Đại Chúng số 115 - ngày 1 tháng 2 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Lan Ranh Quoc Cong

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Kich Mot Hoi Tao Quan Qui Mui

Ve Viet Nam Van Hai

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Nhan Dam Xuan Nam De

Dau Nam Qui Mui Noi Ve Lich

Nam Moi Noi Ve Cac Hien Tuong

Nam Mui Noi Chuyen Con De

Cong Nghe Phuc Vu Chien Tranh

Van Con Mua Xuan

Xuan Qui Mui-Xuan Cau Nguyen Phuong Du

Vũ trụ & Con người

Hoa No Vuon Le

Lieu Nuoc Trang Co

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Giai Thoai Van Chuong Hien Dai

Sua Ten Tac Pham Cua Nguoi Qua Co

Nhung Tac Dong Van Hoa

A KY OPPONENT LIVES IN ‘EXILE’ IN WASHINGTON

 

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG HIỆN ĐẠI

Đào Nguyên

Vào tháng năm 1993, hảng du lịch Unique Travel bên CA, có tổ chức một cuộc du hành sang Trung Hoa để đi thăm các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa thời xưa và những nơi di tích cổ cùng danh lam thắng cảnh.

Phái đoàn gồm có 40 người, 38 người ở CA và phụ cận, 2 người ở Richmond: Bác sĩ Đỗ Hữu Kính và tôi, Đào Nguyên cùng đi với phái đoàn nói trên.

Khi sang đến Trung Hoa, đầu tiên là đi thăm Bắc Kinh, đến Thiên An Môn, các cung điện trong hoàng thành, thiên đài, các lăng tẩm, cung điện mùa hè, Vạn Lý Trường Thành. Rồi đến Trường An, cố đô của đời nhà Đường. Tại nơi đây, Dương Quý Phi được Đường Minh Hoàng sủng ái nàng. Chúng tôi đến thăm Hoa Liên Trì, suối nước nóng của nàng tắm khi xưa.

Rồi Tây Hồ, phong cảnh tuyệt vời, đền trung liệt Tống Nhạc Phi được dân chúng tôi thờ, chiêm bái hàng ngày.

Tiếp đến Tô Châu, thăm thành quách của Ngô Phù Sai và Tây Thi, các di tích vẫn còn nhiều. Sau Phạm Lãi là tướng của Việt Vương Câu Tiển chiếm được thành nầy nhưng ông rũ áo từ quan và cùng người tình xưa là Tây Thi có cái đẹp chim sa cá lặn, hai người đi du ngoạn khắp bốn phương trời, du thuyền trên Hồ Tây hưởng thú thanh nhàn tiên cảnh. Phái đoàn còn đi đến chơi nhiều nơi khác như: Lăng miếu, đền chùa, các công viên nổi tiếng, nào du thuyền, nào xe lửa...

Khi đến Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, cô hướng dẫn viên dẫn đi thăm một xưởng dệt lụa nổi tiếng có hơn năm ngàn công nhân. Gái Hàng Châu đẹp nhất Trung Hoa, lụa Hàng Châu đẹp nhất thế giới và sản xuất khắp nơi. Hàng Châu còn có nhiều phong cảnh nên thơ, nhiều của ngon vật lạ, nên có câu:

20. Lấy vợ Tô Châu

21. Ở Hàng Châu

22. Ăn Quảng Châu

23. Chết Liễu Châu

Tới xưởng dệt, phái đoàn và nhất là cụ Lê Văn Cao đi thăm từng cơ sở một cách chăm chú và say mê. Cụ Lê Văn Cao tuy tuổi hạc xấp xỉ bát tuần nhưng tinh thần minh mẫn, sức khoẻ dồi dào, tính tình vui vẻ. Cụ làm trưởng phái đoàn, cụ nói rằng: "Mỗi ngày có một người hướng dẫn của địa phương khác nhau nhưng đặc biệt hôm nay có một cô hướng dẫn viên rất nhã nhặn, tử tế, vui vẻ trẻ đẹp nhất từ hôm đi du lịch sang đây. Tôi nhận thấy thi sĩ Đào Nguyên đi đến đâu cũng đọc thơ hay làm thơ. Hôm nay là ngày đáng làm thơ nhất vì có người xinh, cảnh đẹp, hữu cảnh sinh tình, vậy xin ông làm thơ để tặng cô gái đẹp Hàng Châu làm kỷ niệm". Và Cụ nhắc đi nhắc lại mấy lần. Cực chẳng đã, tôi đành phải nhận lời "Cả nể cho nên hoá dở dang". Cụ còn đề nghị nên lấy ý của bài thơ Aùo Lụa Hà Đông" của thi sĩ Nguyên Sa làm đề tài. Cuối cùng tôi viết vội mấy dòng thơ chữ Tàu để đưa cho cô hướng dẫn viên (vì cô chỉ biết chữ Tàu và tiếng Anh thôi) và sau đây xin được lược dịch ra chữ quốc âm để anh em trong đoàn nghe cho vui:

Tiện đây xin một hai điều

Chữ Tàu tuy dở cũng liều làm thơ

Xin cô lượng cả thứ cho

Hỏi rằng: Người đẹp đứng chờ ai đây?

Má hồng không thuốc mà say

Để cho du khách ngất ngây vì nàng!

Nên có thơ rằng:

Nắng Chiết Giang anh đi trời mát hẳn,

Bởi vì em mặc áo lụa Hàng Châu

Anh muốn nhìn em mà chẳng dám nhìn lâu

Sợ phái đoàn ngó anh mà phát ghét.

Anh vẫn biết em là tuyệt đẹp

Nhưng em ơi! Xin em hãy tạm dẹp một bên

Để tình ta lơ lửng vững bền...

Sau đó, ông Nguyễn Xuân Phác, thứ nam của nhà cách mạng bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ dịch ra tiếng Anh. Vì cô hướng dẫn viên thông hiểu cả hai thứ tiếng rõ ràng nên cô rất vui vẻ, sung sướng, niềm nở, cảm động và hai tay cô nắm chặt tay tôi với đôi hàng châu nhuốm lệ.

Mọi người trong phái đoàn ái nấy rất vui mừng vỗ tay vang động viên trên dòng sông Lý (Li River) tại Quế Lâm. Hai bên núi đá, cảnh đẹp tuyệt vời, dưới là sóng vỗ vào mạn tàu hoà nhịp cùng tiếng vỗ tay của khách du lịch. Thật là một cuộc hành trình vui vẻ, êm đềm, thơ mộng chưa từng có.

TẾT THA HƯƠNG

1. Gặp buổi xuân về lại ở xa,

Đêm ngày mong mỏi cõi sơn hà.

Phương trời đen nọ mây còn vẩn,

Mái tóc xanh này tuyết đã pha!

Ngao ngán quê người đau dạ trẻ,

Bâng khuâng đất khách xót gan già.

Xuân nầy tạm biệt nơi quê cũ,

Chờ mấy xuân sau trở lại nhà.

Đào Nguyên

TET IN A FAR-AWAY COUNTRY PLACE

Spring comes when we are far

We are country-sick day and night

Those clouds are turbid at the dark horizon

This black hair has now some white

Sad in a foreign country, the young are heart rendering

Being melancholy in a far-away country

The older people are anxious

This spring we are far from our motherland

Wait some more years to return to our homes

By Dao Nguyen

(Translated by Nguyen tien An)

TẾT THA HƯƠNG

  1. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã xuân sang,

Nghĩ đến xuân nhà những vấn vương.

Kẻ Bắc người Nam buồn mọi nỗi,

Quê cha đất tổ nhớ trăm đường!

Xa xôi muôn dặm tình xuân nhạt,

Mê tỉnh năm cảnh giấc mộng trường.

Mong nước thanh bình vẫn trẻ,

Nay mai áo gấm sẽ hồi hương.

Đào Nguyên

TET IN A FAR-AWAY PLACE

Before one realized it spring has arrived

Thinking about the spring in our country,

We are involved in

Some in North, some in South, the people

are also sad about many things

We are home sick all the time

Ten thousand miles away, we feel spring insipid

We sometimes dream and are sometimes awake

all night in a long dream

We hope our nation to be peaceful and

Ourselves to be young

Soon, we will return to our villages with our brocades.

Dao Nguyen

(translated by Nguyen Tien An)

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002