Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

ĐỌC BÁO DÙM BẠN

Ký Điệu phụ trách

1.- Về Số An Sinh Xã Hội ? ( Nhật báo ViệtBáo .-ViAnh )
Dịch cúm phổi chết người đang xảy tại VN. Du lịch, kỹ nghệ hốt tiền không khói bị ế ẩm. CS Hà nội đòi hỏi người Việt hải ngoại, đặc biệt người Việt ở Mỹ xin chiếu khán nhậpVN, phải cung khai số an sinh xã hội. Đó không phải là một quyết định khôn ngoan, mà lại nói lên thái độ xem thường hay "ý đồ" bắt bí người Việt ở Mỹ và Canada. Mỗi năm gởi về VN cả tỷ Mỹ kim. Mỗi cái Tết hàng chục ngàn người ở Bắc Mỹ đem về hàng triệu triệu đô la để thăm quê hương. Chưa đủ. CS còn muốn một cái gì quan trọng hơn nữa, muốn bắt hồn lẫn xác, khống chế vật chất, tinh thần, kiểm soát đời tư, tài sản để câu móc, câu móc không được thì áp lực vật chất tinh thần bằng xì căn đan chánh trị hay hình sự, khi đòi hỏi số an sinh của người xin chiếu khán. Đòi hỏi ấy được minh thị ghi ở mục thứ 7 trong mẩu đơn xin chiếu khán nhập cảnh VN, mẩu tiếng Việt, vừa do sứ quán CS tại Mỹ phổ biến. Qui định này có một tầm quan trọng sinh tử liên quan đến nhân thân, tài sản, đời tư của mỗi một người Việt ở Mỹ chúng ta khi có chuyện phải về VN. Hai vấn đề cần đặt ra. Trên bình diện cá nhân đối với VC, người Mỹ gốc Việt chúng ta xin chiếu khán theo qui định như thế của CS Hà nội, sẽ chịu hậu quả khôn lường khi VC "nắm" được số an sinh xã hội. Trên bình diện công dân Mỹ đối với chánh quyền Mỹ, người Mỹ gốc Việt chúng ta phải đặt thẳng vấn đề với chánh quyền Mỹ can thiệp chấm dứt đòi hỏi vô lý có tính phân biệt đối xử ấy của CS Hà nội là nước có bang giao với Mỹ.

Vấn đề thứ nhứt, thoả mãn đòi hỏi của CS, cho số an sinh xã hội cho sứ quan CS khi xin chiếu khán là chuốc đại hoạ vào thân, bị CS Hà nội khống chế mọi mặt. Ai cũng biết chánh quyền Mỹ quản trị con người bằng số an sinh xã hội. Số an sinh xã hội là một qui định đặc thù quản lý trị an, xã hội, tài sản, nhân thân, tư pháp lý lịch của công dân Mỹ. Luật Mỹ cấm các cơ quan công cũng như tư tiết lộ số an sinh của các công dân mà các cơ quan ấy biết ví lý do công vụ chánh đáng. Luật cũng đòi hỏi cần thiết lắm cơ quan công tư mới được đòi hỏi các đương sư khai báo số an sinh xã hội. Số an sinh xã hội được luật pháp xếp vào loại " tài liệu kín"; mọi tiết lộ không được phép là lý do để công dân thưa kiện chánh quyền, và gánh nặng dẩn hứơng thuộc về chánh quyền. Chánh phủ Mỹ cũng thường xuyên khuyến cáo công dân Mỹ không tiết lộ số an sinh xã hội khi không thất cần thiết. Nạn ăn cắp số an sinh của người khác để đi làm, để rút tiền ở ngân hàng, để làm bằng lái xe giả, gây tội phạm là một tội phạm phổ thông, thịnh hành ở Mỹ.

Trong tình hình đó khai báo số an sinh xã hội cho lãnh sự quán VC khi xin chiếu khán còn tồi tệ hơn "trao thân cho tướng cướp" nữa. Chỉ cần mấy cái clicks trên computers vào các websites của chánh quyền Mỹ, ngân hàng, coi như CS biết tất cả họ tên, bí danh, đia chỉ số, điện thoại, "sơ yếu lý lịch, tiền sự, tiền sử", hoạt động, chức vụ trong cộng đồng, ngoài xã hội của chúng ta. Tùy tình hình, nhẹ nhứt là thơ nặc danh, tố cáo, xì căn đan sẽ xảy ra để bắt bí người có chút tinh thần đấu tranh. Còn dân làm ăn, CS bán số đó cho các công ty quảng cáo, thùng thơ sẽ đầy thơ vứt đi không kịp. Tiến thêm vài bước, cán bộ "mất chất" của sứ quán gian nhân hiệp đảng với bọn tội phạm có tổ chức, mò số PIN, bao nhiêu tiền trong ngân hàng có thể sẽ không cánh mà bay, kêu trời không thấu. Từ lâu tại Mỹ tội trộm tính danh (indentity theft) để đi làm, để rút trộm tiền của các chủ tài khoản ở Mỹ, là tội phạm có tổ chức. FBI bắt có dây, có nhợ, hàng ngày, nhứt là từ khi dịch vụ ngân hàng có thể làm trên computers và thẻ tín dụng. Nhiều tên đầu trộm đuôi cướp có 5 hay 3 bằng lái xe để hành động giết người và tại đào. Tất cả những tội phạm ấy làm được, bắt đầu từ việc ăn cắp hay mua số an sinh xã hội của người khác. Và người khác bị ắp và lộ đó, gặp vô vàn rắc rối pháp lý trong các cuộc điều tra của FBI.

Vấn đề thứ hai, việc CS Hà nội đòi hỏi người Mỹ gốc Việt xin chiếu khán, khai báo số an sinh xã hội là vi phạm hiệp ước bang giao và quyền công dân Mỹ. Số an sinh xã hội, như đã nói, là một biện pháp quản trị xã hội đặc biệt của Mỹ. 9 con số này chỉ cấp cho công dân Mỹ và Canada. Đó là hành vi chánh phủ, có tính chuyên biệt của Mỹ. CS không có tư cách gì để buộc công dân Mỹ phải xuất trình. Phương chi mẩu đơn bằng tiếng Việt, dành cho người Mỹ gốc Việt thì có mục thứ 7 ghi đòi hỏi ấy, còn mẩu đơn bằng tiếng Anh thì không. Đó là một phân biệt đối xử có tính kỳ thị không thể và không bao giờ chấp nhận được đối với luật pháp Mỹ. Do vậy là công dân Mỹ, người Mỹ gốc Việt phải đòi hỏi dân biểu của mình, đòi hỏi Bộ Ngoại giao phải can thiệp hủy bỏ hành động kỳ thị, vượt quyền của CS Hà nội.

Từ lâu CS thường lợi dụng thế bang giao với Mỹ để bắt bí người Việt tại Mỹ. Tại sao CS Hà nội dựa vào hiệp hước bang giao, Thương ước với Mỹ để xuất qua Mỹ văn hoá phẩm, gởi đoàn văn công lưu diễn tại Mỹ được mà văn hoá phẩm, nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt về VN không được. Làm gì có thứ bang giao bất bình đẳng như vậy được. Tác phẩm của người Mỹ bất phân sắc tộc làm ra đều có lưu ký ở Quốc Hội Mỹ, viết bằng tiếng Anh, Y pha nho, Tàu, hay tiếng Việt đều là văn hoá phẩm Mỹ. Đã đến lúc người Mỹ gốc Việt đặt vấn đề với Bộ Ngoại giao Mỹ. Người Mỹ gốc Việt đóng thuế tiền, thuế máu, góp công, góp của cho chánh quyền Mỹ, trong đó có Bộ Ngoại giao, không phải để Bộ Ngoại giao ngồi chờ CS Hà nội lợi dụng hiệp ước, đòi hỏi buộc tiểu bang Virginia treo Dư Luật treo cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng niềm tin chánh trị của những công dân Mỹ gốc Việt. Đã đến lúc cộng đồng người Việt tại Mỹ đặt vấn đề này với Bộ Ngoại giao vì "công bằng" ( fairness ) là đạo người ta, Việt lẫn Mỹ, ở đời.

2.- Những phóng viên không làm hài lòng nhà nước :( Nhật báo ViệtNam đi tới - Germany )
Chính quyền London mới đây đã lên tiếng chỉ trích hãng truyền thông lớn tại Anh là BBC là đã quá thân thiện đối với Irak. John Reid, chủ tịch đảng Lao động, đứng đầu Nội các chính phủ Anh còn đã tố BBC là „Bạn của Bagdad" và xử sự với liên quân tương tự như Saddam Hussein.

Ngoại trưởng Anh Jack Straw trong cuộc phỏng vấn báo „Observer" đã nghi ngại tương tự về BBC. Hãng truyền thông này bác bỏ các tố giác và lưu ý là nỗ lực tìm sự trung thực trong một cuộc chiến tranh là điểm cốt yếu của BBC. Trưởng thông tín viên về mặt chính trị BBC, Andrew Marr đáp lại rằng chính quyền Anh c ố ý chụp cho những người cố gắng đưa ra sự tường thuật xác thực là nh ững người bạn của Saddam. Marr cho rằng chính phủ Anh có thể kiểm soát được sự đi lại của các phóng viên, nhưng sẽ không thể cản được những gì họ nhìn thấy.

3.- Không có con - phân nửa hưu ( Nhật báo ViệtNam đi tới- Germany )
Chủ tịch đảng bảo thủ đối lập CDU, bà Angela Merkel mới đây trong „Frankfurter Allgemeinen Zeitung" đã đề nghị đưa yêu sách cho các gia đình lao động không con cái nên đóng góp nhiều thêm vào Quỹ hưu trí hoặc họ chỉ được phép nhận ít hơn tiền hưu mà theo bà thì sự nuôi nấng trẻ con phải có ảnh hưởng đến tài trợ hưu trí về sau.

Merkel ủng hộ cho các đề nghị từ Viện nghiên cứu kinh tế ifo tại Muenchen đưa ra. Viện trưởng ifo Hans-Werner Sinn đòi hỏi trước tình trạng lão hoá trong xã hội Đức hiện nay, cần cúp đi phân nửa cấp dưỡng cho người về hưu không con cái. Kể cả những gia đình có 1-2 trẻ cũng phải tính đến sự cúp giảm. Chỉ những ai nuôi nấng trưởng thành từ 3 trẻ em trở lên và có sự đóng góp bình quân vào Quỹ hưu trí thì mới nhận được lương hưu trí trọn vẹn.

Merkel tuyên bố trước là sẽ đề ra một chính sách cải tổ hưu trí theo đường hướng CDU vào mùa Thu năm nay. Mức tăng thường niên tuy nhiên sẽ phải dựa theo yếu tố nhân khẩu thực thụ với mục tiêu dài hạn là giữ giá đóng góp hiện nay ở 19% lương chưa trừ thuế (Bruttolohn) thay vì chấp nhận lên đến 20%. Sự đóng góp bảo hiểm bó buộc này hiện còn là 19,5% và chiều hướng có thể tăng lên 19,9% vào năm 2004 trước sự tăng trưởng kinh tế yếu như hiện nay. Phát ngôn nhân bộ Xã hội Đức đã lên tiếng từ chối ngay đề nghị từ Merkel vì cho là thực hiện điều này sẽ vi phạm đến nguyên tắc tương đương trong hệ thống bảo hiểm hưu hiện nay và „không thể thực hiện" đối với bộ Xã hội liên bang.

4.- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CNN VÀ AL-JAZEERA TRONG CUỘC CHIẾN IRAQ ( VIệtNews - Administrator )( chú thích : CNN là đài truyền thông lớn vào bậc nhất nhì Hoakỳ , còn đài Al-Jazeera là đài truyền thông lớn nhất vùng Trung Đông )
CNN giành được sự ngưỡng mộ của thế giới bởi họ là đài truyền hình đầu tiên có mặt tại chỗ và đưa tin về tình hình chiến sự tại Baghdad trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991. Al-Jazeera là đài truyền hình tin tức vệ tinh đầu tiên bằng tiếng Ảrập. Cả hai đều có lượng khán giả đông đảo ở Trung Ðông.
Trong chiến tranh Iraq lần này, cả hai đều đưa đến vùng Vịnh một đội nghũ phóng viên hùng hậu, có mặt trên tất cả các mặt trận Bắc, Trung và Nam để cung cấp những tin tức nóng hổi và chính xác về những gì đang diễn ra tại chiến trường. Những ngày này, CNN liên tục trình chiếu những hình ảnh và tin tức về cuộc tiến quân của lực lượng Anh - Mỹ, việc liên quân được người dân Iraq đón chào trên đường tiến tới Baghdad. CNN cho khán giả thấy rằng sự kháng cự của quân đội Iraq đều đã được kiểm soát, và rằng bom rơi trên các thành phố của Iraq chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự và thông tin.

Trong khi đó, Al-Jazeera không chỉ đưa những khía cạnh nhân đạo của cuộc chiến, mà còn đưa cả những hình ảnh mà CNN cũng như không một đài truyền hình Mỹ nào dám đăng tải, chẳng hạn những cảnh tàn phá, những đống đổ nát, những thảm cảnh đẫm máu do bom Mỹ đổ xuống các thành phố Iraq. Al-Jazeera cho khán giả thấy dân thường Iraq trong các bệnh viện sau các cuộc tấn công của quân đội Mỹ vào Basra. Những người bị thương mình đầy máu, phải nằm điều trị trên sàn nhà bởi bệnh viện không còn đủ chỗ.
Al-Jazeera cho khán giả thấy hình ảnh những xác chết được đưa lên các xe vận tải lớn ở một thị trấn miền bắc của người Kurd, sau khi quân đội Mỹ bắn khoảng 50 quả phi đạn vào khu vực này, với tuyên bố là tấn công nhóm hồi giáo AnsarAl-Islam. Al-Jazeera cho khán giả thấy hình ảnh những ngôi nhà của thường dân bị phá huỷ, một người cha Iraq khóc rưng rức ôm xác đứa con gái vừa được moi lên từ đống đổ nát.

Cũng là Al-Jazeera đã phỏng vấn những người làm việc cho tổ chức Chữ thập đỏ. Họ nói rằng bom dội xuống các thành phố không phải rơi vào mục tiêu quân sự, mà vào các khu nhà dân. CNN có phóng viên chiến trường ở khu vực của người Kurd, Basra và các thành phố khác của Iraq hay không? Có. Nhưng CNN không chưa công bố cho dân Mỹ những
hình ảnh thường dân Iraq chết hoặc thương do cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Bởi điều đó có thể làm hỏng hình ảnh của chính phủ Mỹ và thúc đẩy mạnh hơn những lời kêu gọi chống chiến tranh.

Có ba mặt trận trong cuộc chiến tranh Iraq: Một trên thực địa Iraq, một giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Phương Tây, và một giữa Hoa Kỳ và các nước Arab. Tất cả đều xoay quanh cuộc chiến tranh đơn phương của siêu cường quốc duy nhất - Hoa Kỳ. Giờ đây, mặt trận phía Tây vô cùng vắng lặng. Pháp đang bị sốc. Chính phủ Pháp không hề rút lại quan điểm phản đối chiến tranh Iraq. Nhưng thái độ giận dữ giữa Paris và Washington khiến nhiều người Pháp thấy bị bất ngờ. Bài trang nhất số mới đây của tạp chí Le Point viết: "Có phải họ đã đi quá xa?". "Họ" tức là Tổng Thống Chirac và Ngoại Trưởng Dominique de Villepin.Trong khi hai nhà lãnh đạo này vẫn khẳng định quan điểm chống chiến tranh, thì một số người trong giới chính trị và kinh doanh - vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ - nói rằng ông Chirac và de Villepin đã quá đà. Họ nói hai ông đã khiến người dân "say sưa", muốn đứng đầu phong trào chống Mỹ. Sự say sưa đó được thể hiện ở những cuộc biểu tình rầm rộ chống Mỹ, chống chiến tranh ở khắp Châu Âu, khắp thế giới, đòi phải có sự cho phép của LHQ đối với bất kỳ hành động quân sự nào chống Iraq

Alain Frachon, biên tập viên kỳ cựu của Le Monde, nói: "Người ta hơi lầm lẫn đôi chút. Họ muốn nước Pháp đứng lên, nhưng lại không muốn rạn nứt trong quan hệ với Hoa Kỳ". Các giới chức Pháp khẳng định rằng sự bất đồng với Hoa Kỳ là về phương cách, chứ không phải mục đích. Nhưng điều này không đúng. Thực ra, bất đồng xuất phát từ sự chênh lệch quyền lực giữa Hoa Kỳ và Châu Âu sau Chiến Tranh Lạnh. Sự cách biệt này đã được che đậy cả chục năm qua, nhờ cách hành xử mềm dẻo của chính quyền Clinton, và sự hợp tác xuyên Ðại Tây Dương trong các vấn đề không phải là quan trọng hàng đầu, như Bosnia,Kosovo.

Nhưng sự kiện 11 tháng 9, cùng với bản chất đơn cực của chính quy?n Bush, đã dẫn Hoa Kỳ tới Iraq mà không thèm đếm xỉa đến ai. Ðiều này khiến Châu Âu bị sốc. Theo đánh giá của Robert Kegan, người từng viết một cuốn sách về sự chia rẽ hai bờ Ðại Tây Dương, "Hoa Kỳ và Châu Âu ngày nay giống như cặp vợ chồng, một ngày kia thức dậy, nhìn nhau và nói: ồ, anh/cô chẳng phải người mà tôi đã kết hôn!".

Dominique Moisi, một chuyên gia chính sách đối ngoại của Pháp, nhận định: "Ðiều mà ông Chirac không hiểu là trong khoảng thời gian Bức Tường Berlin đổ và hai toà tháp sụp, một thế giới mới đã mở ra. Sau 11 tháng 9, Hoa Kỳ đã ở trong thời chiến, Pháp thì không. Hoa Kỳ và Pháp có ngày càng ít quyền lợi chung và ngày càng nhiều tình cảm mâu thuẫn". Liệu mối rạn nứt giữa Châu Âu và Hoa Kỳ có thể hàn gắn? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc sâu sắc vào phương thức tái thiết Iraq. Nếu Hoa Kỳ thất bại, cả thế giới sẽ càng lo ngại về sức mạnh của nước Mỹ.

Nếu Washington thành công trong việc xây dựng một xã hội dân chủ ở Iraq, người ta sẽ nói "Hoa Kỳ làm tốt đấy!" - và Châu Âu và nước Mỹ sẽ xích lại gần.
(SOURCE: The New York Times)

Tin VietNam ...( Bắc Việt ) Tỉnh Hòa Bình: Dân chúng đổ xô mua bài thuốc "cây xạ đen" trị bệnh ung thư
HOÀ BÌNH 30-03.- Thời gian vừa qua, dân chúng Việt Nam rộ lên tin đồn về một bài thuốc dân tộc Mường pha chế từ cây xạ đen trị được căn bệnh ung thư. Những tin tức này đã thu hút hàng đoàn người đổ dồn về thị xã Hoà Bình. Chủ hiệu thuốc bán bài thuốc này phải thuê đất lập bãi giữ xe cho khách. Hiệu quả của bài thuốc này ra sao vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng. Theo lời kể của tờ Pháp Luật Sài Gòn thì bài thuốc này bắt nguồn từ một thang thuốc gia truyền của Bà lang Mường. Gia đình bà Đinh Thị Phiển là người dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi (Hoà Bình) làm nghề thầy thuốc từ mấy đời nay. Đời trước truyền lại đời sau, không phân biệt trai gái, ai có thiên khiếu, ham mê thì được truyền nghề. Các phương thức gia truyền này chủ yếu về các bệnh đàn bà và chứng vô sinh. Bà Phiển cũng không nhớ chính xác thời điểm phát hiện tác dụng chữa ung thư. Chỉ nhớ rằng đã lâu rồi, một phụ nữ ung thư dạ con, bị nhà thương Phủ Doãn trả về. Gia đình người bệnh dựng lều trong vườn để người đó nằm chờ chết. Mẹ bà Phiển (mọi người gọi trân trọng là mế Hậu) thương người phụ nữ này, sắc thuốc cho uống, chỉ mong người bệnh bớt đau đớn lúc cuối đời. Thế mà bệnh giảm dần, rồi khỏi bệnh. Từ đó bà mế Hậu phát hiện ra công dụng mới của bài thuốc gia truyền và nghiên cứu thêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược chất từ cây xạ đen hái trên núi là vị thuốc chính trị lành các khối u, ung bướu và bà đã gọi cây xạ đen là cây ung thư. Nhờ chữa bệnh có uy tín, năm 1970 bà được đưa lên làm việc tại Tỉnh hội Thuốc đông y Hoà Bình. Lương y Đinh Thị Phiển đã theo học nghề thuốc của mẹ từ năm lên 10, bắt đầu từ việc thái thuốc, sao thuốc, đến năm 1972 thì được về Hà Nội học tại Viện Y học dân tộc cổ truyền. Bà đã có bằng lương y đa khoa, làm việc tại Xí nghiệp thuốc dân tộc Hoà Bình, Nhưng uy tín, tiếng tăm của bà Phiển vẫn là bài thuốc gia truyền vừa chữa vô sinh, chữa bệnh đàn bà và các chứng ung thư dạng u, ung bướu mà bà ký hiệu UT1 và UT2. Một số người bệnh ung thư bị bệnh viện "chê", trả về như ông Phạm Xuân Dục (trú tại ngõ 169A, phố Tây Sơn, Hà Nội); Phạm Văn Bài (trú tại thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, Gia Lão, Hải Dương) nghe tiếng bài thuốc, tìm đến bà Phiển nhờ điều trị. Uống thuốc thấy đỡ, các triệu chứng về ung thư giảm dần, có người khoẻ hẳn lại, viết thư cảm ơn. Bà Phiển cho biết trước đây bà vẫn chữa các chứng về u, bướu, nhiều người đã khỏi hẳn nhưng các loại u, bướu đó có phải là ung thư không thì không chắc lắm, vì không có phương tiện để xét nghiệm. Nay bệnh nhân mang theo giấy xét nghiệm của các bệnh viện, nhất là bệnh viện K (chuyên về ung thư), bà mới chắn chắc bài thuốc gia truyền có tác dụng trị ung thư. Lượng thuốc điều trị tuỳ theo dạng nặng nhẹ, bệnh nặng thì 60 thang, bệnh nhẹ thì 20 thang. Cây xạ đen mọc trên núi, đưa về đồng bằng trồng thì còi cọc, không phát triển. Để có nguồn thuốc chữa bệnh, gia đình bà có một khu đất riêng trong núi để trồng. Hỏi vườn thuốc ở đâu, bà lang Mường này cười: "Bí mật nghề nghiệp, tôi không nói được". Nhưng trước tình trạng bệnh nhân nhiều như hiện nay, bà Phiển thú nhận: "Cứ thế này thì chỉ độ vài tháng nữa thì vườn thuốc cạn kiệt. Bài thuốc có tác dụng trên một số chứng ung thư nhưng từ trước đến nay vẫn chỉ chữa theo cách dân gian chứ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Nhiều bệnh nhân ung thư vẫn bị di căn vẫn tìm đến chữa bệnh, hiệu quả vừa không cao, lại vừa tốn công của họ. Nhưng họ năn nỉ quá thì tôi vẫn phải bốc vài thang thuốc cho uống thử". Theo giáo sư Lê Thế Trung, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết: Cần phát triển cây xạ đen để thử nghiệm tại nhiều nơi. Từ năm 1992, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu toàn diện về cây xạ đen. Các kết quả cho thấy chất chiết xuất từ cây xạ đen (gọi là chất K10) có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, có hiệu quả trong điều trị một số chứng ung thư. Nhất là khi kết hợp sử dụng chất K10 với thuốc Medi Phylamin là thuốc chủ lực do Việt Nam chế tạo để trị ung thư thì hiệu quả rất tốt. Bà Phiển vẫn dùng cây xạ đen để uống theo dạng sắc, còn chúng tôi đã chiết xuất từ chất K10 từ cây xạ đen thành dạng tinh thể, có thể pha để chích, hoặc uống, hiệu quả sẽ nhanh hơn. Nhưng chưa thể đưa vào ứng dụng được vì nguồn cung cấp cây xạ đen quá ít. Chúng tôi đã đề nghị tỉnh Hoà Bình nghiên cứu biện pháp trồng và phát triển cây xạ đen để nghiên cứu, thử nghiệm tại nhiều nơi.

( Ký Điệu không dám bình luận chuyện Y Khoa hay Đông Y của Việt Nam về vụ nầy

Tin ViệtNam... Sài Gòn: Cô ký giả người Úc gốc Việt vượt đại dương tìm mẹ
SÀI GÒN 30-03.- Một cô gái sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, bị mẹ ruột bỏ vào trại mồ côi rồi sau đó làm con nuôi một gia đình người Uùc. Sau 28 năm, cô gái ấy giờ đây đã là một ký giả của hãng thông tấn truyền hình NBN-News tại Uùc. Cô đã về Việt Nam hai lần và tìm được người mẹ ruột của mình. Tờ Công An Sài gòn đã ghi lại cuộc hành trình đầy cảm động này của cô Huỳnh Thị Cẩm Tú hay còn gọi là Catherine Tumer. "Ngày 19/10/1974, tại làng Tân Sơn Hoà, thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Sài Gòn) có một đứa bé được sinh ra. Trong khai sinh, đứa bé không có cha, được lấy họ mẹ và đặt tên là Huỳnh Thị Cẩm Tú. Ngày 5/2/1975, khi bé được 4 tháng tuổi thì người mẹ là Huỳnh Thị Nga, do hoàn cảnh nghèo khó đã ký giấy uỷ thác cho em vào cô nhi viện Gò Công, thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay. Sau đó không lâu (trước năm 1975), một gia đình người Úc đã làm thủ tục nhận em về nước làm con nuôi. Từ đó bắt đầu những tháng ngày lưu lạc nơi miền đất xa lạ mà cô cứ tưởng đó là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cô bé Huỳnh Thị Cẩm Tú được đặt cho một cái tên mới: Catherine Tumer. Cô được vào học trường Úc và về mặt pháp lý, cô đã trở thành một công dân Úc. Catherine Tumer được cha mẹ nuôi rất mực thương yêu. Cô học rất giỏi và sau một thời gian khi đã đỗ đạt, cô trở thành phóng viên của hãng thông tấn truyền hình NBN News - Úc. Bí mật về thân phận, cội nguồn được chôn sâu cho đến lúc Catherine đến độ chín chắn của tuổi đời, cha mẹ nuôi của cô mới quyết định cho cô biết tất cả. Là một công dân Úc, rành rẽ ngôn ngữ Úc, chưa bao giờ cô biết đến tiếng "mẹ" của ngôn ngữ Việt Nam, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của cô gái Catherine Tumer -Huỳnh Thị Cẩm Tú vẫn luôn có một tiếng gọi từ rất xa. Tiếng gọi ấy mỗi lúc càng lớn dần như giục giã, thôi thúc theo ngày tháng trưởng thành của cô gái. Đó là tiếng gọi của cội nguồn, của bản năng đang trỗi dậy và luân chuyển trong dòng máu Việt. Rồi cho đến khi cô được cha mẹ nuôi tiết lộ về gốc gác của mình, Catherine mới vỡ lẽ về những cảm nhận tâm linh của mình là sự thật. Cô quyết định trở về Việt Nam tìm mẹ. Lần đầu tiên trở về Việt Nam vào tháng 11-2002, cô đến công an quận Tân Bình, công an quận Phú Nhuận và đăng mục tìm mẹ trên một tờ báo tại Sài Gòn nhưng tất cả đều vô vọng mù khơi như bóng chim tăm cá. Thất vọng, cô quay trở về Úc và tại đây cô quen được cô Nguyễn Thị Khánh Đoan, một người Việt Nam quê tại Bình Dương đang du học tại Úc. Khánh Đoan hứa khi trở về Việt Nam sẽ cố gắng giúp cô tìm lại mẹ ruột. Đầu tháng 3-2003 vừa qua, Cẩm Tú trở lại Sài Gòn chuyến thứ hai và Khánh Đoan đã tìm mọi cách để giúp cô như đã hứa. Hai người đến cô nhi viện Gò Công, nơi ngày xưa Cẩm Tú đã từng được nuôi dưỡng ở đó với hy vọng rất mong manh sẽ tìm được một chút dấu vết gì của mẹ. Cô nhi viện giờ đây đã trở thành trường mẫu giáo Bình Minh. Các bà xơ ngày xưa đều không còn ai, chỉ có hai cô nhi ngày trước đã từng chăm sóc Cẩm Tú (lúc đó họ mới khoảng 10-11 tuổi) còn lờ mờ nhận ra cô nhưng với mẹ Cẩm Tú thì họ không biết gì cả! Khánh Đoan quyết định đưa Cẩm Tú đến công an quận Gò Vấp vì cô nghĩ rằng, đây là nơi giáp ranh với quận Tân Bình, có thể họ có được một chút thông tin gì chăng? Tại Đội cảnh sát quản lý hành chánh, người đội trưởng đã hỏi han cặn kẽ về những thông tin liên quan đến người mẹ của Cẩm Tú. Sau đó, một nhân viên tìm trong tàng thư hộ khẩu được lưu giữ trong máy vi tính, lấy ra một loạt danh sách gồm 28 người có tên Huỳnh Thị Nga, nhưng không ai trùng hợp với ngày tháng, năm sinh và số căn cước của bà Huỳnh Thị Nga - mẹ ruột của Cẩm Tú! Vẻ thất vọng hiện rõ trên gương mặt cô gái tội nghiệp Cẩm Tú làm mọi người có mặt trong phòng cũng phải nao lòng. Vẫn còn chút hy vọng, công an trực tiếp liên hệ qua điện thoại với trung tâm xử lý thông tin thống kê Sài Gòn và nhờ họ giúp đỡ. Mười phút nặng nề trôi qua... Bỗng chuông điện thoại reo vang. Từ đầu dây bên kia, giọng của nhân viên tại trung tâm vui vẻ báo: "Hiện tại thành phố Sài Gòn có một người đàn bà đúng với tên tuổi, ngày tháng năm sinh như trên đang ngụ tại số 1055B đường Hiệp Nhất, phường 4, quận Tân Bình". Tin này làm mọi người vui mừng và ai nấy đều như đứng cả dậy để chia sẻ niềm hạnh phúc của Cẩm Tú. Cô đã tìm được mẹ!

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002