Đại Chúng số 118 - ngày 15 tháng 4 năm 2003

Thư tòa soạn
Vườn thơ
Những người ra đi
Thế giới và bình luận 1
Thế giới và bình luận 2
Tìm hiểu sức mạnh quân đội đôi bên
Đọc báo dùm bạn
30 tháng 4 năm 75
Nối giáo cho giặc
Tin nhỏ cần biết
Noi gương "áo vải cờ đào"
Bạn biết gì về quế?
Nhà báo lão thành Hồ Văn Đồng
Mục suy tư trong số báo nầy
Tâm xả
Khoa học và y khoa
Ngàn năm mây trắng
Đất bằng dậy sóng
Đổi đời
Những ngày gai lửa
Tật của các tỷ phú
Nấu ăn ngon cho chàng
Những bài thơ tuyet tác
Phan thanh Giản
Thử viết về sông

Bạn biết gì về cây Quế ?

KS. Sagant Phan

Tại VN ngày xưa , nhất là Miền Trung chúng ta có nhiều cây quế ,nhưng hầu hết người Hoa tại Chợ Lớn mua về rồi gỡi sang Hongkong , tái chế bế rồi gỡi lại Vietnam mà bán lại cho các hiệu thuốc Bắc khắp nơi tại Vietnam , nhất là Chợ Lớn...Dĩ nhiên già thành rất cao và chúng ta phãi trã đũ số tiền sai biệt nầy.

Sau đây chúng tôi trích lại câu chuyện về cây quế , cùng tên khoa học cũa nó luôn.Tinh dầu quế là loại tinh dầu quí, có nhu cầu sử dụng cao trên thị trường thế giới (đặc biệt trong các ngành công nghiệp hương liệu, dược, thực phẩm...). Tuy nhiên cây quế (tên khoa học Cinnamomum, họ long não Lauraceea) lại có yêu cầu đặc biệt về điều kiện tự nhiên, chỉ phát triển được ở một số vùng nhất định thuộc miền nhiệt đới, nhiều nắng, nhiều mưa, ẩm độ cao. Vì vậy quế trở thành đặc sản của một số vùng.Việt Nam là một trong ba vùng quế chính trên thế giới (hai vùng khác là Sri Lanca và Trung Quốc) nhưng gần đây sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn đến tình trạng chặt bỏ rừng quế hàng loạt.

Hiện VN có bốn vùng quế chính và đều có những giống riêng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng như: Cinnamomum Cassia Blume (có đặc điạm thực vật giống quế Trung Quốc) của vùng Hoàng Liên sản, trong đó chủ yếu là tỉnh Yên Bái: Cinnamomum obtusifolium Ness của vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi; Cinnamomum laureirii Ness của vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh và Cinnamomum zeylanicum Ness (giống quế Sri Lanca) của vùng Quảng Ninh với tổng diện tích khoảng 25.000 - 30.000 ha.

Các nhà khoa học trên thế giới đánh giá rất cao cây quế VN. Họ đã đã lặn lội lên Yên Bái rồi ngược vô Quảng Nam, Quảng Ngãi...lấy từng mẫu quế về phân tích, khảo sát. Qua gần hai năm nghiên cứu, cuối cùng họ tìm ra nguyên nhân vì sao người trồng quế không bán được. Theo họ, vì trước đây thấy quế Yên Bái dễ trồng, phát triển nhanh nên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con trồng giống cây này. Qua nhiều phân tích các khoa học gia cho rằng chỉ có giống quế của vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi là có chất lượng, đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Quế các nơi khác đều có nhiều tiêu chuẩn không đạt, chẳng hạn giống quế Yên Bái về hàm lượng tinh dầu, hàm lượng Cinnamaldehud...đều không đạt tiêu chuẩn VN nên thị trường không chấp nhận. Qua nghiên cứu, họ kết luận giống quế ở Trà My (Quảng Nam) là loại tốt nhất, không chỉ ở VN mà cả trên thế giới. Các khoa học gia cho biết mới đây Giáo sư người Nhật : Gisho Honda, một chuyên gia về cây quế của ÐH Kyoto (Nhật), đã gọi cây quế Trà My là "thần quế"."

Khi khảo sát tình hình trồng quế trong nước, Giao sư : Honda nhận thấy việc chế biến chưa tận dụng hết nguồn nguyên liệu. Hiện nay chỉ có vỏ quế từ thân và cành to được sử dụng, còn cành nhỏ và lá chưa được tận dụng. Ðể giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác khai thác quế, ông đã tiến hành nghiên cứu qui trình công nghệ chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước (hiệu suất cao hơn các phưng pháp cổ điển) nhằm tận dụng quế vụn, quế cành, lá quế...Ngoài ra ông còn điều chế một số chất dẫn quan trọng để dùng trong công nghiệp như: cinnamicacid, etyl cinnamat, n-butylcinnamat.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, khoa học gia VN và Nhật cho rằng ngành nông nghiệp cần khuyến cáo người dân chỉ nên trồng quế Trà My. Hiện sản lượng quế thế giới chỉ khoảng15.00 tấn/năm trong khi nhu cầu cao hơn rất nhiều. Vì vậy với tiềm năng vốn có, nếu phát triển được giống tốt chắc chắn sẽ nâng cao thế mạnh của cây quế VN trên thị trường thế giới. Ðiều lo lắng hiện nay là một vài nơi ở Quảng Nam cây quế đang bị bệnh tua mực đe doạ, các khoa học gia ngoại quốc đang kết hợp với các nhà khoa học Nhật nghiên cứu về bệnh này để có phưng pháp phòng trừ hiệu quả. Ngoài ra họ còn mời một công ty dược của Nhật đầu tư vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Ít ai biết rằng để tìm ra giải pháp cho cây quế VN với bao nhiêu công việc phải làm như trên, với ước muốn giúp phát triển nghề trồng quế và khẳng định vị thế cây quế VN trên thị trường thế giới.

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002