Đại Chúng số 112 - ngày 15 tháng 12 năm 2002

  Trang Bia

Thư Goi Qui Vi Doanh Gia

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Thien Duong Cong San

Chieu Thu Trong Cuoc Doi

Đọc báo dùm các bạn

Thử đọc tâm bút về Petrus Ky

1001 Chuyen Nho Quen

Bac Si Alexandre Yersin

Tan Mot Dem Thu

Van Xua Nguoi Xua

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Hoa Hau Viet Nam

Nấu ăn ngon cho chàng

Mưa bên này, nắng bên kia

Ban Tin Nhan Quyen

Moi Tuan Mot Bai

Trang thơ

Ca Si Thanh Hung

Những loài hoa dại

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Tương Kính Tao Nhã

 

 

MƯA BÊN NÀY,NẮNG BÊN KIA

Thinh Quang

Từ ngày cùng con dâu và cháu nội từ lục địa ra hải đảo để tị nạn đến giờ đã hơn nửa năm,Quốc Trung không còn liên lạc gì được với Sùng Thật. Lâu nay, Thục Trinh lẫn con dâu đều nghĩ rằng ông là người cương nghị,hành động cứng rắn, thiếu tình cảm, nhưng thật ra, Quốc Trung cảm thấy đòi đoạn can trường đêm nào cũng thở vắn than dài...và cũng chẳng có đêm nào mà ông không thấy Sùng Thật chập chờn trong giấc mơ,thỉnh thoảng còn bất chợt hiện lên trong những cơn ác mộng nữa!

Oâng Lý - người cùng đồng hương đã rời sau cùng - tình cờ gặp mặt lại tại hải đảo Đài Loan sau lần gặp nhau đầu tiên tại chợ huyện trong đất liền.

Tôi cũng chẳng biết cháu Sùng Thật đi đâu nữa. Nhiều nguồn tin đồn đãi,có thể Sùng Thật bị bắt cóc bởi một số người lạ mặt xông thẳng vào nhà mang đi nhân ngày sinh nhật ông Tướng họ Hồng bỏ hàng ngũ ra đầu hàng địch nắm giữ cơ quan mật vụ cho "phía bên kia" là thân phụ của nàng con gái nổi tiếng sắt máu ở Thượng Hải...

Quốc Trung thừa rõ người con gái sắt máu đó là ai, song vẫn làm như không hay biết đã từng một thời"nửa nhân ngãi,non vợ chồng" với con trai mình bèn lên tiếng hỏi:

Thế à ?!

Vâng, quả như vậy ạ! Cháu Sùng Thật được người con gái ấy mang từ Hoa Kỳ về... Tôi biết,nhưng không dám nói ra điều gì cả. Thỉnh thoảng tôi có gặp, song chỉ xã giao đôi ba lời rồi tìm cách cáo từ...

Nhưng trước khi ông Lý trốn ra hải đảo này,có gặp thêm cháu nó lần nào nữa không ?

Oâng Lý lắc đầu:

Thưa,sau khi đọc trên báo chí đăng tảvề nguồn tin trên,t ôi không dám lai vảng đến đó nữa ...

Dù muốn che dấu nỗi đau khổ của mình trước mặt ông Lý,nhưng Quốc Trung không thể ngăn được hai dòng lệ của mình tuôn trào trên đôi má.

Nhưng mà...sinh con tôi biết tính con. Thằng Sùng Thật nó không bao giờ làm mích lòng ai cả... Thế tại sao lại bị đám người nào bắt cóc nó mang đi...Lúc bấy giờ,ông Lý đọc báo thấy người ta có nói rõ về lý do nào không ?

Mã huynh à ! đâu có phải đợi phải oán thù mới làm chuyện đó ? Theo báo chí loan tin thì hình như Sùng Thật có ý định trốn ra khỏi đại lục bị tiết lộ bởi người con gái đang sống chung với cháu nó, mang chuyện định tẩu thoát của chồng báo cáo lại với ông Tướng họ Hồng - thân phụ của nàng. Vì vậy mà mới sinh ra cớ sự như trên.

Quốc Trung ngã lưng vào thành ghế than trách:

Tại sao lại nở nhẫn tâm đến vậy ?. Dù sao thì nó cũng đã "nửa nhân ngãi,non vợ chồng" với thằng Sùng Thật rồ kia mà...

Oâng Lý thở dài:

Dò sông dò biển dễ dò, Mã huynh cũng biết lời gì theo đó...nhất là đối với người đàn bà như loại sắt máu con gái viên tướng phản lại đất nước kia thì nó thâm hiểm biết chừng nào .

Tuy xem đứa con bất hiếu của mình như đã chết từ lâu rồi, song thật sự Quốc Trung vẫn hàng ngày theo dỏi trên báo chí về tình hình lục địa có xảy ra điều gì liên quan đến vụ Sùng Thật bị bắt cóc trong tư dinh của viên tướng họ Hồng kia không? Nỗi ưu tư này chỉ mỗi mình ông biết ,tuyệt đối không rỉ hơi tiết lộ điều gì đối với vợ con trong nhà!Quán ăn Quốc Trung càng ngày càng phát đạt. Kể từ ngày ra đến hải đảo bà Thục Trinh gần như quên hẳn Sùng Thật. Cha mẹ chồng và nàng dâu an ủi,khuyến khích nhau ,cố tạo nên một cuộc sống sung mãn hơn. Tuy không nói, nhưng Quốc Trung cùng vợ và con dâu đều đặt tất cả niềm hi vọng vào tương lai của Anh Hào.

Ngoài việc tiếp tay với con dâu trong việc quán xuyến việc nấu nướng bán ăn hàng ngày,bà Thục Trinh còn chăn nuôi thêm vài ba con nái,ít mái gà cùng dăm ba chú ngỗng tơ ... để giải quyết các thức ăn thừa thãi. Cũng như thời còn ở trong đất liền ,bà tè tém từng đồng,không dám tiêu pha,ăn mặc. Nhờ vậy,ngoài đồng tiền lời kiếm được hàng ngày và luôn cả số tiền bà kiếm thêm dành dụm được mỗi ngày mỗi tăng trưởng hơn lên. Nhiều hôm Ngọc Phụng đưa mẹ chồng vào trung tâm thành phố để sắm sửa hoặc cho bà ăn uống để bồi dưỡng thêm .

Má ăn thử món cước này đi...

Thôi,bày vẽ! Má chẳng ăn uống gì bao nhiêu,tốn tiền vô ích...

Tuy bà Thục Trinh từ chối, song Ngọc Phụng vẫn một mực ép uổng hết món này sang món khác.

Má à! Mình kiếm được tiền thì cần phải ăn uống tẩm bổ. Tiền làm ra là để bồi dưỡng sức khỏe. Có sức khỏe mới kiếm được tiền...Sức khỏe là vàng,mà má...

Con gắp khá khá cho bé Bự của má đi...Má xem nó ăn cũng như má ăn rồi...

Nói xong,bà đưa tay vào túi lấy ra cọc tiền đã xếp ngay ngắn đưa cho con dâu:

Này tiền đây ! Con cầm để tính trả cho người ta.

Ngọc Phụng cười:

Con đưa má với Anh Hào đi đãi mà....Má đừng lo...con có đủ tiền.

Tháng nào cũng vậy,Ngọc Phụng đều đưa mẹ chồng cùng con đi ăn uống xong lại mua ít thức ăn mang về cho cha chồng....

Nhiều khi thấy món ăn thịnh soạn,Quốc Trung vô tình hỏi:

Hôm nay làm gì lắm thức ăn như thế này ?

Bà Thục Trinh cười đùa:

Oâng lú lẩn rồi. Hôm nay là ngày sinh nhật của ông,không nhớ sao ?

Đâu phải ! À...tôi nhớ ra rồi... Đúng hôm nay là ngày sinh của bà...

Bà Thục Trinh đưa tay lên vuốt mái tóc đã bắt đầu nhuốm bạc của mình ,phóng mắt nhìn qua song sổ. Đài Bắc quả thật vui. Bây giờ bà mới nhận thấy đúng là cảnh ngựa xe như nước. Tuy bà còn nhỏ tuổi hơn so với các bà trên dưới lục tuần ,song trông già hơn nhiều. Quốc Trung biết vợ tàn tạ như vậy vì đã bao nhiêu năm trường thương nhớ con, bằng không cũng không đến nổi nào như vậy. Ngày xa xưa, thủa bà còn con gái, trông bà mặn mà sắc sảo hơn cả Thụy Quyên - người yêu của ông ngày nào nữa.

Quốc Trung tuy tuổi đời hơn vợ, son trông vẫn còn mạnh khỏe hơn nhiều. Oâng đã thay cho vợ các công việc khó nhọc hơn như việc nhóm lửa bếp. Công việc này nhiều lúc loai hoai mãi mà vẫn không lên ngọn,khiến ông hết dùng miệng thổi lại đến lấy quạt quạt...Gặp hôm mua phải củi chưa khô hẳn,khói càng bốc lên nhiều tỏa ra khắp cả hai gian nhà ở. Nước mắt nước mũi ông chảy dầm dề. Đã vậy lắm lúc sặc cả khói ho lên sù sụ...

Bà Thục Trinh cùng con dâu biết vậy, song mỗi người mỗi việc không thể thay thế đỡ nhau được. Công việc nấu nướng không thể chậm trễ, đành làm ngơ cho qua... Nhưng rồi, lâu dần,Quốc Trung cũng quen và có nhiều kinh nghiệm hơn nên mọi việc trở nên dễ dàng suông sẻ.

Ôn lại thời còn ở lục địa, khi sắp bước lên bậc Đại học thì được tin thư cha đau nặng, trở về nhà thăm rồi bị cha mẹ ép buộc cưới vợ, khiến cho cuộc tình duyên giữa Quốc Trung cùng Thũy Quyên phải dang dở...Cha mẹ qua đời,ông bán hết cơ nghiệp lên chợ huyện làm ăn. Việc bếp núc ông chưa hề mó đến, một miếng cơm đơm, một miếng cá gắp từ trong trả ra thậm chí cả tách trà xanh rót sẵn cũng từ tay vợ ..Thế rồi,từ ngày chạy ra hải đảo lập nghiệp bằng quán ăn ở ven đường thuộc ngoại ô thành phố, Quốc Trung mới biết cái giá trị của việc đun lửa nó như thế nào ! Trước ngày ra Đài Loan ,Quốc Trung còn có quan niệm đàn ông con trai phải lo chuyện đại sự ,còn việc nội trợ,nấu cơm đun nước là nhiệm vụ của đàn bà con gái.

Có điều tuy nhiều lúc nhóm lửa không đỏ,Quốc Trung vẫn kiên nhẫn nhất quyết chẳng lấy một tiếng nhờ vợ tiếp tay hay có lời lẽ than phiền. Lúc nào Quốc Trung cũng vui vẻ, đôi khi còn chọc cười vơ nữa Oâng cho rằng cử chỉ đó là khuyến khích,an ủi vợ cũng như con dâu mình. "Chứ sao! Không làm được việc lớn cho gian san xã tắc thì chuyện nhỏ cũng chẳng làm được nữa sao?! Kẻ sĩ không bao giờ chấp nhận hành động ươn hèn đó.

Buổi sáng nay cũng vậy, gặp hồi mua nhằm củi còn tươi chưa khô hẳn,thổi mãi vẫn không chịu bắt lửa khiến khói xông lên khắp nhà. Khói càng lúc càng dày dặc ùn ùn kéo cả vào các phòng,ngủ khiến chẳng những bà Thục Trinh mà luôn cả Ngọc Phụng cũng đầy cả khói khiến hai mẹ con bị ngợp khói thức giấc bỏ chạy ra xuống bếp xem thử cớ sự gì xảy ra đến đổi như vậy.

Ba đun bếp hả ba ? Có thể là do củi rồi. Ba lên nhà nghỉ đi. Để đó con lo liệu cho.

Thôi, con cứ vào tiếp tụngủthêm tí nữa để lấ sức nấu

nướng.. Còn sớm chán. Ba quen rồi, đợi một tí nữa là lửa bắt ngọn ngay.

Bà Thục Trinh mắt nhắm mắt mở vừa ho sặc sụa vừa nói với chồng:

Oâng ơi! Thôi,cho chúng tôi xin...Oâng cứ lên nhà trên đi, để đó mẹ con tôi liệu...

Rồi bà vừa cười vừa quay về phía con dâu đang hí hoái thay cha chồng đun lửa cười bảo:

Ngọc Phụng ơi! Con coi đó,ba con cố tình un khói để cho mẹ con mình thức giấc đấy...

Tôi làm được mà ! Hai mẹ con cứ về phòng tiếp tục ngủ...Còn sớm chán...Mặt trời đến chặng con sào khách mới kéo đến điểm tâm...lo gì.... Hải đảo,lè phè lắm. Ai cũng ngủ đến mặt trời lên mà vẫn còn chưa muốn ngồi dậy.

Quốc Trung dành lấy làm,khiến khói càng lúc càng xông lên lan sang cả các nhà hàng xóm . Một bà bên cạnh nhà đến gỏ cửa rồi chỉ vào đôi mắt ràn rụa cả nước mắt của mình lên tiếng than phiền:

Dạ,không dám nào xin ông bà vui lòng...cho lửa nó lên ngọn... một chút. Chẳng tốn hao gì bao nhiêu cả ông bà à ! Nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi có ngày vợ chồng tôi chết ngộp vì khói mất Trờ buổi chiều ngày hôm qua,bà Thục Trinh mang bát cháo bán còn lại cùng với cái bánh bao nhân thịt sang gọi là kính biếu lấy thảo,nên bà láng giềng nổi tiếng hay chửi đổng thiên hạ này, chỉ cảnh cáo đôi tiếng rồi bỏ ra về.

Sau khi bà hàng xóm ra về xong, bà

Thục Trinh nhìn chồng trách móc:

Oâng thấy chưa ? May nhờ chiều hôm qua tôi có mang ít quà cháo với bánh bao sang biếu, bèn không thì cả cái nhà này nó cũng bứng đi rồi.

Nói đến đây, bà lò dò đến cạnh chồng:

Tránh ra ông ơi ! Thế này,có ngày ông giết cả nhà cho mà xem. Để đó cho tôi,còn ông lên nhà trên mở toang cả cửa nẻo ra...luôn cả ngoài quán nữa...Nếu cứ để thế này, có nước thực khách đến vừa ăn vừa khóc mất...

(Xem tiếp trang )

(tiếp theo trang: )

Ngọc Phụng thì bận tay lấy củi chẻ từng mảnh nhỏ bỏ vào bếp. Bà Thục Trinh thì vừa quạt vừa chỏ mồm vào thổi, chẳng mấy chốc lửa ngọn bốc lên,khói dần dần tan biến hết..

Thiệt con tài tình hết sức. Từ nay ba sẽ học theo kinh nghiệm của hai mẹ con mới được.Cả nhà bận rộn từ sáng đến chiều với cái sạp quán nhỏ dăm bộ bàn ghế cũ kỹ mua lại của mấy bà hàng xóm thuộc dân địa phương. Có vài ba chiếc ghế bị long chân, Quốc Trung phải tìm đinh đóng thêm vào. Nếu gặp các ông bà khách ít nặng ký thì còn tạm được,nhưng chẳng may gặp các ông bà béo phệ thì khó lòng tránh khỏi bị ngã lăn xuống nền !

Bà Thục Trinh quả có tài làm bánh. Ngày còn ở quê, Quốc Trung thích nhất là loại "há cẩu" cũng như bánh bao nhân thịt hay xả xiếu do chính tay vợ làm. Khách ăn ngon miệng đồn đãi nên càng ngày càng đông đảo thêm lên,đến nổi Thục Trinh làm không kịp tay,phải nhờ cả Ngọc Phung phụ vào.

Còn nữa

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002