Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

NHỮNG BÀI THƠ TUYỆT TÁC

KS. Sagant Phan

Ngày xưa lúc còn đi học lớp Trung học , tôi ớn nhất là giờ Việt văn . Nào là Thất ngôn bát cú ,nào là Ngũ ngôn , nào là Thất ngôn Tứ cú , rồi đến Song thất lục bát , Lục bát, v v.. nhiều bài thơ rất hay mình thuộc lòng nhưng Thầy không cho thi , còn nhiều bài thơ đọc tới đọc lui , gấp sách nhắm mắt đọc thuộc lòng , nhưng cất quyển sách thì lại mèo lại hoàn mèo .

Rồi chiến tranh đến , bùng nổ dữ dội . Làm trai cho đáng nên trai ,khoác áo chiến y đi bão vệ một lý tưỡng oai hùng . Nhưng trong đời lính chiến thì tôi lại thuộc thơ nhiều nhất hơn những người bạn trong quân ngũ cũa tôi .

Nhưng thuộc thơ cũng chẳng làm chi , mọi sự trễ rồi . Tình yêu cũng trễ . Đêm về nhìn hõa châu chiếu sáng nơi góc núi lưng đèo , rồi có đêm thức trắng vì mưa rừng sầm xập đổ xuống , không còn một chổ nào khô đề mà ngũ . Giăng một cái võng vào hai cành cây thì đời lính chiến sẽ được một giấc ngũ yên lành qua đêm. Nhưng mưa ào ào đến , nước luồn chảy theo sợi dây căng võng mà ướt hết áo quần , cho dù poncho gài chặt khắp nơi . Thèm một điêu thuốc lá hút cho ấm lòng , nhưng không bật que diêm được , thuốc lá ướt chèm nhẹp rã rời. Bàn tay lạnh cóng băng giá .

Chiến tranh đến rồi chiến tranh tàn , kéo theo đời trai tàn theo ,. mái tóc phong sương giờù đây được điều gì cho quê hương ?

Tôi rời xứ trong cơn vật vã , một thời gian rất lâu nơi quê người . Tôi muốn lãng quên những bài thơ cũ bài thơ bắt buộc phãi nhớ nơi học đường , nhưng giờ đây vùn vụt bay đến , kéo đầy tâm hồn không một lối thoát .

Xa xứ gần 20 năm trường , tôi lần này trỡ về lại Saigon , .người nhà đánh điện qua báo tin là mồ mã cũa ba tôi giờ đây xiêu vẹo và sức mẽ . bắt buộc tôi phãi về để sữa lại ngôi mộ than yêu cho cha già . Ngày rời xứ , đêm khuya nơi xa rất xa thành đô . Một chiếc ghe đánh cá vượt trùng dương . Ba tôi nào biết tôi về nơi đâu . Rồi thư gởi về với một tên giã khác , nhưng ba tôi thì mừng rỡ . Nó thoát rồi . Mô Phật đất trời . Rồi thời gian lần lữa trôi qua , người Saigon , người Mỹ quốc . Liên lạc với nhau bằng thư từ với những lời lẽ bâng quơ nhưng đầy tình thắm đượm.

Ngày kia , tin dữ bay đến . Ba tôi mất Saigon người ta lo tìm nơi chôn cất , còn bên đây tôi lo tìm Thầy mà cầu siêu tịnh độ cho ba tôi . Công chưa thành danh chưa toại , nhưng vẩn báo hiếu được một phần nào . Căn nhà gạch gần Lái Thiêu được tiền tôi gỡi về mà xây thêm một gian nhà nhõ , đào được một giếng nước gọt , trồng được thêm hàng dừa lữa , đào một ao nuôi cá basa . Hình ãnh gỡi về từ hai phương trời , thời gian thêm màu sắc vào . Mái tóc ba tôi bạc thêm , còn tôi thì rụng tóc nhiều hơn xưa vì nước nôi bên nây nhiều chất : " chlor " hơn bên quê nhà.

Tiếc một điều là khi vào quân ngũ tôi không ôm được ba tôi , vì lúc đó ba tôi bi bệnh cao máu , đành phãi đón xe buýt mà vào Trung Tâm Nhập Ngũ . Oâm hai ổ bánh mì , tay cầm xắc tay vài bộ áo quần , thế thôi, rồi khi xong quân trường thì lên thẵng vùng cao nguyên tiền tuyến Rồi vượt biên mà đi , cũng không ôm được vòng tay ba tôi . Khi ba tôi mất đi , tôi cũng chưa được vuốt mắt ba tôi lần cuối cùng . Than ôi ! nay xa cách rồi.

Khi trỡ về lại quê nhà đễ làm lại mộ phần , mướn thầy coi ngày , rồi điều đình với phường xã . Xây thêm cho họ một khúc đường nhõ lót bằng đá xanh , rồi mới tới mộ phần ba tôi. Chuyện xong thì mất gần 2 tuần . Còn duy nhất một tuần lễ chót tại quệ nhà. Tôi đón xe đi về Vũng Tàu , rời thành đô Saigon , để nhớ về kỷ niệm ngày xưa .

Đến thị xã Vủng Tàu , tôi lựa một phòng trọ hẽøo lánh và rẽ tiền , vì gần hết tiền rồi .

Tôi đón một chiếc xe thồ Honda ôm , nói với tài xế là tôi cần đi về hướng bắc , chạy hết đoạn đường nhựa , rồi đến đoạn đường cát sõi , rồi lên dốc , rồi xuống đồi. Anh tài xế ngạc nhiên , tôi nói thì về nơi xưa chụp lại một tấm hình cũ kỷ niệm mà , về đi không cần đón tôi

Nơi tôi xuống là một vùng vắng vẽ đìu hiu , hàng cây phi lao xơ xát lá cành , nơi xa là nhiều tãng đá . HoØn lớn hòn nhõ nhấp hô như hàng ngàn người lính núp thế vậy . Vâng ! hơn 27 năm trước , tại chổ nầy chúng tôi lần lượt bốn phương tám hướng , bí mật kéo đến . Bãi đỗ thuyền vượt biên mà . Người tới lặng lẽ , và tự động nói một mật khẩu nào đó , được nhận và cứ tự nhiên tìm chổ nấp nơi những hòn đá tãng đó . Mổi người nấp một hòn đá , khi đêm về thì nhớ nhìn ánh sáng đo đõ cũa đèn pin trên dốc đồi và cứ tiến tới nơi đó , rồi sẽ được ai đó dẩn đi chổ khác , rồi lội ra chút xa xa , nước biển đến ngực ,rồi lên ghe nhõ . Họ chèo ra khơi , rồi leo lên một thuyền đánh cá lớn hơn . Thế là xuất ngoại đấy .

Tôi và người yêu cùng leo một chiếc ghe đánh cá khá lớn , rồi nhóm khác chiếc ghe đánh cá nhõ hơn nhưng chạy nhanh hơn . Ghe trưỡng toán. Rồi gần đến Indonesia , gần đến hòn đão nhõ thì mây vần vũ kéo mưa . Bão lớn đến , phút chốc trời tối đen như mực , gió phần phật , gầm hú xung quanh . Nước biển giờ cùng màu với đất trời . màu đen như mực . Sóng bổng nhiên trồi cao như tầng lầu 5 tầng vậy , Ngó lên thấy mà chóng mặt , kinh hoàng . Rồi thuyển vọt lên nơi cao như leo núi cao rồi nhào ụp xuống như như lao vào vực thẵm . Rồi một tiếng rắc nghe vang rất lớn , thuyền vỡ toát ra làm hai mãnh, người người kêu gào ganh đua tiếng thét tiếng gào cũa biển khơi đang cuồng nộ , biển khơi đang thanh toán nghiệp quã từng người . Tôi tìm người yêu và biết chắc người yêu củng tìm tôi . Hai chân đạp nước , tay bơi điên cuồng vào nơi tối tăm đen nghịt. Hừng sáng thì tôi ngất đi , khi tĩnh dậy thì thấy mình nằm trên khoang một tàu tuần duyên cũa người Indonesia và vài người rũ rượt nữa. Tôi mất người yêu vào đêm khuya đó, nhưng vẩn hy vọng một tàu nào đó cứu được nàng . Lên trên đão , thì có khá nhiều người Việt tị nạn đang ở đó , có nhà , có nơi cầu nguyện, tôi tìm nàng như một tên khùng điên . Nhà ăn tôi dùng dĩa giấy viết tên tôi và tên nàng treo khắp nơi , cây dừa , cây cột đèn đen nghịt chung với nhiều dĩa giấy y như tôi vậy. Cùng chung định mệnh .

Rồi hôm nay đây , hơn 25 năm trường , tôi trỡ lại .Vũng Tàu , Thùy Dương đi lên nữa, sóng biễn rì rầm nơi xa. Ngồi trên một hòn đá biển , mà ngay xưa tôi và nàng núp chờ đêm về và ánh đèn pin được bọc vãi đỏ quơ qua quơ lại chậm rãi và tắt hiện vài lần.

Thì bài thư tứ tuyệt cũa Nhật hiện về thật sự nó không phãi bào thơ 4 câu tứ tuyệt , mà nó chĩ có 3 câu mà thôi . Cũa nhà thơ Nhật tên Miura Chora ( 1729 - 1780 ) lại được dịch ra Anh Ngữ và nay được dịch Việt Ngữ bời Vũ hoàng Thu như sau :

"The tarnished gold
And the fresh greenery
Bring back memories of bygone days"

"Vàng phai
Cùng với ngày xanh
Nghe ngày tháng cũ theo quanh nhau về"

Vâng ! Tại nơi đây ngày tháng củ theo quanh nhau về , sóng biển đánh rì rầm nơi xa , thũy triều chưa lên , nhưng hồn tôi đã lai láng kỷ niệm theo về . Nơi nầy tôi đang ngồi thu mình , sóng nước lên đánh ướt áo quần , nơi kia nàng cũng thu mình và sóng nước đánh bọt tung tóe áo quần cũa nàng . HÌnh như lúc đó không còn ai biết cái lạnh là gì nữa.

Trời hơi lạnh , tôi kéo từ trong tay xách một áo len mõng , mặc vào . Điếu thuốc lá trên môi ra khói , tôi không hút thuốc từ lâu tại Hoakỳ . Họ cấm khắp nơi , họ nói thuốc lá gây ung thư .. va quã thật thuốc lá đối với tôi không còn nhu cầu ghiền quen nữa . Nhưng tại nơi đây không hút thuốc lá thì không được rồi.

Cũng trong bài viết cũa nhà văn VŨ hoàng Thư nói về thơ Nhật gọi là Haiku mà được gọi là : " Hài Cú " , cái tên nghe chưa quen nhưng nếu khéo dịch thì vào sâu trong lòng.

:" Calm and serene
The sound of a cicada
Penetrates the rock"
( Matsuo Basho - 1644 - 1694 )

"Lặng yên qua mấy từng không
lời ve ,
gõ thấu vào lòng đá xanh"

Đúng như vậy , tay rờ hòn đá tãng vô tri nhưng tôi biết nó có nhịp tim đập rồn rã phát từ đá xanh vang ra . Kỷ niệm thì chổ nào cũng có hồn phát ra , quyện vào không gian .

Nơi cao xanh gió càng lúc càng phần phật kéo về , tắt điếu thuốc lá lúc nào không hay . Chim hãi âu không bay về nơi góc vằng người như tại đây , không đễ lại tiếng chim kêu từ nơi không trung vọng xuống . Nhưng tôi nghe tiếng ve gọi hồn, tâm hồn chùng xuống từ nơi nầy nếu phóng thẵng một vệt kẽ ngàn dặm biển khơi thì nó sẽ đến Hiệp chũng Quốc Hoakỳ , đến Los Angeles không chừng . Nhưng nơi đó không có gì gọi là kỷ niệm thân yêu như tại nơi đây , VuÕng Tàu quê hương nước Việt .

Thi VŨ nói gì :

"Em đi để lại con đường
Ta đem bóng đổ đo lường hình xưa"

Tôi nhớ người yêu vô cùng , đêm dần xuống từ góc trời biển Đông, rồi khuya về nữa, tôi vẩn còn ngồi nơi đây, tôi chờ một ánh sáng đèn pin hơn 25 năm trước , ánh đèn được bọc vãi đõ chờ đợi…để rồi ngàn năm miên viễn ra đi .

"Oppressive heat
My whirling mind
Listen to the peals of thunder"
Thơ cũa Masaoka- Shiki ( 1867 )

………

" Hực nồng lữa hạ bừng lên
lòng quay quắt nóng
nghe rền sấm vang "

" Flickering lights
Of fireflies
Forebode their short lives"
( Kawabata Bosha , 1900 )

"Chập chờn
Thân đóm dường như
Tiền thân đã gọi kiếp phù du mang "

Bài nầy đáng lý tôi không muốn viết vì về kỷ niệm đau thương nầy , nhưng khi đọc bài báo cũa anh Vũ Hoàng Thư người cũa Biển Khơi , nên tôi không còn nín lặng được nữa rồi. Mai nầy rời xa vùng biển quê hương mà về lại nơi kiếp ly hương , để mà nhớ về một điều gì ? Nàng ra đi miên viển rồi . Lãng mạng chăng ? Thi tứ chăng ? Xin còn một chút gì để nhớ để thương .Haiku hay Tứ Tuyệt hay Hài- Cú cũng vậy thôi chỉ cần tiếng gõ tư hư không vọng về . Một nụ cười cũa em và cũa anh . Nay là năm thừ 26 rồi.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002