Đại Chúng số 112 - ngày 15 tháng 12 năm 2002

  Trang Bia

Thư Goi Qui Vi Doanh Gia

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Thien Duong Cong San

Chieu Thu Trong Cuoc Doi

Đọc báo dùm các bạn

Thử đọc tâm bút về Petrus Ky

1001 Chuyen Nho Quen

Bac Si Alexandre Yersin

Tan Mot Dem Thu

Van Xua Nguoi Xua

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Hoa Hau Viet Nam

Nấu ăn ngon cho chàng

Mưa bên này, nắng bên kia

Ban Tin Nhan Quyen

Moi Tuan Mot Bai

Trang thơ

Ca Si Thanh Hung

Những loài hoa dại

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Tương Kính Tao Nhã

 

Ca sĩ

THANH HÙNG

TIẾNG HÁT CỦA QUẦN CHÚNG NgàY XƯA Và HÔM NAY

Trọng Lễ / Linh Chi

Vào thập niên 50, một ca sĩ tài tử đã xuất hiện trên vòm trời Sài Gòn hoa lệ như một ngôi sao sáng trong làng tân nhạc Việt Nam đang bắt đầu đi lên. Đó là ca sĩ THANH HÙNG. (Xin chú ý : Đây là Thanh Hùng hiện cư ngụ tại Pháp, số nhà 50, Chaussée Jules César, 95300 PONTOISE, để tránh lầm lẫn với một vài nghệ sĩ cùng tên ở nơi khác).

Người ca sĩ trẻ khởi đi từ những cuộc tuyển lựa tài tử vào năm 1953 do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức mỗi sáng Chủ Nhật tại rạp Norodom Thống Nhất. Dân ái mộ tân nhạc thời đó đã tham gia đông đảo cuộc thi để hy vọng trở thành ca sĩ, trong đó có Thanh Hùng với kết quả khiêm nhường, hạng tư trong vòng chung kết với bài ca "Khúc hát thương binh" của Hoàng Giác do nhạc sĩ nổi tiếng Lê Thương làm chánh chủ khảo. Giải nhất, nhì, ba vào tay các ca sĩ Hoàng Ngọc, Cân Huyền và Việt Ấn. Năm sau, 1954, một cuộc thi khác được tổ chức cũng do nhạc sĩ Lê Thương làm Chánh Chủ Khảo : Hùng Cường đoạt giải nhất với bài "Cô hàng nước" của nhạc sĩ Vũ Minh, giải nhì lọt về tay Thanh Hùng với bài "Hướng về Hà Nội" của nhạc sĩ Hoàng Dương. Rồi đến thập niên 60, Thanh Hùng bước sang làng cổ nhạc cùng trình diễn với Tùng Lâm, Văn Hường tại quán cổ nhạc "Lệ Liễu", quán Anh Vũ và Kim Diệp bên cạnh các danh ca Thanh Thúy, Lệ Thanh, Bạch Yến, Bích Chiêu đã một thời làm say mê khách mộ điệu. Với tài năng đang lên, Thanh Hùng cộng tác với ban Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch, ban Tân Dân Nam - Anh Lân của Túy Hoa, ban thoại kịch Kim Cương của nghệ sĩ tài danh Kim Cương. Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Thi Thơ, Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, ban văn nghệ Cảnh Sát Quốc Gia do nhạc sĩ Minh Kỳ, Hoài Linh và Phạm Đại điều khiển, ở đâu Thanh Hùng cũng có một chỗ đứng vững chắc, đầy uy tín...

Thanh Hùng trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước đã đem tài năng nghệ thuật hiếm có của mình để phục vụ cho quê hương xứ sở, đã đóng góp không ít cho cuộc tranh đấu giành tự do của nhân dân Việt Nam. Công lao của anh đã được tưởng thưởng xứng đáng với chiếc huy chương vàng đầu tiên năm 1966, cùng một lượt với nữ danh ca Phương Dung, biệt danh là Con Nhạn Trắng Gò Công. Bản nhạc "Vọng ngày xanh" của Khánh Băng đã đưa Thanh Hùng đến đỉnh cao của nghệ thuật với danh hiệu "Danh Ca Ténor Thanh Hùng".

Từ đó, danh ca Thanh Hùng được xuất ngoại biểu diễn nhiều lần tại Thái Lan, Mã Lai, Singapore, và Hội Chợ Thát Luổng (Lào Quốc, 1969, Thanh Hùng được gắn Đệ Nhị Tâm Lý Chiến của ông Hoàng Đức Nhã).

Trong nước, đi ủy lạo chiến trường Kontum trong mùa Hè đỏ lửa với Sư Đoàn 23 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Đại tá Lý Tòng Bá, Thanh Hùng được gắn Đệ Nhị Tâm Lý Chiến của ông Ngô Khắc Tỉnh.

Thanh Hùng đóng vai kép chánh trong các truyện phim bằng hình ảnh đăng trên các báo : Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Nay, Phụ Nữ Mới do nhà báo Trọng Viễn, Trọng Minh, Phi Sơn thực hiện với gần 20 cuốn phim.

Tiếng hát Thanh Hùng mỗi ngày một thăng hoa đưa anh lên ngôi vị một danh ca ténor với những bản nhạc đi vào lòng người như : Quê Mẹ ( Thu Hồ ), Đường Xưa Lối Cũ ( Hoàng Thi Thơ ), Ông Lái Đò (Hiếu Nghiã ), Những Chiều Không Có Em ( Trường Hải ) , Giấc Mơ Hồi Hương ( Vũ Thành ), Tiếng Dương Cầm ( Văn Phụng ), Đời Tôi Chỉ Một Người ( Huỳnh Anh ), Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn (Văn Phụng), Mấy Dậm Sơn Khê ( Nguyễn Văn Đông ), Nhớ Người Viễn Xứ( Nguyễn Văn Đông ) , Tình Không Biên Giới( Văn Lương ), Hải Ngoại Thương Ca(Nguyễn Văn Đông), Đêm Nguyện Cầu (Lê Minh Bằng )Vọng Ngày Xanh ( Khánh Băng ), Mexico (Evan Joanness), và ... còn nhiều nữa. Đặc biệt Thanh Hùng hát độc quyền cho hãng dĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, với các giọng ca Hà Thanh, Thanh Tuyền, Giao Linh...

Sau biến cố 75, tiếng hát Thanh Hùng vẫn còn là tiếng hát đầy tình cảm mang yêu thương đến cho tất cả đồng bào Việt Nam từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau hầu xoá phần nào nỗi trăn trở, uất ức của một dân tộc đã chịu đựng một cuộc chiến kéo dài trên một phần tư thế kỷ.

Năm 1996, Thanh Hùng định cư tại Pháp, anh đem lại lời ca, giọng hát phong phú của mình, một giọng ca vượt không gian và thời gian, trui luyện bởi những kinh nghiệm trải qua trong nỗi khổ đau của dân tộc bị tàn phá vì chiến tranh, và những nỗi đắng cay của cuộc đời, cũng như chính bản thân anh để cống hiến cho đồng bào.

Nghe tiếng hát Thanh Hùng đôi lúc mình chợt tưởng như đang lạc lõng đâu đó trên các nẻo đường quê hương, với đồng ruộng mênh mông, con đò nhỏ trên dòng sông vắng, tiếng bìm bịp kêu chiều...

Thanh Hùng luôn luôn hoà đời sống của mình vào sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, góp tiếng ca đến an ủi những tâm hồn mang nỗi buồn viễn xứ...

Ở đâu có Thanh Hùng xuất hiện thì ở đó có sự thu hút khán thính giả đủ mọi lứa tuổi, họ đến để nghe Thanh Hùng hát, để chia xẻ cùng Thanh Hùng nỗi nhớ niềm thương về một quê mẹ ngọt ngào đang mong chờ những đứa con yêu trở về một khi đất nước hoàn toàn tự do trong khung cảnh thanh bình thật sự.

Giọng ca vẫn ấm, vẫn du dương,

Vẫn đượm tình quê, nỗi nhớ thương...

Vẫn khiến người nghe trong khoảnh khắc

Ru hồn lạc lối viếng Quê Hương...

Trọng Lễ / Linh Chi

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002