Đại Chúng số 122 - ngày 15 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Lễ Kỷ Niệm Báo Đại Chúng
Thế Giới và Bình Luận
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Đừng Hỏi Tại Sao
Câu Chuyện Mần Ăn Tại Việt Nam
Phong Trào Lãng Mạn và Tuổi Trẻ
Đọc "Cô Bé Bên Giàn Hoa Bí Đỏ"
Giả Thuyết Bệnh SARS
Mỗi Tuần Một Trang Y Học
Còn Mãi Yêu Em
Yếm Vải Sứ Thanh
Cô Kiều với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Đọc Báo Dùm Bạn
(tiếp theo kỳ trước)

Đọc Báo Dùm Bạn (bài 2)
Y Khoa va Y Học

Y KHOA VA KHOA HOC
Do Hữu học sinh họ VƯơng biên soạn

 

Phân tích gene giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn

Việc phân tích gene của các bệnh nhân ung thư có thể giúp bác sĩ điều chỉnh chế độ điều trị đối với từng bệnh nhân và cho họ sử dụng các loại thuốc phù hợp. Đây là phát hiện mới được công bố tại Hội nghị hàng năm tổ chức tại Massachusetts của các chuyên gia điều trị bệnh ung thư của Mỹ. Theo phát hiện này, việc điều trị ung thư sẽ dựa theo cấu tạo của khối u chứ không phải dựa trên vị trí của chúng.Các nhà khoa học thuộc

Trung tâm điều trị ung thư tại Texas đang áp dụng phát hiện này để tìm ra phương pháp xác định, bệnh nhân nào có thể áp dụng phương pháp hóa học trị liệu T/FAC. Tỷ lệ dự báo chính xác của phương pháp này đạt tới 71%. Khối ung thư của 3/4 trong số những bệnh nhân được điều trị theo hướng này đã biến mất sau khi được áp dụng liệu pháp T/FAC. Tỷ lệ này chỉ là 25-30% đối với các liệu pháp thông thường.

Các nhà khoa học của trường đại học Chicago cũng dùng phương pháp xét nghiệm máu để xác định các bệnh nhân ung thư ruột kết trực tràng không phù hợp với loại thuốc điều trị ung thư thông dụng hiện nay có tên gọi : " irinotecan " . Kết quả xét nghiệm cho thấy, trong cơ thể của các bệnh nhân này có gene khiếm khuyết làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Do đó, sau khi uống thuốc, lượng bạch huyết cầu của các bệnh nhân có thể giảm xuống đến mức khiến họ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm dẫn đến tử vong. Những bệnh nhân có gene khiếm khuyết này sẽ được áp dụng phương pháp điều trị khác hoặc sử dụng loại thuốc đã được giảm lượng irinotecan.

Tiêu diệt virus HIV bằng sóng cực ngắn ( short wave + micro wave )
Trong vài tuần nữa, Trường Y Nelson Mandela tại Nam Phi sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng sử dụng sóng cực ngắn để tấn công virus HIV và ngăn không cho nó sinh sôi. Sẽ có khoảng 360 bệnh nhân HIV dương tính tham gia cuộc thử nghiệm. Họ hy vọng rằng sóng cực ngắn sẽ làm đứt gẫy gene của virus HIV.

Phương pháp điều trị do các nhà khoa học Nga sáng chế và được hoàn thiện ở Nam Phi. Một tiểu ban gồm các chuyên gia y tế quốc tế từ Nam Phi, Canada, Hungary và Mỹ sẽ giám sát và đánh giá thử nghiệm .

Máy bay Concorde tạm biệt bầu trời
Chiếc máy bay Concorde của Hãng hàng không Air France được mệnh danh là con chim trắng đã đáp chuyến bay thương mại cuối cùng xuống sân bay Charles de Gaulle ( Paris ), chấm dứt 27 năm du lịch thượng hạng giữa Paris và New York. Hơn 2.000 người đã đến để chia tay với Concorde. Đây là loại máy bay siêu âm, từng là niềm tự hào của ngành hàng không Pháp. Nhưng giá vé quá đắt và nhu cầu thấp là một trong những nguyên nhân Air France phải chấm dứt thế hệ máy bay siêu âm này. Lãnh đạo ngành hàng không Pháp cho biết sẽ đưa 5 chiếc Concorde vào viện bảo tàng trưng bày cho công chúng xem.
Hãng hàng không British Airway của Anh là hãng đã cùng Air France sở hữu 12 chiếc Concorde cũng cho biết sẽ chấm dứt các chuyến bay thương mại Concorde trong tháng 10 tới.
Thế hệ máy bay Concorde của Pháp (máy bay hàng không dân dụng bay nhanh nhất thế giới) bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1976 và mãi cho đến năm 2000 mới xảy ra sự tai nạn tiên. Tuy nhiên tai nạn thảm khốc này đã làm thiệt mạng 113 người. Giá vé rất đắt khoảng $ 8148 USD vé đi từ Paris đến New York và ngược lại nên chỉ có khách hạng sang mới có thể mua vé loại máy bay này.

Châu Âu chạy đua với Mỹ trong chương trình thăm dò Sao Hỏa

Châu Âu đang tăng cường chạy đua với Mỹ trong cuộc thăm dò sao Hỏa với việc thực hiện kế hoạch phóng tàu thăm dò sao Hỏa Mars Express của Cơ quan không gian châu Âu bằng hõa tiển Soyuz/Fregat của Nga từ sân bay không gian Baikonur ở Kazakhstan vào tối 2/6.
Đây là dự án thám dò sao Hỏa độc lập đầu tiên của Cơ quan không gian châu Âu. Mục tiêu của dự án này là vẽ bản đồ bề mặt sao Hỏa, phân tích bầu khí quyển trên đó và điều quan trọng nhất là dùng các thiết bị radar để dò tìm nguồn nước lớn dưới bề mặt hành tinh Đỏ. Theo kế hoạch, vệ tinh Mars Express - nặng gần 2 tấn và trị giá 300 triệu euro - sẽ thực hiện hành trình 400 triệu km trong vòng 6 tháng để tới quỹ đạo của sao Hỏa. Sau đó, trong khi vệ tinh Mars Express nghiên cứu sao Hỏa từ quỹ đạo, thiết bị thǎm dò Beagle-2, nặng 45 kg, sẽ hạ xuống khu vực cực Bắc của sao Hỏa và trong vòng 180 ngày làm nhiệm vụ nghiên cứu mẫu đất, đá và môi trường với hy vọng tìm ra lời đáp cho câu hỏi lớn của các nhà khoa học là có (hoặc đã từng có) sự sống trên hành tinh này hay không.

Theo các nhà khoa học tham gia dự án Mars Express, những phát hiện mà thiết bị Beagle-2 có thể mang về còn phụ thuộc vào những gì đã diễn ra trong thời "tiền sử" của sao Hỏa, khi mà theo giả thuyết sao Hỏa lúc đó ấm và ẩm ướt chứ không phải lạnh lẽo và hoang vắng như bây giờ.

Việc phóng vệ tinh Mars Express mở đầu một cuộc đua mới trong lĩnh vực nghiên cứu sao Hỏa. Cơ quan hàng không không gian Mỹ (NASA) cũng đang chuẩn bị đưa 2 phi thuyền thăm dò hành tinh này. Phi thuyềđầu tiên Mars Exploration Rovers dự kiến rời Trái đất trong vòng một tuần nữa. Ngoài ra, phi thuyền Nozomi của Nhật Bản theo kế hoạch sẽ tới sao Hỏa vào đầu năm sau.
Đến nay mới chỉ có 3 chuyến thăm dò được coi là thành công: hai phi thuyền thăm dò Viking của NASA lên sao Hỏa năm 1976 và phi thuyền Mars Pathfinder cũng của NASA nghiên cứu bề mặt sao Hỏa năm 1997.

Cây cổ thụ cao nhất Australia đã bị chết cháy

Ngày 2-6, các nhà môi trường Australia cho biết cây cổ thụ được xem cao nhất Australia đã bị chết cháy. Cây cổ thụ được gọi bằng tên El Grande, sống trên đảo Tasmania, cao 79m đã sống qua 4 thế kỷ. Tasmania là một trong những khu bảo tồn cây cổ thụ nổi tiếng nhất Australia. Rừng ở đây đang là nguồn cung cấp gỗ dăm xuất khẩu lớn, nơi các nhà khai thác thường đốt rừng để diệt những cây tầm thấp nhằm bảo vệ những cây cổ thụ. Cây cổ thụ El Grande đã bị chính ngọn lửa của những người giữ rừng thiêu rụi do ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát.

Giới chức lâm nghiệp Australia nhận định có thể cây chưa chết hẳn, vẫn có khả năng ra nhánh mới. Còn các nhà thực vật học khẳng định chắc chắn rằng cây đã chết thực sự.

Cá heo hồng đầu tiên ra đời trong hồ nuôi

Con cá heo đực con chào đời trong một công viên biển ở đảo Sentosa, Singapore, thuộc loài cá heo mỏ màu hồng (sousa chinensis) có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trên thế giới, đây là ca sinh nở đầu tiên của loài này trong điều kiện nuôi nhốt. Con vật có màu nâu lúc mới lọt lòng mẹ, nhưng dần dần sẽ chuyển sang màu hồng vĩnh viễn. Nó ra đời vào tháng 11 năm ngoái, tuy nhiên các quan chức của Công viên Thế giới nước trên đảo Sentosa đã không công bố tin này. Phát ngôn viên của Công viên cho biết: " Loài cá heo hồng đang ở trong tình trạng rất nguy cấp, và người ta chưa có nhiều thông tin về đặc tính sinh học cũng như sinh sản của chúng " . Những dữ liệu về quá trình mang thai và theo dõi sự lớn lên của con cá nhỏ sẽ giúp các nhà bảo tồn trong việc duy trì nòi giống của chúng.

Cá heo hồng có thể dài tới 2,8m và nặng 200kg, phân bố trong những vùng nước nông nhiệt đới và cận nhiệt đới của ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương.

Australia thử loại vaccine mới chống HIV

Theo báo The Australian ngày 5/6, những người tình nguyện Australia sẽ lần đầu tiên được thử một loại vaccine mới chống HIV do các nhà khoa học Australia sáng chế.

Theo thông báo của các nhà nghiên cứu, sau khi thử nghiệm trên chuột, thỏ và khỉ, loại vaccine mới này đã sẵn sàng được thử trên cơ thể con người nhằm xác định xem loại vaccine mới này có an toàn với con người và có tạo ra khả năng miễn dịch không.

Theo giáo sư Stephen Kent thuộc trường Đại học Tổng hợp Melbourne , công nghệ của loại vaccine cũ đã được thử nhằm tạo ra một phản ứng kháng thể nhưng công nghệ này đã tỏ ra không thành công.

Việc thử loại vaccine mới này sẽ do một tổ hợp vaccine HIV Australia-Thái Lan tiến hành tại bệnh viện St Vincent ở Sydney.

Trẻ bị sặc sữa

Nguyên nhân thường là người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế (không bế lên mà để nằm). Trong tư thế này, thực phẩm rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngưng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong. Nếu được cứu sống, trẻ cũng sẽ bị những di chứng về não do thiếu ôxy não trong lúc ngưng thở. Nhẹ là bị liệt một chi nào đó, còn nặng sẽ bị chậm phát triển, tâm thần, sống đời sống thực vật.
Nếu trẻ bị sặc, người tím tái... nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc, chơi giỡn được, có 2 khả nǎng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Cách xử lý thích hợp lúc này là cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần bế trẻ lên cho dị vật không đi ngược lên trên, rồi đưa đến bác sĩ ngay.
Trong trường hợp trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, người trông trẻ phải đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay. Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tǎng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần.

Đối với trẻ ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

Chăm sóc sức khoẻ ở tuổi mãn kinh
Hỏi:Mẹ cháu 50 tuổi và hiện đã hết kinh, cháu nghe nói, nếu thế thì người phụ nữ rất dễ mắc phải các loại bệnh. Dạo này mẹ cháu hay bị chóng mặt Xin các bác sĩ giúp mẹ cháu có sức khoẻ tốt. Bây giờ mẹ cháu cần uống các loại thuốc bổ nào và ăn các loại thức ăn gì?
Đáp:Cháu biết không, ở người phụ nữ có 2 giai đoạn chuyển đổi lớn về sinh lý là lúc có kinh và khi mãn kinh. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại mang đến những niềm vui, nỗi buồn cùng những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý và sức khoẻ. Nói thế cháu hiểu vì sao khi mãn kinh, ngoài vấn đề thay đổi hormone, người phụ nữ cảm thấy suy sụp tinh thần vì chứng tỏ mình đã già, quả thật đáng buồn ! Vấn đề là sau đó họ cũng có thể gặp những trở ngại cho sức khoẻ như chứng loãng xương, các bệnh về khớp, suy nhược thần kinh,.. nhưng không nhất thiết phải điều trị gì cả, mà chỉ là những thay đổi sinh lý sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh. Cái chính là cháu nên quan tâm đến mẹ nhiều hơn; theo dõi và ôn tồn giúp mẹ thư giãn, giải trí, ăn uống đủ chất và đều đặn sẽ giúp mẹ cháu vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bí ẩn về khả năng dẫn hướng của loài bướm châu Mỹ

Bấy lâu nay, các nhà khoa học vẫn bị thách thức bởi câu hỏi, tại sao loài bướm chúa ở châu Mỹ lại có thể di chuyển hơn 2000 dặm mà không bị lệch hướng. Giờ đây câu hỏi này đã được giải đáp bởi các nhà khoa học tại Đại học Massachusetts (Mỹ).

Hàng loạt những thí nghiệm đã được thực hiện trước khi các nhà khoa học đi đến kết luận trên. Họ đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa một đồng hồ sinh học phức tạp của loài côn trùng này và vị trí của mặt trời.

Đồng hồ sinh học của loài bướm có 2 tác dụng chính, nó giúp phân biệt thời gian ngày và đêm đồng thời định hướng vị trí của mặt trời. Nếu "chiếc đồng hồ" này hỏng, những con bướm không thể vượt qua quãng đường từ biên giới Mỹ - Canada tới Mexico để tránh rét và sinh sản.

Xác định nguyên nhân gây thảm hoạ tàu Con thoi Columbia

Các nhà điều tra vụ tai nạn phi thuyền Columbia của Mỹ cuối cùng cũng rút ra kết luận rằng một mảnh vỡ, rơi từ lớp vỏ cách nhiệt của con tàu, là nguyên nhân chính khiến con tàu nổ tung khi đi vào tầng khí quyển của Trái đất.

Theo đô đốc về hưu Harold Gehman, phụ trách nhóm điều tra, việc tập hợp và phân tích các thông tin xung quanh vụ tai nạn đã chuyển sang một bước mới sau khi kết luận trên được đưa ra.
Dựa theo kết luận, nhóm điều tra của Mỹ sẽ tiến hành một số thử nghiệm trong điều kiện thực tế mà phi thuyền Columbia đã trải qua khi tai nạn xảy ra, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Nhóm điều tra sẽ xác định xem liệu một miếng cách nhiệt, nặng khoảng 0,5 kg, bay với tốc độ 720km/giờ, có đủ sức phá vỡ vỏ phi thuyền để tạo ra một lổ hổng, phá tan con tàu hay không.

. Các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra kháng thể chống SARS

Các chuyên gia y tế Bệnh viện số 3 thuộc khu vực Đại học Trung Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc) vừa thông báo đã tìm ra chất kháng thể chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS).

Sau 3 tháng miệt mài nghiên cứu và tiến hành xét nghiệm mẫu huyết thanh của 21 bệnh nhân SARS, các chuyên gia đã phát hiện ra hai loại kháng thể trong bệnh nhân SARS, gồm IgG (nhóm protein kháng thể G trong máu) và IgM, họ hy vọng có thể sản xuất vaccin chống SARS. Theo các chuyên gia này, có thể sử dụng IgG chiết xuất từ huyết thanh của bệnh nhân SARS đã hồi phục để tiêm cho các nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân SARS nhằm tăng sức đề kháng.

Đến nay, chính phủ Trung Quốc đã chi 100 triệu nhân dân tệ (12 triệu USD) cho chương trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia mang tên "Chương trình 863". Chương trình này bao gồm việc sản xuất loại quần áo phòng hộ sinh học, mặt nạ phẫu thuật, mũ y tế, phòng cách ly trong khi vận chuyển bệnh nhân SARS và loại xe cấp cứu đặc biệt để hạn chế tối thiểu sự lan truyền bệnh.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002