Đại Chúng số 117 - ngày 1 tháng 4 năm 2003

Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Người Thương Phế Binh
Thế Giới và Bình Luận
Tin nhỏ Cần Biết
Hội Sinh Viên Đại Học MD
Liên Đoàn Võ Thuật VN
Lớp Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật
Đọc Báo Dùm Bạn
Đừng Hỏi Tại Sao
Vũ Trụ và Con Người
Khoa Học và Y Khoa
Vạt Nắng Bên Trời
1001 Chuyện Nhớ Quên
Vài Nét Về Thơ
Phan Thanh Giản
Nước Thiêng
Sự Thật Pháp Giúp Nguyễn Ánh Khôi Phục Miền Nam
Thử Viết Về Sông
Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt
Thông Báo Tuyển Lựa Ca Sĩ

KHOA HỌC VÀ Y KHOA

1.-Châu Phi tổn thất hàng tỷ USD mỗi năm vì sinh vật lạ

 

Do Hữu học sinh họ Vương ghi lại

Trên khắp lục địa Phi Châu, các sinh vật ngoại lai (được đưa từ những châu lục khác tới) như bèo tây, bèo dâu, cây xấu hổ, dương xỉ nước... đang sinh sôi không kiểm soát vì chúng không có kẻ thù. Người ta mới chỉ ngăn chúng lây lan, chứ chưa thể diệt trừ tận gốc.

Con số tổn thất trên được đưa ra trong báo cáo mới đây của Hiệp hội Bảo tồn Quốc tế (IUCN), có tựa đề Sinh vật ngoại lai trong những vùng đất ngập nước châu phi.

Báo cáo nhấn mạnh, ở vùng đất mới, các loài ngoại lai không gặp động vật ăn thịt, không phải chiến đấu với ký sinh trùng và những kẻ cạnh tranh, do đó chúng nhanh chóng phát tán và trở thành hiểm họa. "Tai tiếng" nhất trong số này là lục bình (water hyacinth, còn gọi là bèo tây). Loài cây này có xuất xứ ở Amazon (Nam Mỹ), được đưa tới châu Phi để làm cây cảnh, và đến nay, chúng đã chiếm lĩnh hầu hết các sông, hồ trên lục địa. Có nơi, bèo tây kết thành bè rộng cả hécta, ngăn cản ánh sáng chiếu xuống và tước đi nguồn oxi ít ỏi trong nước, khiến các thực vật thủy sinh khó mà sống nổi.

Lục bình còn cản trở việc đánh cá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cấp nước, hoạt động của tàu thuyền và các nhà máy phát điện. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt (có thể tăng gấp đôi sinh khối sau 12 ngày), bèo tây mọc nhanh hơn cả quá trình dọn sạch chúng, và chỉ lùi bước trước thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, biện pháp này lại không được chọn lựa, vì nó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, người ta đang sử dụng biện pháp sinh học để kiểm soát sự sinh sôi của chúng, đó là dùng bọ cánh cứng và nấm bệnh tiêu diệt bèo tây.

Bèo dâu, bạn đồng hành với muỗi.
Một loài ngoại lai sống dai khác là bèo dâu (dương xỉ nước màu đỏ). Chúng là thiên đường cho ấu trùng muỗi và ốc sên chứa giun sán, và gián tiếp ảnh hưởng tới khoảng 300 triệu người. Tại Nam Phi, người ta đã sử dụng các loại bọ chét và mọt ăn lá để dọn sạch bèo dâu.
Các loài kế tiếp trong danh sách này là rau diếp nước và dương xỉ nước. Trên cạn thì có cây trinh nữ khổng lồ (cây xấu hổ), loài cây chuyên sống gần các vực nước. Chúng lấn át đất sống của các loài thực vật khác và ngăn cản động vật xuống uống nước. Một loài động vật phá hoại môi trường không kém là tôm Louisiana, chuyên cắn, giết các loài thực vật, ốc sên và tôm cua bản địa. Chúng có thể chu du rất xa, đào hang phá hoại các hồ, đập nước ..."Có hàng trăm loài sinh vật lạ đang xâm nhập châu Phi. Thường thì ta không nhận ra chúng, bởi ta lớn lên cùng với chúng" - tiến sĩ Geoffrey Howard của IUCN, cho biết. "Chúng tới đây theo đất, thực vật, hành lý, phương tiện giao thông". IUCN phỏng đoán thiệt hại trên toàn thế giới do các sinh vật ngoại lai gây ra vào khoảng 400 tỷ đô la mỗi năm, và đây cũng là một trong những mối đe dọa lớn nhất với hệ sinh thái hoang dã của châu Phi.

2.- Tìm thấy một xác tàu cổ ở biển Đen

Đó là một tàu buôn cổ đại có tuổi hơn 2.300 năm, nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông Bulgaria. Con tàu được đóng trong khoảng thế kỷ thứ 5-3 trước Công Nguyên - thời kỳ hoàng kim của Hy Lạp cổ đại, với Athens là trung tâm quyền lực của thế giới. Đây được xem là xác tàu cổ nhất từng tìm được ở biển Đen.

Trên nền đáy biển quanh xác tàu, các thợ lặn đã tìm thấy 20-30 chiếc vò cổ lớn lạ thường. Đó là loại vò đất hai quai, được các thương gia Hy Lạp và La Mã cổ đại sử dụng, cao gần 1 mét, đường kín 0,5 mét.

Trong vò, ngoài xương của một loài cá trê nước ngọt, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một vài hạt oliu và nhựa thông. Có lẽ, những chiếc vò đã được dùng để đựng cá trê nướng (cá trê được cắt khúc, ướp mặn, và làm khô để bảo quản trên đường vận chuyển) - loại thức ăn chỉ thích hợp cho quân đội và dân thường. Phân tích đồng vị phóng xạ xương cá cho thấy, chúng sống cách đây từ 2.490 tới 2.280 năm.
Điều khó hiểu là trong những chiếc vò còn chứa cả hạt oliu và nhựa thông. Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, vò đã được sử dụng nhiều lần để đựng nhiều loại hàng hóa khác nhau, như dầu oliu, rượu vang.. Còn nhựa thông có tác dụng bít các lỗ hổng, tránh sự rò rỉ ra ngoài. Cũng từ những dấu vết này, người ta đã lập lại lộ trình của con tàu không may mắn: Có lẽ, nó đã khởi hành từ bờ biển phía nam của biển Đen, ngược lên phía bắc tới bán đảo Crimean. Tại đây, cá trê được chất đầy các vò, và con tàu tiếp tục giong buồm sang phía tây tới Hy Lạp. Đối với các nhà khảo cổ, biển Đen có vị trí rất quan trọng, vì nó nằm ở ngã ba của châu Âu, châu Á và Trung Đông cổ đại. Việc nghiên cứu xác tàu này cũng như các con tàu đắm trước đó sẽ giúp họ vẽ lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động giao thương, văn hóa và công nghiệp trong khu vực vào thời kỳ đó.

3.- Columbia ( phi thuyền con thoi Hoakỳ ) đã va phải vật thể trong vũ trụ?

Các kỹ sư NASA đang xét tới khả năng một mảnh vụn nhỏ trong vũ trụ đã va vào tàu Columbia, phá hủy hoặc làm lỏng lẻo các mảnh gốm cách nhiệt ở cánh trái con tàu. Khi Columbia trở lại bầu khí quyển, chỗ hư hại này bị đốt nóng lên, và kích thích một phản ứng hủy hoại dây chuyền.

Theo giả thuyết này, con tàu có thể đã đụng độ với một trong hàng triệu mảnh vỡ nhân tạo (rơi ra từ các vệ tinh hoặc các con tàu cũ bỏ đi trước đây) đang bay lơ lửng trong quỹ đạo. Hầu hết trong số này có kích cỡ nhỏ hơn một quả bóng tennis.
Tuy nhiên, ông Milt Heflin, giám đốc các chuyến bay của tàu con thoi, cho biết hiện các kỹ sư không có bằng chứng chắc chắn về khả năng này, vì thế, họ chưa thể bỏ qua giả thuyết mảnh xốp cách nhiệt (mà theo đó, một mảnh xốp bị rơi ra bên ngoài bồn chứa nhiên liệu đã va vào cánh trái Columbia và phá hủy các mảnh gốm cách nhiệt ở đây).
- Tàu thâm nhập trở lại bầu khí quyển với tốc độ 20,000 km/h. - Nổ tung ở độ cao 65 km. - Các mảnh vụn văng ra trên khắp bang Texas và Louisiana.
Mặt khác, giả thuyết mảnh vụn vũ trụ cũng đang làm nảy sinh những vấn đề khó lý giải. Đó là trước mỗi chuyến bay, không quân Mỹ và NASA đều thực hiện việc phân tích quỹ đạo của tàu con thoi, nhằm đảm bảo rằng nó sẽ không va phải bất cứ mảnh vụn nào. Các đài quan sát quang học và radar của không quân Mỹ có khả năng phát hiện vị trí của những vật thể vũ trụ có kích cỡ chỉ vài centimét.
Thêm nữa, vẫn có những vùng trên quỹ đạo hoàn toàn vắng bóng các mảnh vụn, mà một trong số đó được sử dụng làm đường bay cho Columbia. Ngoài ra, nếu có vật lạ văng vào tàu con thoi, thì phi hành đoàn và các chuyên gia máy tính đã phải nhận ra điều đó. Sau cùng, những mảnh vụn nhỏ bé đó nếu có va phải con tàu đi nữa, thì ảnh hưởng mà chúng gây ra cũng không đáng kể. Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, một con tàu bay trong vũ trụ lâu hơn 5 năm sẽ có ít nhất 30.000 lần va phải các mảnh vụn như vậy, mà không hề hấn gì.
Năm 1997, Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Mỹ đã có lời cảnh báo rằng, NASA nên thực hiện một cuộc điều tra toàn diện về nguy cơ tàu con thoi có thể bị các mảnh thiên thạch và các mảnh vụn nhân tạo làm hư hại nghiêm trọng. Mảnh vụn vũ trụ có thể gây ra nguy hiểm "trong quá trình tàu phóng lên hoặc tái thâm nhập vào bầu khí quyển trái đất". Báo cáo này cũng nhận định rằng, các tàu con thoi của NASA, ra đời từ thập kỷ 70, không được thiết kế để chịu đựng sự bắn phá của các vật thể nhân tạo đang bay trên quỹ đạo.
Một vấn đề khác cũng đang làm NASA đau đầu, đó là có nên quyết định cho tàu con thoi Atlantis cất cánh trong thời gian sắp tới hay không. Việc này rất quan trọng, bởi Trạm Quốc tế cần các chuyến viếng thăm thường xuyên của tàu con thoi để duy trì hoạt động. "Chúng tôi sẽ tiếp tục bay vào vũ trụ. Ngay lúc này đây, chúng tôi còn một phi đoàn và một trạm vũ trụ trên quỹ đạo. Họ xứng đáng nhận được sự quan tâm đầy đủ của chúng ta, được đảm bảo an toàn và thành công trong sứ mệnh của mình", Bob Cabana, một chuyên gia của NASA, nói. Tai nạn thảm khốc của Columbia cũng khiến người ta phải xem xét lại hiệu quả của thế hệ tàu khổng lồ này. "Chúng ta đang tốn quá nhiều tiền để vận hành những tàu con thoi nặng 68 tấn, và đảm bảo an toàn cho các nhà du hành trên đó. Để chở các nhà du hành từ quỹ đạo về trái đất, chúng ta chỉ cần một loại phương tiện đơn giản, chứ không cần một chiếc tàu khổng lồ với vô số những mảnh gốm cách nhiệt", nhà nghiên cứu Theodore Postol của Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định. Ông đề nghị rằng, tốt hơn cả là người ta nên phóng một con tàu lớn, gắn kèm với các mô đun nhỏ hơn có thể trở về trái đất. Postol cũng phản đối việc đưa người lên vũ trụ. Theo ông, với các thế hệ robot tiên tiến hiện nay, chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều thí nghiệm khoa học, vừa rẻ tiền, vừa an toàn hơn so với việc sử dụng các nhà du hành.

4.- Chuột và người có chung 99% gene

Chỉ có 300 trong số khoảng 30.000 gene của mỗi loài khác biệt nhau.

Thậm chí, cả người và chuột đều có những gene quy định việc tạo đuôi, nhưng ở người, các gene đó nằm trong trạng thái "tắt". Các nhà khoa học vừa công bố như vậy trên tạp chí Nature, trong khuôn khổ công trình giải mã chi tiết bộ gene chuột.

Tháng 5 vừa qua, một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Anh - Mỹ đã tuyên bố số lượng gene của loài vật gặm nhấm này là khoảng 30.000, xấp xỉ số lượng gene của chúng ta. Nay, sau 6 tháng, họ tiếp tục tiết lộ những thông tin mới từ công trình đó.

"Khoảng 99% gene của người tương đồng với của chuột. 80% giống hoàn toàn", Eric Lander, giám đốc Trung tâm nghiên cứu gene, Viện Whitehead ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ), cho biết. Bằng việc so sánh hai bộ mã di truyền, các nhà nghiên cứu đã xác định thêm được 1.200 gene mới ở người và 9.000 gene ở chuột. Như vậy cho tới nay, 95% bộ gene chuột đã được làm sáng tỏ. Cho tới nay, chuột là loài thú duy nhất, sau người, có bộ gene được giải mã. Đối với nhiều nhà khoa học, công trình này được xem như một kỳ tích nổi bật, chỉ sau thành tựu giải mã gene người hồi tháng 2/2001. "Tuy chúng ta đã tìm ra trình tự gene người, nhưng việc dịch mã chúng còn rất hạn chế. Trong khi đó, với bộ mã gene chuột, lần đầu tiên chúng ta có thể gián tiếp xác định được điều gì xảy ra trên bộ gene người", Lander nói. Các nhà khoa học cho biết những thông tin chi tiết trong công trình mới sẽ giúp họ tìm ra con đường ngắn nhất tiếp cận với các gene gây bệnh đặc biệt (như bệnh Down), và đầu tư đúng hướng cho việc chữa trị các căn bệnh đó. Điều đáng chú ý là 90% các gene liên quan đến bệnh tật ở người giống hệt như ở chuột. Do mỗi thế hệ của loài vật gặm nhấm này được sinh ra chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng, nên chúng trở thành một công cụ nghiên cứu và thử nghiệm lý tưởng đối với chúng ta.
Theo nhiều công trình khoa học, chuột, người và nhiều động vật có vú khác đã tách ra từ một tổ tiên chung bé nhỏ cách đây 75-125 triệu năm. Chúng sống song hành cùng các loài khủng long, nhưng may mắn vượt qua được thảm họa tuyệt chủng lớn đã xóa sạch khủng long trên trái đất.

Y KHOA :

Nhằm mục đích mở rộng dư luận về virus đánh vào hệ thống hô hấp người ta và mới đây về sự kiện chết người khá nhiều tại Bệnh Viện Việt-Pháp HàNội .Hongkong , Singapore , Canada , Đức , ...Chúng tôi trích đăng phần Hõi- Đáp về loại bệnh nầy :Bài của Bác sĩ NGuyễn đình Nguyên ( Sidney-Australia )

1.-Hỏi-Đáp về Cúm Hồng Kông

Từ giữa tháng hai đến nay, tại bệnh viện Việt -Pháp Hà nội đã xảy ra một vụ dịch trong nhân viên bện viện về một bệnh nhiễm trùng hô hấp không đặc hiệu, xảy đến sau một bệnh nhân ngoại quốc đến từ Trung quốc trên lộ trình Hồng Kông-Thượng hải -Hà nội. Các triệu chứng bệnh giống nhau giữa những bệnh nhân này.

Bộ Y Tế HàNội đang tích cực điều tra xác định căn nguyên. Và cho đến hiện nay vẫn chưa tìm thấy được mối liên hệ nào giữa vụ dịch ở Hà nội này với hai trường hợp cúm A(H5N1) ở loài chim trên hai bệnh nhân ở Hồng Kông tháng hai năm nay. Và loại cúm A(H5N1) này cũng có biểu hiện bệnh như cúm và tiến triển có biểu hiện bệnh đường hô hấp không đặc hiệu.

Tuy nhiên hiện tượng bệnh lạ như vậy xảy ra làm không ít người hoang mang, và lập tức liên tưởng và liên hệ đến "Cúm Hồng Kông" (A(H5N1), hay cúm ở loài chim ) nêu trên. Mục đích bài viểt này không nhằm để xác định mối tương quan nào giữa vụ dịch bệnh mới xuất hiện ở Hà nội vừa qua với "Cúm Hồng Kồng", mà chỉ nhằm để giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về "Cúm Hồng Kông".

2.- Cúm Hồng Kông là gì?

Kỳ thực không phải là "Cúm Hồng Kông" mà là cúm ở loài chim hay còn gọi là "cúm chim", đó là một chủng loại virus cúm có tên gọi là influenza A(H5N1) . Loại virus này gây bện cho gà, và một số loại chim khác. Tác nhân này đã gây ra các vụ dịch giết hại hàng loạt gia cầm ở các nông trại ở Hồng Kông và Quảng đông, Trung quốc. Lần đầu tiên trên thế giới, năm 1997 tại Hồng Kông đã xác định được cúm chim lây trực tiếp từ chim sang người, do vậy mà nhiều người gọi đó là Cúm Hồng Kông. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có tài liệu nào xác định loại virus này có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.

3.- Đã có vaccin nào cho người phòng chống loại virus này chưa?

Cho đến nay câu trả l?i là chưa. Bộ YTế VN đang tìm kiếm các thuốc chủng để có thể chế được vaccin. Thực ra đã có vaccine cho gà, và hiệu quả cho thấy có tác dụng ngăn ngừa lây lân, tuy nhiên vaccine này lại không thấy có tác dụng trên người.

4.- Đã có trường hợp cúm chim ở người nào được phát hiện ở Việt nam hay các nước nào khác ngoài Hồng Kông chưa?

Chưa, chỉ có ở Hongkong, 18 ca năm đầu tiên năm 1997, và 2 ca mới tháng 2 vừa qua cũng chỉ mới có ở Hồng Kông thôi.
5.- Cách thức lây bệnh ở những người bị cúm chim như thế nào?

Trường hợp đầu tiên nhất là do tiếp xúc với chim bị bệnh. Nguồn nhiễm trùng có thể còn ở gía cầm và có thể nơi nào khác, vẫn còn đang xác định. Những trường hợp mắc bệnh đó họ sống ở rải rác các vùng khác nhau chứ không hẳn sống gần nhau, và cũng không có tiếp xúc với nhau.

6.- Có đúng là có một số nhân viên Y tế chăm sóc các bệnh nhân đó và thân nhân của bệnh nhân sau đó cũng bị mắc bệnh không?

Có 9 nhân viên Y tế, những người trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh cúm chim đó, thì sau đó có mắc bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên các xét nghiêm không chứng minh được đó là loại virus influenza A(H5N1). Và cũng như không tìm thấy các dấu hiệu nào khác chứng tỏ các nhân viên y tế đó mắc bện cúm như thế cả. Cũng nên biết rằng tại một thời điểm nào đó hoặc đến "mùa" thì có thể có nhiều loại virus cúm cùng tồn tại và gây bệnh.

7.- Cúm chim có thể gây đại dịch ở người không?

Để gây ra đại dịch hoặc các dịch lan rộng toàn thế giới thì virus phải lây lan rất dễ dàng trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được rằng virus chim này có thể lây lan theo đường đó. Khả năng tiềm ẩn của loại virus chim có thể gây thành đại dịch chỉ ở mức độ giả thuyết cho đến khi có thể nhận thấy được người có thể lây bệnh trực tiếp từ người mắc bệnh.

8.- Thế các vaccin phòng cúm hiện hành có giúp người ta chống lại được bệnh cúm Hồng Kông không?
Các vaccin hiện hành không có tác dụng ngăn ngừa loại virus này được vì mỗi virus có cấu trúc và chủng loại khác nhau, như chìa nào thì phải đi với khoá đó.

9.- Tại sao loại cúm chim này lại khởi đầu từ Trung quốc?

Không có câu trả lời rõ ràng được. Tuy nhiên bệnh này đều có khả năng xảy ra bất cứ ở nơi nào nếu người tiếp xúc gần gũi với các loài chim, hay gia cầm bị bệnh.

10.- Có biết làm thế nào virus lây lan từ chim sang người hay không?

Nhiều chủng loại chim và súc vật bị nhiễm virus A(H5N1) ví dụ như gà. Và chúng ta cũng biết là các loại virus có khả năng sẵn sàng để thích nghi và đôi khi chúng "học" cách tấn công vào con người. Và chúng ta có thể cho rằng những loại virus này cần có vật chủ trung gian, như lợn (heo) chẳng hạn, và loại này là vật chủ mắc cả chủng loại bệnh của chim và của người. Tuy nhiên trong trường hợp này virus chim này có vẻ như lây truyền trực tiếp từ chim sang người.

11.- Vậy người Trung quốc có phải là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất không?

Chúng ta chưa có bằng chứng để nói như vậy.

12.- Vậy nên có lời khuyên gì cho những người đi đến Hồng Kông không?

Nói chung vẫn chưa có bằng chứng gì xác định loại virus cúm chim là mối nguy hại cho sức khoẻ con người đáng kể. Bộ Y Tế VN cũng không có khuyến cáo gì về việc tránh đi lại đến Hồng Kông. Tốt nhất là nên tránh tiễp xúc với gia cầm thôi. Còn việc chích ngừa cúm thì cũng như thông thường, tuỳ theo diễn tiến dịch mà có một chủng loại để chích ngừa khác nhau, tuỳ theo vùng.

B.- Bệnh nhân bị viêm phổi không triệu chứng nguy hiểm (người Mỹ gốc Hoa ) đầu tiên đến bệnh viện Việt Pháp đã tử vong-

.- Mối liên hệ giữa trục các đợt dịch Quảng Đông-Hồng Kông-Hà nội?

Ngày 12 tháng 3 vừa qua Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG / WHO ) đã cảnh báo toàn cầu về một dịch cúm kỳ lạ xuất hiện ở Hồng Kông và Việt nam. Tổng cộng tại hai nơi Việt nam và Hồng Kông có 50 người bị nhiễm chứng bệnh chưa xác định được nguyên nhân này.

Người bệnh nhân đầu tiên đến nhập viện tại bệnh viện Việt-Pháp Hà nội là một thương gia người Mỹ gốc Hoa, 50 tuổi Theo phát ngôn viên của chính phủ Hồng Kông, thương gia người Mỹ này đã tử vong sáng ngày thứ năm (13/3 / 2003 ) tại một bệnh viện ở Hồng Kông sau một tuần được chuyển viện từ Hà nội. Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa xác định được.

Tại Hà nội vào cuối tháng 2 bệnh nhân đã được cho nhập bệnh viện Việt-Pháp Hà nội vì tình trạng hô hấp nguy cấp sau lộ trình Thượng Hải-Hồng Kông-Hà nội (hay Hồng Kông -Thượng Hải -Hà nội??). Vai ngay sau co hơn 20 nhân viên Y tế trong bệnh viện này đã mắc bệnh với các triệu chứng tương tự, và một số người đã tiến triển đến viêm phổi và có người cần phải hỗ trợ hô hấp. Một số bệnh nhân ở Hà nội vẫn còn trong tình trạng nặng. Theo báo cáo sơ bộ mới đây nhất của Thứ trưởng Bộ Y tế Việt nam, ông Nguyễn Văn Thưởng cho rằng có thể đó là loại virus cúm influenza nhóm B.

Ở Hồng Kông, nhiều nhân viên Y tế cũng bị mắc bệnh với các triệu chứng giống cúm. Cho đến giữa ngày thứ năm vừa rồi, tổng cộng có 32 nhân viên bệnh viện được nhập viện, trong đó có 19 người có biểu hiện viêm phổi, theo phát ngôn viên Y tế của Hồng Kông. Không có một ai trong số 32 bệnh nhân này có tiếp xúc gì với nạn nhân người Mỹ gốc Hoa nêu trên cả. Một trong số 19 bệnh nhân viêm phổi đang trong tình trạng nguy kịch. Tính đến chiều tối thứ năm cùng ngày thì có đến 38 bệnh nhân nhập viện, và có 24 người biểu hiện Viêm phổi, và hai người trong tình trạng nguy kịch.

Theo ông Bộ trưởng Y tế Hồng Kông, Yeoh Eng-kiong, cho rằng các bệnh nhân ở Hồng Kông này có lẽ đã bị lây một loại vi rút đường hô hấp lan truyền nhanh qua đường không khí và tiếp xúc gần giữa người với người (hắt hơi, sổ mũi) và hiện tại vẫn đang tiếp tục làm các xét nghiệm để nhận dạng loại virus đó. Ông cũng nhận định rằng tỷ lệ nhiễm trùng loại bệnh này rất cao, ngay từ đầu bệnh đã biểu hiện dấu hiệu của bệnh đường hô hấp và lập tức tiến triển đến viêm phổi ngay. Ông còn đưa ra một khả năng về một dạng virus đột biến hoặc một loại virus nào mới mà chưa biết được.

Tin tức về bệnh này đang làm xôn xao dân chúng ở Hồng Kông. Ở một số bệnh viện, các nhân viên, bệnh nhân, bệnh nhân ngoại trú đã đeo khẩu trang để phòng bệnh.

Cho đến thời điểm hiện nay, WHO/ Lien hiep Quoc vẫn xác nhận là chưa tìm thấy được mối liên hệ nào giữa các trường hợp mắc bệnh ở Hồng Kông và Hà nội cả, tuy nhiên cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp tục. WHO / Lien hiep Quoc chỉ nhận thấy rằng các vụ dịch ở Hà nội và Hồng Kông này đều khu trú trong môi trường bệnh viện, nhân viên y tế là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Các trường hợp bệnh nhân ở Hồng Kông là một mối quan tâm đặc biệt hơn cả vì nó xảy ra ở một vùng có địa dư hẹp mà đông đúc, đợt dịch này xảy ra rất gần với thảm kịch cho một gia đình có hai cha con đều mắc chứng cúm Hồng Kông đáng sợ (cúm loài chim do vi rút influenza A(H5N1) gây nên), và người cha đã tử vong vào tháng hai vừa qua.

Trong khi đó, viêm phổi cũng là một bệnh thường gặp ở Hồng Kông, mỗi tuần có đến 300 người nhập viện, thì có thể có nguyên nhân nào đó gây viêm phổi thôi. Và theo người phát ngôn của chính phủ thì đợt dịch này là một đợt dịch đơn lẻ xuất hiện trong (32) nhân viên y tế của một đơn vị khoa phòng mà thôi. Và giới hữu trách Y tế xác nhận chắc chắn không phải là loại "cúm Hồng Kông"- một loại cúm gây nhiều sợ hãi.

Hiện nay Singapore cũng đã báo cáo đang theo dõi ba bệnh nhân mắc chứng viêm phổi sau khi đi Hồng Kông về vào cuối tháng 2. Hai người đã được xuất viện và bệnh nhân còn lại cũng đang hồi phục dần. Ông bộ trưởng Y tế Singapore cũng cho biểt là những trường hợp này cũng chưa cho thấy có liên hệ gì với các vụ dich ở Hồng Kông và Hà nội cả, tuy nhiên ông cũng khuyến cáo các bác sĩ ở Singapore phải để ý đến các bệnh nhân có biểu hiện tương tự.

Lại thêm trước đó nữa, vào giữa tháng 2, cũng một vụ dịch viêm phổi không đặc hiệu ở tỉnh Quảng đông, miền Nam Trung quốc, gần Hồng Kông. Vụ dịch này có tổng cộng 305 người mắc bệnh, và theo báo cáo chính thức với WHO/ Lien hiep Quoc của giới Y tế Trung quốc, có 5 trường hợp tử vong. Vụ dịch đã đem đến sự hoang mang lo lắng trong dân chúng, đến độ mọi người đua nhau đi mua các thuốc dân gian, thuốc gì có thể cho là ngừa cúm được, làm các hiệu thuốc lên cơn sốt, mọi người đua nhau mua băng bông y tế phòng bệnh. Như chúng ta biết Quảng đông là thành phố nằm cạnh Quảng châu và Hồng Kông, mỗi ngày có đến 200.000 người qua lại nơi đây giữa hai thành phố. Điều làm cho dân chúng ở đây đến cơn bi kịch của sự lo lắng là họ cho rằng giới chức thẩm quyền của Quảng đông đã không thông báo đầy đủ về bệnh dịch này cho giới chuyên môn đồng nghiệp láng giềng, cũng như cho dân chúng. Không có cuộc họp báo hay thông cáo báo chí nào đưa ra, nên tin đồn lan nhanh trong dân chúng. Nhà cầm quyền thông báo chính thức chỉ có 5 ca tử vong, thì bên ngoài đồn đại là 200 người! Chuyện như "nhất ngôn bất tín…" vì năm trước đó có vụ dịch tả xảy ra ở Quảng đông. Phía chính quyền Hồng Kông cho rằng giới chính quyền Quảng đông đã ‘giả mù’ trước nguy cơ dịch tả có thể lan truyền sang Hồng Kông, họ cho rằng chính quyền Quảng đông đã không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho dân chúng, và cũng chẳng có tuyên truyền, phổ biến kiến thức gì cho dân chúng cả. Thế mới có chuyện thêm.

Trở lại vấn đề, về vụ dịch mắc hội chứng viêm phổi không đặc hiệu "kỳ lạ: ở Việt nam này, chúng ta cũng không nên có thái độ lo lắng thái quá. Giới chức có thẩm quyền họ vẫn tích cực làm việc để xác định căn nguyên, cũng như tìm biện pháp ngăn chặn. Cái gì mới lạ, cũng có thể làm tăng tính hấp dẫn và hiếu kỳ. Tuy nhiên con số 20 hay hơn ở Hà nội, trên 32 ở Hồng Kông hay thậm chí hơn 300 ở Quảng châu về chứng viêm phổi không đặc hiệu này cũng không có gì lo lắng bằng con số 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm trên thế giới chết vì tiêu chảy mất nước, hay cũng không dưới con số triệu thống kê số trẻ chết vì viêm phổi, mà chúng ta cũng chẳng mấy lưu tâm.

Gần gũi hơn ở Việt nam ta hiện nay cũng có những vụ dịch ngộ độc thức ăn hàng loạt con số cũng đạt tới 300 người có dư! Trong khi đó nếu cho rằng có xác định được loại vi rút mới lạ đi nữa, thì chúng ta cũng nên biết rằng nhiễm trùng vi rút là một loại nhiễm trùng không có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh nếu là loại vi rút cúm thì càng thụ động, mỗi năm một loại, và vi rút cúm biến thể, ẩn hình không thể dự đoán trước được. Không chỉ các vi rút mới lạ này, mà ngay những loại cúm thường nhất cũng là nguy cơ thường trực hàng năm gây tử vong cho người cao tuổi ở các nước đã phát triển. Trục liên hệ các dịch cúm Quảng đông-Hồng Kông-Hà nội cho đến nay WHO/ Lien hiep Quoc vẫn chưa xác nhận, và theo quan điểm người viết, nó không thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Cái chúng ta cần quan tâm là cách thức giữ vệ sinh hàng ngày của chúng ta thành một thói quen, thì coi như chúng ta không trách mình không cẩn tắc, còn nếu có lỡ mắc bệnh thì đó là chuyện chẳng may, cũng như mắc một bệnh cảm cúm khác thế thôi. Cùng cực nó có thể phát thành dịch đi nữa thì giới chức Y tế sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cho người dân thực hiện cách thức chăm sóc, phòng tránh có hữu hiệu nhất.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002