|
|
|
Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003 |
Thư tòa soạn |
Thử viết về Sông Nguyên Nguyên tính thống kê mới được công bằng. Thí dụ tổng số các danh nhân Quảng Nam - liên hệ đến Ngũ Hành Sơn, đến các sông Thu Bồn, sông Hàn, sông Vu Gia, Vĩnh Điện, Trường Giang, Thúy Loan thường được kể đến, như Nguyễn Duy Hiệu, Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp, Ích Khiêm, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Hoàng Diệu, v.v. nếu đưa vào thống kê của cả nước trong suốt chiều dài lịch sử phải được nhân lên đôi lên ba lần mới đúng với khoa học. Tương tự, tỉnh Kon Tum với những danh nhân như N’ Trang Lơng, Ngụy Như Kôn Tum, gần gũi với các sông Thu Bồn, Trà Khúc, Pkô, Sông Ba, sông A Yun, sông Đà Rằng chắc cũng cần một bội số trong thống kê toàn nước. Cũng tương tự, những Võ Tánh, Phan Thanh Giản, Đồ Chiểu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Đông Hồ Lâm Văn Phát, Sương Nguyệt Aùnh, Võ Trường Toản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Trương Minh Ký, v.v. - dính liền với Tiền Giang / Hậu Giang, sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sàigòn, và hàng trăm sông rạch ở Nam Bộ. Con số đếm ra những danh nhân này ở phía Nam cũng phải được nhân với một bội số nào đó mới được công bằng. Ta cũng để ý đặc biệt những người ‘phát minh’ ra bản Vọng Cổ hoặc Cải Lương đều đã từng chào đời và sinh sống giữa hệ thống sông rạch của miền Nam, của miệt vườn Nam Bộ. Như Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu người Bạc Liêu, vào năm 1918, đã sáng chế ra bản Dạ Cổ Hoài Lang, tức Vọng Cổ. Như gánh hát của Thầy Năm Tú (Mỹ Tho) và soạn giả Mạnh Tự Trương Duy Toản đã lăng xê tuồng Cải Lương đầu tiên qua vở Lục Vân Tiên, cũng vào năm 1918. Thậm chí trong thời buổi ban đầu, các gánh hát cải lương thường đi ‘hát dạo’ từ làng này đến làng kia bằng thuyền bằng ghe. Có lẽ ta cũng nên nhân số lượng các danh nhân tiền bối của ngành cải lương với một bội số nữa, để xuống sổ thống kê cho được mùi. Để đánh dấu việc tuy sinh sau đẻ muộn, vọng cổ và cải lương đã có những thành quả rất đáng kể trong đóng góp văn hoá và nghệ thuật của nước Việt Nam. Có lẽ ta cũng băn khoăn không ít trong suy nghĩ rằng có nên phân biệt danh nhân với các anh hùng dân tộc hay không. Còn các vị byua, các vị vương đế thì sao? Đa số họ được sinh bên cạnh sông Hồng, hay sông Hương như đối với nhà Nguyễn sau này. Có liên hệ gì giữa sông với tinh thần anh minh, dũng cảm của một số vua, như vua Hàm Nghi, hay không? Hay yếu tố ‘con vua thì được làm vua’ quan trọng hơn, và chắc hẳn sẽ lấn áp yếu tố gần gũi với sông-nước? Rất tiếc bài đã dài, tài liệu nghiên cứu sẵn có lại rất hạn hẹp, công việc theo đuổi giả thuyết bỏ túi này đành tạm gác lại và chờ một dịp khác. Chỉ xin dược tóm tắt một vài tìm tòi sơ khởi: (i) Hầu hết các tỉnh tại Việt Nam, tỉnh nào cũng có ít lắm 1 con sông. (ii) Tại các tỉnh ở phía Bắc, do ở lịch sử dân tộc khởi nguồn từ đó, sông nào cũng có thểø được thông suốt, nối liền với tên tuổi các danh nhân, các anh hùng dân tộc. (iii) Các danh nhân thường xuất hiện ở các tỉnh chung quanh kinh đô, nhất là ở vào thời xa xưa. Đặc biệt thời nhà Nguyễn bắt đầu có nhiều danh nhân, anh hùng chống giặc Pháp xuất xứ từ những nơi xa xôi như phía bắc thành Thăng Long (Kẻ Chợ), hay mãi tận Gia Định và Nam Kỳ lục tỉnh. (iv) Tỉnh Hà Bắc với các sông Cầu, sông Đuống, Thái Bình, sông Hồng, sông Lục Nam đã sản xuất rất nhiều người học giỏi cho Kinh Bắc ngày xưa: 17 trạng nguyên, 622 tiến sĩ so với 47 trạng nguyên, 2991 tiến sĩ cho cả nước. Nhất là khu Lang Tài, triều đình có tất cả 6 thượng thư, khu Lang Tài cung cấp 4. Hoàng Hoa Thám, người hùng Yên Thế cũng là người Hà Bắc (v) Các tỉnh Hải Dương / Hưng Yên với sông Hồng, sông Lục Đầu đã sản xuất: Trần Quốc Tuấn, Mạc Đỉnh Chi (trạng nguyên năm 1304), Chu Văn An (mất năm 1370), Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh, Phạm Đình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu. (vi) Tỉnh Thái Bình với sông Hồng, sông Luộc có bà tướng Trình Cực Nương, phụ tá tham mưu trưởng của hai Bà Trưng, có khởi nghĩa của Lý Bôn vào năm 541 lập nên nhà Tiền Lý. Tỉnh Nam Định có các con sông Hồng, Đáy, Ninh Cơ, sông Nam Định, nổi tiếng nhiều người học giỏi. Thời Lê có trạng Hiền, trạng Cổ Da. Thời Nguyễn có 2 tam nguyên, Trần Bích San (bến Nứa/ Vị Xuyên) và Nguyễn Khuyến (Yên Đỗ). Nam Định cũng có Trần Tế Xương tức Tú Xương (Vị Xuyên). (vii) Nghệ An và Hà Tỉnh với sông Cả (sông Lam) và sông La nổi tiếng nhiều người học giỏi và nhiều người làm cách mạng. Riêng làng Quỳnh Đôi có 94 tiến sĩ và trạng nguyên, 152 cử nhân. Nguyễn Du, văn hào đầu tiên của Việt Nam, là người Tiên Điền. Có Sử Hy Nhân chuyên ghi lại sử sách cho nhà vua nên được phong họ Sử. Có Bùi Cầm Hổ chuyên về ngành thủy lợi. Có lương y Lê Hữu Trác biệt hiệu quen thuộc Hải Thượng Lãn Ông. Có Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, và liệt sĩ Phạm Hồng Thái có mộ đạt tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu. Một điểm nhỏ nữa. Nghiên cứu về giả thuyết bỏ túi này có lẽ nên giới hạn lại điểm cuối của thời gian. Có thể giới hạn từ thời Hồng Bàng cho đến vào đầu thế kỷ 20 hay cùng lắm là khoảng giữa thế kỷ 20. Có nhiều lý do cho sự giới hạn này. Thứ nhất muốn cho việc nghiên cứu được nhiều tính chất khách quan, khoa học ta nên hạn chế thời gian đến những mức điểm không còn mang tính tiếp nối hiện tại, tránh khỏi những cảm xúc chủ quan. Thứ hai danh nhân ở hậu bán thế kỉ 20 trên toàn thế giới mang một ý nghĩa rộng thật rộng. Chung quy cũng do ở phim ảnh và Tivi. Tài tử xi nê và đạo diễn hoặc nhà sản xuất phim ảnh trở thành danh nhân hàng đầu. Elizabeth Taylor, Sophia Loren, Brigitte Bardot, Alfred Hitchcock, Steven Spielberg, Albert Broccoli, Toshiro Mifune, Lý Lệ Hoa, Bruce Lee, Angie Dickinson, Marlon Brando, John Wayne, rồi Mel Gibson, Gwyneth Paltrow, Catherine Deneuve, Jean Reno, Gerard Depardieu, Nicole Kidman, Jet Li, Jackie Chan, Gong Li, Tom Cruise, Brad Pitt, Nicholas Cage, v.v.. Tiếp theo đó, các nhà thể thao và những người mẫu. Mohammad Ali, John McEnroe, Bjorn Borg, Michael Jordan, Peter Sampras, Ian Thorpe, rồi Cindy Crawford, Elle MacPherson, Linda Evangelista, v.v. Đến những nhà tỉ phú như Bill Gates, Rupert Murdoch. Chủ nhân các đài truyền hình, các tờ báo lớn, các ký giả có tầm vóc, các xướng ngôn viên hoặc ký giả radio, truyền hình. Những tiểu thuyết gia như Jackie Collins, Stephen King, Kim Dung, v.v. Những ca nhạc sĩ như Jennifer Lopez, Michael Jackson, Madonna, Phạm Duy, Kylie Minogue, Burt Bacharach, Sylvie Vartan, Mireille Mathieu, Rogers & Hammerstein, v.v. Và nói chung ai vượt được lên trên trong bất cứ lãnh vực nào, kể cả làm những công việc từ thiện, đều có thể trở thành danh nhân. Danh sách danh nhân ngày nay cũng rất dài, dài thật dài. Danh nhân ngày nay, ngay trong bối cảnh Việt Nam, cũng khác hẳn với danh nhân ở nhiều thế kỷ trước cho nên trong nghiên cứu về giả thuyết bỏ túi nói trên ta nên loại bỏ thời hiện đại. Ở lý do thứ ba, chúng ta cũng thấy cuộc sống hiện đại của nhân loại đều tập trung vào các thành phố. Nhất là những thành phố lớn. Dân số Tokyo với Shanghai có thể lên đến 20 triệu như chơi. Nhân tài - trong những lãnh vực kỹ thuật, công nghệ, kịch nghệ và nhất là điện toán với cách mạng internet - do đó sẽ xuất hiện nhiều hơn ở thành phố bất kể thành phố có sông chảy qua hay không. Aûnh hưởng sông nước sẽ mất dần tính chất chải chuốt cho việc tạo dựng danh nhân. Bởi nhiều lý do. Những người có tiền nhiều sẽ có nhà hoặc biệt thự ở gần sông gần biển. Họ cũng có thể có những màn ảnh chiếm cả một vách tường trong nhà tối ngày chiếu cảnh sông nước hữu tình hay một bãi biển cát trắng mịn với sóng vỗ dạt dào suốt 24 giờ trong một ngày. Những người ở miền quê sẽ ít dịp tiếp cận với các tiến bộ internet, các trường kịch nghệ, các đại học tối tân, v.v. và do đó sẽ mất nhiều cơ hội . . . để trở thành danh nhân, dù rằng họ có thể sống gần sông với nước. Thế là tạm xong chuyện sông với nước. N.N.
Postscript (Viết Sau): Bài này viết xong rồi được chuyền ngay cho bạn bè thân hữu đọc chơi cho vui. Một hai người bạn thời Trung học đề nghị thêm thắt và sửa chữa một vài điểm trong bài, và nên kèm theo một vài câu ca dao, về sông nước và tình người, như sau: Sông sâu còn có kẻ dò Sông bao nhiêu nước cũng vừa Sông Côn khi cạn khi đầy Sông Cửu Long chín cửa hai dòng Sông dài cá lội biệt tăm Sông sâu cá lội vào bờ Sông dài được mấy đò ngang Sông dời nào dạ có dời (TTD sưu tầm) |
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002
|