Đại Chúng số 124 - ngày 16 tháng 7năm 2003

 

Bạn biết gỉ về Hackers ?

Nữ-Sinh Hoài Vọng Bích Thuận


CÁC GIẢI VĂN CHƯƠNG Ở MIỀN

 NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1945
CỘNG SẢN VIỆT NAM
SẼ SỐNG DAI NHƯ GIẺ RÁCH


Cửa chùa khóa kín

Trang
ĐỐ ĐỂ HỌC

Đọc báo bạn

ĐÔNG Y

Gần 38 Năm Mất Tích

LỄ ĐỘC LẬP 2003

Nấu ăn ngon cho chàng
Nhìn Ngô Viết Trọng Dưới "Ngõ Tím"


SAU KHI CHẾT TA SẼ RA SAO ?

Thế giới và Bình luận

CÂU CHUYỆN MẤT CÒN

Trong Bàn Viết,
Ngoài Cuộc Đời


Y KHOA VÀ KHOA HOC

Yếm Vải Xứ Thanh

YÊU EM TỪ THUỞ .. .
Y KHOA VÀ KHOA HOC

 

 

 

Trong Bàn Viết,

Ngoài Cuộc Đời

Đồng tác giả Bình Huyên

Như một bản nhạc cũ được ban nhạc mới trình bày cống hiến cho đời những âm thanh tràn đầy sinh lực mới mẻ hấp dẫn, buổi Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật chiều ngày Chủ Nhật mùng 8 tháng 6 năm 2003 tại Hội Trường C.I.S.P. số 6 Đại Lộ Maurice RAVEL, Paris Quận 12, Pháp quốc, diễn ra với đủ màu sắc âm điệu êm vui nhất của ngày cuối Xuân Quí Mùi.

Trước 2 giờ chiều, từng nhóm người Việt hải ngoại, quen có lạ có, từ cổng lớn bước lên thềm đi vào Hội Trường. Tất cả đều được đạo diễn Trần Song Thu và chuyên viên Nguyễn Michel đại diện Ban Tổ Chức chỉ dẫn lối đi tới phòng họp ở trên tầng thứ nhất. Từ cửa vào trong phòng, các văn thi nghệ sĩ cùng thân hữu vui cười chào hỏi, chuyện trò thân mật khác thường sau thời gian từ tám tháng đến một năm trời vắng bóng nhau. Những cuốn sách cuốn báo được trân trọng trao tặng nhau, hoặc mua tại bàn sách báo cuối phòng : Hương Xa số mùa Xuân số mùa Hạ 2003, Cỏ Thơm số 22, 23, Văn Luận của Lưu Nguyễn Đhạt, Đã Đời của Nguyễn Hữu Nhật, Cõi Tạm của Nguyễn thị Vinh, v.. . v.. . Riêng các cuốn Đại Chúng số 116, 117, 118, 119, ngoài bià trình bày mỹ thuật, đã được nữ sĩ Thùy Huyên trong chiếc áo dài xanh thêu hoa lan vàng tươi cười đưa tận tay cho mọi người có mặt. Trọng Bình hy sinh hai ba lần chạy xuống chỗ để xe lấy thêm báo xách lên tiếp tế cho hiền thê. Giống mọi người, cặp nhà văn nhà thơ không ngớt miệng trao đổi ý kiến với bè bạn thân sơ và cả những người mới gặp lần đầu. Các máy quay phim đã bắt đầu làm việc dưới sự điều khiển chăm chỉ của ba bốn vị, trong đó có ông Đặng Vũ Chính, ông Nguyễn Tấn Phước.

Không khí phòng hội thật nồng ấm tình người !

Trong số khoảng hơn một trăm người tham dự, đồng tác giả Bình Huyên đã gặp được các văn nghệ sĩ cùng thân hữu sau đây : Bà Phạm Thị Hoàn (ái nữ học giả Phạm Quỳnh) cùng phu quân, nghệ sĩ Nguyễn Hữu Nhật, nhà văn Nguyễn thị Vinh, giáo sư Trần Bích San, nhạc sĩ Trịnh Hưng, ông bà nhạc sĩ Mạnh Bích, hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng, nhà văn Tô Vũ, đạo diễn Trần Song Thu, ông Lâm Hoàng Sơn, nữ sĩ Minh Tâm, nhiếp ảnh gia Đặng Vũ Chính, thi sĩ Hoài Việt, nhà văn kiêm bác sĩ Trần Đại Sĩ cùng phu nhân, nhà văn nhà thơ Hồ Trường An, bác sĩ Nguyễn Bá Linh, thi sĩ Nguyễn Tấn Phước, nữ sĩ Việt Dương Nhân, anh chị nhạc sĩ Anh Huy Cát Phượng, ông Trần Ngọc Giáp đại diện Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, nhà văn Võ Hùng Anh cùng phu nhân, nhà báo Nguyễn Sơn, nữ sĩ Hà-Lan-Phương, cải lương chi bảo Ngọc Tâm, nhà biên khảo Phạm thị Kim Dung cùng phu quân Yves LAMOUREUX, và nhiều vị khác chưa được biết rõ danh tánh.

Văn nghệ sĩ thế hệ II thuộc ban văn nghệ tập san Ngày Mới tại Paris gồm có : Đan Thúy Vy, Nguyễn Michel, Minh Tùng, Ngô Kim Khôi, Miên Hạ, Thanh Xuân, Thùy An, Duy Thành. Có cả ông bà nghệ sĩ Trọng Lễ ( đàn bầu) và Linh Chi (ngâm thơ), và đại diện đài phát thanh R.F.I.

Đúng ba giờ chiều, Đan Thúy Vy đại diện nhóm nghệ sĩ thế hệ II của nguyệt san Ngày Mới Paris lên máy vi-âm cám ơn sự hiện diện của quan khách cùng văn nghệ sĩ và bày tỏ niềm ưu tư về tương lai tiếng Việt hải ngoại. Một thiếu nữ lên tiếp lời Đan Thúy Vy, giới thiệu ca sĩ Ngô Kim Khôi lên trình bày bài "Ca Khúc Tự Do" (do Diễm-Thy dịch từ ca khúc Paris Liberté). Giọng ca điêu luyện đưa tâm hồn khán giả bay bổng lên bầu trời Tự Do thực sự của kinh đô ánh sáng Paris.

Hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng điều hợp chương trình, giới thiệu nghệ sĩ kiêm tiến sĩ luật sư Lưu Nguyễn Đhạt lên thuyết trình đề tài "Con Đường Hạnh Phúc Dân Tộc Việt".Theo ông, dân Việt từng là nạn nhân của tư tưởng cưỡng bách sai lầm từ các thời thực dân, phát xít, cộng sản, cho đến ngày nay. Ta cần phải đảo ngược tình trạng : từ nạn nhân thụ động sang nạn nhân chủ động. Để duy trì hạnh phúc của chính mình cũng như của con em mình, chúng ta hãy sử dụng ý niệm dân chủ tự do ứng dụng cho dân tộc Việt Nam. Đạo sống của người Việt chứa đựng tính nhân bản, hoà thuận và trật tự gia đình, niềm tin di truyền, sự bình quyền giữa cha và mẹ. Tất cả hành động đó nhằm tìm lại nguồn gốc gia đình. Tình trạng nạn nhân chủ động phải được phát động, tức là chuyển động tới sự tiến bộ căn cứ vào nhu cầu của dân Việt. Điều này hoàn toàn trái ngược với cộng sản và tư bản độc tài. Chủ trương Việt Đạo là : * Phải làm sao cho dân tộc ai cũng đầy đủ.

* Chuyển lực thành hệ thống quản trị quốc gia, cho con cháu vươn lên.

* Tin vào khả năng xây dựng và đường lối nhân đạo.

* Các sự kiện đạo sống Việt quá khứ, hiện tại, tương lai được liên kết mật thiết với nhau.

Để ứng dụng các biện pháp đó, ta phải

1) Phối hợp phương tiện và tập trung tài liệu để chu toàn đường hướng tư tưởng ;

2) Phổ biến tư tưởng đó qua ấn loát, mạng lưới, hội họp, rồi tổng kết công việc hàng năm ;

3) Việt Đạo, với sự hợp tác của mọi người, tiếp nối chương trình học để ứng dụng vào đời sống con cháu.

Để kết thúc bài thuyết trình, tiến sĩ luật sư Lưu Nguyễn Đhạt ân cần hô hào đồng hương hãy chung sức khởi đầu những công việc có thể kiểm soát được nhằm mục đích xây dựng "Viện Tư Tưởng Việt".

Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Minh Tùng vừa chơi đàn dương cầm điện vừa hát bài "Người Ở Lại Charlie" để tưởng niệm những chiến sĩ anh hùng Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh vì tổ quốc. Giọng ca đầy sinh lực và truyền cảm đã chinh phục toàn thể hội trường.

Hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng giới thiệu nhà văn nhà thơ Nguyễn thị Vinh thuyết trình đề tài "Vì Sao Người Việt Mình Mãi Khổ". Nữ sĩ nói, hồi xưa văn thi sĩ viết để an ủi dân tộc, nhưng luôn luôn bị kiểm duyệt, còn ngày nay, chế độ kiểm duyệt không xảy ra ở thế giới tự do, tuy nhiên người viết chịu trách nhiệm nhưng cũng hứng nhận mọi phê phán của độc giả. Theo nữ sĩ, văn chương hải ngoại thường có tính cách hồi cố, chưa có tác phẩm nào gióng lên thân phận người dân Việt, nhất là người dân trong nước còn đói khổ không có thời giờ phương tiện đọc sách đọc báo. Ở trong nước, văn thi sĩ tránh né trong khi sáng tác để được yên thân. Giới phụ nữ còn khốn khổ gấp bội với những Chợ Người, Chợ Vợ khắp nơi ! Cho nên, trong bàn viết, cuộc đời tuyệt đẹp, ngoài cuộc đời các tác phẩm vô tích sự. Sau 28 năm hoà bình mà sao các nhà văn trong nước vẫn kêu "xoá đói giảm ngèo" ! Tại sao nông dân bỏ quê ra thành thị làm ăn ? Chừng nào thi văn nghệ sĩ không trả lời được câu hỏi "TẠI SAO?" thì dân mình hãy còn trầm luân. Bởi vì, ở Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, Trung cộng KHÔNG CÓ TỰ DO DÂN CHỦ.

Nữ sĩ Nguyễn thị Vinh nhấn mạnh, nhà văn nhà thơ phải thực tế hơn ngoài việc ca ngợi Tình Yêu thiên nhiên ; phải có người biết nói (như Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu), và phải có người biết nghe ! Ở Việt Nam, ai cũng là thi sĩ mà cuộc đời thơ mộng ít lắm ! Người già đi ăn xin cả ngày, chiều về phải nộp cho "chủ" 60% số "lợi tức" !

Tuy nhiên, nữ sĩ kết thúc bài thuyết trình bằng lời tiết lộ vui vui : "Ở đây, em cháu chúng ta bắt đầu cuộc hành trình văn hoá (Pháp -Việt), với nhóm văn nghệ sĩ thế hệ II Paris, quyết tâm gắn bó tất cả những gì tốt đẹp cả trong bàn viết lẫn ngoài cuộc đời ", tạo sự hoà đồng cho "Văn Học và Đời Sống".

Mọi người hân hoan vỗ tay hai lần, để tán thưởng nữ sĩ Nguyễn thị Vinh, rồi đễ chào đón nữ ca sĩ Miên Hạ được giới thiệu bước ra trình bày bản "Hoa Tím Ngày Xưa" nhạc và lời của Hữu-Xuân.

Con đường em về ban trưa

Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ

Tuổi em vừa tròn mười bảy

Tóc em vừa chắm ngang vai.. .

Tiếng hát trong trẻo ấm áp làm rung động lòng người nghe !

Nghệ sĩ Lưu Nguyễn Đhạt trở lại máy vi âm làm khán giả ngạc nhiên thích thú qua bài ca "Để Quên Con Tim"

của Đức Huy.

Gọi thầm tên em khi nắng chiều nhạt ngoài sân

Trở về Cali anh nghe nhớ nhung giăng sầu

Từ ngày xa em anh bỗng trở thành lặng câm

Ngày rời Paris anh hứa sẽ quay trở lại..

Nhạc sĩ Trọng Lễ biểu diễn đàn bầu đưa tiếng ngâm thơ xứ Thần kinh cổ kính lãng mạn của Linh Chi lên cao vút toả khắp hội trường trong bản "Diễm Buồn".

Hoa sĩ Nguyễn Đức Tăng giới thiệu giáo sư Trần Bích San lên nói về đề tài "Biên Khảo Văn Học Việt Nam Dễ Hay Khó ?"

Theo giáo sư, những khó khăn đến từ sự kiện ít người khai thác mảnh đất này có thể tóm lược như sau :

* Thiếu xót tài liệu ;

* Thường thường chỉ thấy tên tác phẩm mà không có nội dung, vì tác phẩm chỉ chuyền tay cho bạn bè, con cháu ;

* Độc giả xưa chỉ đọc Tứ Thư Ngũ Kinh để chuẩn bị thi cử ;

* Mộc bản là kỹ thuật ấn loát duy nhất dành cho sách thi cử và phải được Triều Đình nâng đỡ ;

* Sách thực hiện trên giấy bản làm bằng vỏ cây dó dễ rách dễ mục. Ngoài ra, các tác phẩm đã không được khuyến khích lại còn bị thất lạc, bị đốt hoặc lấy đi (Cao Bá Quát bị tội, chiến tranh,.. .). Vănhọc đời Lý, Trần, không còn gì. Chỉ còn một số sách do Pháp tịch thu lưu trữ tại Viễn Đông Bác Cổ. Thêm vào đó lý lịch học giả bị thất truyền. Thành viên các nhóm văn học không đồng nhất. Thực hiện công trình khảo cứu rất tốn kém. Giáo sư Trần Bích San kết luận rằng hiện nay ta chỉ trông mong vào công trình văn học của các học giả, đồng thời đặt niềm tin vào các chuyên gia.

Chương trình sinh hoạt trở nên nhẹ nhàng thanh thoát nhờ một vài khắc văn nghệ. Nữ ca sĩ trẻ tuổi Thanh Xuân dùng lời ca xa xưa trong bản "Dư Âm" của Nguyễn văn Tý để ru nhè nhẹ tâm hồn khán giả thế hệ I.

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếngtơ

Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ

Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn sóng
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời,.. .

Nữ ca sĩ Thùy An trình bày bản "Bài Ca Hạnh Ngộ" bằng giọng ca tiếng sáo ngọt ngào khiến khán giả nhớ tới tiếng hát của tác giả ca sĩ Lê Uyên Phương, từ đầu đến cuối tác phẩm để đời.

.. .. .. Rồi mai đây đi trên đường đời

Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn

Một khi trao áo hồng

Là khi trao tiếng cười

Luôn ghi kỷ niệm ban đầu yêu thương.. Người nữ ca sĩ khả ái của nhóm nghệ sĩ trẻ chiều lòng khán giả, hát đoạn kết ba lần khiến mọi người chìm trong nhớ nhung man mác.

Một lần nữa, nhạc sĩ Trọng Lễ biểu diễn đàn bầu qua nhạc bản "Con Thuyền Không Bến" thổn thức của Đặng Thế Phong, trong khi ban tổ chức mang nước đi mời quan khách. Tiếp theo, nữ nghệ sĩ Linh Chi ngâm bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử theo âm điệu dân ca Huế.

Nam ca sĩ khả ái Duy Thành ca bài "Chuyện Giàn Thiên Lý" hiến cho khán giả bức tranh quê nhà miền Nam nước Việt thật đậm đà, rồi anh kết thúc bằng lời ca :

.. .. .. Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.

Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý, có người tôi thương.

Nhà văn kiêm hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật bằng ngôn từ rất có duyên đượm chút khôi hài, nói tới cách dùng chữ rất khéo léo, trừu tượng, nhiều khi bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của người Việt. Thí dụ từ ngữ "ngủ với nhau",.. .. .. những chữ "cái", "con", "bà", "cô" dùng xưng hô trongt từng trường hợp đơn giản, trở thành một lời xúc phạm, khi tung ra cùng một lúc với một phụ nữ nào đó :"Cái con bà cô" ! Ông đưa ra những đặc tính cố hữu của người Việt : "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", Tình Nghĩa Vợ Chồng lâu bền, sự sòng phẳng đáng ngợi khen đối với bằng hữu, truyền thống tư tưởng sâu sa của dân ta. Cuối cùng, ông cám ơn quan khách, văn thi hữu, bè bạn, trước khi nhường máy vi âm cho thi sĩ thần hocï gia Nguyễn Tấn Phước là dịch giả tiếng Pháp thi phẩm "Ai Ca" "Diệu Ca" của Nguyễn Hữu Nhật thành thi tập "Les Chants Divins". Ông Nguyễn Tấn Phước cho biết đã sử dụng kỹ thuật so sánh giữa hai ngôn ngữ Việt Pháp. Theo ông, dịch là sáng tác, để cuối cùng hình thức nội dung bản dịch được đồng hoá với văn chương Pháp.

Tới đây, nghệ sĩ Nguyễn Hữu Nhật trở lại diễn đàn tiết lộ một chuyện quan trọng của đời ông : Từ một người không Công Giáo, thi phẩm Nguyễn Hữu Nhật thoát thai khỏi hai cuốn Kinh Thánh, cố gắng đem hoàn cảnh Trung Đông vào xứ Việt, nghĩa là đem tâm hồn Nguyễn Hữu Nhật truyền cho người đọc. Vì thế, hai thi phẩm "Ai Ca" và "Diệu Ca" trở thành đại tác phẩm "Chí Tôn Ca". Tại sao ? Đó là vì qua nhiều năm trong tù cải tạo công sản Hà Nội, Nguyễn Hữu Nhật đã có lần thấy Bóng Thập Giá khi nằm ở ngục thất. Khi ấy, ông nguyện sẽ mang tâm hồn đặt vào thi phẩm dâng lên Toà Thánh La-Mã trước khi cho ra đời vào mùa Xuân năm Quí-Mùi.

Ca sĩ Ngô Kim Khôi trở lại giới thiệu bản nhạc mới "Một Phương Trời Nhớ" mà tên của nhạc sĩ chưa được biết. Vẫn với giọng ca điêu luyện, người nam ca sĩ thay mặt tác giả để nhiều dấu ấn trăm thương ngàn nhớ vào tâm tư từng khán giả, trong đó có những câu

.. . Hỡi người đời đời mến thương xa rồi, hồn còn vấn vương, nhớ ngày mộng đời ngát hương

Bóng yêu chung đường giờ theo khói sương .. .. ..

Không khí buồn nhớ man mác trở thành diễm tình dí dỏm với ba tiếng hát tràn đầy sinh lực của ban tam ca Thuỳ An - Miên Hạ - Thanh Xuân trong bản "Phượng Hồng" nhạc của Vũ Hoàng lời thơ của Đỗ Trung Quân.

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,

Mùa Hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,

Và mùa sau biết có còn gặp lại,

Ngày khai trường áo lụa gió thu bay

Mối tình đầu của tôi

Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,

Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,

Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

Bài ca "Phượng Hồng" kết thúc buổi Sinh Hoạt Văn Hoá Nghệ Thuật hoàn toàn thành công.

Lý do thứ nhất của sự thành công là buổi sinh hoạt diễn ra theo một chương trình vạch sẵn phân chia tỉ mỉ đã được tôn trọng tuyệt đối, thi hành đúng giờ giấc, không kém gì một chương trình chuyên nghiệp của bất cứ ban tổ chức nào thuộc thế hệ 1 có thực tài dày dạn kinh nghiệm.

Lý do thứ hai là sự hợp tác chặt chẽ giữa các người điều hợp chương trình thuộc cả hai thế hệ 1 và 2. Họ đã thể hiện tinh thần vô tư, trí óc minh mẫn, thái độ khoan hoà cần phải có của văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại.

Nữ sĩ Đan Thúy Vy đại diện Ban Tổ Chức lên máy vi-âm ngỏ lời cảm tạ toàn thể quí vị có mặt. Văn nghệ sĩ cùng quan khách và cả Ban Tổ Chức gượng gạo đứng lên, rời ghế, trao đổi với nhau những lời từ biệt mặn mà, những câu hẹn hò chân thành (Chủ Nhật kế tiếp cũng sẽ có thêm một buổi sinh hoạt nữa của các nghệ sĩ chủ biên hai nhà xuất bản Giai phẩm Hương Xa và Cỏ Thơm, hợp tác với một số văn nghệ sĩ khác). Mọi người thong thả ra về dưới ánh nắng còn đượm hương vị tươi mát của buổi chiều tà cuối mùa Xuân Paris.

Bình Huyên

(Paris, tháng Sáu 2003)

Tin Vui : Hai buổi Sinh Hoạt Văn Hoá Nghệ Thuật ngày 08 và 15 tháng 6 năm 2003 đã được Đài Phát Thanh R.F.I. Paris phỏng vấn qua hai đại diện : nữ sĩ Đan Thúy Vy và nghệ sĩ Nguyễn Hữu Nhật, và chương trình phỏng vấn đã được truyền thanh khắp thế giới vào chiều những Chủ Nhật kế tiếp các buổi sinh hoạt nói trên trong khoảng 17 giờ - 18 giờ (giờ Paris). º

 

 

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002