lối đi, trong vườn có những băng ghế, cứ mỗi khi trời đẹp dân chung cư thường hay ra ngồi sưởi nắng. Góc phải công viên là một bãi cát nhỏ với cây cầu tuột bằng gỗ sơn xanh đỏ dành cho trẻ nhỏ. Tuy đã được tân trang bề ngoài, nhưng bên trong khu nhà vẫn không thay đổi mấy à Nó có thể mới với những người mới đến, nhưng nó lại rất cổ với những dãy cao tầng quanh đó. Tuy nhiên, trong cái cũ kỹ ấy lại phảng phất, chất chứa một giá trị tinh thần, dấu tích một thời, của những người lính đã từng góp phần dệt lên những trang sử lẫy lừng cho nước Pháp ! Phía sau vẫn bãi đất rộng đầy cỏ dại mọc phủ lên cả thềm căn nhà kho, trông rất hom hem lụp xụp của mầu gạch ngói mốc và loang lổ. Vì đông người nên kho chứa đồ phế thải càng bừa bộn, chật chội hơn. Cạnh đó là những thùng và bao chứa rác. Một khoảnh của bãi cỏ hoang được trẻ con biến thành sân chơi đá bóng và cũng là nơi chó, mèo đi dạo, đôi lúc có cả những chú chuột lang thang kiếm mồi. Ở xứ này người ta quý chó mèo, và xem chúng như bạn để thay người nên chó mèo được cưng chiều quá, nhiều con đã hoá khùng ! Lắm lúc gặp chuột lại cong đuôi trốn ! Riêng chuột Lắt con cư ngụ trong căn nhà kho, vốn tính quen ăn vụng, nhất là thứ vụng ngày, chuột ta đâm tự mãn về sự khôn ngoan của mình, nhiều phen chạy bở vía vì gặp trẻ nít đuổi.

Người đàn ông da vàng, cao gầy, thường mặc chiếc áo len sọc đỏ, mái tóc bạc phơ mang cặp kính dầy là gia chủ của căn hộ tầng trệt trong chung cư. Oạng mướn ở đây đã lâu và sống một mình nên rất thầm lặng. Thỉnh thoảng có ít người Việt Nam đến chơi, và cứ mỗi lần như thế căn phòng lại vang lên tiếng cười nói thật sinh động, trái hẳn cái trầm mặc cố hữu. Ông rất tử tế lại hay giúp người, bất luận là ai, quen lâu hay mới quen, kể cả những người chưa từng gặp mặt đến nhờ ông viết những đơn từ bằng tiếng Pháp, hay chỉ dẫn những điều về an sinh xã hội rất phức tạp, mà những người ngoại quốc sống trên đất Pháp thường gặp. Do đó ông được mọi người chung quanh yêu mến và nể trọng. Người trong chung cư gọi ông bằng lời rất thân mật là "bố già", những người ở ngoài phố gọi ông là giáo sư, và những người bạn thân gọi ông là cụ Giáo. Nghe nói hồi còn ở quê nhà ông là giáo sư đại học, đã từng du học ở Pháp và Hoa Kỳ hồi thập niên bốn mươi, năm mươi, đỗ được hai bằng tiến sĩ. Đa số những người trong giới quan chức của miền nam trước kia là học trò của ông. Vài ngày trước khi miền nam mất, đám học trò cũ có đến mời ông đi nước ngoài, nhưng ông từ chối, viện dẫn là già rồi không muốn chết ở xứ người. Hơn nữa ông cho rằng cả đời chỉ biết dạy học, không hề dính dáng đến chính trị, dù đã nhiều lần chính quyền miền nam có mời ông ra tham chính. Ông nghĩ :"Một người không hề dính dấp đến chính trị, lẽ nào người ta lại đi hại một ông già ?" Sau khi chính quyền miền nam xụp đổ, ông bị cộng sản kết tội là gián điệp do Mỹ gài lại, và bị mấy năm tù. Những năm tù đày đã làm ông sáng mắt, vợ ông ở nhà đã chết trong đói lạnh trên vùng kinh tế mới. Khi hay tin, ông khóc rống lên như đứa trẻ lên ba. Ông hối hận vì một phút sai lầm đã để khổ đến người mà ông thương yêu nhất ! Ông than với bạn tù :

- Già đến ngần này tuổi mà còn ngu, và học cho lắm, thế mà vẫn bị lừa, anh ạ ! à Bà nhà tôi vì chỉ muốn cho tôi được thả sớm nên đã nghe theo lời đường mật à mà chết tức tưởi !

Những người bạn tù thương ông nhưng chỉ biết thở dài im lặng !

Thấm thoát cũng đả vài năm ông nếm cảnh tù. Nhiều lần ông muốn chết quách cho nhẹ tấm thân già, nhưng ông dẹp bỏ ý nghĩ đó vì đã chứng kiến những người bạn tù vắn số được tẩm liệm sơ sài bằng mấy mảnh ván chuồng lợn, do chính những bạn tù đóng thành chiếc hòm rồi chôn cất vội vã, người chết không có được chiếc áo lành lặn mặc theo ! Chôn cất xong chẳng còn ai bàn tán, hay nói đúng hơn là ai cũng thủ kín miệng, chẳng dám hé lời vì hiểu rằng những kẻ sớm ra đi trong tù đều phải chịu chung số phận ! Do đó ông lại càng phải sống, sống để bắt chúng canh chừng mỗi lần ông đi vệ sinh ban đêm, hay gác mỗi đêm khi ông ngủ. Ông nghĩ :

- Ở trên đời những thứ bằng cấp mà ông đạt à kể đã hết mức,à thế mà ông vẫn bị gạt, thì à dù có cố gắng học tập đến mấy ông cũng chẳng tiến bộ được !

Ông lao động rất lè phè ấy vậy mà được tạm tha, nhưng họ bắt buộc phải đi kinh tế mới, và chịu dưới sự quản thúc của địa phương. Theo ông :"Ở xã hội này, đâu mà chẳng phải nhà tù!" Ông được thả vì già yếu bệnh tật, không phải diện chuyên viên. Ông chép miệng nghĩ :

- Thật là mỉa mai ! Người ta có xem ông là chuyên viên đâu ! Ở một đất nước lẫy lừng anh hùng hết chống Tây rồi lại chống Mỹ à chống đến nỗi nhân dân nheo nhóc thiếu cả manh quần tấm áo mà đất nước nào hề có thật sự được độc lập tự do à Ôi bao xương máu của người dân vô tội chỉ làm rạng danh cái thiên đường bịp !!!

Ông ngậm ngùi cho đất nước đang thiếu từng củ khoai miếng sắn, nhưng "lại thừa" những nhà khoa học, triết học, luật học như ông ! Vì đảng đã kiêm hết à nào là khoa học, là tư tưởng, là luật và là chiếc thòng lọng xiết cổ dân!... Ông thấm thía sự tàn ác của chế độ công sản nhưng đã muộn ! Ông biến thành tượng đá trước bạo lực và lủi thủi trong nông trường. Người ta xem ông như loài cỏ mục, đồ phế thải, một người mất trí !... Cũng nhờ thế ông đã lần mò về được Sài Gòn sống nhờ một người bà con để tìm đường vượt biên. So với những người bất hạnh từ kinh tế mới trốn về thành phố, ông là một trong số người may mắn còn có thân nhân ở lại thành phố. Chẳng phải ai được ở lại cũng có ơn mưa móc gì với những người phiá kia à ấy là họ được bà con ngoài bắc chạy hàng xuôi vào nam rất sớm mách nước. "Phải thí cho cán bộ địa phương chút vàng, và đừng bao giờ tình nguyện đi kinh tế mới, cứ bám rễ ở lì thành phố rồi mọi việc sẽ qua !" Do đó ông mới còn chỗ tá túc, dù vẫn gặp phải những khó khăn về hộ khẩu ! Cũng may nhờ có người em dâu rất tháo vát, trước kia bà ấy là dược sĩ, nay đổi nghề bán thuốc tây dạo ở chợ trời, giữa thời buổi gạo châu củi quế kiếm đủ sống cũng là may ! Có thế mới có chút tiền nhét cho công an khu vực, công an phường họ mới làm ngơ cho ông Giáo.

Thời gian ở đây, ông Giáo gặp lại người anh cả, cũng làm giáo sư đại học đã hưu trí, ở ngoài bắc đi cùng con gái vào thăm. Mấy chục năm anh em mới gặp nhau, ngay phút đầu tiên chiến tranh lạnh bùng lên ! Hai anh em không thèm nhìn nhau, họ tỏ thái độ dửng dưng, tuy lòng họ có mềm ra, nhưng hình như vẫn không bật được một giọt nước mắt !

Người em dâu vồn vã :
- Anh cả và cháu Ngọc đi đường xa chắc mệt ?
Người anh cả cười nói :
- Già rồi à cũng mệt thím út ạ !
Ông ngồi xuống nghế nói tiếp :
- Xe hoả của xứ ta còn tệ quá, đã chật chội nóng bứcàcòn chạy chậm như rùa !...Đã thế mà bà con ta lại ồn ào như cái chợ ! Muốn chợp mắt một tíànào có ngủ được !

Ông Giáo đứng bên cửa sổ nghe anh mình nói liền khẽ hứ giọng mũi, không nói một lời, tiến lại xoa đầu đứa cháu gái mà lần đầu ông gặp, sau đó bỏ lên lầu. Người em dâu thấy hai anh vậy, liền mời người anh cả và cháu dùng chút bánh và nước ngọt, sau đó dẫn bố con họ chỉ vào hai phòng. Ngọc nhìn phòng ngủ bày biện khang trang, bức tranh sơn dầu treo ngay trên đầu chiếc giường Hồng Kông trải drap trắng mướt, cạnh là chiếc đèn ngủ. Ngọc nói :

- Nhà thím sang quá ! Cháu cứ ngỡ mình đang trong phim ấy !...

Người thím mỉm cười không nói, bà chạnh lòng thương cho Ngọc, con của một cán bộ cao cấp mà lại bỡ ngỡ trước những thứ vật chất rất tầm thường ở Sài Gòn này !

Ngọc cảm thấy người thím của mình có một vẻ đẹp rất quý phái và tươi mát, dù tuổi đã ngoài ba mươi. Ngọc nói :

- Sài Gòn lộng lẫy và đẹp quá thím nhỉ ! Ngày mai thím dẫn cháu đi dạo phố nhé ?
- Nghỉ đi cho đỡ mệt, chút ra ăn cơm và ngày mai thím sẽ dẫn cháu đi dạo phố và sắm đồ.

Nói rồi bà khép cửa phòng cho Ngọc và đi thẳng xuống bếp làm cơm.

Tiếng ho thúng thắng của người anh cả vang lên như một giai điệu buồn, đứt khúc làm tiều tụy thêm dáng vóc gầy gò, mái tóc bạc phơ ! Khuôn mặt của ông rất giống ông Giáo, nếu không lệch tuổi tác người ta có thể lầm tưởng là anh em song sinh. Ở chung nhà cả tuần mà hai người vẫn tránh nhau. Nhưng hôm nay là ngày giỗ ông bà nên buộc lòng anh em phải ra cúng lễ và đối thoại nhau. Trước bàn thờ gia tiên người anh môi run run, mặt xúc động lên tiếng trước :

- Chú vẫn khoẻ ?
Ông Giáo bừng cặp mắt đỏ, đôi gò má run run, tiếng khàn xuống :
- Cảm ơn anh cả à tôi chưa chết !
Khuôn mặt người anh bỗng nhíu lại :
- Sao chú lại nói thế !... Chú còn giận anh hả?... Chuyện của chú lúc trước
Người em cau mặt, cắt ngang :
- Thôi à tôi xin anh đừng nhắc chuyện xưa !
Người anh quay mặt ra cửa, giấu giọt lệ trong khoé mắt, thổn thức giãi bày :
- Chú trách anh là phải!... Nghe tin chú út và chú bị đưa đi học tập, còn thím lại thuộc diện bị đánh tư sản và đưa đi xây dựng kinh tế mới à sau đó bị chết vì sốt rét à Tôi tuy có ngỡ ngàng các chú sao lại chịu làm tay sai cho Mỹ để làm giàu!... Nhưng trong tình máu mủ làm sao tôi không đau lòng ?!

Ông Giáo gằn giọng :
- Thôi, xin cảm ơn cái lòng tốt bác đảng của anh !
Người anh vẫn nhìn ra cửa trầm giọng nói :

- Bây giờ vào đây anh đã hiểu tất !... Chú tha lỗi và thông cảm cho anh, mấy chục năm bị bưng bít tuyên truyền, tôi có mắt mà cũng như mù !... Nhưng chú cũng đừng nghĩ rằng cái chức chủ nhiệm một phân khoa đại học là to ?!

Người anh quay mặt lại nhìn em giọng vút lên :

- Chú tưởng những người vào đảng đều vì lý tưởng cả sao ? Và cứ ở trong đảng là có quyền sao ?... Đành rằng phải phấn đấu lắm mới vào được đảng, nhưng trong đảng đâu phải ai cũng nhiệt thành cả ?... Cũng có người này kẻ nọ chứ !... Hầu hết người ta chẳng hiểu gì về cộng sản cả ! Họ vào đảng là chỉ hòng kiếm cơm, nhắm vào tem phiếu thôi ! Hơn nữa không vào mà được hả ?! Bộ máy đảng sẽ sẵn sàng nghiền nát những đối tượng tiêu cực. Họ chì chiết phê bình rồi trù dập có nước mà tự tử ! Hồi năm 46 chú còn ở Pháp, anh về, lúc ấy cả nước đang sôi sục khí thế chống thực dân, thì anh cũng phải lên đường vào chiến khu như bao người khác thôi !... Chú xem bản thân gia đình ta đấy à nào địa chủ, lại còn phong kiến quan lại theo Tây, cả anh lẫn chú và em Thảo lại du học Pháp, thuở đó Hà Nội có mấy người ? Em Thảo ở lại luôn bên Pháp và chú út theo gia đình chú di cư vào nam. Bố lúc ấy bệnh tình quá nặng, không thể theo gia đình chú được, vả lại bố muốn yên nghỉ gần ông bà, do đó mẹ phải ở lại trông nom bố à thì anh có muốn vào nam cũng không đành ! à Chú đi lúc ấy là phải, anh đã chứng kiến nào là hỉnh huấn, nào là cải cách ruộng đất à Chú còn nhớ chính anh đã khuyên vợ chồng chú và chú út nên đi, đừn bịn rịn, bố mẹ ở lại đã có anh lo ?...

Ông Giáo cúi mặt xuống, hình như đang xúc động. Người anh bước lại, ngồi xuống ghế giọng bùi ngùi kể tiếp :

- Sau khi bố mẹ qua đời, tôi nào được yên thân ! Bao nhiêu năm miệt mài trong chiến khu à thế mà vẫn bị dòm ngó ! Anh bị người ta bóng gió nhiếc móc à nào là trí thức phản động, địa chủ cường hào, quan lại bóc lột,à thân nhân bám theo Mỹ Diệm !... Xuýt tí nữa là anh bị dính vào vụ án "nhân văn giai phẩm" ! Anh bị quy tội quan hệ với những người trí thức tiểu tư sản trong nhóm Nhân Văn à Chao ôi ! Những người trí thức văn nghệ sĩ đó, cũng bao năm miệt mài trong kháng chiến, thế mà chỉ vì muốn bảo vệ chút tự do tư tưởng, tiếng nói riêng tư phát từ đáy lòng khác với đảng, mà bị trù dập sống dở chết dở ! Anh thật là may, Trời thương đã che chở anh mới thoát qua ! Chú đừng tưởng họ quên quá khứ của gia đình ta, dù anh cũng đã đóng góp biết bao công sức trong thời gian kháng chiến ! Có lẽ nhờ số ruộng đất của ông bà nội, ngoại, cùng dãy nhà phố Hàng Đào của bố mẹ đều dâng hiến tất cho nhà nước, trước khi các cụ qua đời mà anh mới được yên thân, nhưng lại bị ruồng bỏ như con chó ! Kể từ ngày đó anh quyết tâm vào đảng tìm cái vỏ bọc che thân, và anh đã lập gia đình, tuy muộn nhưng bớt bị nhòm ngó ! Mẹ cháu Ngọc là một giáo viên, nhỏ hơn anh hai mươi mấy tuổi à Chị em bị chết trên đường sơ tán !... Đến khi biết tin các em bị đưa đi cải tạo, anh có nhờ một vài người bạn thân tìm người chạy để bảo lĩnh các em ra. Nhưng họ khuyên đừng dính vào tội gián điệp, và tâm lý chiến, nhất là lúc ấy nội bộ của các ông lớn đang phân hoá, người theo Tàu, kẻ theo Liên Sô, còn những ai vào công tác trong nam đều bị nghi biến chất à phục Mỹ ! à Do đó anh đã ngần ngại à Sự hối hận dày vò tâm hồn anh mãi đến hôm nay !

Nói đến đây người anh ôm mặt nức nở gục trên đầu gối à kể tiếp :"Năm ngoái anh có đi tàu hoả ra Thanh Hoá, chờ ô tô vào tận huyện Như Xuân mất cả ngày đường, rồi còn băng rừng, vượt sông vượt suối hơn 20 cây số mới đến được trại cải tạo Thanh Phong, chỗ giam chú út. Đây là khu vực thuộc biên giới Lào, hồi còn trẻ anh cũng đã đi qua, nhưng nay tuổi đã cao à Ôi thật là gian nan mới đến được ! Nhưng khi đến nơi rồi mới đau lòng !"

Mọi người hoảng hốt. Người em dâu mặt biến sắc, chạy lại lay vai người anh cả hỏi giật :
- Chồng em ra sao ?
Người anh cả biết là cô em dâu mình đã lầm nên vội vã nói :
- Chú ấy khoẻ !

Tất cả những người có mặt đều thở nhẹ nhõm. Ông anh cả ngậm ngùi kể tiếp :

- Anh nói là đau lòng không phải là chú út có chuyện gì à điều mà anh đau lòng là anh thân già, lặn lội đường xa đến thăm chú, mà chú lại không chịu r a gặp, lấy cớ là bịnh ! Anh lại quay lại huyện Như Xuân ngủ một đêm, hôm sau trở lại trại Thanh Phong nhờ đến người cán bộ trưởng trại, họ cho công an dẫn chú ra, sau đó công an rút lui để anh gặp riêng chú. Nhìn chú thiểu não trong bộ đồ tù mà anh đứt ruột ! Hình ảnh thời thơ ấu của chú bỗng hiện trong trí anh. Hồi đó anh thường hay dắt chú đi chơi, mỗi lần như thế chú út khóc đòi anh cõng, và em cũng phụ anh cõng chú ấy đi dạo Bờ Hồ à Giờ gặp mặt chú em út thân yêu thì chú lại coi anh như kẻ thù !... Dẫu xa cách mấy chục năm không gặp, anh vẫn nhận ra chú, lúc đó chú ấy để râuà" Người anh chợt khựng lại vì sợ nói rõ chữ râu bị hai em dị ứng ! Do đó ông chữa :"giống râu Quan Công!" Chú ấy cứ im lặng quay đi không thèm nhìn mặt anh ! Anh rất giận định quay về, nhưng chợt nghĩ, dù sao anh cũng là anh cả, lại hơn chú hai mươi mấy tuổi!... Anh đắn đo chưa biết mở lời ra sao, chẳng lẽ anh em cứ như tượng đá cả ! Anh cảm thấy sự bất hạnh cứ đeo đuổi gia đình mình mãi ! Chợt anh nhớ đến bố mẹ, và anh liền hỏi chú :"Chú có muốn nghe chuyện bố mẹ mất ra sao không ?" Quả nhiên mắt chú ấy sáng lên và dồn dập hỏi anh à Các em có biết không ? Anh bật khóc. Anh khóc không phải là chú út nhắc đến bố mẹ, mà anh khóc là tình anh em chưa dứt hẳn vì còn chỗ dựa là cùng huyết thống ! Anh kể cho chú nghe sơ chuyện gia đình à Anh em tâm sự cũng hằng giờ. Số quà mà anh mang theo chú nhận hết, ngoại trừ ít sách về tư tưởng. Chú nói :"Anh cả mang về những thứ này mà dùng, anh cần nó hơn em à ở đây em đã dùng nó thế cơm hàng ngày nên phát ngấy !" Anh thầm phục khí phách của chú nên chỉ phì cười mà bỗng tội nghiệp chú,àlà sĩ quan tâm lý chiến mà chẳng hiểu gì về công sản cả ! Chú nào biết muốn thoát khỏi nanh vuốt cộng sản hoặc là câm như tượng đá hoặc là phải thành vẹt nhắc thuộc lòng khẩu quyết của cộng sản thì mới mong tồn tại, nhất là tránh được cái hoạ mồm để khỏi bị chết oan ! Trước khi về, anh còn căn dặn :"Em phải cố bảo trọng sức khoẻ và cố giữ cái mồm, muốn gặp mặt vợ con thì nên vạch đầu gối mình ra mà than !..."tai vách mạch rừng cả đấy!"

Người em dâu nghe ông anh cả kể chuyện về chồng mình mà rưng rưng nước mắt. Bà cũng hài lòng về sự bất khuất của chồng mình, nhưng lại lo sợ cho sự an nguy của chồng ! Bà bước ra tủ lấy chai rượu Whisky và nói :

- Các anh mấy chục năm mới gặp nhau à cả tuần nay gặp mặt nhưng lạnh nhạt khiến căn nhà giữa mùa hè Sài Gòn mà em cảm thấy giá băng như bắc cực ! Hôm nay nhờ hồn thiêng của ông bà, hai anh tha hồ hàn huyên, có khi cả tháng vẫn chưa đủ, các anh nên uống mừng ngày họp mặt. Em mừng thấy anh cả dù sống trong lòng chế độ miền bắc mà tư tưởng vẫn phóng khoáng, nhất là đã hiểu được tâm tư và đời sống trong nam !

Bà thở dài rồi nói tiếp :

- Em tiếc là chồng em bị đưa ra bắc chẳng biết ngày nào về ! Nhưng mẹ con em thế nào cũng liệu à Ở lại đây ngày nào là phập phòng lo ngày đó, chẳng biết họ đến bắt khi nào ! Gần cả năm nay em đã chuẩn bị à Anh cả vào đúng lúc, anh có muốn đi với gia đình em không ?

Khuôn mặt người anh thoáng xụ nét buồn. Ông nhấp ly rượu, lắc đầu :
- Rượu ngon quá, mấy chục năm nay anh mới được uống hớp rượu ngon như thế này !
Ông Giáo vừa nhấp rượu vừa hỏi :
- Anh cả chưa trả lời thím út à Sao anh có muốn đi với gia đình thím út không ?
Người em dâu xen vào :
- Chỗ này chắc lắm, em đã mua cả bãi, bán chính thức đấy anh ạ !
Đôi mắt người anh cả đỏ lên vì quá xúc động, ông mếu máo hỏi như than :
- Các em không sợ anh đi tố giác à ?!
- Qua trực giác em tin là anh cả không thể hại các em và các cháu !

Người anh cả gật đầu chua xót nói :
- Cám ơn thím đã tin anh. Anh của các em nào táng tận lương tâm như thế ! Nhưng em cũng nên thận trọng, chế độ này đã cướp đi tính trong sạch và lòng tốt của con người!... Người miền Nam quả thật hay dễ tin quá !... Rồi đây dân miền nam còn phải chịu nhiều thay đổi đau thương nữa !

Ông nhích ra co ro ngồi ở mép ghế, mặt buồn so nói tiếp :
- Anh cũng đã từng du học Pháp, Liên Sô, nhưng hình như anh giống bố phải chết ở quê nhà à các em ạ !... Anhàanh suốt đời chỉ làm kẻ tiễn đưa à Anh già rồi à ở đâu mà chẳng chết ! Hơn nữa anh lại đang mắc chứng bịnh nan y !... qua đó chỉ làm khổ các em và cháu !... Nếu có thể được à xin cho cháu Ngọc đi theo, cháu mới vào đại học, tương lai thì chẳng biết ra sao ! Được như thế là anh mãn nguyện, vô cùng biết ơn các em !

Nghe anh cả bày tỏ tấm lòng, ông Giáo và người em dâu đều bùi ngùi và đồng cảm. Họ tiếp tục tâm sự, kể lể cho nhau nghe những vui buồn của quãng thời gian bao năm xa cách. Bao nhiêu đắng cay phiền muộn của người anh cả chất chứa trong mấy chục năm bỗng được xả ra hết. Ông cảm thấy tâm hồn được nhẹ nhõm. Tuy sức khoẻ đã kém, nhưng được rượu ngon nên ông uống quá nhiều, người đã nhũng ra mà môi vẫn nhấp, hoà với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Ông nức nở nói :

- Suốt mấy chục năm, anh ao ước gia đình anh em mình được đoàn tụ, thế mà nào có trọn ước mơ !... Ôi bao cảnh não lòng à Chiến tranh đã cướp đi bao tuổi thanh xuân và xương máu của những người vô tội chỉ vì chủ thuyết hư vô ! Người chết thì oan khuất, tức tưởi, còn người sống thì lơ láo ! Kẻ chiến thắng cô đơn trong vinh quang và lạc loài giữa đất nước !... Kẻ bại thì người biệt xứ, kẻ ở lại lớp tù đày, lớp đói khát câm nín như chiếc bóng trên chính quê hương, trong chua xót tủi nhục !

Ông bùi ngùi than :
- Họ tàn nhẫn lắm các em ạ !... Họ dùng người rồi vắt chanh bỏ vỏ!

Ông ngẩng đầu lên mắt sáng quắc, mặt đanh lại nói :
- Nếu chỉ vắt chanh bỏ vỏ thì mới chỉ là loại đểu !... Đằng này nó miết lấy hết nước xong rồi lấy vỏ đem phơi khô tán thành thuốc bắc rồi đem bán cho người khác ! Họ không bỏ thứ gì cả à Thế có ác không chứ ?! Các em bằng mọi giá nên đi điàcho cháu Ngọc của anh theo với !

Dứt câu, người anh cả gục đầu trên bàn ngủ say.

Sau hai tuần lễ lênh đênh trên biển cả vượt bao nguy hiểm sóng gió bão bùng à có lúc đoàn người rú lên tưởng cơn sóng đã nhận chìm chiếc thuyền đầy nhóc người xuống đáy đại dương !à chiếc thuyền chở người em dâu và bao người khác cuối cùng đã đến được bờ tự do ! Lên đảo Palawan ông Giáo không theo gia đình người em dâu và đứa cháu con ông anh cả sang Mỹ. Ông thích sang Pháp vì có các con bên này. Sang đây tuổi ông đã gần sáu mươi, cái tuổi rất khó tìm được việc làm. Cũng may nhờ người giới thiệu nên ông có một việc làm tạm trong thư viện, nhưng cũng kéo được gần chục năm. Về sau do sức khoẻ quá kém ông đành phải nghỉ việc, ở nhà lãnh tiền già. Ấy thế mà ông cũng dành dụm tí tiền gửi về cho bạn bè, thân nhân còn ở bên nhà ; chẳng bù cho đám con của ông ở bên này đều thành đạt cả, nhờ ngày trước lúc còn chiến tranh ông gửi chúng đi du học. Lương của chúng rất cao nhưng nào thí cho ai một xu ! Đứa thì tiền đổ vào sòng bạc Casino, đứa thì còn phải dẫn cô vợ đầm đi chu du thế giới, còn cô con gái út thì thích xe đẹp, nhà sang. Thật vô phúc ! Con làm bác sĩ mà bố lại phải nhờ người khác ! Cả bố chúng mà cũng hoạỳ hoằn lắm, có khi cả năm mới tạt qua giây lát rồi biến à thì đừng phí công đòi hỏi những tâm hồn sỏi đá ấy có lòng nhân ! Cô Thảo em gái kế ông qua Pháp du học đầu thập niên năm mươi. Sau khi học xong, cô đã theo chồng sang Mỹ lập nghiệp. Nhiều lần cô sang Pháp mời ông qua Mỹ ở nhưng ông từ chối. Ông có mấy người bạn thân tuy còn ít tuổi hơn ông nhưng lại rất hạp với ông về tư tưởng và quan niệm sống, nhất là về văn học nghệ thuật mà ông rất thích.Thời gian còn làm ở thư viện đã giúp ông mở mang thêm trí tuệ, có thể nói ông đã đọc quá nửa số sách trong thư viện, nhờ thế ông đã khám phá rằng nền văn học nghệ thuật của thế giới thật là bao la vĩ đại. Mỗi khi bị bệnh ông khỏi mất công đi xa, vì đã có ông bạn tù khi xưa rất thân với ông hiện đang làm bác sĩ ở Paris, chỉ cần nhấắc điện thoại là đốc-tờ Xanh-Lơ sẽ lái xe xuống ngay, bất kể đêm hay ngày.

Xanh-Lơ là bút hiệu của ông bác sĩ đa tình có mái tóc dài hoa râm, mồm luôn ngậm pipe, và khuôn mặt hằn nét sầu thế kỷ. Nghe nói ông ta rất lận đận về đường tình ái và tốn bao nhiêu tiền chỉ vì gái, thế mà vẫn sống độc thân ! Hồi ở quê nhà ông rất đào hoa, từng là một y sĩ trong quân đội, rất giỏi và gan dạ. Ỷ mình đẹp trai, nhà giàu lại học cao, mải ham vui nên không thích lập gia đình, đến khi miền nam mất, ông cùng chung số phận với bao nhiêu chiến hữu khác xách gói vào nhà tù. Ông nói với bạn bè trong tù :"Bọn lưu manh chính trị đã thành công trong việc khai thác lòng thành của những kẻ say mê "tà thuyết" để giẵm lên xương máu của người dân vô tội, và bạo lực chỉ chiếm được đất, chứ nào chinh phục được lòng người ! Ở một đất nước mà những người giỏi đều bị bắt nhốt tù hết thì làm sao đất nước đó phát triển !"

Vì nhu cầu thiếu chuyên viên kỹ thuật, nhà nước cộng sản buộc lòng phải thả một số ít chuyên viên kỹ thuật về sớm. Đốc-tờ Xanh Lơ thuộc diện này, nhưng tính ông rất thẳng, lại nặng máu nhà binh nên thường có những lời lẽ chống đối, châm biếm chế độ, bởi thế ông đã nướng gần chục cuốn lịch, và đã trải qua nhiều trại tù từ nam ra bắc ! Khi được thả ra, ông vượt biên mà không chờ đi theo diện H.O. sang Mỹ. Ông thích đi Pháp do trước ông học y khoa bên này, hơn nữa trong lòng ông vẫn còn mối hận đối với một số chính khách Mỹ vì quyền lợi riêng tư đã phản bội quân đội VNCH, những người bạn từng sát cánh với người Mỹ chiến đấu vì lý tưởng tự do à Ông nghĩ :"Trên quê hương Việt Nam, người Mỹ đã đổ quá nhiều xương máu, họ đến như một tia sáng loé lên trong đêm tối rồi tắt ngấm à họ ra đi nhưng nơi đó vẫn còn những vết hằn sâu kín, những nỗi niềm ủ dột khiến dòng nước mắt chưa khô !"

Thuở mới học xong, về nước ông có yêu đắm đuối một người con gái. Nàng ta cũng thế. Nhưng ngặt nỗi bố mẹ của nàng ham giàu gả nàng cho một thương gia, khá tuổi, trí thức, gốc Chợ Lớn. Nàng đau khổ muốn cự tuyệt cuộc hôn nhân nên chạy đến tìm chàng, mong cùng chàng thoát ly gia đình tìm phương trời xa ẩn náu để hưởng hạnh phúc. Nhưng tội nghiệp nàng và chàng đều sinh lầm thời đại để phải chịu dang dở mối tình ! Đang lúc đất nước mịt mù khói lửa chiến tranh, nàng muốn ẩn nơi đâu để sống riêng hạnh phúc ? Thế lực bên gia đình của người chồng sắp gả nào dễ để yên ! Hơn nữa gia đình chàng đâu cho phép cậu con quý cướp vợ của kẻ khác ? Lỗi cũng chẳng phải tại chàng, cứ dùng dằng không chịu ngỏ lời xin hỏi trước, viện dẫn là sau khi nhập ngũ, đợi ra trường có chỗ ổn định mới nghĩ tới việc lập gia đình. Nếu có trách chăng là trách bố mẹ nàng quá ham tiền không cần để ý đến hạnh phúc của con !

Biến cố tết Mậu-Thân là động cơ thúc đẩy chàng xin ra làm y sĩ cho một đơn vị tác chiến, mặc dầu đã có lệnh bổ nhiệm chàng về phục vụ tại một quân y viện thành phố. Chàng muốn đem chút sở học săn sóc và cứu chữa những thương binh ngoài mặt trận. Họ là những người cùng lứa tuổi với chàng đang hiên ngang bước vào cõi chết, xem nhẹ bản thân mình để giữ an lành cho bao kẻ khác, trong số đó có gia đình chàng. Riêng chàng được an nhiên du học Pháp là cũng nhờ xương máu của bao chiến sĩ, trong đó có rất nhiều bạn bè thời thơ ấu cùng phố, cùng lớp đã hy sinh vì tổ quốc ! Chàng không thể vì chút tình riêng mà thiếu trách nhiệm của người trai thời chiến. Do đó chàng đã thành khẩn xin nàng thông cảm mà chờ đợi à Nàng đã hứa, nhưng do áp lực của gia đình quá mạnh, bố mẹ nàng đã nhận quá nhiều ân huệ của phiá nhà trai nên nàng đã bóp nát trái tim mình mà đành phụ tình chàng !

Ngày nàng lên xe hoa, chàng hoàn toàn không biết. Chính thời điểm đó chàng đang hành quân ở Khe Sanh. Ở đó nỗi chết vờn quanh ! Mặt trận đang khốc liệt, đơn vị chàng ngày đêm chịu hàng ngàn trái pháo đủ loại trên ngọn đồi không cao quá 1000 mét ! Đạn pháo rát quá khiến trực thăng tải thương không xuống được bãi đáp. Xác những người lính gói trong poncho bày la liệt, mùi tử khí nồng nặc !

Rừng đêm sương xuống càng giá lạnh, gió núi thổi rì rào nghe não nề ! Thỉnh thoảng những trái pháo rớt gần xé màn đêm, chớp sáng loáng trên những chiếc poncho chợp chờn như những oan hồn ẩn hiện, nhiều lúc tiếng mảnh pháo rớt cạnh sườn núi nghe rợn người ! Chàng đã không ngủ mấy ngày liền vì phải lo cho thương binh. Sáng nay tiếng súng tạm ngưng vì đêm qua địch đã bị đẩy lùi. Chàng thầm nghĩ "thế là mình còn sống thêm một ngày sau những tuần lễ mưa pháo đạn hãi hùng ! à mình có thể xin nghỉ phép về Sài Gòn đưa em dạo phố." Chàng bước ra ngoài hầm trú ẩn, hít một hơi thật mạnh, bỗng chàng dừng lại ở phiá giao thông hào, những xác binh sĩ vừa chết trận đêm qua chưa kịp gói đang co quắp ! Chàng thở dài nghĩ tiếp "Chẳng biết đến bao giờ cuộc chiến này mới tàn ? à Chiến trường quả là mồ chôn của các chiến sĩ ! và chiến thắng nào mà không có máu và nước mắt !" Chàng nhớ lại những ngày ở Pháp sắp về nước :" Hồi đó phong trào phản chiến khắp nơi đang âm ỉ sắp bùng lên. Họ là những người sợ chiến tranh tước đoạt đi những quyền lợi bản thân, họ không muốn hy sinh dù nhân danh bất cứ gì, nhưng thật ra họ đã bị bùa mê thuốc lú của chủ nghĩa cộng sản ! Nếu tất cả mọi người đều như họ thì ngày nay nước Mỹ vẫn có độc lập và nước Pháp vẫn trong vòng kiềm toả của Đức Quốc Xã !"

Tiến về phía hàng rào nơi anh em lính đang chuyển những xác của đồng đội, chàng thầm nghĩ :"Chiến tranh là sự chém giết lẫn nhau của những người không quen biết, để cho những người đã từng quen biết nhau đang ngồi chiếc ghế lãnh đạo ở Sài Gòn, Hà Nội hưởng lợi ! Nhưng dù sao cuộc chiến một mất một còn với cộng sản trong lúc này là cần thiết và chính đáng, chàng bằng lòng làm kẻ hy sinh cho lý tưởng tự do, chứ chẳng phải vì những người ấy."

Những chiếc trực thăng tản thương xuống tấp nập, trong đó có những thực phẩm, quân trang, đạn dược và thư tín. Người lính mang đến cho chàng một xấp báo chí và mấy lá thư, chàng sung sướng khi nhận được thư nhà và mở ra, nhìn những hàng chữ trên thiệp hồng chàng thấy choáng váng ! à và buột miệng than :"Trời ơi nàng đã đi lấy chồng !" Chàng đau khổ, hồn thẫn thờ, ý định nghỉ phép về Sài Gòn vụt mất à và từ đó chàng trở nên ít nói, buông thả đời theo số mệnh ! Mỗi lần về phép Sài Gòn chàng đốt đời qua men rượu, khói thuốc và đàn bà ! Trong men say chàng nói với bạn bè :"Đàn bà thì người nào thề thốt cũng hay cả à nhưng chẳng ai chung tình ! Họ chỉ biết à chung tiền thôi ! ha.ha..ha.." chàng cười ngặt nghẽo gục trên vai người vũ nữ thiếp ngủ.

Sau khi tù ra, chàng vượt biên đến Pháp. Nhờ bạn bè cũ, chàng biết tin nàng cùng gia đình di tản sang Hồng Kông trước năm 75 và đang định cư ở Canada. Nàng vẫn sống với gia đình. Chồng nàng tuổi đãƯ cao nhưng vẫn trông coi một tiệm buôn lớn. Hai đứa con nàng đã thành tài. Mấy năm sau nàng biết tin chàng ở Pháp, nàng đáp máy bay qua thăm chàng. Mối tình xưa bỗng nồng nàn hương cũ, nàng thỏ thẻ :

- Xin anh tha lỗi cho em à Suốt mấy chục năm nay em sống như là đã chết ! à Em sống chỉ vì con ! Tâm hồn em đã gửi theo anh từ dạo đó ! à Chồng em biết, nhưng không hề can dự đến chuyện riêng tư của em à và em vẫn giữ tròn đạo làm vợ, làm mẹ cho đến ngày nay !

Chàng nhìn chàng tha thiết nói :
- Anh chẳng dám trách em à ngày đó chuyện mình dang dở, nếu có trách à là trách anh ! à Tại anh lúc đó chưa có ý thức sâu xa về hạnh phúc !

Mắt đẫm lệ nàng hỏi :
- Chắc bây giờ anh đã hiểu thế nào là hạnh phúc !

Chàng quay nhìn những áng mây bay cuối chân trời, nói :
- Hạnh phúc chỉ là áng mây, à chỉ là thứ điểm trang cho bầu trời, nó muôn sắc, bồng bềnh rồi cũng tan biến !

Nàng buồn bã hỏi :
- Mấy chục năm gặp lại, anh có vẻ bi quan quá ?!

Chàng nhún vai trả lời :
- Chẳng phải bi quan đâu em ! à Chỉ là kinh nghiệm sống à chiến tranh, tù đày và biệt xứ đã dạy anh hiểu thế nào là chân giá trị của sự hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chỉ là niềm mơ ước ? Đôi lúc chỉ cần ăn được củ khoai nóng !

Nàng nhìn chàng thương xót, nàng nghĩ :" Có lẽ những năm tù đày khốn khổ đã cướp mất tính hồn nhiên yêu đời của chàng."
- Em muốn giúp anh một số vốn để anh rời phòng mạch về trung tâm người Á Châu ?
- Xin cảm ơn em ! Anh là bác sĩ của các bệnh nhân, chứ đâu là bác sĩ chỉ dành riêng cho người Á Châu !

Nàng im lặng biết mình lỡ lời à và lái câu chuyện :
- Em dạo này già rồi nên nhiều lúc hay quên !

Chàng ngắm nàng và nói :
- Em còn trẻ đẹp lắm ! à nhan sắc này cũng còn quyến rũ cỡ mười, mười lăm năm nữa !

Nàng khép mi mắt lại tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc mà tưởng chừng không bao giờ gặp lại à nàng đã chờ đợi suốt mấy chục năm ! Nàng ứa nước mắt và ngập ngừng nói :
- Em à vẫn còn à yêu anh !

Chàng cảm động bờ môi rung rung nhưng cố nén cảm xúc, giữ khoảng cách :
- Anh cũng thế !

Chàng không muốn mình trở thành kẻ phạm tội làm khổ đời nàng thêm một lần nữa, nên mạnh dạn tiến đến cầm tay nàng trân trọng và tha thiết nói :
- Anh biết suốt mấy chục năm em âm thần đau khổ, nhưng em vẫn là người vợ tốt, anh hy vọng rằng em cứ giữ mãi đạo nghĩa đó !...Tấm lòng của em dành cho anh à anh xin ghi khắc. Và dù mai này ở bất cứ một phương trời nào, xin em hãy giữ lại cuộc tình, để tình ta mãi đẹp như ý thơ !

Nàng nức nở khóc và chàng cứ để cho nàng khóc à Khóc cho vơi đi những nỗi phiền muộn chồng chất tháng ngày ! Và từ đó họ không còn gặp nhau nữa.

Những chuyện đời trầm luân tục lụy đầy bát nháo đâu phải chỉ xảy riêng cho loài người, mà những loài thú khác nào có ít xôn xao ?!

Trời hôm nay đẹp nhưng còn lạnh, điều đó không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong căn nhà kho, nơi chứa chấp cặn bã, tụ điểm của loài chuột. Gia đình chuột Lắt cư ngụ trong một góc kẹt ở đây đã bao đời. Chuột Lắt con than với mẹ :
- Loài người bọn chúng quả thật chúng ác mồn lắm mẹ ạ ! à Chúng đặt tên và xếp loại chúng ta vào loài chuột !

Chuột mẹ nhìn con âu yếm nói :
- Con ơi ! hơi đâu mà nghe mồm người ! Tâm địa của chúng còn hiểm độc hơn nhiều con ạ ! Lắm đứa còn bẩn hơn cả chuột nữa à thế mà chúng cứ vênh mặt, ngoác mồm chê ỏng, chê eo ! à Cững là chuột son phấn đấy con !

Chuột con rùng mình, thở dài :
- Thảo nào lại lắm bọn đạo đức giả đến thế !

Chuột mẹ chu mõm khẽ gãi vào đầu chuột con thỏ thẻ :
- Chớ nên đi xa kiếm ăn, coi chừng chúng bẫy đẫy !

Chuột con gục gặc đầu nói với chuột mẹ :
- Đêm hôm trước đi kiếm ăn, bới trong bao rác con thấy được cây dồi thơm quá ! à Chuột Chù và chuột Cống ở cạnh đấy định giật cây dồi của con, nhưng may quá ! con tha kịp miếng mồi và nhanh chân phóng vào góc kẹt, vừa ăn vừa quan sát. Con thấy chuột Chù và chuột Cống cũng phóng đuổi theo nhưng chúng lớn quá đành ở ngoài góc kẹt mà chõ mõm chửi !

Chuột mẹ rún mình mặt biến sắc la :
- Mẹ đã nói con phải cẩn thận, chuột hay người vì miếng ăn thì cũng đều gian ác như nhau ! à Thế à chúng nó chửi con như thế nào ?

Chuột con bỗng tiu nghỉu buồn so trả lời :
- Chúng chê chúng ta là loài chuột nhắt à đồ loắt choắt ! đồ sống bẩn chuyên bới rác. Chúng còn nói : Đáng lý mẹ con chúng mày phải sống nơi kẹt cầu, ống cống như chúng tao, nhưng mày lại bỏ chốn cội nguồn nay rúc vào gầm giường, mai chui vào xó bếp của nhà người ta để rình mò, lén lút, chờ hễ có ai sơ hở hay lơ đễnh là thừa dịp bò ra ăn vụng những cơm thừa canh cặn ! Thế à đã không biết xấu hổ mà còn bày đặt làm cao à đồ đượi !

Chuột mẹ giận run lên, mắt đỏ ngầu ru tréo nói :
- Ối giời ơi thật là xấu cho họ nhà chuột !

Và nghiến răng gằn giọng :
- Chúng nó có tốt lành gì đâu con !

Nói xong chuột mẹ gục đầu xuống như thấm nỗi đau của một kiếp chuột. Chuột mẹ bỗng ngẩng đẩu lên, mặt đanh thép rít :
- Con tưởng loài chuột Chù thơm lắm sao ? Con xem bộ dạng nó đầu đít chẳng cân xứng à đuôi thì ngắn cũn cỡn, mõm lại chù dài ra, nhọn hoắt, trông mà phát gớm ! Cả làng chuột phải bỏ chỗ ở hang hốc mà đi vì cái mùi hôi đặc biệt của nó ! Thứ chuột rượn ấy chỉ biết hóng đực à nên lúc nào cũng ngúng nguẩy, cong tỡn như đượi !

Chuột mẹ chép miếng nước bọt đỡ khô cổ, rồi lên giọng rủa tiếp :
- Con tưởng chuột cống sạch lắm hả ? Hủi đấy ! Trông nó to xác lại chuyên sống gầm cầu, kẹt cống rãnh ! Con xem chân dung họ nhà mõm nhọn nào là chuột Đất, chuột Đồng, chuột Chũi, chuột Khuy, chuột Lang, chuột Bạch à Chẳng con nào giống nó cả !

Chuột mẹ ghé sát đầu vào chuột con, xuống giọng nói khẽ như sợ có ai nghe trộm :
- Nó sơi cả thịt chuột nữa đấy con !

Chuột con rùng mình lạnh xương sống, run run khẽ hỏi chuột mẹ :
- Đâu có ai nghe sao mẹ sợ dữ vậy?

Mắt chuột mẹ đảo lia, tai vểnh ra, đầu ngoái qua, ngoái lại, thở đều hạ giọng nói :
- Con ngây thơ lắm ! à Là chuột mà chẳng hiểu chuột ! Chuột là tổ sư của ngành rình mò và báo cáo đấy con à Con người mới học lóm sau này thôi !

Chuột con giật mình vì sợ hãi. Chuột mẹ ngậm ngùi kết luận :
- Rõ là lũ Chuột !

Chuột con nhướng cổ lên thắc mắc :
- Mẹ nói sao à con chưa hiểu ?

Mặt chuột mẹ đanh lại, nói :
- Con biết loài người nhìn mình như thế nào không ?

Chuột con tròn xoe mắt lắc đầu. Chuột mẹ ngậm ngùi nói :
- Họ bảo mình là loại thú gậm nhấm, mõm nhọn, đuôi dài, thường phá hoại mùa màng và gây bệnh dịch truyền nhiễm. Họ còn kháo nhau rằng :"Trải qua bao biến chuyển của thiên nhiên và thời đại, có bao nhiêu loài thú đã tuyệt tích, thế mà loài chuột vẫn an nhiên tồn tại, không những thế chúng còn sinh sôi nẩy nở mỗi ngày một đông hơn ! Mặc dầu con người rất ghê tởm loại thú này và tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng, nhưng người và chuột vẫn quây quần chung đụng nhau. Thường thì chuột vẫn tránh người. Lắm khi chuột đông quá khiến người lại phải tránh chuột !" Con thấy chưa, ý niệm của con người thật ác độc ! Cái gì bẩn nhất họ trút lên đầu mình, ngay cả việc lên án giữa con người với con người, hễ ai có hành động bẩn là họ ví là chuột ! Thế có tức không chứ ?!

Chuột con mặt hóm hỉnh bò ra khỏi góc kẹt, quay lại nói với mẹ :
- Chuột người đó mẹ ạ !

Hai mẹ con chuột cùng rít lên cười và bò đi kiếm ăn.
Khu nhà cổ lại sửa chữa để cho mướn, dù đã được tân trang nhưng khu nhà vẫn không thay đổi mấy ! Nó có thể mới với những người mới đến, nhưng nó lại rất cổ với những dãy cao tầng quanh đó. Riêng căn nhà kho chứa đồ phế thải nay vì đông người nên càng bừa bộn và chật chội hơn. Ở sân đá bóng dành cho trẻ con chơi, và chó mèo đi dạo, đôi lúc có những chú chuột lang thang đi kiếm mồi. Ở xứ này người ta nuôi rất nhiều chó mèo để làm bạn thay người, vì thế chó mèo lúc nào mặt cũng kênh lên, vậy mà lắm lúc gặp chuột cũng phải tránh !

Chuột Lắt vốn tính quen ăn vụng, nhất là thứ vụng ngày nên đâm ra tự mãn về sự khôn ngoan của mình, đôi khi chuột ta đi khá xa, nhiều phen bở viá bị trẻ nít đuổi.

Sáng nay, chuột Lắt viếng nhà ông Giáo, tuy trời sinh có hơi loắt choắt, nhưng bù lại rất nhanh nhẹn, giỏi luồn lách trong kẹt nhà, xó bếp, chuột ta biết được thói quen của người. Đợi lúc người trong nhà đi vắng mới mon men bò ra kiếm ăn mà chẳng ai quấy rầy, cản trở sự vụng trộm. Lắt chạy lung tung, hết phòng này sang phòng khác, rồi leo cả lên bàn thờ nhảy múa. Lần đầu tiên trong đời nó được hưởng cái diễm phúc hiếm hoi đầy ắp vật chất lẫn không khí tự do như hôm nay. Lắt cong đuôi phe phẩy vui sướng, mõm chúm lại nhọn hơn và rít lên âm điệu the thé. Nó tha hồ chọn lựa những phẩm vật ngon lạ, bày biện trên bàn thờ.

Chuột Lắt thoạt nhìn cũng dễ coi, chứ nó nghếch mặt lên mắt vừa ti hí lại sưng húp vì rình đêm, cộng thêm trên mép lún phún mấy sợi râu thỉnh thoảng nhúc nhích trông rất lém lỉnh và đểu ! Nhưng khi liếc về phiá đĩa gà mắt nó long lên và sáng quắc, mùi thơm đã động não làm ứa đầy nước bọt, mấy sợi râu mép cũng co giật cong vút. Lắt liếm mép nghe tâm hồn tràn đầy hạnh phúc rồi mon men lánh mình qua những đĩa đựng hoa quả. Bỗng Lắt giật mình khi thấy những bức ảnh trên bàn thờ đang chăm chăm nhìn nó với ánh mắt rất nghiêm khắc. Chuột ta sợ quá, lông dựng đứng, đuôi cụp xuống địng phóng chạy, nhưng chân cứ nhũng ra không giữ vững được thân mình !

Ngoài hành lang tiếng người cười nói xôn xao khiến chuột Lắt càng hoảng hốt cuống lên, không còn tinh thần để cảm nhận vẻ tươi mát của quả chuối xanh, nét óng ả vàng của da cam, và những quả táo đỏ au thơm phức. Những hương vị đầy quyến rũ lúc đầu đã vụt mất ! à Nó cảm thấy choáng váng, màu sắc óng ả của trái cam táo bỗng xám xịt à và to ra như trái núi ! Nó thầm nghĩ :"Than ôi ! Với bước chân nhỏ bé làm sao nó có thể leo qua những phẩm vật sừng sững như ngọn đồi này ?!"

Cố thu hết sức nhấc chân nhưng không tài nào leo nổi, như có ai đã nắm đuôi Lắt giữ lại. Nó ngoái đầu mắt đảo ngang dọc tìm lối thoát, bỗng nó điếng hồn như bị thôi miên khi liếc thấy những bức ảnh. Nó muốn thu mình lại cho nhỏ bé hơn để dễ lẫn khuất sau những đĩa phẩm vật, nhưng chân cứ mềm nhũng ra, khuỵ xuống, nhúc nhích cũng không nổi ! Nó rít lên thiếp đi trong sợ hãi à khi tỉnh dậy việc đầu tiên nó liếc trộm những bức hình, nhưng ảnh vật vẫn bất động nên thầm nghĩ :"Có lẽ những người này hiền hơn lớp người ồn ào mà mình thường phải tránh hàng ngày à hình như họ đang mỉm cười." Lắt cảm như bị hoa mắt nên nhắm lại định thần rồi mở to mắt quan sát ảnh thờ, nhưng tất cả vẫn im lìm bất động làm nó an tâm phần nào. Lắt nhổm dậy, ngoái đầu nhìn thật kỹ và chợt hiểu :"Thì ra tất cả chỉ là hình tượng giống như thứ gỗ đá mà có lần theo mẹ đi kiếm ăn mình gặp những thứ tượng đá này ngoài công viên." Lắt chồm lên, nhún nhảy cười ha hả. Nó hiểu rồi :"Những hình tượng này đều là những người chết, thể nào mà họ hiền đến thế !" Nó bò lại thật gần bức ảnh tượng, ngắm kỹ từng chân dung và nghĩ :"Biết đâu chẳng có những khuôn mặt ác, lúc còn sống đã hiếp đáp gia đình mình chăng ?" Cố tìm nhưng chẳng nhận ra ai, Lắt tự nhủ :"Chắc họ là những người xưa nên chưa biết những trò bẫy chuột và dùng thịt chuột !" Nó cảm thấy :"Chỉ có người chết là tử tế và có thể sống chung được với họ." Lắt càng ngắm những di ảnh :"Càng thấy họ dễ thương và mờ nhạt, trông buồn quá !...Chẳng hiểu vì do bụi thời gian hay người chết thích mờ nhạt ?!"

Mải mê ngắm những người tử tế, xuýt nữa chuột Lắt quên mất cái bụng đói, nó bỏ mặc những hình tượng đang trầm tư, thoăn thoắt tiến về đĩa gà đang phơi mình mời gọi. Lông bỗng xù ra, râu mấp máy vì cơn thèm đã cực điểm ! Nó nhấm miếng đùi gà ăn ngấu nghiến, rồi rít lên sung sướng như chưa bao giờ hưởng được cái thú tuyệt vời này. Bỗng nó chợt nhớ tới chuyện năm ngoái mà bùi ngùi :"Cái lần theo mẹ rời hang đi xa lắm, sang tận nhà một người hàng xóm giàu lắm ở đầu đường để kiếm ăn. Lắt còn nhớ mẹ bảo :

- Phải đổi món mới thú ! Nhưng thú đâu chẳng thấy, mà xuýt nữa bỏ mạng cả mẹ con vì con mèo mun quái ác bên đó ! à Ôi ! à thoạt nhìn nó đã chết khiếp ! à Huống chi nó lại to béo à!... Cũng may mình nấp ở trong góc kẹt, lại ở đằng xa, thấy nó đi qua lại mà phát rùng mình à sợ thật ! Lưỡi nó đỏ lòm, mỗi lần liếm mép răng nhe ra vừa nhọn vừa dài lóng lánh trông mà ớn lạnh ! à Eo ôi ! Nhất là tiếng kêu của nó như chuông ngân nghe lạnh thấu xương sống ! à Nó cụp tai à vậy mà thính quá ! à Mẹ con mình nấp trong kẹt, nín thở, nào dám cục cựa thế mà nó vẫn biết ! Nó gầm gừ, đi đi, lại lại, chờn vờn quanh bếp, rồi đưa chân thò vào góc kẹt khều.

- Hú hồn ! Xuýt nữa thì chộp trúng mình ! à Chụp hụt nó càng trở nên dữ dằn phát tiếng kêu lảnh lót, rồi nằm phục trong tư thế sẵn sàng nhảy bổ để ăn tươi nuốt sống con mồi ! Thời gian lúc bình thường thì nhanh, nhưng sao lúc đó thời gian như dính lại ! Nghe tiếng động của ổ khoá sao như sét đánh ! Cánh cửa bật mở kêu kẽo kẹt mà cảm như mình đang bị ai cưa ! Chết rồi ! Chủ nhà đi chơi khuya về ! à Lại thêm một kẻ ác nữa xuất hiện, chắc lần này mẹ con mình lúa đời !!!

Cũng may chủ nhà không để ý đến cảnh mèo đang rình, thấy nó nằm ì trước tủ bếp, lại tưởng là nó đói nên cúi xuống ẵm nựng, rồi cho ăn và uống sữa.

- Chao ôi ! Sao nó lại hiền thế kià, nanh vuốt của nó đâu ?! Nó nhõng nhẽo nữa kià ! Nó rúc đầu vào cổ chủ như đang chia xẻ hơi ấm và đươcỳ chủ bế vào phòng khch, đặt lên ghế nệm ngủ.

- Thật là bất công ! Nó cũng là loài vật sống trong nhà, thế mà nó lại được thong dong và chủ nâng niu chiều chuộng ; còn loài chuột mình thì cứ phải lén lút, bị người xa lánh và ruồng bắt ! - Hú hồn ! Cũng người chủ mang nó đi, vô tình giải thoát mối nguy hiểm cho mẹ con mình."

Chuột Lắt hồi tưởng lại chuyện cũ mà rùng mình rồi thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát hiểm nguy. Nó tiếp tục nhâm nhi tận hưởng những món ăn lạ. Sau khi ăn no nê, nó lăn ra ngủ. Đang ngon giấc nó bỗng giật mình do những tiếng động ồn ào trước cửa. Mở choàng mắt, chân nó run lên vì thấy chủ nhà đã về. Sợ quá, Lắt cuống lên, đuôi cúp lại, đầu lấp ló sau bình hoa, mõm chõ về hướng chủ nhà, tai vểnh ra như muốn thu hết âm thanh của người để nghe xem đã bị phát giác hay chưa, nên không dám leo xuống.

Ánh nắng hắt vào căn phòng của nhà cụ Giáo từ phía lớp cửa kính tạo thành những mảng sáng vàng vọt mờ đục, ấm áp. Trên tường, bộ tranh sơn mài cẩn ốc sà cừ óng ánh trong vệt nắng, dưới là chiếc truyền hình cũ, bộ bàn ghế loại đắt tiền đã ngả màu đặt giữa phòng, bên cửa sổ là chiếc tủ cổ đầy sách, cạnh chiếc đèn chụp. Nổi bật nhất vẫn là chiếc tủ thờ đặt ngay lối vào.

Chỉ có vài người bước vào nhà mà tiếng cười nói đã vang ra mãi tận ngoài sân, nhưng trong tiếng cười nói đó lại ẩn chứa một niềm đau miên viễn ! Họ là người biệt xứ nên trong lòng luôn ôm ấp một mối sầu quê hương ! Gặp nhau họ thích bàn đến chuyện quốc tế, quốc nội, tranh luận đủ mọi đề tài từ văn hoá, xã hội, quân sự đến chính trị. Họ thích lý luận, nhất là đề tài liên quan đến chính trị thường gây tranh luận rất sôi nổi. Cũng chính vì thế mà lúc đầu lớp người lưu vong này rất đông, xúm xít với nhau, sau dần dần mất vợi à ! ... lớp này đi thì lớp khác tới.

Hôm nay là ngày họp mặt nhóm bạn thân của cụ Giáo, sau gần cả tháng biệt tích bất thường của đốc-tơ Xanh Lơ mà có người xấu mồm đã bảo ông về Việt Nam cưới vợ ! Nghe thế, ông nổi cáu rủa và than với bạn bè :

- Thiên hạ ăn no lại rởn mỡ, chuyên bàn những chuyện tào lao ! à Bầm dập lắm moi mới thoát khỏi ách cộng sản, nay về đó để chui vào rọ hả ?! à Ở ngoài này bộ hết đàn bà rồi sao à mà phải về tận quê lấy vợ ?! à Moi vắng mặt ít tuần là phải qua Thuỵ Sĩ để theo một khoá học nhân điện.

Bạn bè thấy hoàn cảnh của ông cô đơn nên động lòng khuyên :

- Này Me-sừ Xanh Lơ, moi thấy toi dại gái quá, đã mất tiền mà vẫn phải nằm không ! Lấy quách em thơm nào cho yên thân à già khú rồi đấy !

Bác sĩ Xanh Lơ gân cổ lên cãi :

- Ơ hay ! Các ông lại lo mặt trời thiếu ánh sáng ! à Dại thế chó nào được ! à Thế nào là dại ? Nước mất thì chẳng lo à mà lo mất chút tiền cho gái ! à Già meo rồi ! lấy gái tơ về mà thờ hả ?!

Cả đám bạn cười ồ lên. Căn phòng rền âm thanh, sau đó trở lại yên lặng. Cụ Giáo bước vào nhà trong, đốc-tờ Xanh Lơ đang chăm chú lật xem từng trang báo. Thi sĩ Viễn Mơ cắt bầu không khí yên lặng hỏi :

- Làm gì mà trầm ngâm thế ông Bụi Trần ?

- Đang nghĩ chuyện sinh hoạt cộng đồng.

- Ở Aạu Châu một số nước người ta đã xoá bỏ biên giới và đang tiến đến việc thống nhất tiền tệ, ông cứ mải lo chuyện cộng đồng, đúng là "ăn cơm nhà vác ngà voi"à nhiều năm thế mà chưa mệt hả ?!

Nhạc sĩ Bụi Trần vừa cười vừa nói :

- Nghiệp dĩ cả đó ông ơi !

Nếu không nhờ giọng nói của nhạc sĩ Bụi Trần thì đố ai ngờ đó lại là người Việt Nam ! Người ta nghĩ ngay đó là người Ấn, Pakistan, Nam Dương hay người Ả Rập nào đó à Trên khuôn mặt nâu xạm rất phong trần, hình như còn có những vết tích của một thời kỳ chiến tranh thuở trước. Nhờ bỏ dân Tây vào thập niên sáu mươi nên sau này ông được gọi nhập ngũ, và nhờ thế cũng sống hùng nơi chiến trường với bè bạn cùng lứa ít năm. Nghe nói ở quê nhà ông còn đi dạy nhạc. Nghệ sĩ tính lắm nhưng hơi mát ! Chẳng biết do ảnh hưởng chiến tranh hay do những năm tù đày ? Hồi còn ở trại tù Suối Máu, do thiếu ăn và bị lao động quá mức, nên những vết thương cũ bị nhiễm trùng lại thiếu thuốc men, trông ông giống bộ xương khô biết đi ! Lần đó bạn bè tưởng ông đứt rồi, nhưng ông vẫn sống, vẫn lết bộ xương khô từ trại tù này sang trại tù khác. Vì sức khoẻ kém, bạn tù thương đã lãnh thế ông những công tác lao động nặng như vào rừng cưa cây, đập đá núi làm đường à mà để ông làm những việc nhẹ ở lán. Có lần đi lãnh cơm, trời hôm đó mưa tầm tã, mưa như trút nước mờ khuất con đường đất, trắng xoá những hàng kẽm gai rào quanh trại. Ông và người bạn, một kẻ gần như mù, một người thì đi bằng chiếc chân gỗ, cả hai khiêng thau cơm nặng hơn cả họ ! Tuy thau cơm cho cả lán nhưng chia ra cho mỗi người cũng chỉ được lưng chén ! Khi đoàn tù lao động trở về chưa đến lán thấy thau cơm đã reo lên à Chẳng biết người bạn khiêng phiá trước vì xúc động bởi những tiếng reo hay tại đường đất ướt trơn hoặc vì chiếc chân gỗ chịu quá nặng nên bước lệch khiến hai người té xấp xuống đường. Trong đoàn tù có những tiếng rú lên mà thanh âm nghe não nuột :

- Trời ơi cơm đổ rồi !

Những người bạn tù chạy lại, kẻ thì đỡ nhạc sĩ Bụi Trần, người thì vực bạn Dù. Lớp còn lại xúm nhau nhặt từng hột cơm văng xuống dưới rãnh hiên lán rồi đem rửa từng hạt cơm như đãi cát tìm vàng, tìm ngọc. Mặc dù không trông thấy rõ nhưng nhạc sĩ Bụi Trần vẫn cảm nhận được cơn đói hằn trên khuôn mặt anh em, khiến những giọt lệ trong mắt ông tuôn trào theo cơn mưa chiều, như lớp sương mờ giăng mắt ! Kể từ hôm đó, ông không chịu làm việc nhẹ nữa và cùng anh em vào rừng cưa cây. Ông quyết định để một phần cơm chiều của mình dành cho bữa cháo sáng. Ông nghĩ :"Đây cũng là cách chuộc tội đã tắc trách làm đổ thau cơm của anh em !" Bạn bè cùng tổ lúc đầu còn áy náy khi thấy ông nhín bớt phần cơm mình để họ có phần cháo sáng, nhưng dần dần không ai còn thắc mắc. Tình trạng thiếu ăn đã trầm trọng và cơn đói đã trở nên gối đầu, ăn bữa nay, mà cái đói nó dồn từ vài bữa trước ! Nhiều buổi chiều lao động về đói quá ông đã ăn hết cả phần để dành à Sáng ra, ít bạn ông không thấy cháo đâm nổi quặu ! Thật là cười ra nước mắt ! Hình như các bạn ấy ngỡ bổn phận của ông là phải có cháo cho họ ăn à Thế mới biết ở tù cũng có thói quen ! Ông nghĩ :"Có ăn thêm một chút thì cũng chỉ kéo dài chuỗi ngày đau khổ, nhưng ít cháo sáng lại là chút niềm vui nhỏ mỗi ngày à cũng ấm lòng cho ít bạn bè." Nhịn riết rồi cũng quen, ông chỉ buồn là nhóm bạn ấy và ông bị biên chế phân tán đi khắp nơi và có người đã ngủ yên nơi xó rừng, góc núi chẳng còn thèm những hạt cơm rơi nữa !

Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ, nên bao tình thương dồn hết vào người mẹ, vậy mà ông vẫn chưa một lần về thăm, chỉ vì hai chử Tự Do. Ôi ! Tự Do à sao mà nghiệt ngã quá ! Mẹ ông đã từng ở xứ Pháp nên không muốn rời quê hương lúc tuổi già và đã ở lại. Có lần mẹ ông viết thư qua bảo :"Đất nước và con người bây giờ đã hoàn toàn thay đổi à muốn giữ những hình đẹp của thuở xưa trong tim, đừng bao giờ con trở về !" Lời nói ấy cứ văng vẳng bên tai làm tuôn những giọt lệ âm thầm ! Ông thở dài tự hỏi :"Phải chăng đời mình như một dòng sông chẳng bao giờ trở lại ? à Mà trở lại chỉ thêm buồn khi hồn thành phố đã bay !"

Thấm thoắt đã hơn hai mươi mấy năm kể từ ngày quê hương bị nhuộm đỏ năm đó, người ta thấy tinh thần đoàn kết của lớp người ra đi càng ngày càng uể oải, rã rời ! Bằng hữu thấy ông còn hăng say trong sinh hoạt nên rất thương, khuyên hãy bảo trọng sức khoẻ. Một vài kẻ ghét thì mỉa mai. Có lần ông gặp kẻ ác ý ở nhà một người bạn, hắn ta mượn hơi rượu giễu cợt ông :

- Nhìn ông chẳng Việt Nam chỗ nào à sao hăng thế ?!

Trông kẻ đối diện mặt phúng phính bơ sữa, mồm sặc mùi rượu, lắp bắp những lời yêu nước khẩu hiệu, nhưng hồi đất nước còn mịt mù khói lửa chiến tranh rất cần thanh niên, ông ta lại cúi mặt, núp dưới chiêu bài phản chiến ở lì xứ người để tránh đạn, mà không dám trở về quê hương dù là Sài Gòn hay Hà Nội, à đến khi đất nước hết chiến tranh lại về nước xoành xoạch như đi chợ, à chẳng biết để kiếm gái hay kiếm chỗ à Thế mà khi gặp anh em cựu tù nhân chính trị cộng sản, ông ta cứ ngoác mồm hùng hổ đòi tận diệt cộng sản đến sợi tóc như đễ che dấu một mặc cảm ! Cứ im ỉm mà hưởng thụ chắc đỡ xốn mắt hơn !

Ông Bụi Trần cau mày định không trả lời, nhưng thấy nụ cười đểu hiện trên môi của người đối diện nên nghiêm mặt nói :

- Thưa ông, men Tây ẩn trong kẽ răng và hơi thở của ông lâu năm quá, à chắc ông quen nên không thấy rõ mình ?! à và quê hương ở trong trái tim tôi ! Tôi thương Việt Nam vì nơi ấy còn nghèo đói, thiếu tự do, và nhân quyền bị chà đạp ! Nơi đó còn có mẹ tôi à!... Ông thử ngắm bà vợ đầm của ông cùng bày cháu chắc là Việt Nam chay ?!

Nghe xong, người đối diện xìu mặt, nhún vai và bỏ đi.

Hiện diện trong phòng khách nhà cụ Giáo, người có mái tóc bồng bềnh hoa râm, dáng cao gầy, cặp mắt mơ màng và mặc chiếc áo màu xanh đậm đứng bên cửa sổ là thi sĩ Viễn Mơ, một con người thật giản dị, thích thả hồn theo mây gió hơn là đứng trên bục giảng. Ông xem đời tựa như mây khói, hợp tan biến ảo khôn lường. Dù là một giáo sư tiến sĩ Toán nhưng ông lại không giải nổi những con toán đơn giản của gia đình, khi mà cuộc đời còn quá nhiều những ẩn số ! Dù tuổi đã ngoài sáu mươi nhưng trông ông rất trẻ, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười à nào ai biết có những niềm đau ẩn dấu trên môi ! Ngoài Toán ra, ông còn rất thông thạo về nhiều ngoại ngữ, cứ mỗi lần có thi hứng ông lại ứng khẩu bật lên dăm câu thơ liên ngữ Hán, Nôm, Anh, Pháp, Đức à Ông thích làm thơ nhưng không thể trở thành thi sĩ. Ông vẫn cảm thấy hài lòng khi người ta gọi mình là thi sĩ hơn tiến sĩ. Ông giải thích : " Học để lấy bằng cấp tuy khó, nhưng chỉ cần cố gắng chịu khó. Học năm nay không đỗ thì sang năm à học riết rồi cũng đỗ ! Chứ làm thơ là phải do thiên phú. Người làm thơ vốn có sẵn năng khiếu, chỉ cần đọc sách để trau giồi kiến thức, bài thơ sẽ sâu sắc !" Bạn bè của ông có người phục, kẻ chê, nên có lần ông bị hỏi :
- Ông làm thơ đã khó hiểu, lại pha trộn ngôn ngữ, thế thì ai cảm được ?

Mặc dù biết mình đang bị giễu cợt, nhưng thi sĩ Viễn Mơ vẫn mỉm cười và nhỏ nhẹ trả lời :
- Thơ là ngôn ngữ của ngôn ngữ, là nghệ thuật của nghệ thuật. Do đó việc sử dụng liên ngữ trong thi ca là lẽ tự nhiên, làm đẹp chữ nghĩa. Hơn nữa, thơ là tiếng nói của tâm hồn, à chỉ cần xin các ông bỏ bằng cấp ở nhà và lắng tâm hồn mình xuống cùng tần số với tâm hồn tôi à thì các ông sẽ hiểu ngay !

Một người bạn trong nhóm khôi hài nói :
- Chúng tôi mà thả hồn theo ông thì lạc quách cả lối về à Người ta lại tưởng một lũ điên dạo phố thì chết !

Cả nhóm ồ lên cười.
Tiếng động của chiếc phi cơ bay ngang làm chuột Lắt hoảng sợ tưởng có người trèo lên bắt, nên phóng vào góc bàn thờ nằn im làm đổ chiếc bình đựng hoa. Mọi người cùng buột miệng :
- Chuột ! Chuột !

Đốc-tờ Xanh Lơ đứng phắt dậy hỏi :
- Nhà cụ Giáo có chuột ?

Vị giáo sư già gật đầu nói :
- Nhà này có chuột các anh ạ ! à Ổ của chúng nó là cái kho ngoài kia kià.

Thi sĩ Viễn Mơ vỗ đùi cười rú :
- Nhiều lúc sống với chuột còn khá hơn sống với người đấy, các cụ ạ !

Nhạc sĩ Bụi Trần chen :
- Thế thì cụ Giáo tha hồ nghe tẩu khúc bốn mùa !

Đốc-tơ Xanh Lơ nhăn mặt :
- Moi nói thật, trong đời à moi ghét nhất là chuột, thứ nhì là đỉa, thứ ba mới tới rắn !
- Thế ông không sợ cọp beo hả ?
nhạc sĩ Bụi Trần hỏi.
- Cọp beo tuy dữ nhưng nó biết thân phận nên ở mãi tận rừng sâu, ai vào đó đâu à mà sợ !
- Còn rắn có loài độc, có loài không à Dù là loài độc mình có đạp lên nó mới mổ à Đỉa là loài hút máu, lại rất dai, nhưng vẫn diệt được à Chỉ có loài chuột là bẩn thỉu ; không những nó gây bệnh dịch hạch, mà còn chui vào nhà người phá phách !
- Nói như ông đâu chỉ có loài chuột à thế bộ người không bẩn, không phá hoại sao ?
nhạc sĩ Bụi Trần hỏi vặn lại đốc-tờ Xanh Lơ.
- Những thứ được gọi là bẩn và phá hoại đều đáng tởm cả !

Đốc-tờ Xanh Lơ trả lời nhạc sĩ Bụi Trần xong quay lại hỏi :
- Cụ Giáo đã có cách nào diệt chuột chưa ? Cụ tính nuôi đồ ăn hại đó mãi sao ?!

Cụ Giáo uống hớp nước và chậm rãi trả lời một hơi :
- Chẳng dấu gì các anh, tôi cũng muốn diệt quách cái loài phá hoại đó đi ! à Khổ nỗi chúng nó đông quá ! à Diệt con này nó lại sinh con khác, có khi còn dữ và phá hơn ! Chỉ mới réo đến tên nó, vậy mà nó đã chui vào tủ áo cắn thủng mấy bộ đồ à Đừng xem thường nó các anh ạ !

Nhạc sĩ Bụi Trần đề nghị :
- Muốn cho chuột khỏi phá bàn thờ chỉ có cách dời bàn thờ đi chỗ khác, chuột sẽ mất dấu, nói theo cách mới là "thất nghiệp".
- Không được đâu anh ạ !... Ai lại dời bàn thờ gia tiên đi chỉ vì một con chuột

Đốc-tờ Xanh Lơ lắc đầu khua tay nói :
- Ông tưởng dời mà được yên sao ? à Dời đi chỗ nào mà hủi không bò đến !

Nhạc sĩ Bụi Trần rít hơi thuốc, mắt lim dim hỏi :
- Thế ông đã nghĩ được cách gì chưa ?
- Theo moi, nên kiếm một tay thiện xạ trong đám bạn cũ, độp một phát là toi đời nhà chuột !

Cụ Giáo hoảng lên xua tay :
- Aãy chết ! Không được đâu, anh Đốc ạ
- Cụ sợ gì chứ ?
nhạc sĩ Bụi Trần hỏi.
- Xin các anh bớt nóng, biện pháp ấy không được đâu à ; vả lại, tôi e rằng lâu ngày các ông ấy không còn dùng đến súng, lỡ bắn trật lại trúng vào di ảnh của ông bà tôi thì tội chết !

Mặt đốc-tờ Xanh Lơ đổi sắc, kéo gân cổ nói :
- Cụ khinh chúng tôi quá !

Cụ Giáo ôn tồn nói :
- Ấy chết ! Nào ai dám nghĩ thế !

Nhạc sĩ Bụi Trần nói chen vào :
- Sá gì con chuột lắt mà tốn viên đạn ! Tôi đề nghị làm một con chuột lắt khổng lồ bằng giấy, đặt ở dưới bếp ; lần sau chuột lắt có chui vào nhà sẽ ngán và cút mất vì thấy sư tổ loài chuột đang chực ở đây.

Cụ Giáo bỏ tách trà xuống bàn, lắc đầu nguây nguẩy :
- Đã tởm không muốn nhìn cái mặt chuột à ai lại làm hình nộm chuột ! Nhìn thấy nó mà bực mình chết sớm hả

Đốc-tờ Xanh Lơ bỗng vỗ đùi kêu cái đét, đứng dậy, nét mặt nghiêm nghị :
- Các ông hở một tí là sợ thì sao lũ chuột nó không lộng hành được !

Đôi mắt của đốc-tờ Xanh Lơ bỗng sáng quắc, ông lướt tia nhìn chậm rãi vào ánh mắt từng người và đanh mặt nói :
- Chỉ còn cách đốt quách căn nhà này đi thì đám chuột cháy queo râu à và cả họ chuột sẽ bơ vơ, chẳng còn cơ hội phá bàn thờ tổ tiên nữa !

Cụ Giáo cười ha hả nói :
- Ối giời ơi ! Anh đốc sắp điên rồi ! ... Xin anh ! Nếu đốt căn nhà này không những ở tù mà mình lại phạm tội đốt bàn thờ tổ tiên !

Đốc-tờ Xanh Lơ cũng cười ha hả nói :
- Cụ lại sợ không có chỗ ở hay sao . à Xin cụ yên tâm ! Nói thì nói vậy à đâu lẽ chỉ vì một con chuột nhắt mà đốt nhà cụ ?

Mọi người quay sang nhìn thi sĩ Viễn Mơ. Đốc-tờ Xanh Lơ hỏi :
- Sao ông Viễn Mơ suốt nãy giờ lại im lặng thế ! à đang làm thơ hả ?

Thi sĩ Viễn Mơ bẽn lẽn nhỏ nhẹ :
- Các ông bàn đến chuột mà tôi phát ngấy ! à Chuột hai chân vừa nhanh vừa gian ác à nhan nhản khắp nơi, sao không thấy ai đề nghị diệt ?!

Đốc-tờ Xanh Lơ cười nói :
- Đám chuột ấy mà bị diệt, thiếu gì kẻ phải tự tử vì bị phá sản nghề buôn chuột !

Mọi người cùng phát lên cười.
Thi sĩ hắng giọng nghiêm mặt nói :
- Theo tôià những gì thuộc về tính chuột các vị đã bàn, do đó chỉ cần cho chuột ăn những món ăn của chuột : Chẳng hạn chuột Chù vì hôi nên thích hào nhoáng thì cho nó món ăn có hình dạng mề-đay và cái tên rất kêu à Chuột Cống ở bẩn lại thích ăn thì cho món ăn có hình đô-la à Nhất là phải cho chúng ăn no, chỉ một thời gian tôi tin nó sẽ mập ú, to lớn và nặng nề à lúc đó vì thân xác phì nộn, khệnh khạng, nó sẽ không thể nào leo lên bàn thờ được !

Cụ Giáo cười rú lên :
- Tôi hiểu rồi à Lúc đó nó sẽ là con chó con, con mèo trong nhà !...

Nhạc sĩ Bụi Trần thêm vào :
- Nó hôi quá ! Chó mèo nào chịu nổi nó !

Đốc-tờ Xanh Lơ vút giọng từng tiếng :
- Lúc đó chó mèo sẽ xúm vào đuổi nó đi các cụ ạ !...

Riêng chuột Lắt suốt nãy giờ nằm im, thấy mọi người mải mê tranh luận, không ai chú ý nên phóng cái ào xuống sàn nhà, và thoắt mình biến qua cửa sổ trước sự ngơ ngác của bao cặp mắt người !

Cụ Giáo la lên :
- Aãy, đấy à các ông thấy chưa ? Nó à nó nằm sẵn trên bàn thờ từ lúc nào rồi !...

Cụ Giáo bần thần chưa biết nói gì thêm, mặt xịu xuống, bơ thờ như cố nén một ít nhiều bực bội.
Tiếng động cơ của những chiếc xe ủi và xe cần trục nổ giòn đang phá sập khu nhà kho, làm náo động cả bầu không khí.
Cụ Giáo mở cửa bước ra ngoài xem.
- Chào cụ Giáo !
- Ai đó ?
- Cháu Sơn đây mà !
- À, cậu Sơn ! Cậu đang làm gì thế ?
- Dạ, cháu coi công xưởng này. Cháu đang cho nhân viên phá sập khu nhà kho để thiết lập một cơ sở thương mại tại đây. Khoảng đất hôi hám quá ! Mà, chuột, chao ôi sao nhiều quá ! Chúng có hay vào phá nhà cụ không ?
- Tránh sao khỏi. Chúng leo lên cả bàn thờ gậm nhấm hết các đĩa trái cây, còn làm đổ cả các bức hình ông bà
- Cụ yên tâm. Lần này chúng không còn vào phá nhà cụ nữa đâu. Chúng bị xe ủi đất cùng hai xe cần trục cán chết vô số. Còn lại một ít chắc chúng phải tìm chỗ khác xa xôi
- Tốt quá ! Cảm ơn Trời Phật ! Cậu có rảnh vào sơi chén nước, nói chuyện cho vui
- Cám ơn cụ. Cụ cho lát nữa, ủi xong chỗ này con sẽ vào hầu chuyện cụ.

Cụ Giáo bước vào nhà, mặt mày hớn hở :
- Khỏi lo, khỏi lo nữa rồi.
- Sao ? Cụ đã tìm được cách diệt chuột ?
- Không. Có điều chúng sẽ không còn ở đây được à Căn nhà kho chứa đầy chuột bọ tồn tại cả gần thế kỷ nay bị cáo chung chỉ vì người ta sẽ biến khu đất hoang này thành một trung tâm thương mạià Cạnh tranh Kinh tế thị trường à đấy mà!

Đốc-tờ Xanh Lơ cười ha hả nói :
- Thế là toi đời nhà ma lũ chuột

Cụ Giáo liếc nhìn lên bàn thờ mà lòng cảm thấy nhẹ nhõm, như trút được mối sầu.
Tiếng cười nói trong căn phòng lại vang lên như pháo. Bên ngoài, gió lung lay cành liễu, mơn trớn mấy nụ hoa. Dưới dãy toà nhà cao tầng, những vạt nắng chiều xiên xiên, loang góc phố, và trong khu công viên những sợi nắng vàng lung linh trải dài trên thảm cỏ biếc. Trong vũng sáng đậm màu quê hương, thoáng có niềm đau xứ lạ.

Đỗ Bình (Paris)

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002