Đại Chúng số 120 - ngày 16 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Thế Giới Và Bình Luận
Dấu Mốc Quan Trọng
Tin Nhỏ Cần Biết
Đại Lễ Phật Đản
Nhân Ngày Quốc Hận
Tiếng Quốc Đêm Trăng
Bệnh Sars
Thơ và Nhạc Bảo Oanh
The Mother of Mothers Day
Lịch Sử Ngày Cho Mẹ
Duyên Em
Đừng Hỏi Tại Sao
Ngày Nhân Quyền Cho VN
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Phan Thanh Giản
Kiếp Hoa Chìm Nổi
Mưa Bên Này Nắng Bên Kia
Giáo Sư Vũ Ký
Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo

Trần Quán Niệm, New Jersey, 4.5.2003
 

Tương tự chiếc kén để lại cho đời những sợi tơ vàng óng ánh, người nghệ sĩ cũng muốn lưu lại cho thế gian này một chút gì. Không phải là để làm dáng cho cuộc đời mà là chia xẻ cùng thân hữu, cùng giới thưởng ngoạn những tâm tình, những rung động. Trong trường hợp của Bảo Oanh, đây là giọng hát thiên phú của cô.

Bảo Oanh vừa thực hiện xong CD Thơ và Nhạc Cho Em Quên Tuổi Ngọc. Không giống như CD thương mại của các ca sĩ chuyên nghiệp, mà trong đó họ chỉ hát một số bài hay, trộn lẫn với những bài khác, để có thể phát hành được nhiều CD tung ra thị trường, các ca sĩ tài tử gặp khó khăn là phải lựa chọn một số bài mình ưa thích nhất trong con số hạn hẹp là khoảng 12 bài dành cho một CD. Bảo Oanh cũng thế, cô đã chắt chiu gạn lọc cho mình những bài ca đắc ý nhất, thành công nhất, đã được bạn bè ưa thích nhất, như người chọn lựa những viên kim cương óng ánh, toàn hảo, tiếc rẻ phải bỏ đi những viên khác. Lướt qua các bài hát Bảo Oanh trình bầy trong CD Cho Em Quên Tuổi Ngọc, chúng ta thấy ngay cái nghệ sĩ tính và khả năng ca hát điêu luyện của cô. Tại sao chúng ta có thể nói thế. Vì những bài Bảo Oanh trình bầy là những bài đã được lọc lựa bởi thời gian, viết nên bởi các nhạc sĩ thành danh và bởi sự say mê của người nghe. Những bài hát trữ tình và không phải dễ hát. Trong 12 bài thì chỉ có hai bài thơ, số còn lại là những nhạc phẩm vượt thời gian: Cho Em Quên Tuổi Ngọc (Lam Phương), Chuyển Bến (Đoàn Chuẩn-Từ Linh), Cô Đơn (Nguyễn Ánh 9), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành) Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng-Vĩnh Phúc), Người Đi Qua Đời Tôi (Phạm Đình Chương), Không Còn Mùa Thu (Việt Anh), Tiếng Dương Cầm (Văn Phụng), Tình Tự Muà Xuân (Từ Công Phụng), Trở Về Mái Nhà Xưa (lời Phạm Duy).

Là một CD tài tử, nên chúng ta không bắt gặp những bài hát "nghe một lần rồi bỏ". Là một ca sĩ tài tử nên chúng ta được nghe những tươi mát bất ngờ với những âm thanh cao vút trùng trùng, với những nốt láy dễ thương, quyến rũ. Hoà âm tuyệt vời của nhạc sĩ Nguyễn Quang, tiếng dương cầm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Huỳnh Thái Bình đã làn nền cho giọng hát Bảo Oanh, tiếng hát lên cao, lên cao mãi, ngân vang, ngân vang mãi trong tâm tư người thưởng ngoạn

qua những bài Giấc Mơ Hồi Hương, Người Đi Qua Đời Tôi, Trở Về Mái Nhà Xưa và còn nhiều nữa. Cũng trong những bài này chúng ta mới thấy cái trác tuyệt của tiếng dương cầm réo rắt của hai nhạc sĩ tài hoa.
Tiếng sáo Thanh Hà cũng dìu dặt với giọng ngâm ấm áp, đằm thắm của Bảo Oanh trong hai bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Du Tử Lê Ở Chốn Nhân Gian Không Thể Hiểu và gửi gấm tâm sự bi tráng qua bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển.. Trong nhạc, Bảo Oanh vút cao, thì trong thơ, Bảo Oanh lại trầm lắng, len lỏi vào tâm hồn người nghe như tiếng suối trong vắt, róc rách luồn qua khe sỏi âm thầm của một khu rừng vắng, cô liêu. Phải nói Bảo Oanh đã để hết tâm hồn vào từng bài nhạc, tửng bài thơ để đạt tới mức toàn hảo nhất, bởi vì trước hết Bảo Oanh muốn hài lòng với chính mình, hát cho chính mình trước khi gửi đến người thưởng ngoạn.

Vặn đèn mờ xuống một chút, nhắp từng ngụm cà phê nồng ấm như môi người tình, tâm hồn thư giãn, buông thả, người nghe uống từng lời thơ nhạc diễm tình, chìm đắm tâm hồn vào một cõi hư không diễm ảo.

Đó là thế cách Bảo Oanh đến với chúng ta, dịu dàng, đằm thắm, đam mê của người nghệ sĩ chia xẻ những giấc mơ của mình đến thân hữu yêu nhạc.

Khả năng của ngôn ngữ hạn hẹp, không đủ phong phú để diễn tả. Phải nghe. Phải đến với Bảo Oanh. Phải để tâm hồn chúng ta nhập vào và thẩm định giá trị nghệ thuật của CD thơ nhạc Cho Em Quên Tuổi Ngọc.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002