Đông Kinh, 20/5/2003
Kính gởi anh Mai Vàng,
Trước hết xin cám ơn anh có lòng đến dự buổi nói chuyệncủa chúng tôi và cũng
cám ơn anh có bài viết và hình ảnh vềbuổi nói chuyện nàỵBài viết đã dành rất
nhiều thiện cảm và những lời khíchlệ cho chúng tôị Chúng tôi xin rất trân
trọng đón nhận. Xinthưa, chúng tôi là người tự nguyện đi nói chuyện khắp nơi
thì không ngại gì dư luận khen chê, nên nếu có thiếu sót hay sai lầm, chúng
tôi rất vui lòng ghi nhận ý kiến của khán thính giả để sửa chữạ Tuy nhiên phần
kết luận trong bài viết của anh có chỗ chưa sát với sự thực làm chúng tôi
vànhiều thân hữu hơi ngỡ ngàng vì dễ gây hiểu nhầm. Hôm ấy anh Trần Quán Niệm
nói rằng tôi đã đi Âu Châu, tôi cũng đa õcải chính. Chị Bảo Oanh nói tôi học
Nguyễn Trãi, có người đến hỏi, tôi cũng nói lại đúng ra là Trần Lục rồi mới
qua Chu Văn n...Theo bài viết của anh có đoạn "Một số cựu tù nhân chính trị
cũng tỏ ra thắc mắc là tại sao rời khỏi Việt Nam khá lâuvà cũng không hoạt
động nhiều trong vực phát thanh hướng vềquốc nội mà học giả Đỗ Thông Minh lại
xử (đúng ra là sử) dụng từ ngử (đúng ra là từ ngữ) "thuyết minh" để chỉ công
việc dẫn giải những dương bản được trình chiếu trong phần nói chuyện của
mình".
1- "Thuyết minh" là một từ Hán-Việt có từ rất
lâu đời,trong hầu hết từ điển tiếng Việt, từ điển Hán-Việt ở miền Nam trước
1975... các từ điển Hoa và Nhật đều có,nên đã được coi là tài sản văn hòa
chung của các dân tộc vốn thuộc hệ chữ Hán, vì thế không nên gán ghép cho từ
này một ý nghĩa chính trị. Có thể người Cộng Sản dùng từnày hơi nhiều nhưng
không vì vậy mà cho là của Cộng Sản và mình không được dùng.2- Chúng tôi xa
nước lâu thật, nhưng cũng từ lâu là cộng tác viên của hầu hết các đài quốc tế
hướng về Việt Nam như BBC, VOA, RFI, đôi khi với RFA nữa, không kể đài SBS ở
Úc và nhiều đài khác của người Việt ở hải ngoạị Thường một công tác viên chỉ
làm cho một đài quốc tế, riêng chúng tôi làm cho nhiều đài cùng lúc.Chúng tôi
là người được trao cho trách nhiệm điều hợpbuổi thảo luận về việc dùng từ
trong truyền thông tại ĐạiHội Truyền Thông Việt Ngữ Hải Ngoại ngày 18-20/4 ở
Little
Saigon. Nhóm thảo luận cũng đã đề cập nhiều khía cạnh tếnhị trong việc dùng
từ. Mọi người đều lưu ý là nên cẩn thận khi dùng từ, nhưng cũng phải phân biệt
từ nào thực sự do Cộng Sản đặt ra và mang một ý nghĩa chính trị, từ nào làvăn
hóa thuộc tài sản chung của dân tộc. Nhiều từ có tínhcách thuần văn hóa, xuất
phát từ miền Bắc, là do dân chúng tạo ra chứ không phải ý đồ của nhà cầm
quyền, do đó, không phải từ nào của miền Bắc cũng là cộng sản, là sai, không
nên dùng.Cũng như ngay trong buổi nói huyện của tôi, có một người tham dự đã
cho rằng:- Đánh vần "c + a = ca" là lối của miền Nam, còn "cờ + a = ca" là lối
của Cộng Cản không chấp nhận được. Thực ra nhiều người biết rằng lối đánh vần
"cờ + a = ca" trước 1975 vài năm đã được dạy ở các trường Bình Dân Học Vụ ở
miền Nam, nhưng một số người lớn tuổi sau này mới nghe tới lại tưởng là của
Việt Cộng từ sau 1975.Mọi người đều có quyền tự do phát biểu theo hiểu biếthay
suy tư của mình, kiến thức như trời biển, nên đúng hay sai cũng là chuyện
thường. Tất nhiên càng cẩn thận càngtốt, càng đúng càng tốt, nhất là người làm
công việc truyền thông để tránh ngộ nhận, vì một khi đã loan tin ra rồi thì dù
có đính chính cách nào đi nữa việc thanh minh cũng không trọn vẹn, cũng không
ổn được.Xin có vài hàng góp ý cùng anh và chúc anh luôn vui mạnh.
Kính chào
Đỗ Thông Minh