Đại Chúng số 120 - ngày 16 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Thế Giới Và Bình Luận
Dấu Mốc Quan Trọng
Tin Nhỏ Cần Biết
Đại Lễ Phật Đản
Nhân Ngày Quốc Hận
Tiếng Quốc Đêm Trăng
Bệnh Sars
Thơ và Nhạc Bảo Oanh
The Mother of Mothers Day
Lịch Sử Ngày Cho Mẹ
Duyên Em
Đừng Hỏi Tại Sao
Ngày Nhân Quyền Cho VN
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Phan Thanh Giản
Kiếp Hoa Chìm Nổi
Mưa Bên Này Nắng Bên Kia
Giáo Sư Vũ Ký
Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo

Nấu ăn ngon cho người Yêu
- Cô giáo Ngọc Cần Thơ phụ trách -

 

Hôm nay Ngọc hân hạnh giới thiệu các bạn vài món ăn ngon , nhưng thật sự chỉ có 1 món làm đuợc tại nhà mà thôi , còn hai món kia thì biết để " bụng " nghen , vì nó khó làm lắm. Nhưng Ngọc cũng phaĩo đăng cho bạn biết sự khác biệt đó ra sao .

Món canh Chua Miền nam thì ngon hết sẩy , nhưng chẳng lẽ miền Bắc không ai biết nấu canh chua sao ?

Fĩ nhiên miền Bắc nấu canh chua người ta thích` dùng Dấm trắng . Tốt nhất là loại dấm " nuôi " , nghĩa là không phãi Dấm do công ty hãng xưỡng chế ra . Ngày xưa Ngọc còn nhõ thì bà Ngoại cũa Ngọc ( ở Long Xuyên ) nuôi Dấm trong nhà , lối xóm hay bưng tô qua xin bà Ngoại . Ngoại cho mà không tính tiền gì hết . Đôi khi có ngừoi nhớ ơn thì họ đem cho Ngaọi lại buồng " chuối Sứ " là Ngoại cừơi vui lắm . Ngoại cho Ngọc ăn vài trái chín . Nhưng đến 4 trái chót , nó chín gần " rụt " , nghĩa là gần ra chất rượu thì Ngoại nói : " Cháu đừng ăn mấy trái chuối này , nó ra ruoựu . dắng nghét hà " . Ngọc hơi ngạc nhiên hõi Ngọai tại sao , thì Ngoại cừơi nói : " Để Ngoại nuôi con Dấm .." Vâng ! Ngoại nuối dấm bằng chứoi sứ chín rục ...Nhà Ngoại nơi góc gần bếp , ôi thôi đủ những lo hũ dấm . Múi dấm bay ra chua lè nhưng thơm phứt , còn hơn dấm mua tại tiệm chạp Phô cũa chú Xây Lủ ngoài đầu cầu sắt Cần Thơ .

 

A./-Canh chua Hà Nội

Tháng ba âm lịch, sau những cơn rét Nàng Bân cuối cùng, giàn nhót đầu nhà đã mọng quả chĩu chịt. Vào mùa này, tôm cua cũng đang lặc lè những bầu trứng . Các bà hàng cua cá, sáng sáng vớt được hàng bọc trứng tôm màu ghi sẫm óng ánh. Trứng cua thì hiếm hơn và đắt hơn, màu vàng tươi rói. Các bà hàng xẻ ra thành những miếng trứng nhỏ xíu, gói vào những mảng lá sen non, bán cho khách. Mà thường chỉ ở những chợ cũ như chợ Hàng Bè, chợ Hàng Da, chợ Hôm, chợ Bưởi, chợ Mơ. mơí có những hàng trứng tôm, trứng cua như vậy. Ði các chợ mới, bói cũng không ra. Nhót xanh nấu canh trứng cua, thì ngon tuyệt. Nhưng giản dị hơn thì người ta thay nhót xanh bằng mấy giọt chanh cốm đầu mùa thơm lừng. Bát canh chua trong vắt như hổ phách, không một gợn mỡ, ăn mát và lành vô kể.

Tháng năm tháng sáu âm lịch, nắng váng đầu váng óc, cổ họng khô khát, nuốt sao cho trôi bát cơm. Uê oải mở lồng bàn thì may trông thấy bát canh sấu. Tôi xin gọi đó là món canh chua hạng nhất của đất Hà Nội mà không món canh chua nào có thể địch nổi. Thịt nạc thăn thái xúc xắc, cho vào nước lạnh luộc qua, hớt hết bọt nổi, và cho vào dăm quả sấu xanh gọt vỏ, đun sôi thêm mấy dạo, gia chút nước mắm ngon, nhắc xuống để nguội trước khi ăn. Có thêm vài quả cà muối xổi thì hợp vị, chứ cà mối chua thì hỏng.

Riêu cua, riêu trai, riêu hến, riêu trùng trục, riêu ốc, riêu cá hay còn gọi là dấm cá, chính là những món canh chua hấp dẫn của người Hà Nội. Người ta thường nấu chúng với các loại quả chua như muỗm, quéo, thanh trà, me, dọc, khế, tai chua.... Ví như riêu cua, dấm cá nấu với quả dọc nướng chín, riêu hến, riêu trai nấu me, muỗm thanh trà. Như thế thì canh trong nước và tươi màu. Nhưng ngon nhất của riêu cua, riêu ốc phải là nấu với dấm bỗng rượu nếp. Cái mùi thơm của nó bốc lên mới hấp dẫn làm sao, thoạt nghe mà đã muốn ứa nước miếng. Mùa hè, có nhiều nhà thích nấu canh chua bằng một loại thuỷ sản nào đó với mấy lạng măng chua đồng rừng, hay là mấy lát dọc mùng, ăn cũng hay đáo để, lại có cái để mà gắp. Cũng có nhà, như nhà ông bà ngoại tôi chẳng hạn, thì quen nấu các loại canh chua với món cơm mẻ. Canh chua nấu bằng cơm mẻ tuy nước canh không được trong vắt như khi nấu với dấm bỗng rượu, nhưng mùi thơm và vị chua rất dịu mềm. Sang thu, hay đầu đông, người Hà Nội chuyển sang ăn các loại canh chua hợp thời tiết dịu mát, se lạnh, ví như canh dưa nấu cá tép vụn, ốc om, lươn om, ếch om chuối đậu phụ nướng. Những món canh ít nước này khi ăn nhớ gia chút hạt tiêu bắc, sẽ rất nổi vị.

Nhưng mà phải nhớ, mỗi món canh chua Hà Nội đòi hỏi một vài loại rau gia vị riêng, chứ không hầm bà là như canh chua ở một số vùng miền khác. Ví như riêu cua chỉ cần có mỗi hành hoa, nhưng riêu hến, riêu trai, riêu trùng trục, phải có thêm chút rau răm, riêu cá, phải cho thêm thìa là. Và riêu rươi thì ngoài thìa là, phải có thêm chút lá gấc cùng vỏ quýt thái chỉ. Các món om thì ngoài hành hoa còn có thêm tía tô, lá lốt, xương sông

Chao ôi, nếu chẳng phải là đàn bà con gái Hà Nội đi làm dâu cho chính các gia đình Hà Nội, mà nghe bà mẹ chồng dạy một tràng như thế, thì sẽ hoa mắt chóng mặt đến phát ngất. Mà chưa hết, lại còn phải nhớ, khi nấu canh chua, người ta không cho các loại rau hành gia vị vào lúc canh còn ở trên bếp. Bởi vì chất chua trong canh sẽ làm vàng hành rau, trông như canh thừa nấu lại, rất mất mỹ quan. Các cô gái mới về làm dâu Hà Nội, thì nhớ nhé, chỉ khi nào người nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn, hãy múc canh sôi lên bát, rồi thả nhẹ một vài nhánh rau hành lên trên, chớ cho rau hành dưới đáy bát, rồi múc canh sau. Như thế cũng dễ làm vàng rau hành đấy. Nhưng mà cũng còn một vài ngoại lệ nữa, ấy là có một vài loại canh chua không thể cho bất cứ loại rau hành nào vào, như canh thịt nạc, sườn thăn, giò sống nấu sấu, canh trứng tôm, trứng cua vắt chanh cốm. Không phải rằng câu tục ngữ "Trăm thứ canh không hành không ngon" lúc nào cũng đúng với người Hà Nội đâu.
Và xin nhớ một điều sau rốt, rằng người Hà Nội không bao giờ dùng một chút đường nào trong bất kể một món canh chua nào. Ăn nó lờ lợ thật khó nuốt. Và cũng không cho ớt vào canh chua. Ðó là hai đặc trưng lớn nhất để phân biệt các món canh chua của Hà Nội với canh chua của các tỉnh miền Trung, miền Nam.

 

B.- Mắm kho quẹt

Mắm kho quẹt được kho chung với tóp mỡ và ớt. Kho đến khi nào sắc lại chỉ còn lớp mắm khô kẹo kẹo, đặc quánh là tuyệt vời. Tất nhiên là phải nêm nêm sao cho hợp khẩu vị. Ngày nay, mắm kho quẹt sẽ mặn mặn, ngọt ngọt cay cay… Nhưng ngày xưa, món mắm kho quẹt chỉ là thức ăn của người nghèo; không có đồ ăn, họ mới ăn như thế, vì thế món kho quẹt không hề có vị ngọt của đường. Món kho quẹt ăn với cơm nóng hay cơm nguội gì cũng ngon, hoặc ăn với cháo trắng, còn không thì ta có thể dùng để "quẹt" rau ăn cũng "bắt" lắm. Cách làm món kho quẹt.... (kiểu mới) Rất đơn giản, bạn có thể ra chợ mua tóp mỡ khô mà người ta bán ở tiệm tạp hoá. Hành đâm nhỏ, tỏi bằm nhuyễn, ớt bằm. Cho tí mỡ nước hay dầu vào chảo nóng ( nên là loại chảo nhỏ nhỏ, thường dùng để kho cá ấy, hoặc cái nồi nhỏ không sâu lắm để dễ....... "quẹt ") Khi mỡ nóng lên, cho hết tất cả hành tỏi ớt vào. Đảo vài dạo cho thơm thì cho nước mắm ngon khoảng 1/2 chén ăn cơm. Nêm nếm đường bột ngọt sao cho vừa ăn ( không quá mặn, vị mặn ngọt là được) Xong để lữa liêu riêu cho đến khi nào mắm cạn chỉ còn lại lớp mắm khô kẹo kẹo là được.

 

C.- BÚN GỎI GIÀ MỸ THO

Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thàn phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:" Bún gỏi già"
Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình. Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm thôi. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá, ( hình như là mắm cá linh thì phải). Bún gỏi già phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Đặc biệt, nó chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn làm sao ấy. Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng mà nó ngon nhờ hẹ đấy. Nếu không có cọng hẹ nào thì cái tô bún của bạn coi như tiêu. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Bạn không cần nêm nếm gì vào tô mà vẫn cảm thấy vừa miệng...

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002