Đại Chúng số 120 - ngày 16 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Thế Giới Và Bình Luận
Dấu Mốc Quan Trọng
Tin Nhỏ Cần Biết
Đại Lễ Phật Đản
Nhân Ngày Quốc Hận
Tiếng Quốc Đêm Trăng
Bệnh Sars
Thơ và Nhạc Bảo Oanh
The Mother of Mothers Day
Lịch Sử Ngày Cho Mẹ
Duyên Em
Đừng Hỏi Tại Sao
Ngày Nhân Quyền Cho VN
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Phan Thanh Giản
Kiếp Hoa Chìm Nổi
Mưa Bên Này Nắng Bên Kia
Giáo Sư Vũ Ký
Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo

Tin Nhỏ Cần Biết
Đạt Luận sưu tầm

 

A.-Tóc và sự phát triển của tóc

Số sợi tóc và màu tóc

Ðộ dày, hình dáng và màu sắc của tóc thay đổi tùy thuộc mỗi người.
Những người có tóc nâu và đen có gần 100 000 nang tóc, những người tóc vàng có nhiều hơn một chút và những người tóc đỏ ít hơn một chút. Màu tóc tùy thuộc một sắc tố, đó là mélanine, được một loại tế bào đặc biệt gọi là mélanocyte tạo ra rồi chuyển cho tế bào của nang lông.

Màu của tóc di truyền và thay đổi tùy loại, số lượng và sự phân phối mélanin (đen-nâu, vàng-đỏ). Khi sự chế tạo mélanine giảm dần với tuổi tác, tóc biến thành xám.

Yếu tố cấu tạo ra tóc

Da đầu chứa hàng ngàn sợi lông cá biệt cắm vô các nang ở dưới da. Chứng rụng tóc của đàn ông làm thay đổi cách phát triền của tóc. Tóc bị ảnh hưởng bởi chứng hói trở nên ngắn hơn, mòng hơn và lợt hơn. Có khi chúng trở thành quá mảnh và màu quá lợt nên khó thấy chúng.
Sự phát triển bình thường của tóc:
Người ta phân biệt ba giai đoạn trong chu trình phát triển của tóc và hàng ngàn túi lông của da đầu ở giai đoạn phát triển khác nhau:

1) Giai đoạn phát triển:

(phase anagène, anagen stage)
Sợi lông mọc từ dưới gốc của một nang (túi). Giai đoạn phát triển thường kéo dài vài năm để trở thành tóc trrưởng thành

2) Giai đoạn nghỉ ngơi: (phase catagène, catagen stage)
Trong giai đoạn này, sợi tóc ngưng mọc dài và rễ (gốc) của tóc co lại. Chân của nang đứt ra và tóc di chuyển lên bề mặt của nang, xa gốc và mạch máu mang chất nuôi dưỡng tóc.

3) Giai đoạn phát triển mới (phase télogène, telogen stage) Tóc trưởng thành không dính chặt nơi gốc của nó. Nó bị đẩy ra ngoài nang do sự phát triển của sợi tóc mới ngay sát phía dưới và thường rụng sau vài tháng.

Ở giai đoạn này, giai đoạn phát triển lại trở lại và một sợi lông lại dài ra từ gốc của nang chứa lông
Nhiều loại kích thích tố (hormones) ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sự rụng tóc.

 

B.-Những điều chưa biết về nghề nhiếp ảnh

Louis Jacques Mandé Daguerre, người phát minh ra kiểu chụp ảnh Daguerre.
"Ông nội tôi đã phải ngồi không nhúc nhích trước máy ảnh suốt bốn mươi phút đồng hồ mới chụp được một tấm ảnh, mà lại chỉ là một tấm độc nhất không in thêm được!", nhà vật lý học người St. Peterburg, giáo sư Veinberg, kể về những chiếc máy ảnh đầu tiên.

Nghề chụp ảnh thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta từ những năm 40 của thế kỷ 19, đầu tiên dưới hình thức những "tấm ảnh kiểu Daguerre" (mang tên Daguerre, người đã phát minh ra phương pháp ấy), tức là những tấm ảnh in lên các bản kim loại. Khuyết điểm của phương pháp này là người được chụp phải ngồi rất lâu trước máy ảnh - hàng mấy chục phút!

Đối với quần chúng, việc chụp ảnh như vậy mà không cần họa sĩ là một điều mới lạ, gần như thần bí, cho nên chưa dễ tin ngay được. Trong một tờ tạp chí cũ của Nga (1845) có một câu chuyện khá lý thú về vấn đề này:
"Nhiều người đến bây giờ vẫn chưa tin rằng phép chụp ảnh của Daguerre lại có tác dụng. Có lần, một vị khách quần áo chỉnh tề đi chụp ảnh. Người thợ chụp ảnh bảo ông ta ngồi xuống, điều chỉnh ống kính, lắp một tấm nhỏ, nhìn đồng hồ rồi đi chỗ khác. Khi người chủ còn ở trong phòng thì ông khách đáng kính ấy vẫn ngồi rất ngay ngắn, nhưng khi ông ta vừa đi khỏi cửa, vị khách liền đứng dậy, lấy thuốc ra hút, nhìn tỉ mỉ khắp xung quanh máy ảnh, dán mắt vào ống kính, lắc lư đầu, khen: "Cái trò láu lỉnh", và bắt đầu đi dạo trong phòng.
Người thợ chụp ảnh trở vào, sửng sốt đứng trước cửa và thốt lên:
- Ông làm gì thế? Tôi đã nói với ông phải ngồi thật ngay ngắn kia mà!
- Tôi đã ngồi rồi, chỉ lúc bác ra tôi mới đứng dậy thôi.

Cả lúc đó ông vẫn phải ngồi chứ. Thế nhưng tại sao tôi lại phải vô công rồi nghề ngồi như thế?"

Chắc hẳn bạn đọc cho rằng đối với thuật chụp ảnh, ngày nay chúng ta làm gì còn có những ý nghĩ ngây thơ như thế nữa. Thật ra, vẫn còn nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo thuật chụp ảnh, thậm chí cả cách xem những tấm ảnh đã chụp được. Chắc bạn sẽ tự nhủ rằng điều này có gì mà không biết: cầm ảnh lên tay rồi nhìn chứ sao. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy, phần lớn những người thợ chụp ảnh và những người thích nghề này (chứ chưa nói đến quần chúng), khi xem ảnh vẫn hoàn toàn không theo đúng phương pháp.

Nghệ thuật xem ảnh

Thường khi ngắm ảnh, bạn luôn dùng cả hai con mắt, chả tội gì mà không sử dụng hết tầm nhìn của mình! Tuy nhiên, quan điểm này lại rất sai lầm. Thực tế, muốn có được ấn tượng về thị giác giống nguyên như vật thể, chúng ta chỉ được nhìn ảnh bằng một mắt mà thôi.

Về cấu tạo thì máy ảnh là một con mắt lớn: kích thước của ảnh in trên kính mờ phụ thuộc vào khoảng cách giữa vật kính và đồ vật cần chụp. Máy ảnh thu được hình phối cảnh của đồ vật lên tấm phim, cũng giống như hình ảnh mà một con mắt của chúng ta (bạn hãy chú ý là một con mắt!) đặt ở nơi vật kính nhìn thấy. Do đó, nếu muốn nhìn tấm ảnh mà có được ấn tượng về thị giác hoàn toàn giống nguyên vật thì chúng ta phải: nhìn ảnh chỉ bằng một con mắt và đặt ảnh cách mắt một khoảng hợp lý.

Có thể dễ dàng hiểu rằng nếu chúng ta xem ảnh bằng hai con mắt, thì không sao tránh khỏi nhìn thấy trước mắt mình một bức tranh phẳng, chứ không phải là một hình có chiều sâu, bởi vì đây là một hiện tượng xảy ra căn cứ vào đặc điểm của thị giác chúng ta.

Khi chúng ta nhìn một hình khối thì hai ảnh nhận được trên võng mạc của hai mắt không giống nhau: ảnh mắt phải nhìn thấy không hoàn toàn giống ảnh mắt trái. Chính do những ảnh không giống nhau này mà chúng ta có cảm giác rằng vật thể có hình khối chứ không phải phẳng: Ý thức của chúng ta đã hợp nhất hai ấn tượng không giống nhau này lại thành một hình tượng nổi (kính xem ảnh nổi cũng được chế tạo theo nguyên tắc ấy).

Còn nếu trước mắt chúng ta là một vật phẳng, như một mặt tường chẳng hạn, thì tình hình sẽ hoàn toàn khác: lúc ấy cả hai mắt cùng thu được những ấn tượng hoàn toàn giống nhau: tính chất giống nhau ấy là dấu hiệu làm cho ý thức chúng ta biết được vật ấy là phẳng.
Bây giờ chắc bạn đã hiểu, khi xem ảnh bằng hai mắt thì ta sẽ phạm sai lầm gì: làm như vậy tức là chúng ta buộc ý thức của mình phải nhận rằng trước mắt mình là một bức tranh phẳng! Khi chúng ta đưa cho hai con mắt nhìn một tấm ảnh mà đáng lý chỉ nhìn bằng một mắt, chúng ta đã tự ngăn trở mình không thấy những cái phải nhìn thấy trên tấm ảnh, thế là toàn bộ cái ảo giác do máy ảnh tạo ra một cách hoàn thiện bị những hành động vô thức ấy làm sai lệch.

 

C.-Người Nhật tạo ra "vật liệu tàng hình"

GS vật lý Susuma Tachi của Trường ĐH Tokyo - Nhật Bản, vừa tạo ra tấm áo choàng ngụy trang độc nhất vô nhị của thế giới. Nó cho phép biến người khoác áo thành kẻ tàng hình bởi không thể nhìn "vật thể" giấu bên trong, song lại "trong suốt" tới mức có thể quan sát được những hình ảnh sau lưng người mặc áo như nhìn qua tấm kính thuỷ tinh .

Tấm áo trên được chế từ một loại vật liệu đặc biệt và đóng vai trò của một màn ảnh như những màn ảnh vẫn thấy trong rạp chiếu phim. Các camera nhỏ xíu, sau khi thu hồi những hình ảnh phía sau, sẽ truyền vào một máy chiếu để đưa hình ảnh đã quay lên màn hình phía trước. Bằng cách đó, áo choàng cho chúng ta một cảm giác nó trong suốt vì có thể nhìn xuyên thấu qua.

Kể từ giữa nǎm 1995, người Mỹ và người Nhật đã quyết liệt trong cuộc chạy đua để tìm ra một phương thức ngụy trang hiện đại mà không một thiết bị công nghệ nào có thể phát hiện ra khi sử dụng tia hồng ngoại để đo "góc chết" của mục tiêu. Và cuối cùng, người Nhật đã chiến thắng vì tạo ra những tấm phủ "trong suốt".

Trong tương lai, công nghệ này không chỉ ứng dụng trong quân sự để tạo ra những người lính, thiết bị chiến đấu tàng hình và che mắt đối phương các mục tiêu nhạy cảm bằng biện pháp ngụy trang điện tử sao cho kẻ thù không phát hiện ra sự khác nhau về địa hình trên một diện tích rộng mà còn được ứng dụng trong ngành y học.
Đặc biệt trong các ca phẫu thuật, bác sĩ không cần tạo ra vết mổ lớn vì khi đeo đôi gǎng tay "trong suốt" họ có thể nhìn rất rõ ràng các chi tiết ở phía dưới bàn tay. Đó là các hình ảnh được máy quét CAT hoặc MRI chuyển lên mặt bàn tay.
Sự ra đời của loại vật liệu "trong suốt" còn tạo ra một cuộc cách mạng mới hết sức thú vị trong ngành giải trí của thế giới.

 

D.-Tiến bộ mới trong nghiên cứu sinh sản

Ngày 1/5, Website tạp chí y học của Mỹ đưa tin, một nhóm các nhà khoa học Pháp và Mỹ lần đầu tiên đã sản xuất được các giao tử, tức là những tế bào tái sinh sản, trong ống nghiệm từ các tế bào phôi gốc của chuột - một kết quả được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu sinh sản và sinh sản vô tính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tế bào phôi gốc của chuột không chỉ có khả nǎng sản sinh ra các noãn bào mà sau đó những noãn bào này có thể tiến hành giảm phân, phát triển trứng và tinh trùng sau đó chuyển sang phôi giai đoạn đầu, tuy nhiên trứng sau đó không được thụ tinh.

Đây là một bước đột phá lớn vì trước đây các nhà khoa học vẫn cho rằng các tế bào phôi gốc dạng dịch kính có thể sản sinh tất cả các loại tế bào, trừ noãn bào và tinh trùng.

Tuy vậy, các nhà khoa học còn phải tìm cách xác định liệu các noãn bào ở dạng dịch kính có thể thụ tinh được hay không. Các nhà khoa học hy vọng có thể đạt được các kết quả tương tự đối với các phôi gốc của người, áp dụng vào việc sinh sản vô tính điều trị mà không vấp phải những mối lo ngại về mặt đạo đức .

Lợi ích của hố đen vũ tru

ïLần đầu tiên trong lịch sử ngành thiên văn, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã đưa ra nhận định: Hố đen không chỉ là những kẻ "huỷ diệt" ghê gớm trong vũ trụ mà chúng còn có công trong việc gieo mầm sống ra khắp dải thiên hà.
Nhờ vệ tinh quan trắc thiên vǎn bằng tia X có tên gọi Chandra, các nhà thiên văn của NASA đã quan sát được luồng gió chứa "mầm sống" thoát ra khỏi miệng hố đen khi 2 chuẩn tinh có ký hiệu APM08279+5255 và PG 1115 + 080 đang bị kẻ huỷ diệt nuốt gọn vào "lòng" (ảnh).

Chuẩn tinh thường là vật thể có cấu trúc đặc biệt từ các nguyên tố kim loại nặng kết hợp với nguyên tử hữu cơ. Khi bị hố đen hút vào trung tâm của nó với "tốc độ tự sát", áp suất bức xạ bao quanh hố đen tác động ngược lại với chiều chuẩn tinh bay và bóc đi lớp áo ngoài của APM và PG khiến cho luồng gió chứa các nguyên tố sắt, hydrogen, carbon, oxygen... thoát ra khỏi sự tác dụng của hố đen và đi lang thang trong vũ trụ với tốc độ bằng 40% tốc độ ánh sáng. Chính luồng gió trên đã "cải tạo" môi trường vũ trụ khiến cho các nguyên tố vô cơ và hữu cơ - vật liệu tối cần thiết để xây dựng lên mô sống - được tải tới bất cứ hành tinh nào trong thiên hà.

Như vậy, sự sống trên trái đất và có thể ở trên các hành tinh khác nữa là do các thiên thạch trong vũ trụ mang tới. Nhưng, trung tâm tạo ra "vật liệu sống" của vũ trụ lại là những hố đen. Mối liên hệ tương hỗ này đang buộc các nhà khoa học phải nghiên cứu lại bản chất hố đen cũng như môi trường vũ trụ mà nó góp phần tạo ra.

 

E.- Phát hiện thụ thể tế bào gây bệnh béo phì
Các nhà khoa học thuộc Học viện Sinh học Salk (California, Mỹ), đã phát hiện ra một thụ thể tế bào là tác nhân chính điều khiển bệnh béo phì. Với cái tên PPARd, thụ thể tế bào thực hiện việc cân bằng sự lưu giữ hoặc "đốt cháy" lượng mỡ có trong cơ thể. PPARd sẽ được coi là mục tiêu chính trong các nghiên cứu tiếp sau nhằm tìm ra loại thuốc chữa bệnh béo phì và thuốc chống cholesterol.

 

F.- Đinh râu

Hỏi: Cháu có nhiều mụn trứng cá quanh mép. Hễ cháu thò tay lên nặn là bà cháu vội vàng ngǎn lại, bảo cẩn thận kẻo bị đinh râu thì khổ. Đinh râu là gì mà bà cháu sợ hãi vậy?

Đáp: Đinh râu là tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng hàm - mặt, hay gặp nhất là quanh miệng, môi trên và cằm. Nguyên nhân thường gặp là trứng cá (nhất là trứng cá nằm sâu dưới da) ở vùng hàm - mặt bị nhiễm những loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên cầu khuẩn do bị nặn non hoặc nặn bằng bàn tay không sạch. Cũng có khi có nhọt nhỏ tự nhiên mọc lên ở vùng này.

Đinh râu có thể gây biến chứng lan vào các xoang mặt, gây viêm tắc các tĩnh mạch trong não (nhất là tĩnh mạch xoang hang) hoặc nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm.

Triệu chứng: Có mụn nhọt mọc ở vùng hàm - mặt (có thể xuất hiện sau khi nặn trứng cá một vài ngày). Cả vùng mặt sưng nề với những triệu chứng nhiễm trùng rầm rộ: sưng, nóng đỏ, đau ngày càng tǎng. Tổn thương tiến triển rất nhanh, nhiều khi nạn nhân không há được miệng vì sưng và đau. Bệnh nhân thường sốt cao (39-40 độ C), có thể kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn và nôn, toàn trạng mệt mỏi, ăn uống khó khôn.
Cách xử trí: Khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đi khám và điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh thích hợp. Nếu không ngǎn chặn được quá trình làm mủ thì khi đã có mủ rõ, cần được chích nặn mủ tại cơ sở điều trị (không nên tự làm vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng, rất nguy hiểm).
Dự phòng: Chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt, nhất là vùng hàm - mặt. Khi bị sây sát, tổn thương vùng hàm mặt, cần xử lý sát khuẩn, không nặn non, chích non những nhọt nhỏ, trứng cá vùng hàm mặt.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002