Đại Chúng số 121 - ngày 1 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Thế Giới Và Bình Luận
Mỗi Tuần Một Đề Tài
Việt Nam Trung Tâm Nông Nghiệp
Bạn Có Biết
Y Khoa Và Khoa Học
Mèo Hay Thỏ
Yếm Vải Xứ Thanh
Hội Thơ Xuân Quí Mùi
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Những Bệnh Về Kinh Nguyệt
Vườn Thơ
Vũ Điệu Con Hổ
Vấn Đề Thờ Cúng Tổ Tiên
Đọc Báo Dùm Bạn
Thư Gởi Ông Mai Vàng
Thư Ngỏ của Nguyễn H Luyến
Thông Cáo Cộng Đồng Người Việt ở Pháp

Đọc báo giùm các bạn

Do Ký Điệu ghi lại

Bài viết của Trần nguyên Sơn , rất hay . Hôm nay Ký Điệu xin ghi lại cho bạn đọc Đại Chúng nhân dịp kỷ niệm Đệ Ngũ Chu Niên Tuần Báo Đại Chúng .

"No Peace, No Honor,

Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam"

Hay

"Không Hòa Bình chẳng Danh Dự,
Nixon, Kissinger phản bội ở Vietnam."

Trần Nguyên Sơn Dẫn Nhập

Đọc lịch sử để thấy cái hay cái dở của thời đại. Người đọc lịch sử lại càng khó hơn phân biệt được thế nào chính tà. Xưa nay đã mấy ai rút ra bài học đó để tự sửa mình. Người ta chỉ nói tới cái hay của chính bản thân, mà quên đi cái dở tệ hại đưa đến sụp đổ chế độ. Mặc dù chúng tôi không đồng ý nhiều điểm trong cuốn "Gọng Kìm Lịch Sử" của ông Bùi Diễm, nhưng phải nhận rằng nhiều điểm ông thành thật với lịch sử thú nhận, "Tôi cố gắng nghe lời phân trần của ông Thiệu, nhưng không hiểu tại sao lúc đó Tôi như người có tâm trạng thẹn thùng, bẽ bàng khó tả." Người quân tử hơn kẻ tiểu nhân ở chữ "Liêm Sỉ." Thời đại nào thiếu kẻ sĩ liêm sĩ thời đại đó khó tồn tại.

Đọc Sử phần lớn suy nghĩ theo cảm tính, "yêu ghét," ít ai đủ bình tĩnh để nhìn thẳng vào sự kiện lịch sử như đã có. Người viết Sử thời đại cũng tương tự, thường trích dẫn những sách vở hay những sự kiện nào có lợi dùng nó để minh chứng luận điểm, khuynh hướng theo đuổi. Họ không đủ can đảm để nhìn vào thực tế như sự kiện đã xẩy ra. Hiện nay chỉ cần đọc một vài trang giấy mở đầu, xem cách xử dụng sử liệu người ta đã đoán trúng vào khoảng 50% cuốn sách của tác gỉa muốn đề cập tới. Ông Nguyễn Công Trứ, một nhà Nho đời Nguyễn không phải là Sử gia. Nhưng quan điểm qủa là Sử gia chân chính khi ông viết, "Không quân, thần, phụ, tử đếch ra người!" Dĩ nhiên không ai phản bác Nguyễn Công Trứ, vì thời đại của ông thời đại Quân Chủ. Nếu người ta dùng hệ thống Dân Chủ hiện nay chỉ trích Nguyễn Công Trứ hạn hẹp, thiển cận điều đó thiếu chính xác. Từ quan điểm Tam Cương Ngũ Thường đó, không ai ngạc nhiên khi Nguyễn Công Trứ bác bỏ Đoạn Trường Tân Thanh, lên án Thúy Kiều bằng câu, "Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm."

Đọc sử cũng vậy, lấy Quốc gia làm trọng, Dân tộc làm nền tảng suy luận. Sẽ tránh được hàm hồ vong bản, chạy theo quyền lợi vật chất . . . Quan điểm trên đã được một nhà nghiên cứu Chiến tranh VN, Giáo sư Larry Berman phơi bầy trong tác phẩm mới nhất của ông. Chúng tôi xin trình bày lại một đôi nét khái lược.

Vai hàng về Tác gỉa Vào giữa năm 2001, tác phẩm liên quan tới Lịch sử Chiến Tranh VN 1954-1975 của Tác giả Larry Berman ra mắt độc giả Hoa Kỳ. Nhan đề "No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam." So với đề tài nặng nề, cuốn sách tương đối mỏng 334 trang giấy. Cách hành văn tiếng Mỹ sáng sủa dễ hiểu. Từ ngữ hiện đại. Tác gỉa Berman ít dùng ngôn ngữ bắt người đọc phải hiểm ngầm, tối tăm ẩn dụ như các tác gỉa người Mỹ khác. Giúp người đọc, nhất là người xử dụng tiếng Mỹ không phải là tiếng mẹ đẻ, thưởng thức được tác phẩm chỉ cần chút ít cố gắng. Có lẽ Berman muốn được đông đảo giới độc giả VN liên quan tới VNCH đọc.

Larry Berman là Giáo sư Đại học kiêm Giám Đốc Trung Tâm "California Washington Center." Một tác giả đã trình làng, hai tác phẩm liên quan tới Chiến tranh Việt Nam: "Planning a Tragedy" và "Lyndon Johnsonõs War." Từng là tác giả nhiều bài báo, nói chuyện Truyền hình đề tài liên quan tới Chiến tranh VN. Hiện đang sống tại Davis, California và Washington, D.C. Một tác giả nổi danh Mỹ, Seymour M. Hersh qua tác phẩm "Mỹ Lai 4: A Report on the Massacre and Its Aftermath," tổng kết về cuốn "No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam" tiêu biểu trong năm 2001. Đưa ra nhận xét hết sức chính xác, "Đây là một tác phẩm nghiên cứu về sự phản bội - Phản bội của một Đồng Minh quân sự, một thành viên thương thuyết, phản bội sự thực, phản bội công luận và các nguyên lý căn bản nền Dân Chủ Mỹ. Đây là câu chuyện cần phải được kể ra. Trên thực tế, nhiều tác giả Hoa Kỳ đã công nhận, người ta che dấu qúa nhiều điều trong cuộc Chiến tranh VN. Các thế lực đã bóp méo sự thực, chân lý thường bị lấp liếm dưới hình thức này hay hình thức khác. Gây rất nhiều ngộ nhận. Tác giả Berman bạch hóa 25 năm sau cuộc chiến. Tóm tắt, giản lược các tin tức quan trọng nội tình chiến tranh, dùng lối viết khá trung thực. Hầu như ít đưa nhận định chủ quan, cũng như giả định hoặc suy rộng, như thường thấy trong các bài viết liên quan tới Chiến tranh VN nhằm bào chữa cho chủ trương, luận điểm của người viết. Không phê bình mà thành phê bình. Đó chính là trọng tâm tác phẩm mà ông gọi là "Phản Bội Việt Nam." Phản bội nền Tự do Dân chủ.

Vài nét về nội dung: Sách gồm 13 chương, với vài tài liệu phụ đính. Gồm bản chụp tài liệu đã được Tòa Bạch ốc, Bộ Ngoại Giao, Ngũ Giác Đài giải mật. Dĩ nhiên đó chỉ là những tài liệu thông thường. Hiện tại, tài liệu mật muốn tra cứu, không phải là điều khó khăn như nhiều năm trước. Nhờ đó, giúp các học giả nghiên cứu bản chất Chiến tranh VN tường tận hơn. Nhiều sự kiện, trước đây người ta hiểu sai vì thiếu tài liệu dẫn chứng. Nay nguồn thông tin dồi dào chẳng ai có khả năng tiếp tục lừa bịp dối trá.

Ngay sau khi Nga Sô xụp đổ. Tài liệu lưu trữ của KGB được các học giả Mỹ tung ra đã góp phần làm sáng tỏ cuộc Chiến tranh VN, theo một chiều hướng nghiên cứu mới. Không có Nga Sô và Trung Cộng tiếp tục yểm trợ CSBV, và sự lảng tránh trách nhiệm Hà Nội không thể chiến thắng tại VN. (Nhưng cách đây vài năm do sự mất trật tự việc nghiên cứu tài liệu mật tại kho lưu trữ KGB, đảng CS Nga, và Tối Cao Sô Viết khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi đã nhờ một giáo sư hiện giảng dậy tại Đại học Moscow và Washington giúp đỡ nhưng không kết qủa. Đó cũng là điều đáng tiếc.) Nhiều cuốn sách viết trước năm 1975, phần lớn lạc hậu nếu không muốn nói sai lầm. Điều đáng tiếc là một vài qúy vị học giả VN, thường căn cứ vào các cuốn sách đó gây nên cuộc tranh cãi không cần thiết. Chỉ vì căn bệnh tôn sùng lãnh tụ. Sử học không có chỗ dành cho lãnh tụ. Mà chỉ luận về các thuật lãnh đạo chính trị. Điều trớ trêu nhất trong Chiến Tranh Việt Nam, nhiều người khi tại chức. Làm nhiều việc sằng bậy, tưởng che dấu được người dân Việt Nam. Những khuôn mặt "Ngụy Quân tử" không lâu lắm, khoảng 1 thập niên sau đã được công bố khá rõ ràng. Mặt nạ tô son trét phấn, bị sóng gío thời gian lột trần, trơ trẽn gian sảo, nham hiểm. Tương lai sẽ còn nhiều thần tượng, đổ vỡ không thể tránh được. Họ như con bài vứt sọt rác, nằm trên chiếu bạc tàn canh. Anh hùng, tiểu nhân, phản quốc, tay sai nằm trong khoảng thời gian này.

Tác phẩm dường như khác lạ đối với phần đông các tác phẩm Hoa Kỳ về cuộc chiến VN. Phá tan ảo tưởng, nhiều tác giả Mỹ trước đây thường quy trách nhiệm cho QLVNCH. Kết thúc bi thảm xụp đổ chế độ VNCH. Trách nhiệm mất miền Nam sau 25 năm nhìn lại, tác giả Berman đã cho người đọc lối nhìn mới cụ thể hơn. Vào năm 27-1-1973, TT Nixon và Kissinger ép miền Nam ký hiệp ước Paris để mưu tìm "Hòa Bình Trong Danh Dự." (Honorable Peace) Nước Mỹ hy vọng sẽ phục hồi nền Hòa bình VN. Mặc dầu thỏa hiệp mang tiếng là Hòa Bình được ký kết, nhưng không khi nào, hòa bình thực sự hiện hữu ở miền Nam. Để rồi cuối cùng miền Nam xụp đổ. Qua những âm mưu lường gạt giữa các đồng minh.

Thực tế thỏa hiệp Paris ngay khi ký kết vừa xong đã trở thành một mảnh giấy bỏ đi. Hoa Kỳ và CSBV đã chà đạp lên văn bản ngay sau khi vừa ký kết. Hiệp định Paris không gía trị, trái với điều TT Nixon phân tích như một thành tích "as having achieved those lofty goals" (Thành công vĩ đại). Ông nói về Hiệp định Paris, "Now that we have achieved an honorable agreement, let us be proud that would have abandoned our prisoners of war, or that would have ended the war for us, but would have continued the war for the 50 milliion people of Indochina." ( :5) (Thành công ký kết thỏa hiệp danh dự, hãnh diện không bỏ rơi tù nhân, sẽ không chấm dứt chiến tranh vì chúng ta [Mỹ] mà tiếp tục chiến tranh vì 50 triệu dân Đông Dương.)

Tổng thống Nixon nô lực thanh minh bao nhiêu, hiện thực lại trái ngược bấy nhiêu. Vì sự thúc bách đòi hỏi tù binh của nhóm phản chiến, đã đưa tới việc ký kết hiệp định Paris. Trên căn bản hiệp định chẳng phải vì hòa bình mà chỉ là sự trao đổi, những cái mà người Hoa Kỳ muốn. CSBV đã đuợc gì "150.000 quân CSBV được phép ở lại miền Nam hợp pháp, Mỹ đơn phương rút 500.000 quân ra khỏi VN." Để thúc đẩy sự xụp đổ miền Nam mau chóng thêm, Hoa kỳ liên tiếp cắt giảm viện trợ. Điều mà Chú cháu Nguyễn Văn Thiệu hý hứng tin tưởng, đặt bút ký trên Hiệp Định Paris qua là lời trịnh trọng "cam kết mật" của TT Hoa Kỳ, "True, President Nixon had guaranteed brutal retaliation if the North resumed any aggression. But could these guarantees be trusted? The fate of his country depended on them. Twenty-eight months later, South Vietnam disappear." (:7). Trả đũa nếu CSBV tái xâm lược bất cứ dưới hình thức nào. Nhưng lời bảo đảm đó có tin tưởng được không? [Câu trả lời] Số phận đất nước đó tùy thuộc vào họ. Chỉ 26 tháng sau miền Nam biến mất.) TT Thiệu nhiều lần dùng "cam kết bánh vẽ" đe dọa Hoa Kỳ. Nhưng đáng tiếc, TT Nixon đã về vườn sau vụ Watergate. Còn Quốc Hội Mỹ phủ nhận các cam kết mật giữa cá nhân với cá nhân, không ai cần biết đến! Lời của bất cứ người nào, dù là nguyên thủ quốc gia chỉ như cơn gió thoảng qua. Đã thế TT Thiệu còn tội nghiệp hơn nữa, bị chê trách là phạm nguyên tắc cam kết mật khi đe dọa công bố, mặc dù trước 1975 chưa hề xẩy ra. Điều lỡ dại của TT Thiệu có thể tha thứ, nếu chỉ ảnh hưởng tới bản thân, gia đình hoặc vợ con Thiệu sẽ không ai nói gì. Nhưng ác nghiệt thay "dại dột" của Thiệu phải trả bằng số phận của cả một dân tộc. Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vừa chết, một Đoàn thể Quốc gia ở Seattle "tổ chức truy điệu Nguyễn Văn Thiệu tại Chùa Việt Nam, dưới tư cách cựu Chỉ Huy Trưởng Quân Trường Đà Lạt, mà không phải là Nguyên thủ Quốc gia âu cũng là điều đáng suy nghĩ."

Các lãnh tụ Mỹ, ngay sau đó không ngớt ca tụng thành công của Hiệp định Paris, "không phản bội . . . vì 50 triệu dân Đông Dương" đã bị đối phương Thủ Tướng CSBV, Phạm Văn Đồng nhận định,

"Hiệp định Paris đánh dấu một chiến thắng quan trọng của nhân dân chúng ta trong công cuộc chống Mỹ xâm lược, cứu đất nước. Đối với chúng ta . . . các điều khoản rất phù hợp . . . Hiệp định Paris đã lót đường cho cuộc chiến thắng vĩ đại Mùa Xuân năm 1975 . . ." (:6, 7).

Riêng TT Nixon sau vụ Watergate, viết rất nhiều sách vở "The Memoirs Of Richard Nixon." (Richard Nixon; New York; Warner Books; 1979.) "The Real War." (Richard M. Nixon. New York; Warner Book Inc.; 1980.) "White House Years." (Henry Kissinger. Boston. Little, Brown and Company. 1979.) Biện minh thiện chí của Chính phủ Mỹ đối với người bạn Đồng Minh qua Hiệp ước Paris. Nhưng ông quên rằng trong cuộc gặp gỡ với Chu Ân Lai chính ông đã tuyên bố, "Vị tiền nhiệm của chúng tôi đã phái 500.000 quân nhân tới Việt Nam, Tôi phải triệt thoái họ ra. Chấm dứt cam kết về VN. Việc đó chỉ còn là vấn đề thời gian." (:112) Với câu tuyên bố trên, đối phương hiểu ý nghĩa của sự hứa hẹn (cam kết gián tiếp), sẽ chấm dứt chiến tranh dưới hình thức của người Mỹ. Cam kết với TT Thiệu chưa làm được, nhưng cam kết với đối thủ đã được thực hiện. Chính Phủ Mỹ phản bội VNCH.

Trong sách, Berman tổng kết cho người đọc tất cả chi tiết liên quan tới Hòa Đàm Paris suốt trong Chương I. Cung cấp dữ kiện tại sao nhà kỳ cựu ngoại giao kinh nghiệm như ông Trần Văn Đỗ với lập trường căn bản, "bác bỏ vai trò của MTGPMN hiện diện trong hội nghị." (:21) Đã bị Tướng Nguyễn Cao Kỳ không đồng ý cho làm Trưởng Phái đoàn hòa đàm. Chỉ vì Kỳ cho rằng, "might break down and cry again." Giọt nước mắt của Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ năm 1954, không phải là giọt nước mắt nhu nhược, như Tướng Nguyễn Cao Kỳ nghĩ. Mà là giọt nước mắt cay đắng, cho thân phận nhược tiểu "Chính phủ Quốc Gia"dưới thời Pháp thuộc. Hai ông Thiệu và Kỳ, chuyển từ Trần Văn Đỗ sang Đại Sứ tại Pháp, Phạm Đăng Lâm. (cũng may cho ông Trần Văn Đỗ không phải tham dự hội nghị Paris, về hình thức và nội dung không khác hội nghị Genève 1954. Phạm Đăng Lâm sau ngày 30-4-1975 trở thành một nhà Sư; hiện trụ trì trong một ngôi chùa bên Pháp. Lý do Phạm Đăng Lâm trở thành Tăng nhân chưa ai rõ.)

Dù là TT Nguyễn Văn Thiệu với "Lập trường 4 Không," cuối cùng cũng phải suôi tay ký kết thỏa hiệp với CSBV. Người ký kết văn kiện là Trần Văn Lắm và Nguyễn Văn Thiệu. Thiệu đã tự phản bội với chính ông ta, Lắm cũng tự hào là người chống Cộng triệt để, được nhiều người nể trọng. Lại là người ký văn bản cùng với Thiệu. Bên cạnh Nguyễn Văn Thiệu là Bùi Diễm, Đại Sứ VNCH tại Mỹ, một người từ bóng tối do cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ. (Bùi Diệm trực tiếp hay gián tiếp xác nhận qua cuốn "Gọng Kìm Lịch sử"?) Giữ một loạt các chức vụ quan trọng từ thời Phan Huy Quát tới Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Trở thành Quan sát viên nhiều quyền hạn, bên cạnh Trưởng đoàn Phạm Đăng Lâm. Ông Bùi Diễm xuất hiện như một lãnh tụ Quốc gia khả kính, ít nhiều cầm trịch cho cuộc hòa đàm. Qua sự trọng vọng qúa trình tranh đấu "chính trị cách mạng," hay vì một lý do nào khác ít người biết.

TT Nixon hứa hẹn với TT Nguyễn Văn Thiệu từ giai đoạn nào:

Tác giả Berman bạch hóa một số bí ẩn trong Chiến tranh VN. Trước đây ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ VNCH tại Mỹ có lần nhắc tới, nhưng với thái độ lấp lửng, càng làm cho vấn đề trở nên rắc rối. Như vụ Bùi Diễm tự hào cho biết việc đắc cử của Nixon do bàn tay của ông. Nâng vai trò, nhân vật quan trọng giữa chính trường Hoa Kỳ vào năm 1968, hổ trợ Nixon ra ứng cử, đương đầu với Humprey đang thắng thế tại Hoa Kỳ. Nói rõ hơn, ông Bùi Diễm phạm vào một lỗi nặng. Thiếu sự thủy chung, đối với người đã từng đưa ông ra từ bóng tối. Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ và các nhân vật đảng Đại Việt. Ông hợp tác với Nguyễn Văn Thiệu mật thiết kể từ năm 1968, sau khi Thiệu đắc cử TT/VNCH, cuộc hôn phối giữa Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn gắn bó.

Cuộc tranh cử TT Mỹ năm 1968 gồm 3 cặp ứng cử viên,

1.-Đương kim PTT Mỹ Hubert Humphrey sau khi đánh bại đối thủ George Wallace thuộc đảng Dân Chủ, nhóm bảo thủ miền Nam. Đã gặp trở ngại ngay trong nội bộ, đảng Dân Chủ chia rẽ. Ông sẽ khó đắc cử, nếu tiếp tục xử dụng Chánh sách VN của TT Johnson. Việc khó khăn khác nữa, Hubert Humphrey không thể tách ra

khỏi TT Johnson, vì hiện là đương kim Phó Thổng Thống Mỹ. Humphrey nỗ lực tách dần ra khỏi bóng dáng chính sách của TT Johnson, để thắng cử. Cho tới ngày 30-9-1975, Hubert Humphrey tuyên bố tại Salt Lake City, định hình chính sách đối ngoại "Đắc cử Tổng Thống, Tôi sẽ chấm dứt oanh tạc BV chấp nhận sự nguy hiểm thiệt hại vì Hòa Bình." (Berman :32 "As President, I would stop the bombing of North Vietnam as an acceptable risk for peace.) Giữa Nixon và Humphrey không khác gì nhau. Ngay sau ngày 5-9-1968, khi Johnson tuyên bố với Lisagor ủng hộ cuộc PTT Humphrey ra ứng cử TT Mỹ, đến ngày 12-9-1975 Humphrey tuyên bố với mục đích tranh cử, "Tôi sẽ bắt đầu rút quân đội Mỹ về nước vào năm 1969." ("Flawed Giant: Lyndon Johnson and His Times :1961-1973." Robert Dallek. New York; Oxford University Press; 1998 :576.) Nixon cũng tương tự chủ trương rút quân.

2.-Nixon & đã vươn lên đánh bại các nhân vật đảng Cộng hòa khác là Rockefeller, Ronald Reagan. Qua đề tài tranh cử "chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự." (Ibid "an honorable end to the Vietnam War.")

Nhìn chung cả hai chính sách của đương kim PTT Mỹ Hubert Humphrey và Ứng cử viên Nixon không khác gì nhau. Chính sách của Hubert Humphrey có phần cụ thể hơn vì ấn định thời biểu cho cuộc rút quân vào năm 1969. Trong khi đó Nixon chỉ đưa ra những nét khái lược "chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự." Điều này chỉ có thể hiểu, Mỹ không để cho thảm bại tại VN.

Nhận xét tổng quát chiều hướng chính trị của nước Mỹ sau năm 1968, tác giả Berman cũng vô tình hé mở cho thấy "Mỹ không thể tiếp tục họ đang tìm cách chấm dứt chiến tranh mưu tìm hòa bình." Mưu tìm hòa bình trong danh dự chỉ có nghĩa là rút ra khỏi VN.

Điều này trái ngược với chủ trương của các nhà lãnh đạo VNCH, trong đó gồm Nguyễn Văn Thiệu và "cố vấn" Bùi Diễm đương thời chủ trương "tiếp tục chiến tranh." Sự khác biệt với Humprey "chấp nhận thiệt hại vì hòa bình" và Nixon "Chấm dứt chiến tranh trong danh dự." Chính phủ VNCH đã không thể uyển chuyển chính sách, thay thế con đường một chiều có từ thời Đệ I Cộng Hòa. "Chiến tranh tiếp tục, cho tới người cuối cùng." Bất chấp tất cả điều kiện cụ thể lịch sử, chính trị, quân sự và kinh tế mà VNCH đang có. Không ai trong Chính phủ duyệt xét toàn bộ khả năng, một khi không còn Mỹ và Đồng Minh bên cạnh. Và cũng chẳng ai quan tâm hoặc đủ can đảm, xem xét tới điều kiện chính trị manh nha tại VNCH. Mỹ đã chuẩn bị bước vào giai đoạn "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" như Thực dân Pháp thực hiện vào năm 1952. VNCH vẫn tiếp tục đơn độc trên con đường một chiều.

TT Thiệu giải thích chủ trương của Humprey theo cách diễn dịch của Berman như sau, "Nếu Hamprey chiến thắng sẽ dẫn miền Nam tới Chính phủ Liên hiệp trong vòng 06 tháng và người Mỹ sẽ triệt thoái". Với Nixon, nhà lãnh đạo VNCH cho rằng, "ít nhất cũng có một cơ hội." Cho nên TT Thiệu chọn lựa ứng cử viên Nixon tiếp tục theo đuổi cuộc Chiến tranh. Đây là một sự tin tưởng mơ hồ không có gì làm căn bản. Nếu cho rằng Nixon nguyên là cựu PTT Mỹ dưới thời Eisenhower (Thực tế nhiều lần Eisenhower phủ nhận không cam kết gì với TT Ngô Đình Diệm) đưa người Mỹ vào VN. Thành lập nền Đệ I Cộng Hòa. Thì Humprey cũng đâu có khác gì, hiện là đương kim PTT của TT Johnson, người đang thực hiện công khai cuộc oanh kích dữ dội BV ép buộc Hồ Chí Minh và CSBV phải vào bàn hội nghị. Chính Phủ Johnson đang nỗ lực tìm thế mạnh trong đàm phán. ễ đây TT Thiệu đã hiểu chữ "Honorable Peace" hoàn toàn lạc quan, gây tai nạn cho VNCH.

Chủ Trương của Nixon càng mơ hồ hơn che dấu những thủ đoạn, đã dùng chữ "Honorable Peace" đánh lừa dư luận quốc nội Mỹ và ngay cả VN, chỉ vì chữ danh dự. Thế nào là danh dự thì Nixon không nói tới. Nhưng cũng như Johnson, Nixon đồng lõa với CSBV ép VNCH phải ngồi ngang hàng với MTGPMN đó là thứ danh dự ban phát của TT Nixon. Cho tới ngày nay, Qua dư luận bầu cử TT Mỹ năm 2000, nhiều người Việt vẫn chưa thay đổi được nếp suy nghĩ cho rằng, "chỉ có đảng Cộng Hòa là đảng chống CSVN." Quan điểm của TT Thiệu được PTT Nguyễn Cao Kỳ tán đồng cho rằng, "Không bao giờ muốn ngồi chung với CSBV vì nếu ngồi chung có nghĩa là công nhận MTGPMN." (Tuy nhiên vào thập niên 1990 Tướng Kỳ đã thay đổi thái độ chính trị thời trai trẻ! Nguyễn Cao Kỳ đòi về Việt Nam). Để chứng tỏ sự "cứng rắn" của Chính phủ VNCH, TT Thiệu quyết định sẽ không gửi Phái đoàn VNCH tham dự hội nghị Paris, một khi Chính phủ Johnson chấm dứt oanh tạc BV. Đó cũng là điều tiên quyết của chính phủ VNCH. Theo Berman trích dẫn một tài liệu đã được giải mật, TT Thiệu đã mô tả hành động của TT Johnson chấm dứt oanh tạc tiến tới hòa đàm Paris tương tự, "Sự phản bội có thể so sánh với việc Mỹ bỏ Tưởng Giới Thạch hay là kết qủa của các hội nghị Yalta, Teheran, và Casablanca."

Vấn đề tranh chấp giữa hai đảng Dân Chủ (đương nhiệm) và đảng Cộng Hòa diễn ra trong cuộc bầu cử, trọng tâm dùng "chính sách giải quyết Chiến tranh VN làm đề tài." VNCH vô tình sẽ phải chọn lựa trong số 2 chính sách được hai Đảng Mỹ đề ra. TT Thiệu quyết định "thay ngựa giữa dòng." Vì như TT Thiệu đã từng tuyên bố, "với Nixon VNCH có nhiều cơ hội hơn." Nhưng thực tế không phải như TT Thiệu hay ông Bùi Diễm suy nghĩ.

Chính sách VNCH đã bị tác động bởi một phụ nữ người Mỹ, gốc Trung Hoa. Bà Anna Chennault, góa phụ Tướng Claire Chennault. Chennault nguyên là Tướng Mỹ hồi hưu hợp tác với Tưởng, thành lập LL Không Quân cho Trung Hoa Dân Quốc. Người ta biết nhiều đến bà Anna Chennault qua thành tích người chồng Mỹ, ủng hộ Tưởng Giới Thạch, thành lập đội bay danh tiếng Trung Hoa Dân Quốc Phi Hổ (Flying Tiger). Dưới thời Đệ I Cộng Hòa trong những dịp lễ, "Quốc Khánh 26-10" đội Phi Hổ thường sang Saigon biểu diễn. Tài năng không thua kém đội bay của Hoa Kỳ. Năm 1968 bà Chennault là nhân vật lãnh đạo "Hội Phụ Nữ đảng Cộng Hòa." Được ỨCV Nixon ủy thác làm Đại diện duy nhất, liên lạc giữa VNCH và Ủy Ban Vận động Tranh cử của Nixon do Mitchell đảm trách.

Nhiệm vụ của Anna, "làm sao để TT Thiệu tỏ thái độ chống lại đảng Dân Chủ qua chính sách của Johnson gián tiếp chống ỨCV Humprey. Chính TT Johnson cũng biết rõ trục nối liền giữa Nixon - bà Chennault - Bùi Diễm - Nguyễn Văn Thiệu. Điều này có nghĩa là cả đảng Dân Chủ biết, ứng cử viên kiêm PTT đương nhiệm Humprey biết. Tuy nhiên TT Johnson, mặc dù không ra ứng cử, cũng không làm mạnh được vì chính những chứng cớ có được trong tay "cũng do thâu băng bất hợp pháp!"

Bà Anna Chennault xử dụng đường dây Bùi Diễm, hiện thời là Đại Sứ VNCH tại Mỹ. Qua Diễm chuyển lời yêu cầu của Nixon tới Nguyễn Văn Thiệu. Trong cuốn hồi ký "Gọng Kim Lịch Sử" của

Bùi Diễm đã thuật lại một số các chi tiết. Nhưng chi tiết phần nào sai lạc sự thật cho là Bùi Diễm chủ động. Thực tế Bùi Diễm bị móc nối qua Chennault.

Ông Bùi Diễm viết, "Ông Nixon thì tôi không quen biết nhiều. Lần đầu tiên tôi gặp ông vào năm 1953 . . ." (Diễm :382) Đối với bà Chennault ông Diễm viết, "Đúng vào lúc đó một bạn tôi, bà Anna Chennault, gặp tôi và tại sao không gặp thẳng ông Nixon." (Diễm :382) Đây là lần đầu tiên bà Chennault móc nối với Bùi Diễm. Bà Chennault có mối lợi kinh tế trong Chiến tranh VN, vì hãng Flying Tigers vận chuyển quân nhu, quân cụ cho Quân đội Mỹ. Nixon đã dùng Chennault móc nối với Bùi Diễm. Trong một bữa ăn cơm tối tại Georgetown có mặt Chennault và một số người khác thuộc đảng Cộng Hòa như Corcaran, TNS John Tower. Bữa ăn móc nối tình báo đó,

Bà cho biết là có thể dễ dàng thu xếp giúp Tôi (thành ra Bùi Diễm tự nguyện!), vì bà vẫn thường làm việc với những người thân tín của ông Nixon. Bà Chennault cũng không nói rõ đấy là ý kiến riêng của bà hay của những người trong đảng Cộng hòa. Hoặc theo ý kiến của chính ông Nixon." (Diễm :383-384).

Mặc dù đoạn văn ông Diễm viết hấp dẫn, cũng vẫn không ngoài việc cho là ông là người chủ động, không phải qua trung gian của Bà Chennault. Chính ông Bùi Diễm cũng tự biết rằng, "Có thể nghi ngờ rằng tôi vận động sau lưng đảng Dân Chủ . . . Làm lệch cán cân trong cuộc tranh cử." Qua cách trình bày của ông Bùi Diễm toát ra nét "tìm đường cứu nước" đáng nể. Sự nghi ngờ của Bùi Diễm và ông Nguyễn Văn Thiệu không còn ở lãnh vực chính trị, tung tin tức để ông Nixon "có thêm tài liệu chỉ trích chính phủ." Nếu có cũng còn nhẹ nhàng. Không như vậy, hai ông, Nguyễn Văn Thiệu & Bùi Diễm đã làm hơn, trực tiếp ủng hộ ỨCV Nixon. Sau khi bàn tính cách thức hạ ứng cử viên Dân chủ Humprey, hay đảng Đảng Dân Chủ là "từ chối tham dự hội nghị Paris" với 04 thành phần. Trước đó ông Nguyễn Văn Thiệu đã đồng ý. Nếu sau khi Chính phủ TT Nixon đăng quang, hai ông Diễm và Thiệu tiếp tục giữ lập trường chính trị "không tham dự hội nghị Paris." Vấn đề sẽ không còn gì để bàn cãi thái độ chính là lập trường của VNCH nhất quán. Nhưng ngay sau khi Nixon đắc cử, ông Thiệu và Diễm lại nhanh chóng công khai nhận tham dự Hòa bình Paris với thành phần 04 bên. Đẩy VNCH vào thế đối thủ của Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ vì đảng Dân Chủ kiểm soát cả lưỡng viện.

Sự kiện sai lầm đó được ông Bùi Diễm thú nhận, "Tôi suy nghĩ đắn đo mãi nhưng sau cùng không chống lại được sự cám dỗ." (Diễm :384) Ông Bùi Diễm không giải thích sự cám dỗ đó là cái gì, Quyền lợi hay danh vọng; hoặc cả hai thứ? Điều ông Diễm đã không thật thà khi ông viết, "Tôi không báo cho chính phủ Saigon biết." Trong cuốn sách của Berman ghi rất rõ, tài liệu FBI báo cáo ông Bùi Diễm liên lạc với TT Nguyễn Văn Thiệu liên quan tới vụ tranh cử tại Mỹ ra sao. Thái độ và lập trường chính trị thay đổi bất nhất, của hai ông Thiệu và Diễm khó tránh được danh từ "Chủ Nghĩa Cơ Hội." Gây ra biết bao khó khăn cho VNCH sau này. Ngược lại Thiệu và Diễm đổ cho Quốc Hội Hoa Kỳ gây khó khăn.

Bùi Diễm đã gửi hai điện văn về cho TT Thiệu ngày 23-10-1968 nói rằng, "Many Republican friends have contacted me and encouraged us to stand firm. They are alarmed by press reports to the effect that you had already softened your position." ( :33). Bức điện văn thứ 2 ngày 27-10-1968, Bùi Diễm viết, "the longer the present situation, the more we are favored. I am regulardly in touch with the Nixon entourage." Điều này lợi hại ra chưa cần biết, tuy nhiên Bùi Diễm và Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục "bật đèn xanh" tiến tới. Nội dung Nguyễn Văn Thiệu và ĐS Bùi Diễm thực hiện, theo tài liệu được FBI giải mật vào tháng 12-2000 tiết lộ bà vợ góa người Trung Hoa của Tướng Chennault đã nối liên lạc giữa Nixon và Nguyễn Văn Thiệu qua con thoi Bùi Diễm vào ngày 2-11-1968.

Chennaultõs ỏboss" wanted Ambassador Diem to tell ỏhis bossõ (President Thiệu) to ỏhold on,õ the clear implication being that Thiêu should not send a delegation to Paris. Chennault the made a fateful disclosure -- "her boss had just called from New Mexico.õ Vice Presidential candidate Spiro Agnew was in New Mexico, and Agnew, of course, had to be representing candidate Nixon." (:34) (Chủ nhân của Anna Chennault muốn Đại sứ Diễm nói với chủ nhân của Đại sứ Diễm, tức là Nguyễn Văn Thiệu, "tiếp tục tỏ thái độ không gửi phái đoàn tham dự Hòa Đàm Paris." Vị chủ nhân đó theo hồ sơ giải mật của FBI cho biết, là ứng cử viên phó Agnew, yêu cầu bà Chennault nói với Diễm.) Như vậy có nghĩa là chống lại đề tài ứng cử TT Hoa Kỳ của đương kim Phó Tổng Thống Humphrey. Đảng Dân chủ đã thất bại vì không được VNCH ủng hộ mặc dầu chính sách của Đảng Dân Chủ cũng chống CSBV nhưng theo sách lược, hơi chút dị biệt. Thế mạnh nghiêng về ứng cử viên Nixon. Trong bài "Được Ân Được Nói Được Gói Đem Về" khi điểm cuốn "Gọng Kìm Lịch sử" của ông Cựu Bùi Diễm. Chúng tôi đã có dịp trình bày sự lợi hại qua hành xử của hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, quyết định vận mạng VNCH. Ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm đã trực tiếp, bí mật can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ. Đứng hẳn về một phía trong khi kết qủa thành công rất mong manh 50/50. Hành xử của "những kẻ điếc không sợ súng." Cũng may mắn đảng Cộng Hòa thắng cử. Nếu Humprey Dân chủ thắng cử không hiểu tình hình sẽ diễn biến ra sao? Việc làm của Thiệu và Bùi Diễm không lường hậu qủa, tương tự như khi TT Thiệu quyết định, "triệt thoái Cao Nguyên và Quân Khu I tháng 3-1975." Nhiều người giải thích hành động của TT Thiệu để bắt bí TT Nixon, buộc phải thực hiện cam kết. Tuy nhiên lời giải thích trên không thỏa đáng . . .

Trong một đoạn văn khác, tác giả Berman căn cứ vào tài liệu giải mật vào năm 2000 cho biết. Cơ quan FBI đã theo dõi, đường dây liên lạc tranh cử bất hợp pháp của đảng Cộng Hòa Mỹ và TT Nguyễn Văn Thiệu, qua trung gian của Chennault và con thoi Bùi Diễm. Sự kiện FBI trình lên TT Johnson 7-11-1968, xác nhận rõ ràng chỉ thị cho Chennault, xuất phát từ chính Ứng Cử Viên Nixon hiện đang ở Key Biscayne, Florida. Việc làm của hai ông Nguyễn Văn Thiệu & Bùi Diễm tưởng như bí mật, thành chẳng còn chút gì bí mật.

Cuộc ứng cử giữa hai cặp Nixon và Humprey diễn ra gay gắt. Theo thăm dò, Wallace chia phiếu với Humprey, nắm 45 phiếu Cử tri đoàn miền Nam. Cả hai cùng khó đạt được đa số 270 Cử tri đoàn để thắng cử. Ứng cử viên Humprey sẽ thắng phiếu phổ thông, nhưng sẽ không đủ số cử tri đoàn (Tương tự như kết qủa cuộc ứng cử năm 2000 giữa TT Bush và Algore mà dư luận chống đối cho rằng, TT Bush được bầu do quan tòa.)

Nhưng kết qủa kiểm phiếu thực tế, Nixon thắng 0,7% phiếu phổ thông và

thắng luôn cả Cử tri đoàn. Do chữ "Honorable Peace" đầy mầu sắc không rõ ràng, Nixon đã thu lượm được số phiếu của cả phe Diều hầu Mỹ. Nếu không có ứng cử viên Dân Chủ Wallace mâu thuẫn tách khỏi đảng Dân Chủ chia phiếu với Humprey, kết qủa chắc chắn nhiều biến động.

Mặc dù cặp Nixon - Agnew thắng cử "Điều lợi chưa thấy đâu nhưng điều hại cho VNCH thì sờ sờ trước mặt." Vì lý do Nixon là vị TT Mỹ thứ hai, kể từ sau TT Zachary Taylor năm 1848, đảng đắc cử không chiếm được được đa số trong Lưỡng viện Quốc hội. Tất cả việc làm của hành pháp đều bị Quốc Hội chi phối nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách Mỹ tại VN. Dưới thời Nixon, Thượng Viện 57 TNS thuộc đảng Dân Chủ, chỉ có 43 TNS thuộc đảng Cộng Hòa. Tại Hạ Viện tình trạng còn thê thảm hơn. Dân Chủ 243 Dân biểu, trong khi đó Cộng Hòa chỉ được 192 Dân Biểu. TT Nixon là TT thuộc đảng Cộng Hòa thứ hai, sau TT Eisenhower cho tới nay.

Để hiểu đươc tầm mức quan trọng riêng đối với Quốc Hội Hoa Kỳ sau năm 1968, theo tác gỉa David Schoenbrun viết, "Các lãnh tụ đảng Dân Chủ và Liberals trước việc thắng cử của Nixon rất khích động, nhưng đảng Dân chủ thắng lợi ở Quốc hội. Hầu hết trong TNS & DB lưỡng viện đảng Dân chủ đều e sợ và ghét Nixon." ("America Inside Out." David Schoenbrun. New York. McGraw-Hill Book Company; 1984 :396). Thủ đoạn của Nixon không từ nan việc gì, miễn đạt được quyền lực. Tương tự như Nguyễn Văn Thiệu bất chấp độc diễn tai hại tới chánh nghĩa VNCH, miễn là được Hoa Kỳ yểm trợ. Sự kiện, "Phái Đoàn VNCH không tham dự Hội Nghị Paris" phần nào ảnh hưởng tới số Electoral College nước Mỹ. Chính sách đảng Dân Chủ "thương thuyết hòa bình" vì không đuợc sự ủng hộ của Miền Nam VN đã thất bại. Trắng trợn hơn khi Nixon đắc cử, phía VNCH tiếp tục tham dự Hội nghị Paris, y như Kế hoạch đảng Dân Chủ đã sắp xếp nhưng không có mặt của Humphrey, mà dưới cặp bài trùng chính trị mới Kissinger và Nixon. Điều khác lạ bên cạnh hoà đàm, kèm theo mật đàm điều này không ghi trong sách lược của Dân Chủ. TT Thiệu cho rằng bị Kissinger và Nixon phản bội lời hứa. Đây là bài học cho tất cả chính trị gia tương lai nếu phải hơp tác hoặc liên minh với Hoa Kỳ.

Nhà lãnh tụ Miên, một quốc gia thường được coi như Tiểu Nhược Quốc trên cuộc cờ Đông Dương. Đã ở lại Nam Vang sau ngày Khmer Đỏ chiếm thủ đô Nam Vang để tạ lỗi cùng quốc dân Miên với lời tự thống trách, "Tôi chỉ có một lầm lẫn tin vào lời hứa của Mỹ." Một nước Miên nhỏ những có được lãnh tụ lớn "Liêm Sỉ." Đáng tiếc lãnh tụ khát máu Polpot đã sát hại ông, ngay khi chiếm được Nam Vang. Còn ngược lại lãnh tụ VNCH? Từ Nguyễn Văn Thiệu tới Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên lũ luợt kéo nhau ra đi trước khi Saigon thất thủ. Trong những ngày sống lưu vong ông Nguyễn Văn Thiệu còn thành lập Mặt Trận yểm trợ Dân Chủ chi đó làm trò cười. Trong khi làm Tổng Thống không thực hiện dân chủ, đến khi không còn là Tổng Thống bắt đầu nói đến Dân chủ!

Kết Qủa việc làm của Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm:

1- Ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm đã can thiệp nội tình chính trị nước Mỹ. Phải chi đó là việc cá nhân không có gì đáng nói. Nhưng liên quan tới số phận của miền Nam. Thiệt hại cho cuộc tranh đấu Tự Do Dân Chủ. Gây ra mâu thuẫn bên trong nội bộ chính trị nước Mỹ đến nỗi:

"TT L.B. Johnson đã bực tức gọi TT Nguyễn Văn Thiệu là kẻ phản bội." (Berman :36). Xét lại ông Bùi Diễm có công rất lớn, cộng tác mật thiết, dựa vào thế Mỹ củng cố quyền lợi, địa vị của TT Nguyễn Văn Thiệu. Đưa Nguyễn Văn Thiệu gần với Nixon, loại các thành phần đối lập nội bộ VNCH. Kết qủa Nixon đắc cử, củng cố vai trò Đại Sứ Mỹ của Bùi Diễm tại Washington DC. Tiếp tục giữ nhiệm vụ con thoi giữa Hoa Kỳ và TT Nguyễn Văn Thiệu. Còn TT Thiệu vững vàng giữa Thủ Đô Saigon dưới sự yểm trợ của Đại Sứ Bunker. Bất chấp tình trạng tham nhũng tràn lan ở khắp mọi nơi, ngay trong dinh Độc Lập. Nhiều vụ án điệp báo quan trọng, cán bộ CSBV nằm vùng ngay trong dinh Độc Lập cũng được bỏ qua. Ngay cả việc ứng cử viên Nguyễn Văn Thiệu chọn lựa Trần Văn Hương lý lịch không rõ ràng ứng cử viên Phó TT/VNCH, cơ quan an ninh VNCH đã làm ngơ. Vào năm 1964, Cơ quan Tình Báo Hải Ngoại của Hoa Kỳ CIA sau này đã lần ra đầu mối. Phái người tới phỏng vấn người con thứ của Hương là Trần Văn Đính về việc người anh cả Dỏi, nay tên mới là Lưu Vĩnh Châu. Việc này theo Chử Bá Anh là rất ít người biết, nếu không có dịp đọc bài báo "Thieuõs Running Mate Trần Văn Hương" đăng tải trên tờ báo New York Time số 21-9-1971. (Dẫn theo Chử Bá Anh; chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng lại. Xin nêu ra với sự dè dặt.). Sở dĩ có vấn đề này vì chính người con trai của Phó Hương làm Chánh Văn Phòng bố ruột, họ sợ có sự móc nối nào chăng (?). Người con trai trưởng đã lấy theo họ Mẹ. Âu đây cũng là điều ngạc nhiên. Chính vì những sự tiết lộ này mà PTT Hương kín tiếng ít tham dự vào việc quốc sự. (?) Phẫn chí làm thơ "gãi háng."

2.-Điều sai lầm thứ hai chính Cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ vạch ra trong cuốn "How We Lost the Vietnam War," "By holding out we deprived the Democrats of their election victory, and Nixon become president instead." (Rút ra khỏi hội nghị, chúng tôi đã lấy đi chiến thắng của đảng Dân chủ Mỹ, và Nixon trở thành Tổng Thống Mỹ. . .) Điều này người viết cũng đã trình bày quan điểm trong bài, "Được Ăn Được Nói Được Gói Đem Về," trường hợp của ông Bùi Diễm qua hồi ký "Gọng Kìm Lịch Sử" (bản tiếng Việt; có nhiều người cho rằng bản tiếng Anh của ông Bùi Diễm nhiều dị biệt với bản Tiếng Việt.) Như Tướng Nguyễn Cao Kỳ đặt thẳng trách nhiệm với ông Thiệu.

Tác giả Berman đưa ra "món nợ" của Nixon khi nào trả cho Thiệu, "The question is whether Richard Nixon believed he owed Thiệu something in return." Điểm quan trọng nhất Berman đã không nhận ra, nhưng đặt ra được vấn đề. Có lẽ Berman không am hiểu mâu thuẫn giữa hai ông Thiệu và Kỳ do áp lực của chính phủ Johnson phải ngồi chung. Ông Thiệu đánh canh bài chót ủng hộ Nixon, để Nixon giúp ông loại Nguyễn Cao Kỳ. Vô hiệu hóa tất cả các thành phần đối lập ra khỏi sân khấu chính trị. Củng cố thế lực rất vững. Do đó nhiệm kỳ II ông Nguyễn Văn Thiệu đã ngang nhiên độc diễn nhưng Hoa Kỳ vẫn phải yên lặng đồng lõa. Con bài hết giá trị, nhiệm kỳ II việc đầu tiên Bùi Diễm mất ghế "Đại Sứ con thoi" giữa Mỹ và Thiệu. Nixon không muốn lưu lại chính trường Mỹ, hình ảnh không mấy tốt đẹp cho tương lai chính trị, nên Bùi Diễm phải ra đi. Mặc dù ông Bùi Diễm cho là ông rất thận trọng bí mật ủng hộ Nixon,

cẩn thận, cân nhắc, ngay cả khi thảo những mật điện gửi về Việt Nam nhưng vẫn ngại rằng rong lúc vội vàng có thể viết những điều không nên viết trên giấy trắng mực đen. Lúc này tôi thấy cần phải coi lại, nhưng tuyệt nhiên không có đoạn nào nói đã có một sự thỏa thuận nào đó với ông Nixon hay với người nào khác trong đảng Cộng Hòa, hơn nữa tôi không hề đả động đến việc gửi phái đoàn đi Ba Lê." (Bùi Diễm :401)

Điều ông Bùi Diễm tưởng rằng bí mật thì đã trở thành công khai. FBI theo sát chân ông Bùi Diễm như bóng với hình. Sau năm 1975, tránh tiếng thị phi khó thoát, ông Bùi Diễm nổ lực giảm trách nhiệm của mình. Bằng cách kéo một nhân vật thứ 3 vào cuộc, là anh ruột ông Thiệu - Nguyễn Văn Kiểu hiện đang làm Đại Sứ VNCH ở Đài Bắc - với lý luận cho là Chennault luôn đi về Đài Bắc, cho nên liên lạc cả với người Anh ruột của ông Thiệu làm Đại Sứ tại Đài Bắc . . . Bà Chennault có nói gì với ông Kiểu thì cũng không ai được rõ. (Bùi Diễm :403). Cách lý luận của ông Bùi Diễm có quá nhiều lỗ hổng phải xét lại. Nếu bà Chennault thường về Hồng Kông không biết ông Bùi Diễm sẽ cho là liên lạc với ai. Thực tế TT Thiệu còn một thân thuộc khác làm Đại Sứ tại Âu Châu (?). Sứ giả của Nixon liên lạc với cả 2 người trên, nhưng ông Bùi Diễm vẫn là người chủ chốt trong vụ.

Thiếu xót của Tác giả Larry Berman

Ngay trong chương đầu, tác giả Berman trình bày không đủ diễn tiến lắt léo của Nguyễn Văn Thiệu & Bùi Diễm nhằm ủng hộ Ứng Viên Nixon. Các diễn tiễn cực kỳ tinh vi. Ngày 18-10-1968, ông Bùi Diễm nói với Cố Vấn An Ninh TT Mỹ Rostow, "Tổng Thống Thiệu e ngại hậu qủa sẽ làm giảm tinh thần QLVNCH và Đồng bào VN nếu MTGPMN tham dự hòa đàm - Đặc biệt nếu tham dự thì MTGPNN sẽ một thực thể khác CSBV." Bùi Diễm cảnh cáo nếu phát triển theo chiều hướng đó sẽ phá hoại VNCH. Còn Thiệu tin rằng, "sẽ gây khó khăn cho Chính phủ VNCH tham dự hội nghị trong những điều kiện như vậy." Qua cách trình bày của Đại Sứ Bùi Diễm đã hàm ý, VNCH sẽ chống lại không tham dự Hòa Đàm Paris. Với lý do có sự hiện diện của MTGPMN. Ngày hôm sau 19-10-1968, Rusk cấp tốc gửi điện văn tới Paris và Saigon thông báo, "Chúng tôi đã biết rõ những gì đang thay đổi tại Saigon diễn ra rất nhanh, để theo còn đường hành động đang diễn ra tại Paris cần phải lấy được sự đồng ý tham dự hội nghị Paris của Chính phủ VNCH." Tới ngày 22-10-1975 sự kiện trở thành lớn hơn, Đại sứ VNCH Phạm Đăng Lâm tại Pháp, Trưởng phái đoàn Hòa Đàm VNCH đã đưa ra yêu cầu gây khó khăn hơn, "Phía Mỹ và VNCH treo hai quốc Kỳ còn phía CS treo một lá cờ CSBV." Yêu cầu của Phạm Đăng Lâm làm rõ ý nghĩa hơn cho lời tuyên bố của TT Thiệu và Bùi Diễm. Điều này đã khiến Rostow lo âu, CSBV sẽ không chấp thuận nói chuyện với Saigon mà chỉ thảo luận đơn phương với Mỹ. Vào ngày 25-10-1968, Đại sứ Nga tại LHQ đã nói với Lou Harris báo động về phía VNCH với Mỹ. Họ cho rằng Nga đã giàn xếp với CSBV không bác bỏ những sắp xếp tiến tới thương thuyết. Nhưng phía các Ngài (Mỹ & VNCH) . . . không hiểu rằng Chính phủ Miền Nam VN sẽ chấp thuận những thỏa thuận hay không?. . . Chúng tôi hiện đã thực hiện điều đó với Miền Bắc. Chúng tôi không nghĩ rằng các Ngài có làm được điều chúng tôi đã thực hiện, với miền Nam." Cơ quan CIA báo cho Ngoại trưởng Rush và Rostow điều Nga Sô đã thổ lộ. Đồng thời bản báo cáo mô tả TT Thiệu "đáng lo ngại và không chắc chắn" tham dự đàm phán.

Trong cuộc nói chuyện với quan khách tại dinh Độc Lập, TT Thiệu tiếp tục cho rằng TT Johnson đã xử dụng thương thuyết Paris yểm trợ cho Ứng Cử Viên Dân chủ Humphrey. Thiệu tuyên bố, "That Johnson and Humphrey will be replaced and then Nixon could change the U.S position. ("Johnson & Humphrey sẽ bị thay thế rồi Nixon thay đổi tình hình của Hoa Kỳ." Flawed Giant: Lyndon Johnson and His Times :1961-1973." Robert Dallek. New York; Oxford University Press; 1998 :585 Tác giả Dallek căn cứ vào Rowtow File, Chennault File, các báo cáo của 3 nhân viên CIA vv . . .) TT Thiệu công khai lên tiếng ủng hộ Nixon trong cuộc tranh cử. Đối với dư luận Mỹ quyết định rất quan trọng tiêu biểu cho VNCH tán đồng giải pháp của Nixon, thay của ƯCV Humphrey đảng Dân Chủ.

Tới ngày 25-10-1975 cuộc tranh cử giữa Dân Chủ & Cộng Hòa đã bước vào giai đoạn quyết liệt. TT Nixon đã xác nhận (assured) với Johnson, Hòa Đàm "không bị ảnh hưởng bởi chính trị nội bộ Mỹ." Thủ đoạn hơn, Nixon đã công khai trước dư luận cho rằng Hòa Đàm, "là những nỗ lực cuối cùng của Johnson ủng hộ cho ƯCV Humphrey." Khiến TT Johnson đã phải lập lại rõ ràng hơn với Nixon "ông sẽ không dùng chiến tranh VN, sinh mạng của người Hoa Kỳ phục vụ mục đích chính tr.ị" Điều bất ngờ nhất là Nixon tuyên bố tiếp tục ủng hộ Chính sách của TT Mỹ, Hòa Đàm! Lời tuyên bố của Nixon gây chú ý cử tri, đưa đề tài tranh cử liên quan trực tiếp tới cuộc Thương Thuyết Hòa bình sẽ được tổ chức tại Paris. Tuyên bố của Nixon khiến TT Johnson nổi điên lên, "thô bỉ và hàm hồ." (Ugly and unfair charges) và "Nixon là một kẻ bóp méo lịch sử trong thời đại của ông ta."

Cuối cùng sát ngày bầu cử, Nixon công khai tấn công Johnson, can thiệp vào Thương thuyết Paris. Rostow đã báo cho Johnson biết cuộc nói chuyện giữa em của ông, Eugene Rostow với Alexander Sachs chủ ngân hàng tại New York. Môt vài người thân cận với Nixon trong cuộc tranh cử đã cho biết, ƯCV Nixon đã "ngăn chặn cuộc thương thuyết" tuyên bố mở đầu, "Saigon gòn đang phải đương đầu với khó khăn." Qua tuyên bố của TT Thiệu (22.10.1968) và Đại sứ Bùi Diễm (18.10.1928). TT Johnson và đảng Dân chủ cho đó là nguồn tin hết sức quan trọng, một dấu hiệu báo cho biết Đảng Cộng Hòa đã "bất hợp pháp," vận động Chính phủ VNCH tỏ thái độ như hiện nay." Riêng Rostow không thấy dữ kiện nào chứng minh TT Nixon đích thân đã can thiệp vào tình hình hòa đàm. Không ai rõ chính xác, Đảng Cộng Hòa đã nói hay hứa hẹn gì với Bùi Diễm . . . Cận bầu cử tại Bạch ốc, một cuộc họp khác diễn ra ngày 29-10-1968, giữa các cố vấn Quân sự và Ngoại giao Mỹ. TT Mỹ xem xét tất cả sự kiện diễn ra từ 11-10-1968. Chuẩn bị cho ngày 11-10-1968 TT Johnson có thể tuyên bố ngưng đội bom. Vào lúc 06:04 phút Dean Rusk thảo luận với TT Thiệu, "TT Thiệu cho rằng với thời gian 3 ngày qúa ngắn, để thành lập Phái đoàn VNCH tham dự hòa đàm Paris." Thực ra VNCH đã có sẵn Phái đoàn. TT Thiệu và Đại Sứ Bùi Diễm hiện đã thay đổi lập trường. Nhân danh VNCH chuyển sang ủng hộ Nixon nên nói thác như vậy.

Riêng TT Johnson nhận định, TT Thiệu trì hoãn cử phái đoàn để phá hoại kế hoạch ứng cử của Humphrey. Rồi cho rằng, Thiệu đã bí mật cộng tác với Nixon. Khó có thể tưởng tượng được, trăm phương ngàn kế đảng Dân Chủ mới đưa được Hà Nội chấp thuận các điều kiện, vào bàn Hội nghị. Rồi việc cộng tác bí mật giữa Nixon và Thiệu đã lôi VNCH ra khỏi Hội nghị. Vô cùng tức giận, TT Johnson ra lệnh cho Bunker gia tăng áp lực đối với Thiệu, quyết đưa VNCH vào hội nghị. Nếu không, Chính phủ Johnson tiếp tục kế hoạch Hòa Đàm đơn độc "Chấm dứt oanh tạc bất chấp TT Thiệu có thuận hay không thuận." Nếu Nixon đắc cử sẽ thừa hưởng tất cả thành qủa của Đảng Dân Chủ! TT Johnson nói thẳng với Thiệu, Người Mỹ không thể bỏ cuộc và gây chia rẽ. Cũng như không thể chờ đợi miền Nam phủ quyết. Chúng ta theo đuổi cái mà chúng ta đã làm, không thể để cơ hội vuột khỏi tầm tay. Johnson tin rằng, TT Thiệu sẽ biết mình sai lầm quay trở lại. TT Thiệu và ông Bùi Diễm trắng trợn can thiệp sâu vào nội tình nước Mỹ. Không lường được các hậu qủa sẽ xẩy ra không phải hai ông, mà cho VNCH.

Ai Phản Bội Ai?

Cuộc bầu cử TT Mỹ gay gắt, cuối cùng đưa đến việc "tín nhiệm chính sách thương thuyết hòa bình của Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa." Hai ông Thiệu & Bùi Diễm đã "bỏ lá phiếu chấp thuận kế hoạch Hòa đàm của Nixon tức đảng Cộng Hòa." Do đó, ông Thiệu và Bùi Diễm gọi "Nixon & Kissinger phản bội" cũng không ngạc nhiên vì đó là chọn lựa của Thiệu và Bùi Diễm. Chính Thiệu và Bùi Diễm hiện thân của sự lừa lọc phản bội, "phụ người không bằng người phụ ta." Số phận VNCH hẩm hiu, đặt vào tay hai nhà lãnh đạo thời cơ chủ nghĩa, củng cố quyền lợi cá nhân. Tạo ra vô số lọc lừa, phản bội lẫn nhau trong nội bộ VNCH.

Trong khi đó, từ hạ tuần tháng 10-1968, TT Johnson dồn mọi nỗ lực ủng hộ Ứng Cử Viên Humphrey, thuộc đảng Dân Chủ. Trên căn bản chính sách của Humphrey không khác biệt với Johnson - người thừa kế thành công qua các nhiệm kỳ của đảng Dân Chủ.

Do không rõ chi tiết đảng Cộng Hòa đã liên lạc với Saigon, TT Thiệu ra sao. Johnson đã ra lệnh cho FBI thâu băng, giám sát để tìm hiểu sự kiện. Vì vấn đề vi phạm An ninh Quốc gia, Luật pháp Hoa Kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, TT Johnson ra lệnh giám sát góa phụ Tướng Claire Chennault. Con thoi liên lạc, giao điện văn cho các nhân vật miền Nam VN như ông Bùi Diễm. TT Johnson muốn thâu băng các cuộc điện đàm của bà Chennault. Tuy nhiên nhân viên báo, rất khó thực hiện, vì hiện bà Chennault sống tại một căn phòng rất lớn tại Watergate . . . được các đảng viên Cộng hòa, canh chừng nghiêm ngặt. Do đó không khéo sự việc sẽ bị đổ bể ngay.

TT Johnson khẳng định, "Nixon chủ mưu, ra lệnh cho Saigon không tham dự cuộc hòa đàm." Johnson nghi ngờ đúng, vào tháng 7-1968 Mitchell -Chennault -Bùi Diễm thảo luận tại căn phòng của Nixon tại New York. Nixon yêu cầu bà Chenneault làm đường dây liên lạc với Bùi Diễm, sau đó Bùi Diễm chuyển tới Nguyễn Văn Thiệu. Tới ngày 27-10-1968 bà Chennault trao cho Bùi Diễm bức thư của Đảng Cộng Hòa yêu cầu ông Thiệu phá thương thuyết bằng cách "không tham dự hòa đàm." Hành động không hợp tác của VNCH, chứng tỏ chính sách Hòa Đàm của Đảng Dân Chủ sai.

Johnson đã rõ nội dung qua điện văn ngày 29-10-1968 của FBI. Không khó khăn, cơ quan Tình báo Mỹ bắt được điện văn chuyển đi từ TĐS Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên ông vẫn hy vọng, dưới áp lực của Đại Sứ Bunker. TT Thiệu vào giờ phút chót, sẽ phải vào bàn hội nghị. Đến ngày 30 và 31-10-1968 một công điện làm áp lực mạnh gửi TT Nguyễn Văn Thiệu, nhưng ông Thiệu vẫn cương từ chối tham dự Hòa Đàm Paris.

Khổ thay, nếu TT Thiệu và VNCH không tham dự Hòa đàm với chính sách Đảng Dân Chủ. Ngược lại, sau đó ngoan ngoãn hợp tác với Đảng Cộng Hòa & Nixon, tham dự Hòa đàm Paris. Hành động của TT Thiệu và Bùi Diễm gây xúc động mạnh cho đảng Dân Chủ, tiết lộ rõ bản chất quyền lợi cá nhân hai ông Thiệu và Bùi Diễm trước quyền lợi quốc gia. Dĩ nhiên ông Bùi Diễm trách nhiệm không lớn bằng TT Thiệu. Chỉ là "Con ruồi đậu từ mồm người này sang lỗ tai người khác." (HVL).

Clifford nổi điên lên vì phản ứng của TT Thiệu, tuyên bố trong một phiên họp khẩn cấp tại Tòa bạch ốc nỗ lực "tính toán, hoạch định kế hoạch để trì hoãn cho tới 5-11-1968 đây là công điện . . . (nguyên chữ là Horseshit: tục). Còn Johnson chỉ thị cho Bunker "Chúng ta đã sẵn sàng trong đêm nay, chấm dứt dội bom vào ngày mai 31-10-1968." Lịch trình phiên họp thương thuyết Paris đầu tiên vào thứ Tư 6-11-1968, một ngày sau ngày bầu cử. Johnson tính toán chỉ còn 168 giờ nữa trước ngày 6-11-1968. Đảng Dân Chủ chạy đua với thời gian, thuyết phục làm sao để Nguyễn Văn Thiệu cử Phái đoàn tham dự Hội nghị Paris.

Trong khi đó tại Saigon, Bunker, "ông già tủ lạnh," không còn có thể kiên nhẫn tảng băng như báo chí đặt tên, cuống cuồng tiếp xúc với TT Thiệu. Ông đã phải thảo luận suốt trong 9 tiếng đồng hồ. Nhiều lần gặp gỡ, thuyết phục TT Thiệu gửi Phái đoàn VNCH tham dự Hòa Đàm. Trong khi đó tại Washington, TT Johnson chờ đợi kết qủa cuộc thảo luận giữa TT Thiệu và Bunker. Để loan báo trong phiên họp cuối cùng với các cố vấn, trước khi quyết định ngưng ném bom BV. Ông cho biết sẽ chính thức tuyên bố quyết định vào hồi 20:00 tối Washington D.C., "Oanh tạc BV sẽ chấm dứt 08:00 sáng." Còn cuộc thương thuyết 4 bên, khởi sự ngày 6-11-1961.

"Nếu phía Người VN miền Nam có mặt ở đó chuyện tốt. Còn không chúng ta sẽ tiếp tục hội nghị bằng mọi cách . . . Hiện nay Thiệu và Bunker thảo luận tại Saigon. Chúng ta hy vọng sẽ đưa ra bản Tuyên cáo chung. Nhưng nếu không kết qủa, chúng ta sẽ tiến hành bằng cách riêng của chúng ta vậy."

Hình ảnh tan nát chính sách hòa bình của đảng Dân Chủ làm sao họ quên được. Đến 18:05 chiều, TT Johnson triệu tập cuộc họp, gồm Humphrey, Nixon và Walllace báo cho họ biết quyết định của ông. Johnson đã nói thẳng không còn úp mở.

"Một vài nhân vật Trung Hoa quen thuộc, hiện liên kết với vài Tòa đại sứ và nhiều người khác, cho rằng sẽ thực hiện cuộc thương thuyết tốt hơn, nếu hợp tác với họ. Hiện sự kiện đã gây khó khăn trì hoãn thương thuyết Paris. Tôi biết rõ không có ai trong số qúy vị ƯCV biết, hay có trách nhiệm về việc này!"

Đến chiều ngày 31.10.1968, trong cuộc nói chuyện với dân chúng Mỹ, Johnson đã không đề cập tới vấn đề chính trị mới. Tái xác nhận không tham dự vận động bầu cử TT Mỹ, "Một cách tổng quát . . . chúng ta phải đưa ra tiếng nói đoàn kết, ủng hộ Chính phủ, hổ trợ Quân đội của chúng ta ở VN."

Cho tới giờ phút cận ngày bầu cử, TT Johnson đã thu thập đủ dữ kiện trong tay qua các băng thâu, công điện sao chép, tài liệu báo cáo của FBI sưu tập hoạt động của bà Chennault. Đủ chứng minh ỨCV Nixon đã súi dục Saigon không tham dự hòa đàm.

Sự kiện, đã chứng minh rõ ràng, hành động của Thiệu ở Saigon cần phải loại phe Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi chính trường, Thiệu liên kết với Bùi Diễm làm tất cả mọi thứ có thể được, liên minh hổ trợ Nixon thắng cử. Ngược lại Nixon sẽ ủng hộ TT Thiệu củng cố địa vị Miền Nam vững vàng hơn. Tới ngày 1.11.1968 TT Nguyễn Văn Thiệu từ chối không tiếp Bunker. (?!) Trong ngày 2.11.1968, Thiệu tuyên bố trước dư luận trong và ngoài nước không gửi bất cứ ai tới Paris để thảo luận với MTGPNM trong phiên họp đầu tiên vào ngày 6-11-1968. Thái độ của Thiệu với sự ngấm ngầm trong bóng tối, bàn tay Bùi Diễm đã thay đổi lớn vận mệnh VN. Củng cố vững chắc địa vị của Thiệu. Sự việc may mắn, Nixon thắng cử. Nếu Humphrey trở thành Tống Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1969-1972 không biết VNCH sẽ đi về đâu. Thời điểm 1968, VNCH đang ở trên bước đường phiêu lưu đầy bất trắc, mặc dù tình hình quân sự vững chắc. CSBV thất bại cuộc Tổng Cộng Kích Mậu Thân.

Sau vụ tranh cử năm 1968, TT Johnson chỉ thị cho Cố vấn An Ninh Walt Rostow sưu tập nghiên cứu hoàn tất hồ sơ vụ Chennault. Sau đó LBJ ra lệnh niêm phong tất cả nội vụ, giữ làm tài liệu cá nhân, vì sự kiện dễ kích động tới dư luận và chính trị ảnh hưởng lớn tới cuộc đời và sự nghiệp của Nixon và nhất là của Hoa Kỳ.

Khi LBJ chết, toàn bộ hồ sơ được lưu trữ trong thư viện Tổng thống LBJ. Rowtow đưa ra nhận xét về gói hồ sơ mật, "Dưới thời TT Johnson quyết định, đây là một vấn đề An ninh Quốc gia nghiêm trọng. Trong hồi ký ông cũng cho rằng quyết định đó hoàn toàn hợp lý chính xác."

Sau này Rowstow viết, "Hầu hết hồ sơ về vụ Chennault hiện còn niêm phong." Sau khi Tổng Thống LBJ từ trần, Rostow chuyển toàn bộ số hồ sơ niêm phong mật cho Harry Middleton, Giám Đốc Thư Viện LBJ. Với lời đề nghị, "Hồ sơ phải được niêm phong trong vòng 50 năm từ ngày ký văn thư quyết định đề 26-6-1973. Như vậy khoảng năm 2023 người ta mới có thể biết chi tiết liên quan tới những ai và chứa đựng cái gì." Dĩ nhiên ai cũng hiểu cá nhân liên quan sự kiện đã không còn tại thế. Điểm quan trọng hơn cả, lịch sử đã sang trang từ lâu. Thời đại sẽ không bị xúc động.

Sự kiện Chennault -Bùi Diễm vẫn còn dai dẳng đến nhiệm kỳ ứng cử thứ 2 của Nixon, mới phần nào được dư luận chú ý qua vụ Watergate. Khi Nixon làm áp lực cựu TT LBJ buộc LBJ phải kêu gọi các đảng viên Đảng Viên Dân Chủ chấm dứt điều tra vụ Watergate để trao đổi với Nixon. Nếu không, Nixon sẽ đe dọa đưa ra công khai vụ LB. Johnson nghe lén kế hoạch ứng cử của Nixon và Agnew năm 1968 (mặc dầu Johnson không ra ứng cử). Thủ đoạn của Nixon muốn chứng minh, "không phải Nixon là người nghe lén đầu tiên mà chính đảng Dân Chủ." Trong Tape thâu ngày 9-1-1973 Nixon yêu cầu, "LBJ phải áp lực chấm dứt vụ phe Dân chủ trong Quốc hội điều tra." Thật là qúa quắt, LBJ phản pháo đe dọa tố cáo Nixon, "tiết lộ toàn bộ hồ sơ Bí Mật An Ninh Quốc Gia Hồ sơ Chennault," mà Bùi Diễm thủ vai con thoi trong cuộc bầu cử năm 1968. Nixon đã xử dụng Nguyễn Văn Thiệu & Bùi Diễm bất hợp pháp, can thiệp chính trị Hòa đàm Paris tranh cử. Bằng hứa hẹn, thuyết phục TT Nguyễn Văn Thiệu qua Chennault, và đường dây Bùi Diễm. Yêu cầu Saigon không tham dự thương thuyết, phá hoại chính sách tranh cử của Đảng Dân Chủ, khiến Nixon đắc cử. Cuộc tranh cãi không hề nói tới trường hợp ông Nguyễn Văn Kiểu, Anh của Thiệu, hiện làm Đại Sứ tại Đài Loan, như ông ĐS Bùi Diễm muốn lôi kéo vào chia trách nhiệm ghi trong cuốn "Gọng Kìm Lịch Sử."

Vào ngày 9-11-1968, trong cuộc họp, Bộ Trưởng Quốc Phòng Clifford đã nói với mọi người, "Hiện nay TT Johnson cho Thiệu là một kẻ lừa dối, phản bội. Chennault vẫn còn tiếp tục liên lạc hoạt động -- Nixon dường như không muốn hoặc không thể hổ trợ -- Người của ông ta đang chơi trò phản bội." Clifford nói, LBJ đã nhận đươc các cú điện thoại "của các TNS (dĩ nhiên là đảng Dân Chủ) gọi Thiệu là kẻ "Kiss your behind," (tục tĩu) "Thiệu phải chết." Đó là hậu qủa việc TT Thiệu và ĐS Bùi Diễm thực hiện. Những thù oán chính trị đầu tiên, trực tiếp từ hậu qủa kế hoạch của TT Nguyễn Văn Thiệu và ông Bùi Diễm tạo ra để đổi lấy một số "hứa hẹn hoặc cam kết cá nhân của ông Nixon" có lợi cho bản thân ông Thiệu và Diễm, củng cố địa vị.

Từ đó dựa vào thế Mỹ, đúng ra là Nixon "thần hộ mệnh" loại trừ đối lập tại VN. Điều này rất ít người biết, nhưng đều tỏ ra ngạc nghiên trước sự thờ ơ mặc tình TT Nguyễn Văn Thiệu thao túng sân khấu chính trị miền Nam. Đồng thời Thiệu nhượng bộ cho Mỹ thiết lập guồng máy làm việc cho Hoa Kỳ ở cấp bộ lớn trong Chính phủ. Tỷ dụ như các khuôn mặt Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặng Văn Quang, Đồng Văn Khuyên, về dân sự thôi khỏi bàn nhiều hàng Bộ trưởng, TNS, Dân biểu Quốc hội cộng tác mật thiết với Mỹ. Cao điểm là vụ Máy bay Mỹ "bắn lầm" nhóm sĩ quan thân tín của Tướng Kỳ tại Chợ Lớn. Vụ án sau đó chẳng ai nhắc tới. Tới tháng 7-1969 TT Nixon công du á Châu ghé VN thảo luận với TT Nguyễn Văn Thiệu địa vị của TT Thiệu hoàn toàn vững chắc.

Riêng TT Johnson và đảng Dân Chủ trong thời gian tại chức, qua vụ Chennault-Bùi Diễm rất phẫn nộ, ông nói, "Tôi nhớ ngay tới một số cuộc nói chuyện về Anna Chennault và guồng máy chính trị lừa lọc của các tay Machiavellian," Còn bà Johnson nói, "Tổng Thống Johnson thất vọng về vài người Mỹ đã can thiệp vào công việc tìm kiếm hòa bình đang tiến hành." Bao nhiên bực tức đổ dồn lên Nixon, Johnson nói với các phụ tá, Nixon là tội phạm, hợp tác với quân thù làm ung thối cuộc thảo luận hòa bình và viễn tượng thỏa hiệp trước ngày chấm dứt nhiệm kỳ. Theo Bạch ốc sự kiện "vào giờ chót, Thiệu thay đổi ủng hộ Nixon, khiến cho mọi người nghi ngờ thiện chí ngưng oanh tạc BV. . . ảnh hưởng chính trị đảng Dân Chủ vì thế giảm từ 25-33%." Dĩ nhiên làm cho Humphrey thất cử.

Nội bộ chính trị Mỹ vì vậy ảnh hưởng tới VNCH. TT Johnson tức giận TT Thiệu và PTT Kỳ từ chối thảo luận Hòa bình do Đảng Dân Chủ thực hiện. Họ cho là thương lượng ủng hộ Nixon có lợi hơn. Vào ngày 5-11-1968, vớt vát lại hai ông Thiệu & Kỳ yêu cầu Johnson tái bảo đảm thảo luận. TT Johnson trả lời ngay, "không có tái bảo đảm nào đối với họ." Ông muốn cả hai hiểu rằng, lòng tín nhiệm Thiệu & Kỳ, đã lung lay tận gốc rễ. Tuy nhiên vấn đề VN đã ngoài tầm tay của Johnson.

Điều quan trọng hiện tại đối chính giới Hoa Kỳ chờ đợi, khi nào TT Johnson sẽ công khai kết tội Nixon xử dụng Hòa Đàm vào tranh cử. Mưu mô, hứa hẹn, thúc đẩy VNCH khước từ tham dự, chứng tỏ chính sách của Đảng Dân Chủ hay nói riêng Chính sách của Johnson & Humphrey không hiệu dụng, bị VNCH chống lại. TT Johnson chống Nixon kịch liệt mà trước đây không hề xẩy ra.

Nguyễn Văn Thiệu - Bùi Diễm - Chennault:

Trước khi trở thành nhân vật chủ chốt ảnh hưởng tới Hòa Đàm Paris, Kissinger đã hai lần đến VN:

1.-1965 lần thứ I, Kissinger đến Saigon gặp gỡ các chánh khách, chính trị gia, Tướng lãnh như Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ. Đây là chuyến đi đầu tiên của Kissinger qua Đông Dương. Theo Tướng Đôn cho biết "Lúc đó Kissinger chỉ là một giáo sư, dù là của Đại Học Harvard, nên có lẽ hai ông Thiệu, Kỳ tiếp đón không niềm nở. Kissinger phật ý." (Đôn: 398).

2.-1966 Kissinger sang Saigon lần thứ II nghiên cứu tình hình, sửa soạn nhiệm vụ. Nhưng lần này, theo báo cáo của Kissinger, "Các Tướng trẻ chưa đủ khả năng lãnh đạo miền Nam trong chiến tranh." (Đôn :399). Ý của Tướng Đôn đề cao vai trò của các cựu Tướng Lãnh.

Chúng tôi cũng không rõ lý do tại Kissinger được cử sang VN có phải do chương trình của Harvard tài trợ hay do Chính phủ Mỹ muốn có một cái nhìn mới về VN? Tuy nhiên kể từ khi Kissinger xuất hiện nền chính trị của Miền Nam VN khác với các thời đại trước, theo TT Johnson cho là "Thời Đại của Machiavellian." (Lừa lọc, phản bội lẫn nhau) Hoặc đảng Cộng Hòa Mỹ đưa Kissinger sang VN chuẩn bị chính trường tương lai.

Sau khi Nixon đắc cử, do sự thay đổi lập trường của hai ông Thiệu & Bùi Diễm công khai chống Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ ngay tại Washington. TT Thiệu và ĐS Bùi Diễm hài lòng chọn lựa được người ủng hộ coi đó là thắng lợi lớn, giúp VNCH chiến thắng. Sau đó Nguyễn Văn Thiệu được ủng hộ mạnh của riêng Nixon. Địa vị TT Thiệu vững vàng hơn ngay sau tháng 1-1969, Nixon đăng quang. Còn Bùi Diễm không thay đổi vẫn là Đại Sứ VNCH, một nhân vật thế lực bậc nhất thời đại, con thoi giữa TT Nixon và TT Nguyễn Văn Thiệu. Từ nay Diễm bỏ Kỳ quay sang ủng hộ Thiệu. Tới ngày 2-12-1968 trước tin thắng cử, Nixon đã bổ nhiệm Kissinger vào chức vụ Cố Vấn An Ninh trong cuộc họp báo ngày 2.12.1968 tại phòng khách Pierre Hotel.

Dĩ nhiên cá nhân Ông Nguyễn Văn Thiệu lợi trông thấy. Lần lượt loại đối thủ "Nguyễn Cao Kỳ" ra khỏi vòng chiến dễ dàng. Đưa tay chân củng cố thế lực vững hơn trước rất nhiều, loại tất cả những đối thủ ra khỏi võ đài chính trị VNCH. Đó là cái mà TT Nguyễn Văn Thiệu và ĐS Bùi Diễm được riêng cho cá nhân. Ngược lại VNCH mất khá nhiều, "một nửa khối chính trị nước Mỹ" không ủng hộ Thiệu. Nhất là hai khối Lập Pháp, Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đa số thuộc về đảng Dân Chủ.

Trước diễn tiến chính trị do TT Thiệu và ĐS Bùi Diễm lập ra, ngoài CS, VNCH phải đương đầu với một thế lực mới Đảng Dân Chủ Mỹ. Mặc dù trước đây Đảng Dân Chủ qua TT Johnson ủng hộ tích cực Chiến tranh VN, theo đường lối, chính sách của Đảng Dân Chủ. Tác giả Berman đã đưa ra bảng tổng kết đảng Dân Chủ can thiệp vào cuộc chiến tranh VN với, "540.000 quân nhân. Trên 30.000 người đã hy sinh trên chiến trường. Cho tới năm tài khóa năm 1969 tốn phí 30 tỷ Dollar!. Chỉ riêng năm cuối cùng của đảng Dân Chủ điều hành chính sách 1968, quân nhân Mỹ thiệt mạng vì nền dân chủ 14.500 người." (Berman :45) Bên cạnh đó là sự hy sinh của biết bao nhiêu quân nhân VNCH, dân chúng vô tội.

Ngay khi mới đắc cử, TT Nixon cùng với Kissinger thiết lập đường dây bí mật liên lạc với CSBV, thực hiện chiêu bài hứa hẹn với cử tri Mỹ "Thực hiện hòa bình trong 06 tháng." Người ta không hiểu thực hiện hòa bình trong 06 tháng như thế nào, vì lập trường của "VNCH & CSBV khác nhau như nước với lửa." Họa chăng chỉ còn cách bán rẻ một trong hai phía. Dĩ nhiên không thể là CSBV, Nixon chỉ còn bán VNCH như Pháp đã thực hiện bán rẻ Chính phủ Bảo Đại qua Thỏa hiệp Genève 1954, đổi lấy hòa bình theo kiểu "Không Hòa Bình cũng chẳng Danh Dự."

Canh bạc Đông Dương, đã được hai tay chơi VNCH dốc toàn lực, góp vốn trên chiếu. Lập tức bị đối thủ Nixon, Kissinger phản bội ngay sau ngày nhậm chức từ 14-7-1969. Nixon và Kissinger mời nhân vật cựu Thực dân Pháp, Jean Sainteny tới Washington D.C. dưới tên lạ hoắc, "Mrs Edward McCarthy để che dấu tung tích, sự chú ý dư luận." (Berman :37) dùng Sainteny làm con thoi giữa Washington D.C. và Hà Nội. Nixon nắm quyền lực, tình thế đã đổi khác hoàn toàn. Tác giả Berman đưa ra một số chi tiết lịch sử mà trong tự sự sau này của Kissinger, cũng như của Nixon không giải thích. Hoặc không bao giờ nhắc tới, hoặc chỉ nói tới thiếu rõ ràng.

Nixon và Kissinger xử dụng Sainteny hoàn tất cái gọi là "an honorable settlement" (Giải pháp danh dự). Dĩ nhiên không danh dự đối với VNCH, mà ngược lại đưa VNCH vào ngõ cụt chiến tranh. Ngày 15-7-1975 (14-7-1975 ngày VNCH) Nixon chính thức nói chuyện với Sainteny. Kissinger đóng vai thông dịch. Sainteny nói với Nixon, Tôi sẽ cố gắng tiếp xúc với Mai Văn Bộ, đại diện của Xuân Thủy tại Paris sẽ trao lá thư của Nixon gửi cho HCM. Tôi sẽ yêu cầu lá thư đó được gửi tới Hà Nội nhanh nhất. Đồng thời cũng báo cho Bộ biết, Kissinger sẽ tới Paris ngày 4-8-1969 để biết thái độ của Hà nội ra sao qua thư của TT Nixon. ( :38, 39).

Phía Mỹ đã chủ động tìm Hà Nội qua đường giây trung gian Thực dân Pháp. Điều này dĩ nhiên đối với VNCH là một thảm bại, TT Thiệu và Đại Sứ Diễm "thay ngựa giữa dòng," không mua được sự thành tín của Đồng Minh. Chỉ hơn 06 tháng sau tình thế chính trị VN thay đổi. Tác giả Berman nổ lực phơi bày sự thật chung quanh "cái gọi tiếp xúc mật sau lưng VNCH" như sau, "Sainteny was instructed to tell Xuan Thủy and Mai Văn Bộ that President Nixon sincerely wanted to end the war and was prepared to initiate high level secret negotiations in order to accomplish that end." (:39) Nixon đã phơi trắng con bài tẩy của Mỹ cho biết "Mỹ thật sự cần thương thuyết dĩ nhiên Nixon không cho phép Sainteny tiết lộ kế hoạch thương thuyết của Mỹ ra sao."

Đây là điều tai hại cho VNCH, từ đó giới cầm quyền CS Hà Nội bắt bí từ việc này đến việc khác. Để thỏa mãn điều kiện của Hà Nội, TT Nixon và Kissinger không ngừng gia tăng áp lực lên VNCH. Thêm vào việc TT Thiệu chống đảng Dân Chủ Mỹ. Đại sứ Bùi Diễm công khai ủng hộ đảng Cộng Hòa tại Washington D.C. Tạo tiền đề Đảng Dân Chủ chống VNCH trong Quốc Hội Mỹ, che dấu dưới nhiều danh nghĩa khác nhau. như "hạn chế mục tiêu quân sự, cắt giảm viện trợ, bó tay quân sự . . ."

Sự kiện liên lạc "White House - Hà Nội" trên, được nhắc chi tiết trong cuốn, "Tấn Công Ngoại Giao & Tiếp Xúc Bí Mật" (Mai Văn Bộ. TP/HCM; NXB TP/HCM; 1985 :39). Sự phản bội VNCH rõ ràng hơn, trong bức thư của Nixon gửi Hồ Chí Minh, "The time has come to move forward at the conference table toward an early resolution of this tragic war. You will find us forth-coming and open-minded in a common effort to bring the blessings of peace to the brave people of Vietnam. Let history record that at this critical juncture, both sides turned their face toward peace rather than toward conflict and war." Thời điểm tới, tiến thẳng về hội nghị đàm phán để giải pháp sớm ra đời, giải quyết cuộc chiến tranh bi thảm. Ngài sẽ thấy người Mỹ tới với tinh thần cởi mở, nỗ lực đem ước mong hòa bình cho người dân đảm lược Việt Nam [Không rõ Nixon ám chỉ Bắc hay Nam VN?]. Để lịch sử bình phẩm thời đại cả hai phía [Mỹ & CSBV!] cùng hướng về hòa bình hơn là tiếp tục xung đột và chiến tranh.)

Đoạn văn Nixon thuyết phục BV, gián tiếp kết tội VNCH thích chiến tranh hơn. Chỉ có người Mỹ và CSBV là chuộng hòa bình?! Tác giả Berman đã nhận xét bức thư gửi Hồ Chí Minh, "The penultimate draft of Nixonõs letter to Ho reveals that Nixon was just as torn by the war as LBJ had been." (:39)

Con đường phản bội, tiếp tục diễn ra giữa Nixon, Kissinger và CSBV. Tuy nhiên ngoài mặt, che dấu dưới tình "Đồng Minh nước bọt" chan chứa, qua hình thức hợp pháp "Hội nghị định kỳ tại Paris có sự hiện diện của VNCH là một trong 4 thành viên." Đây chỉ Hội nghị che mắt dư luận. Thực tế cuộc đàm phán mật giữa Kissinger - Nixon và Lê Đức Thọ - Lê Duẫn đã quyết định tất cả. Bất chấp VNCH có thuận hay không thuận. Hoa Kỳ nỗ lực che dấu tin tức mật đàm, e ngại bị tiết lộ. Khiến VNCH có thể "giận hờn" không tham dự hội nghị Paris nữa. Cẩn thận đến độ, trong các báo cáo trình Nixon tên các lãnh tụ CS Mai Văn Bộ được biến cải mật danh thành Maurice, Lê Đức Thọ là Louis, Phạm Văn Đồng là Paul. (:48)

Ngoài Nixon, Kissinger và Ellsworth Bunker chỉ một vài Cố vấn An Ninh được phép biết, hiện đang có cuộc thảo luận mật giữa CSBV và Mỹ. Tất cả cơ quan Chính phủ Mỹ đứng ngoài, kể cả Bộ Ngoại Giao, Bộ Tham Mưu Liên Quân, CIA và ngay cả Bộ Quốc Phòng mãi cho tới sau ngày 25-1-1972. Tác giả Berman khám phá ra rất nhiều dữ kiện chứng minh "thiếu thành thật của Đồng Minh Mỹ đối với VNCH." Chính phủ Nixon trở thành, "In the end, he would tell a different story to each side - to Thieu, to his advisers, and to the public." (:44 "Cuối cùng, ông [Nixon] đã nói khác nhau cho mỗi phía biết - đối với Thiệu, với các cố vấn của Nixon, và đối dư luận chung.) Sự thành tín, nghiêm chỉnh của các vị Nguyên thủ trước sách lược chung biến mất. Đó chính là ý nghĩa của chữ phản bội mà TT Nguyễn Văn Thiệu & ĐS Bùi Diễm đã mua được, qua việc ủng hộ Nixon vào Bạch ốc.

Thời đại bóng tối đã qua, nhưng giá phải trả rất đắt. VNCH xụp đổ do các bàn tay ma quái sắp xếp. Ngôn ngữ chính trị trống rỗng liên tiếp được TT Nguyễn Văn Thiệu xử dụng lập đi lập lại ở Miền Nam VN suốt giai đoạn từ năm 1969-1973 đã tạo nên ảo giác chống CS. Ru ngủ dư luận, các thế lực chống đối. Cả Nguyễn Văn Thiệu và Kissinger - Nixon đều đưa lập luận tưởng chừng như, "nếu Nixon không bị vụ Watergate VNCH đã chiến thắng." Mãi cho tới sau này huyền thoại chống CS của Nixon - Kissinger - Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn được tin tưởng. TT Nguyễn Văn Thiệu ngủ say trên chiến thắng tranh cử Nixon. Chính thức được Nixon ủng hộ "ngôi vị thêm vững chắc" bất chấp mọi hậu qủa. Sau này Thiệu & Trần Văn Hương trình diễn màn độc diễn dân chủ có một không hai trong lịch sử. Nixon đã phải muối mặt ủng hộ. Địa vị và quyền lực đã sói mòn niềm tin tưởng của dân chúng Việt Nam.

Trong suốt Chương II, "Nixon Takes Control" (37-60), Tác giả Berman trình bày Nixon - Kissinger tìm cách nối đường dây thương thuyết mật Hoa Kỳ - CSBV. Tuy nhiên hầu hết là sự kiện bình thường như đã được nhiều tác giả trước đây ghi chép. Cuộc tiếp xúc bí mật diễn ra tại Paris vào ngày 4-8-1975 giữa các đại diện Kissinger - Xuân Thủy - Mai Văn Bộ; trình bày rõ trong cuốn "Tấn Công Ngoại Giao & Tiếp Xúc Bí Mật" (Mai Văn Bộ. TP/HCM; NXB TP/HCM; 1985). Điều mà TT Nguyễn Văn Thiệu hy vọng Nixon sẽ tiếp tục chống CSBV) Trong cuộc tiếp xúc dầu tiên còn kèm theo Thông Dịch Viên Nguyễn Đình Phương. Phương sau này trở thành Sử gia CSVN tiếp xúc với Phái đoàn nghiên cứu Sử học McNamara - CSBV năm 2000, ghi trong cuốn "Argument Without End: In Serch of Answers To the Vietnam Tragedy." (Robert S. McNamara . . .; New York; Public Affair; 1999) mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu với độc giả vào năm 1999 trên một số tờ báo tại Bắc Cali và một vài nơi khác. Riêng WA đã đăng trên tờ Chính Luận. Điều này trước Nixon, Chính phủ Johnson đã xử dụng nhiều đường giây khác ghi trong cuốn "Mission To Hanoi." của các tác gỉa Harry S. Ashmore & William C. Baggs & Elaine H. Burnell. (New-York; G.P. Putnamõs Sons; 1968.) tiến tới đàm phán bí mật. Không thấy có sự khác biệt nào giữa Nixon và Johnson. Tuy nhiên đàm phán cả mật, cả công khai đều không đưa đến một kết qủa nào. CSBV khăng khăng giữ lập trường 10 điểm của MTGPMN làm căn bản, giải quyết tất cả các vấn đề.

Đến tháng 8-5-1969, CSBV kêu gọi Hoa Kỳ triệt thoái hoàn toàn, phóng thích tù nhân và thành lập Chính phủ Liên Hiệp gồm 03 thành phần CSBV, MTGPMN & VNCH. Tuy nhiên sau đó, trước sự thiếu thành tín và cuộc rút quân của Mỹ, CSBV tiến thêm một buớc đòi hỏi, "Loại bỏ TT Nguyễn Văn Thiệu." Đối với CSBV & MTGPMN khăng khăng giữ quan điểm hòa bình chỉ có thể, "Khi Mỹ rút quân và TT Thiệu phải từ chức."

Nhiều người kết tội QLVNCH suy yếu, thậm chí còn thóa mạ các Tướng lãnh VNCH hèn nhát, bất tài. (Trừ những kẻ tham nhũng) Điều này thật bất công. Không ai có thể tưởng tượng nổi, Quân lực VNCH có thể đương cự suốt hơn 20 năm trong điều kiện "Chiến tranh giới hạn" (Limited War). Hoa kỳ đã không cho phép QLVNCH tấn công, mà chỉ được phép Phòng thủ miền Nam. Một cuộc chiến tranh, QLVNCH chỉ xử dụng một "nửa sức mạnh." Điều gì đã khiến VNCH phải chịu đựng thảm cảnh trên? Washington DC. chỉ đạo cuộc chiến phi lý nhất. Chỉ có thể Chính phủ Mỹ trả lời được câu hỏi này.

Tới ngày 25-12-1972, mật đàm giữa Mỹ và CSBV tới hồi gay cấn. Nixon & Kissinger thay đổi thái độ, tác giả Berman gọi đó là "Problems of philosophy and art" được diễn dịch như sau "He recognized that the most difficult problems are not where good people meet evil people, but are where two strong people with strong convictions confront each other." (Kissinger cho rằng những vấn đề khó khăn phức tạp nhất không phải do người tốt hay xấu mà khởi nguồn từ hai thế lực mạnh tương đương, cùng một niềm tin sắt đá đối đầu với nhau." :43). Kissinger đổi lập trường, nói với Xuân Thủy "Rất muốn coi CSBV như người bạn hơn là kẻ thù và hy vọng rằng vào cuối tháng 1-11-1970 hai bên sẽ không còn thử thách giải pháp của nhau, sẽ dùng ngoại giao hơn là quân sự." Đó cũng là ý muốn của Nixon . . . Từ thái độ đối nghịch, Nixon và Kissinger biến thành bạn với CSBV kể từ ngày 1-11-1970. Như vậy đồng minh VNCH sẽ là gì của Hoa Kỳ? Tất cả biện pháp Nixon thực hiện sau khi nhậm chức chẳng lẽ chỉ là hư chiêu, như dội bom để đưa Mỹ làm bạn với CSBV? Cánh cửa thảo luận mật khai thông giữa Mỹ và CSBV qua vai trò bạn & Ngoại giao quyết định số phận VNCH. Từ thái độ CSBV cho rằng, sự hiện diện của Nguyễn Văn Thiệu tại miền Nam sẽ khó hình thành giải pháp. Đến đòi hỏi Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, mới có thể thỏa hiệp là bước tiến tình bạn do Kissinger và Nixon chủ trương.

Nguyễn Văn Thiệu mãi sau ngày 30-4-1975 mới có thể nhận ra VNCH "đã bị bán đứng." Nhưng ông đã chót đặt bút ký vào văn bản!

Hòa đàm Paris và Mật đàm giữa Kissinger - Nixon và Lê Đức Thọ - Lê Duẫn là hai hội nghị tương phản. Hình ảnh diễn ra khá ngộ nghĩnh "Chiếu trên và Chiếu dưới" giữa Paris. VNCH được xếp vào chiếu dưới gồm Trương Tuần, Phó Lý, Tuần Đinh VNCH & MTGPMN, chiếu trên gồm Chánh Phó Tổng, Tiên thứ chỉ trong làng. Cả hai chiếu đều ôn ào bàn việc làng. Bàn thì cứ bàn, nhưng quyết định rõ ràng ở Tiên Thứ chỉ, Chánh Tổng - Hoa kỳ & CSBV, không thể tới lượt Trương Tuần, Phó Lý, Tuần Đinh.

Cả thế giới bị cú lừa gạt lớn, chú mục đăng tải tin tức từ chiếu dưới. Nguyễn Văn Thiệu, Bùi Diễm và các nhân viên Phái Đoàn VNCH & MTGPMN nổ lực tranh cãi, bàn thảo suốt bao năm trời. Tốn công tốn sức cuối cùng chỉ là công cốc "nước đổ lá khoai." Đó chính là thân phận tiểu nhược quốc, mà không một người nào trong thời đại ý thức được. Sự vong thân chính trị của TT Nguyễn Văn Thiệu, một khả năng VNCH không độc lập kinh tế phải trả một giá rất đắt.

TT Nixon sau ngày nhậm chức 18-1-1969

Ngay sau khi nhậm chức TT Hoa Kỳ, khoảng gần 2 tháng TT Nixon đã sẵn có Kế hoạch về VN. Ông phái BT/QP Melvin Laird cùng với Tướng Wheeler tới VN. Chuyến đi hết sức quan trọng đối tương lai VNCH, làm thay đổi bộ mặt chiến trường VN. Nếu TT Johnson và đảng Dân Chủ tham chiến tại VN tích cực bao nhiêu, thì TT Nixon và đảng Cộng Hòa nổ lực giảm cam kết bấy nhiêu. Sứ mệnh của Lair & Wheeler tới VN, "The American people expected the administration to bring the war to a satisfactory conclusion . . . and a satisfactory conclusion to most Americans meant eventual disengagement of United States troops from combat" (Berman :49) Đây chính là món hàng mà Nguyễn Văn Thiệu, Bùi Diễm trao đổi được với Nixon. Qua vụ Chennault đưa đến kết qủa thắng cử, thiếu vẻ vang của Nixon. Cả hai lãnh tụ VNCH đã không nhận thấy sự phân hóa giữa Mỹ và VNCH. Mặc dù cùng một chiến trường nhưng rõ ràng hai mục đích đã khác nhau.

Hoa kỳ theo đuổi một cuộc Chiến tranh giới hạn, như cả hai BT/QP Mỹ McNamara phải từ chức vì cho rằng, Chiến tranh giới hạn "không thể đưa cuộc chiến tranh tới chiến thắng."

Bộ Trưởng QP Clark Clifford người thay thế McNamara cũng tương tự, tuyên bố "không thể chiến thắng nếu tiếp tục Chiến tranh giới hạn."

Trong cuộc tiếp xúc các Tư Lệnh Chiến Trường Mỹ tại VN, Laid báo cho họ biết, ". . . their task was to find the means to shift the combat burden ỏpromptlyõ and ỏmethodicalllyõ to the South Vietnamese." (:49 "Có nhiệm vụ phải tìm phương cách chuyển giao gắnh nặng chiến tranh nhanh chóng và có phương pháp cho Miền Nam VN.") Nếu coi đây là sự thành công của ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm, đó là giúp Mỹ cất đi gánh nặng trách nhiệm tại VN. Sau chuyến thăm viếng có mục đích Laird trở về Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với TT Nixon. Soạn thảo kế hoạch triệt thoái lính Mỹ ra khỏi VN. Một mặt khác, tiếp tục nối đàm phán giữa Mỹ và CSBV chưa đâu vào đâu. Kế Hoạch "De-Americanlize" (Giảm Mỹ tham chiến) đúng tên gọi ban đầu do Bộ Quốc Phòng Mỹ đặt. Nhưng khi thi hành, dư luận đã trả kế hoạch về đúng thực chất, thành kế hoạch "Vietnamization Plan." Tên Việt hoa mỹ là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh." Trắng trợn, đầy kịch tính và mầu sắc hơn "thay mầu da trên xác chết." Như các báo chí Saigon đã mô tả và nhất là đối phương, CS Hà Nội hay xử dụng. Kế hoạch mô phỏng Thực dân Pháp. Trong cuộc Chiến tranh Thuộc địa năm 1945-1954, đưa người VN vào guồng máy chiến tranh bên cạnh Thực dân pháp. Từ Liên Hiệp Pháp biến thành cơ cấu Chính Phủ Bảo Đại, rồi Chính Phủ Quốc Gia đương đầu với Liên minh Cộng Sản VN và Quốc Tế Cộng Sản Nga Sô -Trung Cộng và CS Đông Âu. Đằng này, Mỹ đi ngược từ một Đồng Minh chống Cộng Sản rút nhỏ lại, trở thành người VN chống lại Chủ Nghĩa CS. Đồng Minh triệt thoái về nước, Mỹ trở thành người yểm trợ bên cạnh. Hoa Kỳ đang tìm cách chạy làng, chạy tội, trốn trách nhiệm là kẻ đã khai sanh.

Thực hiện kế hoạch "De-Americanlize" hay "Vietnamization Plan," TT Nixon ra lệnh khẩn, mở rộng Quân Lực VNCH. Nhiều binh chủng, quân chủng ra đời thay thế cho Mỹ & Đồng Minh.

Trong các giai đoạn này, các giới trách nhiệm né tránh thực chất QLVNCH, lý tưởng, tinh thần tác chiến, khả năng chỉ huy một khi bành trướng gấp đôi. Mà chỉ nói đến "người khổng lồ" quân sự. Bỏ qua hoàn cảnh miền Nam lạc hậu, kinh tế hoàn toàn không phù hợp lực lượng vĩ đại như vậy. Sau đó giới quân sự Hoa Kỳ tuyên bố QLVNCH đủ khả năng để thay thế quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Họ bắt đầu triệt thoái toàn bộ ra khỏi VN.

Theo tác giả Berman viết, "Có lẽ điều quan trọng nhất Nixon đã thay đổi mục đích chính trị can thiệp. Thành bảo đảm một miền Nam VN Tự do và Độc lập, tạo điều kiện và cơ hội tự quyết số phận chính trị tương lai riêng!" (:50). Hiện thời Nixon trong tay đã có hai cây cột "Cuộc thương thuyết Paris" và kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh," hay rút quân Mỹ ra khỏi VN xây dựng "Hòa Bình Trong Danh Dự." Tuy nhiên chưa đủ đứng vững, vì cần phải có cây cột thứ 3 bảo vệ Học thuyết Nixon.

Cây cột thứ 3 khởi sự từ nhiệm kỳ TT Johnson tìm con đường Mật đàm với Hà Nội như đã trình bày ở trên. Nixon với ưu thế thời gian đã tiếp tục công việc dang đở của Đảng Dân Chủ.

Tác giả Berman trình bày hàng loạt sự kiện diễn ra. Tiến tới mật đàm với Hà Nội ngay sau khi Nixon đắc cử, không cần chờ tới ngày chính thức nhận chức. Để thực hiện đúng lời tuyên bố của Nixon vào tháng 3-1968.

Thúng Úp Voi

Tiểu đề trên là tên một Chương trong tác phẩm. Berman dùng trình bày một sự kiện Lịch sử Chiến tranh VN quan trọng. Nguyên ngữ "You Cannot Hide An Elephant With A Basket." Chúng tôi tạm dịch như trên.

*Không có Mật đàm chắc chắn Chiến tranh VN sẽ được giải quyết theo một chiều hướng khác. Vì Mật đàm có nghĩa là không muốn cho ai biết, trước khi đi đến kết qủa. Trong đó bao hàm ý nghĩa phản bội lẫn nhau giữa các Đồng minh. Nếu là chính nhân quân tử cần gì phải dùng đến Mật đàm, phải che dấu sự thật như Kissinger và Nixon chủ trương. Đồng Minh và Đối Thủ sẽ song song đàm phán công khai tại Paris. Cho nên nhiều nhà nghiên cứu kết tội "Hoa Kỳ đang tìm cách bán đứng VNCH." Kissinger đã thừa hưởng tiền đề liên lạc mật, dưới thời TT Johnson tạo ra Mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Rồi sau đó cả hai Mỹ và CSBV đi tới chấm dứt chiến tranh. Bất chấp quyền lợi của Đồng Minh, phía Mỹ đối với VNCH còn CSBV với MTGPMN

Vào ngày 12-1-1970, sau nhiều bế tắc đàm phán công khai. Kissinger viết một văn bản (Memo) tối mật giao cho Thiếu Tướng Vermon Walter, nhân vật quân sự thuộc Tòa Đại Sứ Mỹ Paris. Walter nói trôi chảy nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Tính tình cẩn trọng, bí ẩn được Kissinger tin tưởng. Giao thực hiện công tác tối mật của Hoa Kỳ, trong cuộc Chiến tranh VN.

Nhiệm vụ của Walter, chuyển giao điện văn lạ lùng "bằng miệng" cho Xuân Thủy và Mai Văn Bộ vào ngày 12.1.1970. Đích thân Kissinger nhắc nhở, Walter không được giao văn bản cho các nhân vật CS khác của Hà Nội. Kissinger đang thực hiện sứ mệnh của Nixon, khác hơn khuôn khổ đàm phán thông lệ đang khai diễn giữa 04 phe ở Khách sạn Majestic, Paris. Nội dung thông báo, "Kissinger có thể gặp Xuân Thủy tại một địa điểm do phía CSBV chọn lựa." Tuy nhiên Walter phải báo cho đối phương biết, Mỹ chọn lựa gặp gỡ vào cuối tuần, tránh cặp mắt báo chí và "Kissinger có lý do vắng mặt hợp lý tại Washington." Khởi diểm Mật đàm tuyệt đối an ninh vẫn nhiều bí ẩn cho tới ngày nay. Mặc dù một số văn kiện, chi tiết đã được phía Hoa Kỳ giải mật trước năm 2001. Cuộc chuẩn bị của Kissinger khá kỹ lưỡng, nhằm thu hút nhân vật cao cấp CSBV Lê Đức Thọ vào cuộc đàm phán với Kissinger. Ông dặn dò Tướng Walter, "Nếu họ đề nghị Tôi gặp một nhân vật (CSBV) kém quan trọng, ông phải nhấn mạnh yêu cầu Xuân Thủy đích thân tham dự cuộc thảo luận. Hoa Kỳ không quan tâm tới việc Xuân Thủy sẽ đem theo đại biểu cần thiết nào của ông."

Tướng Walter thận trọng ngay từ khi ra khỏi TĐS Mỹ tại Paris. Tránh mọi theo dõi của báo giới có thể làm tiết lộ công tác mật. Ông xử dụng xe hơi với biển số ngoại giao tới một địa điểm xa vị trí ấn định. Sau đó bỏ xe hơi, quay ngược trở lại bằng xe bus tới chỗ CSBV Hà Nội. Xuống xe bus, tiếp tục cuốc bộ tới khu vực các CSBV sinh sống tại Paris. Trong hồi ký của Walter viết, "hàng ngũ cao cấp CSBV sống trong khu vực sang trọng Quận 16 Paris." Sau khi hoàn tất chuyển công điện bằng miệng cho CSBV. Giới chức Mỹ hy vọng chờ đợi.

Sau đó nhiều ngày, Tướng Walter nhận được một cú điện thoại lạ từ một nhân vật CSBV Hà Nội, hiện đang sống ở Paris. Yêu cầu ông tới địa chỉ của CSBV "số 78 Rue Jules Langaisse khu vực Choisy -le Roi vào Thứ Hai 16-2-1970 thảo luận với Mai Văn Bộ." Cuộc tiếp xúc giữa Tướng Walter và Mai Văn Bộ tương tự như trước đây Walter tới gặp CSBV. Mai Văn Bộ "lấy trong túi áo ra một miếng giấy rồi đọc, báo cho Walter biết." Phía CSBV đã đồng ý gặp gỡ Mỹ vào ngày 20 hoặc 21-2-1970 trên đường Darthe, khu Choisy-le-Roy, một căn nhà an toàn và bí mật. Trước đây là nơi, CSBV dùng tiếp Averell Harriman thăm viếng với tư cách cá nhân. Thời gian gặp gỡ diễn ra cuối tuần, đã thỏa mãn yêu cầu của Kissinger. Mọi việc sắp xếp Mật đàm tiến triển hoàn mỹ.

Trong cuộc trao giữa BV và Mỹ, Walter đã hỏi, "Lê Đức Thọ còn ở Paris hay không? Và ông chuyển lời yêu của Kissinger muốn gặp Lê Đức Thọ. Mai Văn Bộ trả lời, Không rõ Lê Đức Thọ còn ở Paris bao lâu, nhưng nếu còn ở Paris sẽ tham dự hội nghị." (:62) Sau đó, theo Walters, Mai Văn Bộ hỏi Tôi (Walter) đã học tiếng Việt? Tôi trả lời đã học từ lâu. Bộ nói, ông cũng cố gắng học tiếng Anh. Rồi tâm sự, "Nếu đất nước của chúng ta không xẩy ra chiến tranh, ông sẽ sang Mỹ." Bộ nói, "Đồng bào của ông chiến đấu mà họ cho là đúng, nhưng đã phải nhận số lượng bom đạn lớn lao hơn bất cứ dân tộc nào . . ."

Chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ bí mật với CSBV, Nixon, Kissinger và Walters bận rộn sắp xếp ngăn ngừa mọi chi tiết có thể đưa tới tiết lộ. Trong những tài liệu được giải mật sau này cho biết, một số chi tiết liên quan tới giai đoạn chuẩn bị Mật đàm của Kissinger. 15 chuyến bay ra vào Paris, chưa bao giờ Kissinger phải gặp gỡ bất cứ nhân viên Thuế quan Pháp. Riêng tại Bạch ốc, Alexander Haig sắp xếp, tạo ra Kissinger nghỉ hợp lý. Tung tin Kissinger cuối tuần bay tới Camp David với Tony Lake và thư ký Dianne Matthew. Thực tế trong lúc đó, Kissinger và Tony Lake vội vã rời Ellipse bằng trực thăng, tới phi trường Andrews. Còn Dianne đi xe hơi thẳng tới Andrews với đồ đạc và dụng cụ. Họ sẽ cùng lên máy bay ra đi, khi trực thăng vừa tới phi trường Andrews. Tại Pháp, Tướng Walters đã sẵn hai phòng ngủ tại vùng Neuilly được chia cho Phái đoàn Kissinger. Dĩ nhiên Kissinger ngủ trong phòng của Walters, 02 phụ tá ngủ chung một phòng khác. Riêng chủ nhà, Tuớng Walters đành ngủ tại ghế ngoài phòng khách. Đầu bếp của Walters được báo là có khách qúy tên là "Harold A. Kirschman" tới thăm. Mật danh tạm thời của Kissinger.

Để tới chỗ tiếp xúc mật, Kissinger ngụy trang mặc áo choàng kín, ngồi đằng sau một chiếc Citroens. Tránh ký giả và ngay cả nhân viên TĐS Mỹ tại Paris, bảo mật. Tất cả đều xử dụng mật danh Luke (Kissinger), Yul (Xuân Thủy), Michael (Lê Đức Thọ), Xerxes (Walters).

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Mỹ và CSBV diễn ra vào ngày 21-2-1970 tại đường Darthe. Phái đoàn Mỹ gồm 3 người, Kissinger, Tony Lake và Walters được Xuân Thủy đón tiếp hướng dẫn vào một phòng khách nhỏ, bên cạnh là phòng ăn. Một nhân viên CSBV là Lưu Văn Lợi, sau này mô tả,

"Đây là giờ phút lịch sử, Kissinger gặp Lê Đức Thọ lần đầu tiên, hai nhân vật hoàn toàn khác biệt về nguồn gốc xã hội, bản tính và tư tưởng chính trị." (It was a moment worth calling historical, . . . Kissinger met Le Duc Tho for the first time, two persons completely different in social origin, nature and political ideals." (:63). So sánh với cuốn "White House Years." của Henry Kissinger. (Boston. Little, Brown and Company. 1979) cuốn của Kissinger đầy đủ hơn rất nhiều. Trên trang 300 & 301 Berman đã trình bày lịch trình của Kissinger ngày 21-2-1970. Cũng như giải thích, tại sao tài liệu mật liên quan tới Kissinger thời Nixon lại tồn trữ trong Thư viện TT Ford. Chỉ vì Kissinger tiếp tục làm Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời TT Ford. Độc giả có thể tham khảo dễ dàng các tài liệu đó khi cần.

Vào 30-7-1969 TT Nixon, trong chuyến công du Á Châu, bất ngờ với lý do thăm Quân đội Mỹ, dừng chân tại VN thảo luận với TT Thiệu và Tướng Abrams về "tương lại quân Mỹ triệt thoái, thay đổi chiến thuật, chiến lược quân sự." TT Nixon tuyên bố, "Cho tới nay đã đi được một đoạn đường khá xa, chúng ta phải bước vào mở cánh cửa Hòa Bình, và hiện thời đây là lúc phía bên kia đáp ứng lại." (We have gone as far now as we can or should go in opening the door to peace, now it is time for the other side to respond." "The Lost Crusade: America In Vietnam." Chester L. Cooper. New York; Dodd, Mead & Company; 1970 :521)

Theo tác giả Berman viết, "TT Thiệu đã tổ chức tiếp tân trong dinh Độc Lập tiếp đãi Nixon." Theo tài liệu giải mật, TT Nixon đã nói với TT Thiệu, "We canõt have you nibbled away . . . that is something that we are not willing to permit." ("No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, And Betrayal In Vietnam." Larry Berman. New York. The Free Press; 2001:53) Ngược lại TT Thiệu báo động cho Nixon biết, "Khi quân đội Mỹ triệt thoái hoàn toàn, Hà Nội sẽ tiếp tục đưa quân đội vào. Thiệu cảm thấy CS tham dự hội nghị Paris để mua thời gian, và chờ đợi lập trường Hoa Kỳ biến thái trở nên suy yếu hơn." TT Thiệu nhận định chính xác chiến lược của CS trong Hòa Đàm kể cả công khai và mật. Tuy nhiên khi hành xử, đối phó lại phạm nhiều sai lầm. Nixon đã trả lời, "Lập trường mà Hoa Kỳ tiếp tục dùng trong đàm phán, đã đẩy phe chủ hòa Bồ câu Hoa Kỳ vào thế thụ động. Kết qủa nếu đối phương khởi sự cuộc phản công khác, chúng ta với thế mạnh sẽ phản ứng mạnh hơn."

Sau đó Nixon ngỏ ý, muốn tiết lộ một điều "hoàn toàn mật!" Yêu cầu Thiệu không được thảo luận với ai, vì chính Nixon cũng không tiết lộ với bất cứ thành viên nào trong Chính phủ Mỹ, tính cho tới ngày hôm nay. Sự kiện được hạn chế giữa hai người. Nixon kể cho Thiệu biết kế hoạch Duck Hook - Không tập vĩ đại, tấn công CSBV trên đất Miên. Nguyễn Văn Thiệu đã ngây thơ, để một "Machiavellist Nixon" lừa dối. (Niccolò Machiavelli 1469-1577, tác giả cuốn sách nổi danh "Le Prince" ấn hành năm 1513. Dường như đã được dịch sang tiếng Việt mang tên là "Quân Vương." Chủ trương chính trị bá đạo nắm quyền lực.) Hành động của Nixon đã khiến TT càng thêm tin tưởng Nixon sẽ không dấu bất cứ điều gì ngay cả việc cỏn con Duck Hook . . .

Trong khi đó Nixon & Kissinger đang bí mật tìm cách móc nối Mật đàm với CSBV triệt thoái quân đội Mỹ ra khỏi VN, chỉ loan báo cho Thiệu, sau khi đã hoàn tất. TT Nguyễn Văn Thiệu cũng là một người thủ đoạn, gian hùng đã bị Nixon mê hoặc đặt hết niềm tin tưởng vào "Machiavellist Nixon"

Kết qủa mật đàm được DS Bunker thông báo cho Thiệu, không phải trực tiếp do Nixon. Nội dung đã bị các nhà lãnh đạo Mỹ bóp méo hoàn toàn, đến không còn hình dạng để biết đâu là sự thật. "Khi CSBV đòi hỏi Kissinger phải thay đổi Nguyễn Văn Thiệu" biến thành "Cộng sản chỉ nói về triệt thoái." (:69). Rồi Bunker còn "cả gan" cam kết với TT Thiệu về phiên Mật đàm diễn ra vào ngày 16-3-1970, "Kissinger chỉ nói về triệt thoái song phương và không đả động gì đến cơ cấu chính trị Miền Nam VN; rồi tiếp tục Mỹ sẽ tỏ thái độ về không bao giờ chịu chấp thuận hủy bỏ Chính phủ VNCH." Toàn những lý luận phù hợp với lập trường của Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ - Bùi Diễm - Phạm Đăng Lâm. Thực ra Bunker cũng chẳng hiểu nội dung mật đàm ra sao. Ông chỉ nói lại những cái mà ông được biết . . .

Cho tới giờ này, TT từ nhiệm Nguyễn Văn Thiệu dù đã chết, không ai rõ trong thời gian đó, ông có tường thuật Mật đàm cho một nhân vật nào trong dinh Độc Lập hay chỉ tường thuật cho:

1.-Cố vấn "cháu" Hoàng Đức Nhã, em ông Hoàng Đức Ninh hung thần, qủy râu xanh Vùng 4 bàn bạc, chứng minh ông nắm vai trò quyết định.

2.-Có tiết lộ cho nhóm Cố vấn chính trị Tối cao dinh Độc Lập, Điệp báo "T-4." Những chi tiết được đánh bóng lại, để "nhóm T-4" chuyển "lời vàng của TT Thiệu về Hà Nội." Họ sẽ đối chiếu với sự thật trong Mật đàm, ước tính được tình hình chính trị miền Nam, "Kissinger và Nixon" đang đưa TT Thiệu vào mê hồn trận dối trá, hứa hẹn.

Với suy luận bình thường, "các ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm, Nguyễn Cao Kỳ nếu không vì cả tin Nixon và Kissinger, thì sẽ thấy lời thông báo khó tin ngay." Ai cũng biết với lập trường thành tín thì cần gì phải đến Mật đàm. Qua Mật đàm cả hai bên Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nixon, Kissinger "đều không muốn cho người thứ ba ông Nguyễn Văn Thiệu biết quyết định của họ. Hoặc biết cũng đã an bày." Nhưng khốn nỗ các thủ thuật "cao tay ấn" của Nixon áp dụng. "Ghé tai TT Thiệu thân thiết dặn dò ở ngay bàn tiệc còn in đậm nét. TT Thiệu thiếu tỉnh táo phán đoán lời nói của TT Nixon không chân thật." Những việc như ông Bùi Diễm bị mua chuộc ảo tưởng như, "nhân viên tòa Bạch ốc lễ mễ bưng lại TĐS/VNCH, chứng chỉ đã từng đi Air Force One cho ông Đại Sứ VNCH. Làm sao có thể là con người thủ đoạn lạnh lùng được." Hơn nữa với tư cách Nguyên Thủ đại cường Mỹ, không thể dối gạt một đồng minh như VNCH!

Tuy nhiên dối trá Thiệu quan trọng nhất của TT Nixon không phải là sự kiện trên, mà cuộc mật đàm CSBV Mỹ đang diễn ra tại nhà Sainteny. Nhưng không được thông báo cho Thiệu biết mật đàm đã khởi sự. Đây là kết qủa, "Nixon đáp tạ" TT Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm khổ công sắp xếp ủng hộ Nixon trong cuộc vận động bầu cử hiện sự kiện trên Mỹ phải mất 04 năm moi móc tìm tòi. Mỹ bắt đầu mật đàm năm 1969 nỗ lực tìm cách song phương triệt thoái CSBV & Hoa Kỳ, không nói gì về Chính phủ Liên hiệp cuối cùng chấm đứt cuộc mật đàm vào năm 1973, với nỗi chua chát phải triệt thoái quân đơn phương.

Nixon và Kissinger thực hành học thuyết của Machiavelli, vào cuộc chiến tranh VN. Với nhiều mưu mô phản bội, lừa lọc tiêu biểu nhất giữa thế kỷ 20. Tác giả Berman nỗ lực phục hoạt không khí chính trị cả Mỹ - VNCH - CSBV đương thời. Nội dung của Mật dàm bị bưng bít không ai rõ đâu là sự thật. TT Thiệu chỉ được biết qua thông báo của Đại Sứ Bunker vào gần ngày 11-3-1970. Chính Bunker cũng không được tường trình rõ ràng. Nixon và Kissinger e ngại tin tức bị tiết lộ (?!) cho nên mọi thành viên Chính phủ Mỹ từ Bộ Trưởng Ngoại Giao, Quốc Phòng, Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân đều ở ngoài cuộc. Mọi chi tiết Mật đàm Kissinger đã báo cáo trực tiếp cho Nixon với nhiều chi tiết lạc quan như "cuộc họp mặt sẽ tiếp tục; bỏ đòi hỏi các điều kiện tiên quyết vv . . ." Tác giả Berman nêu ra một điểm nhận định sai căn bản của Kissinger ngay trong lần gặp gở đầu tiên cho rằng,

"CSBV biết rằng họ không thể tiếp tục thảo luận mật, nếu họ không đưa ra một cái gì mới . . . Họ có vẻ lo âu về Việt Nam Hóa Chiến Tranh, bởi vì nếu kế hoạch thành công họ sẽ thất bại và nếu kế hoạch thất bại, Mỹ sẽ duy trì quân đội ở lại lâu hơn."

Tiền đề suy luận của Kissinger qúa chủ quan, thậm chí muốn nói là ngây thơ. Chính người Mỹ chủ động tìm cách thương thuyết mật, giải quyết vấn đề rút quân ra khỏi chiến trường VN, giảm thương vong. Chính Mỹ thúc đẩy kế hoạch Vietnamization, tạo ra lý do rút quân, nay Kissinger lý luận ngược lại. Ai cũng biết Mỹ, một cách tiệm tiến được Thủ Tướng Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu dồng lõa, để quân đội Mỹ và Đồng Minh vào không văn bản, kế hoạch "như một cái chợ chiều." Biến thành động năng thúc đẩy khối Liên Minh CS Quốc Tế, và Hà Nội leo thang. Cuộc chiến tranh phát triển tới điểm cực đại, với tham chiến của tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất của cả hai phe. Sau đó, Mỹ và Đồng Minh Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân, triệt thoái rồi cùng cho rằng Kế hoạch Việt Nam Hóa, QLVNCH đủ sức đương cự với CSQT và Hà Nội đó là sự phản bội qúa mức. Đổ gánh nặng lên đôi vai QLVNCH . . . Còn Quốc Hội Mỹ tiến hành biện pháp từ từ giảm viện trợ cho tới chấm dứt viện trợ hẳn vào đầu năm 1975.

Trong khi Mỹ vẫn tiếp tục thảo luận với CSBV. Tiến tới hòa bình trên giấy tờ như tác giả Berman viết "Peace is at the End of a Pen." (Hòa Bình xuất hiện trên ngòi bút) Chương 10. Sau 04 năm Nixon cầm quyền Hòa bình vẫn còn xa vời. Tác giả Berman đã đặt vấn đề,

"Nếu không vì vụ Watergate, TT Nixon tiếp tục ở thế mạnh, hòa bình được ký kết, liệu Nixon tiếp tục dội bom BV hay để họ chiếm Saigon như đã xẩy ra?" Trước vấn đề đặt ra của Berman, một nhân viên cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ ông Bùi Diễm ghi (Diễm :543, 544) Thực ra lúc đó, không ai ngờ rằng ông Nixon đã bắt đầu ngập vào vũng lầy Watergate. . . . Không ai trong chúng tôi có thể nghĩ được rằng phong ba bão táp sẽ đến với ông. Và rồi đây ông giữ ghế của ông còn chưa nổi thì làm sao nói đến ủng hộ hay giúp đỡ VN. (Thực ra vụ Watergate đã xẩy ra từ lần ứng cử thứ nhất của Nixon qua vụ Bùi Diễm và Chennault. Đây chỉ kết qủa của việc làm gian lận trước.)

Trong tháng 10-1972, trong cuộc họp báo TT Thiệu đã đưa ra nhận xét về Hiệp Định Paris. Điểm thứ 1 chỉ có các chi tiết được giải quyết, còn nguyên tắc chính trong dự thảo vẫn chưa được giải quyết. Ông vẫn tiếp tục đòi CSBV phải triệt thoái khỏi miền Nam. Điều thứ 2, TT Thiệu muốn vấn đề chính trị miền Nam phải được các lực lượng vào Đoàn thể miền Nam giải quyết. Trong khi đó cuộc mật đàm Kissinger thỏa thuận cho quân đội CSBV ở lại miền Nam VN. Đây là sự phản bội quan trọng của Mỹ đối với VNCH.

Thiếu sót của Berman

Tác gỉa Berman qua tác phẩm, trình bầy uẩn khúc Hiệp định Paris theo ý riêng của tác giả. Tuy nhiên ông đã thiếu phần: "TT Johnson đã chuẩn bị Hòa đàm như thế nào." Kết qủa đó đã được Nixon thừa hưởng ra sao? Chương này sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ, việc Nixon thực hiện chỉ là chính sách rập theo Johnson. Phải chờ đợi công bố tập hồ sơ mật hiện lưu trữ trong Thư Viện Johnson ghi chép tất cả chính sách của Mỹ có được TT Nixon lấy ra áp dụng hay không? Điều này còn chờ thời gian trả lời. Sự thiếu sót của Berman đã làm cho người đọc bối rối không ít, trước khi phân tích đề tài cuộc tranh cử TT Mỹ bắt đầu vài tháng. Ngoài ra để thấy rõ được việc làm của hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Bùi Diễm quan trọng như thế nào đối với dư luận và chính giới Mỹ nói chung và hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nói riêng. Gây ra lủng củng nội bộ chính trị Mỹ ra sao. Đây là một chương căn bản, để hiểu thực sự có hòa bình và danh dự hay không.

Người đặt viên đá đầu tiên cho thương thuyết hòa bình là Hoa Kỳ. Với nhiều phương cách, từ biện pháp tìm đường dây bí mật qua các nhân vật trung gian. Dùng võ lực dội bom đưa CSBV vào bàn hội nghị đều thất bại. Dư luận nói tới thương thuyết với BV ra đời vào cuối tháng 6-1968. Khi Ngoại Trưởng Dean Rush báo động, tường trình với TT Johnson, "Something is stirring on the otherside." (Dallek :564 "có một điều gì đó khấy động phía CSBV.) Ngay lập tức Chính phủ Mỹ triệu tập một phiên họp kín cho rằng, "Nếu chúng ta chấm dứt oanh tạc (tỏ thiện chí) để họ thực hiện."

Đến tháng 7-1968 Cố vấn An Ninh Rostow chống lại kế hoạch ngưng dội bom, vì thái độ của CSBV không tỏ dấu hiệu đáp ứng tương xứng. Rostow kết luận ngưng dội bom đồng nghĩa với thất bại. Nếu tiếp tục dội bom sẽ ngăn chặn được khoảng 20% đồ tiếp tế của CSBV trên đường mòn HCM. Tuy nhiên tình thế vẫn còn hy vọng. Riêng đối với Tướng Marxwell Taylor cho rằng ngưng dội bom sẽ giúp cho BV có thời gian củng cố mạnh hơn trước. Cuối cùng TT Johnson cử Bộ Trưởng QP Clark Clifford sang VN "điều tra thực trạng QLVNCH." Và điều quan trọng hơn cả là QLVNCH sẽ thay thế Quân Đội Mỹ đảm đương chiến đấu đơn độc. Đây chính là kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau này Nixon thực hiện." TT Johnson đã bị ảnh hưởng qua báo cáo lạc quan của Cố vấn Paul Vann, cho rằng, "QLVNCH đang chiến đấu hiệu qủa hơn, Mỹ có thể giảm bớt sự hiện diện tại Nam VN." Hội nghị Honolulu giữa chính phủ Mỹ và hai ông Thiệu Kỳ manh nha thiết lập kế hoạch đưa vai trò của QLVNCH cao hơn, cho tới khi đủ sức thay thế Quân dội Mỹ triệt thoái.

BTM của TT Johnson tiếp tục tranh cải nhau, "dội bom đường mòn HCM và BV có ngăn cản được cuộc tiếp tế của CSBV." Người cho rằng giảm bớt được 25%, còn người nói không. Tất cả đều căn cứ vào các báo cáo thống kê. Phụ Tá BT/QP Paul Warnke (7-1968) cho CS tiếp tế giảm 25%. Chứng minh dữ kiện tính tới ngày 31-3-1968 "đã giảm bớt xâm nhập người và vật liệu từ BV vào miền Nam." Tuy nhiên sau khi xét, lại xâm nhập trong 3 tháng đầu năm 1968, lại cao hơn 2 lần so với 3 tháng đầu năm 1967. Đôi lúc khoa thống kê tinh vi, các con số chính xác, nhưng nay ngược lại. Dung hòa ý kiến trên, Harriman, Vance, Clifford đề nghị TT Mỹ loan báo, "chấm dứt dội bom." Nếu CSBV lợi dụng để xâm nhập. Quyết định đó sẽ được chứng minh sai hay đúng! Sau đó "chúng ta sẽ tái oanh tạc!" Luôn luôn Tây phương rơi vào "lý luận nhất nguyên chi phối tư tưởng chiến tranh." Hoa Kỳ đang thí nghiệm các giải pháp, nỗ lực đưa CSBV và bàn hội nghị. Cuộc thảo luận dường như không bao giờ chấm dứt, vì muốn tìm con số đúng tuyệt đối cho giải pháp VN. Cuối cùng TT Johnson đưa ra nhận định làm chưng hửng mọi người. "Hiện đối phương đang xử dụng thương thuyết, âm mưu tạo ra làn sóng người Mỹ đòi chấm dứt oanh tạc." Johnson tin rằng, CS Quốc Tế đã tạo ra Phong trào đòi chấm dứt ném bom ngay tại Hoa Kỳ." Đây là một căn bệnh chung, tìm cách lý giải chủ quan. Ông ta trách cứ lung tung, như Clifford trong các cuộc họp báo đã không đưa ra được kết luận hiệu qủa việc oanh tạc BV.

Tới tháng 8-1968, trong một cuộc họp riêng giữa Clifford với TT Johnson. Clifford đã trình bày quan điểm quân sự của ông về kết qủa oanh tạc BV. Cho rằng, "chỉ lấy con số 30 tấn tiếp liệu quân sự mà CSBV đã chuyển vận vào miền Nam. Nếu họ chuyển vận 100 tấn, mà chúng ta chỉ làm giảm đi được 25 tấn, họ vẫn được tiếp tế đầy đủ. Con số tuyển mộ lính chiến đấu hàng tháng của VC tiếp tục giữ được ở mức độ như năm 1967, bù vào con số hàng tháng 7.500 thiệt hại, lực lượng của họ vẫn gia tăng. Nước Mỹ đã nỗ lực trong 3 năm rưỡi để tìm chiến thắng bằng quân sự. Điều đó đã không thể thực hiện được, bởi vì chúng ta đã chủ trương theo đuổi một cuộc ỏChiến Tranh Giới Hạnõ sẽ không thể đạt được kết qủa như trong hai cuộc Thế chiến I và II. Hiện giờ Chính phủ Miền Nam đã không chủ trương chấm dứt chiến tranh. Chúng ta cần phải giảm mức độ chiến đấu qua hình thức thương thuyết Paris, áp lực Chính phủ Saigon thương thuyết với Hà Nội." ("Talk with LBJ" Aug. 4,1968, Clifford Papers, Counsel to President :558. Dẫn theo "Flawed Giant: Lyndon Johnson and His Times :1961-1973." Robert Dallek. New York; Oxford University Press; 1998 :568, 729). Trước lập luận của Clifford, mặc dù hữu lý, nhưng vẫn bị TT Johnson bác bỏ. Dựa trên một báo cáo từ Paris, ủng hộ giải pháp oanh tạc. Mỹ đưa ra lập luận mới, "Ngưng oanh tạc tùy thuộc vào CSBV có xuống thang chiến tranh hay không." Quan điểm của Clifford, phần nào tương tự người tiền nhiệm McNamara, do mâu thuẫn tư tưởng khiến McNamara đã phải từ chức. Cuộc họp riêng lần thứ 3 trong tháng 8-1968, Cyrus Vance đã báo cáo "Phái đoàn CSBV, Hà Nội đã yêu cầu Hoa Kỳ triệt thoái quân ra khỏi miền Nam VN và công nhận MTGPMN là một thành phần có tiếng nói quyết định cho giải pháp về VN." Cánh cửa thương thuyết cần thiết đã hé mở.

Tới tháng 9-1968, Ngũ Giác Đài đưa ra dự đoán CS tiếp tục gia tăng hoạt động Quân sự. Và mặc dầu TT Johnson bi quan về chấm dứt oanh tạc, yêu cầu Clifford thảo luận nhận định của Clifford với Ngoại trưởng Dean Rusk. Tư tưởng hai người qúa nhiều dị biệt. Đến nỗi TT Johnson nói với Clifford, "Mỗi ngày Tôi đọc trên báo chí đều thấy sự khác nhau sâu xa giữa ông và Dean. Tôi nói với cả hai ông rằng, Tôi muốn điều đó chấm dứt." Thực tế, TT Johnson không nghĩ Cộng sản gia tăng xâm nhập bắt nguồn từ ngưng oanh tạc. Hiện thời CS vẫn tiếp tục ý đồ tung ra những cuộc phản công mới. Cuộc chấm dứt oanh tạc sẽ gia tăng thiệt hại về phía Hoa Kỳ. Trong cuộc họp nội các ngày 2-8-1968, TT Johnson tỏ rõ ý định, "Hòa bình chúng ta muốn, bây giờ sẽ tệ hại hơn bất cứ cuộc hòa bình nào trên thế giới - nhưng vì danh dự sẽ không bao giờ rút lui." Hơn thế nữa "61% dân chúng (Mỹ) không muốn chấm dứt ném bom." Quan niệm theo đuổi chiến tranh cho tới cùng, do TT Johnson khởi xướng không thay đổi. Bao nhiêu nỗ lực tiến tới thương thuyết vẫn còn đầy rẫy trở ngại. Tới tháng 10-1968, Chính phủ Mỹ và TT Johnson hy vọng sẽ thông qua được trước ngày bầu của TT Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 5-11-1968 có lợi cho ứng cử viên Hamphrey Đảng Dân Chủ. Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk nỗ lực khai thôn,g tìm kiếm phía ủng hộ thương thuyết. Ông thảo luận với Nga Sô.

Kết luận

Trong cuốn "Gọng Kìm Lịch Sử" sau khi ý thức được vai trò đã qua của chính Bùi Diễm, ông viết, "Chiều hôm đó ông Thiệu từ chức. Tôi không ngạc nhiên, vì được biết ông Martin đã đến gặp ông Thiệu chiều ngày chủ nhật 20 (4-1975), nhưng đến khi nhìn thấy ông trên đài Truyền Hình, đổi lỗi hết cho Hiệp Định Ba Lê, Kissinger rồi đến sự thất ước của Hoa Kỳ, thì thật là một cảnh tượng nửa khóc nửa cười. Đang cảm thấy kiệt quệ, cả về thể xác lẫn tinh thần, Tôi cố gắng nghe lời phân trần của ông Thiệu, nhưng không hiểu tại sao lúc đó Tôi như người có tâm trạng thẹn thùng, bẽ bàng khó tả. Tôi lặng lẽ tắt TV rồi cố ngóc dậy, ra đường không biết đi đâu."

Tại sao Bùi Diệm trở về VN vào giờ phút chót, vì Bùi Diễm được Bob Shaplen, một ký giả báo New Yorker từ Hồng Kông điện thoại thuyết phục Diễm rời Washington về Saigon từ đầu tháng 4-1975, giúp Thiệu đương đầu với các sự kiện và cho "đó là lòng yêu nước." (Người ta cũng không rõ tại sao Shaplen lại có đủ uy quyền đến như thế? Cổ thi có câu, "Nhất thất cước thành thiên cổ hận." ) Nhưng Thiệu đã tiếp tục con đường của Thiệu. Diễm đã nói với mẹ, một cụ già 90 tuổi, và em gái phải rời Saigon. Đại Sứ Graham Martin giúp đỡ phương tiện đưa cả ba "Bùi Diễm, mẹ và em gái" lên một chuyến phi cơ của Hải quân tới Bangkok rồi từ đó đáp máy bay thương mại tới Washington. Người Mỹ quả thật ưu ái đối với Bùi Diễm! Trên đường di chuyển ông đã mang theo một số hành lý và một "túi ảnh nhỏ đó là các tấm hình Diễm đã chụp chung với Lyndon Johnson, Den Rusk, Cabot Logde, Max Taylor, Averell Harriman, Walt Rostow, Ellsworth Bunker, William Bundy, Richard Nixon và Henry Kissinger. Bùi Diễm đã rời VN với một sưu tập ảnh của những người Hoa Kỳ thề bảo vệ VN." ("Our Vietnam: The War 1954-1975." A. J. Langguth. New York; Simon & Schuster; 2000 :658) Sau này Bùi Diệm viết cuốn hồi ký "Gọng Kìm Lịch Sử" trong đó chỉ nhằm biện minh cho Thủ Tuớng Phan Huy Quát và ngay cả bản thân ông về việc "không có trách nhiệm đưa quân Mỹ vào miền Nam VN." Tuy nhiên đối chiếu với cuốn "No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam"của Berman khách quan hơn trình bày thời đại của Machiavelli thế kỷ 20.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002