Đại Chúng số 112 - ngày 15 tháng 12 năm 2002

  Trang Bia

Thư Goi Qui Vi Doanh Gia

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Thien Duong Cong San

Chieu Thu Trong Cuoc Doi

Đọc báo dùm các bạn

Thử đọc tâm bút về Petrus Ky

1001 Chuyen Nho Quen

Bac Si Alexandre Yersin

Tan Mot Dem Thu

Van Xua Nguoi Xua

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Hoa Hau Viet Nam

Nấu ăn ngon cho chàng

Mưa bên này, nắng bên kia

Ban Tin Nhan Quyen

Moi Tuan Mot Bai

Trang thơ

Ca Si Thanh Hung

Những loài hoa dại

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Tương Kính Tao Nhã

 

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Đồng tác giả Bình Huyên

Khối người việt lưu vong tại pháp

62, Rue de la Rochefoucauld - 75009 PARIS

THƠ MờI( Paris, ngày 05 tháng 10 năm 2002)

Nhân dịp các Văn nghệ sĩ đấu tranh và Nhân sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lưu vong tại Hoa Kỳ, có mỹ ý sang thăm những Nhân sĩ, Hội Đoàn và Người Việt lưu vong tại Pháp để cùng trao đổi một số vấn nạn đang xảy ra tại quê hương qua hành động tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam manh tâm dâng hiến một phần lãnh thổ và lãnh hải cho cộng sản Tàu trong thời gian vừa qua.

Chúng tôi trân trọng mời.........vui lòng đến dự buổi họp mặt, trao đổi ý kiến nêu trên, vào lúc 14 giờ 30, ngày Chủ Nhật, 03 tháng 11 năm 2002 tại :

Nhà thờ Saint Hyppolyte, 27 Avenue de Choisy - 75013 Paris.

Chương trình :

- Nghi lễ chào Quốc kỳ, hát Quốc ca và Mặc niệm,

- Thân hữu Đỗ Bình trình bày lý do buổi sinh hoạt, và giớI thiệu quan khách,

- Ông Trần Thắng, chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lưu vong tại Hoa Kỳ, trình bày về vấn nạn cộng sản Việt Nam vừa dâng hiến một phần lãnh thổ và lãnh hải Quốc gia cho cộng sản Tàu,

- Cựu Trung Tướng Trần Văn Trung lưu vong tại Pháp, trình bày tham luận,

- Nữ Văn sĩ Linh Linh Ngọc và Nhạc sĩ Trần Quang Long lưu vong tại Hoa Kỳ, trình bày về vai trò người Văn Nghệ sĩ lưu vong đối với hiện tình đất nước.

- Góp ý trao đổI giữa đồng hương lưu vong ở hai nước (Hoa kỳ - Pháp).

- Chương trình văn nghệ. Sự hiện diện Quí báu của quí vị, là một đóng góp và hỗ trợ đặc biệt cho tinh thần tập thể ngườI Việt lưu vong càng vững mạnh trên bước đường dấn thân cứu nước trước tình huống phức tạp hiện nay. Trân trọng kính chào quyết tiến.

TM. Khối N.V.L.V. tại Pháp

(ký tên)

Lê Minh Triết

Mọi chi tiết xin liên lạc : Ô.Ô. Đỗ Bình, Lê Minh Triết, Trần Tử Miễn, Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Đức Tăng, Dương Văn Lợi.

Trên đây là mẫu Thư Mời của Khối Người Việt Lưu Vong tại Pháp, được phổ biến tới những người Việt chân chính đang tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, lưu vong tại Pháp. Trên các nẻo đường phố trong bầu không khí lạnh lẽo ẩm ướt có mưa rơi nhè nhẹ của mùa Thu Paris, quận 13, từng cặp, từng nhóm, có khi từng người, tay cầm sẵn dù, chân bước hân hoan cả quyết, hướng về ngôi Nhà Thờ mang tên Hyppolyte, trên đại lộ thương mại sầm uất Choisy. Họ gặp nhau trong khuôn viên Nhà Thờ, nơi họp mặt của người Việt lưu vong cũng như của vài sắc dân Á châu khác. Các tu sĩ Công Giáo luôn luôn ưu ái cho phép họ được sử dụng một số phòng ốc, hoặc thường trực, hoặc ngắn hạn, trong các sinh hoạt văn hoá, xã hội, và chính trị.

Trọng Bình trao cho Thùy Huyên túi nylon đựng báo Đại Chúng 107, để nàng làm công tác trao tặng báo cho những bạn bè và quan khách đầu tiên bước vào Hội Trường.

Người thứ nhất được tặng báo là chị Vũ Hùng Nghiên, bạn gái lâu năm của Thùy Huyên, đứng bên trong hàng rào với một bà bạn và một nhóm người Việt khác. Họ có vẻ chờ đợi cái gì, thay vì đi thẳng vào trong sân để tới Hội Trường dành cho buổi sinh hoạt do Khối Người Việt Lưu Vong tại Pháp tổ chức. Bà bạn của chị Vũ Hùng Nghiên cũng nhận được một cuốn báo. Được biết bạn gái của mình đang đợi chồng, Thùy Huyên tạm biệt bạn, cùng Trọng Bình đi vào Hội Trường cách cổng Nhà Thờ chừng hai chục thước.

Hành lang Hội Trường thắp đèn sáng chưng, chia làm hai phần : ngay cửa vào là chỗ nghỉ chân thứ nhất, vuông vắn, lịch sự, với bộ bàn ghế salon thấp. Xuống vài bậc ciment là khoảng hành lang dài rộng dùng làm nơi chờ đợi hoặc giải lao. Những chiếc ghế dài kê sát tường. Đó đây, mấy cái ghế bành da đủ chỗ cho từng cặp ngồi chơi.

Trọng Bình và Thùy Huyên gặp ngay nữ nghệ sĩ giáo sư Bích Thuận ngồi cạnh nữ sĩ Nguyễn thị Vinh, chủ nhà xuất bản Anh-Em, Na-Uy. Xung quanh hai người có ba, bốn vị khác đứng trò chuyện vui vẻ. Cặp nhà văn nhà thơ Bình Huyên tới gần chào hỏi mọi người, rồi trao tặng họ các cuốn báo Đại Chúng từ Hoa Kỳ gửi sang. Trong khi ấy, quan khách từ cửa ngoài tiến vào mỗi lúc một nhiều. Một cửa khác nối liền khu hành lang với căn Hội Trường khang trang, bên trong đã có nhiều người thấp thoáng đi lại. Hai nhà văn nhà thơ không bước vào Hội Trường vội. Chỉ năm phút ngắn ngủi, số báo đã được trao hết cho các quan khách đầu tiên. Hai người gấp túi nylon, cầm tay, thoải mái bước hẳn vào Hội Trường.

Ngay cửa vào là dãy bàn trên bày các sách, báo, CD. Hai, ba phụ nữ đứng tiếp khách tới lựa chọn, mua tác phẩm. Thi sĩ Đỗ Bình cùng nghệ sĩ Thúy Hằng bận rộn tiếp đón quan khách cùng bạn bè. Linh Linh Ngọc, văn sĩ kiêm chủ nhà phát hành Gió Đông, từ phiá hàng ghế đầu đi lại đón Trọng Bình và Thùy Huyên. Bà là một trong mười thi văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn Biên Khảo "Thập Thúy Tầm Phương" của nhà văn Hồ Trường An, Ô Môi USA xuất bản 2002. Hai bên đã gặp mặt lần đầu ngày hôm trước, 02 tháng 11, trong buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà và Pháp tại nghĩa trang Nogent, ngoại ô phía đông Paris.

Phần cuối Hội Trường ngập tràn ánh vàng rực rỡ với lá cờ vàng ba sọc đỏ rộng lớn che hết bề ngang và hai phần ba bề cao mặt tường. Ở phần tường dưới có lá cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng in hình ngôi sao trắng trong vòng tròn xanh dương trên nền đỏ. Ngay trước lá cờ là giàn cây cắm cờ Việt Pháp xen kẽ nhau. Góc tường bên trái treo banderole có hình vẽ thủ lãnh Nguyễn Thái Học bên cạnh lá cờ VNQDĐ. Bên dưới là giàn âm thanh. Đàng trước là hai bàn dành cho chủ toạ. Góc bên phải có chuyên viên nhiếp ảnh đang chăm chú quay phim. Đó đây, dăm ba nhiếp ảnh viên tài tử cầm máy chụp hình, bắt đầu "nháy". Chọn xong hai chỗ ngồi ở hàng thứ ba, chỉ kịp để xuống ghế vài đồ cầm tay, Trọng Bình và Thùy Huyên không ngừng bắt tay, ôm lưng, hôn má, chuyện trò tưng bừng các bạn bè lớp lớp đi vào Hội Trường.

Những người quen thân hay sơ có mặt phải kể : Cựu Trung Tướng Trần văn Trung, Thiếu tá chủ tịch hội người cựu quân nhân Phạm văn Đức và phu nhân nữ sĩ Xuân Nương, tiến sĩ Trần Bình Tịnh, thi sĩ Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh, ông Vũ Hùng Nghiên và phu nhân, nhạc thi sĩ Phạm Xuân Lôi, học giả Võ Thu Tịnh, hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng, thi sĩ Nguyễn Tấn Phước, ca sĩ Thanh Hùng, ca sĩ Đỗ Quyên, nhạc sĩ Minh Mạch, học giả Dương văn Lợi, nhạc sĩ Trịnh Hưng, bác sĩ văn thi sĩ Vân Uyên Nguyễn văn Ái, thi sĩ Minh Châu, dược sĩ ca sĩ Nguyễn đình Tuấn cùng gia đình, bà Vũ thị Hiền, giáo sư nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, nhà báo Nguyễn Hữu Nhật, nữ sĩ điêu khắc gia Đặng Vũ Anh Trần, bác sĩ Đặng Vũ Ái, ông Chu Vũ Ca phó chủ tịch Liên Đảng, bác sĩ Hoàng Cơ Lân, các ông Trần Ngọc Răng và Trịnh Long Hải đại diện đảng Phục Hưng, ông Trần Ngọc Giáp đại diện Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris, bác sĩ Lê Quang Thuận, ông Hồ Minh Châu đại diện Dân Xã Đảng, ông Vũ Đắc Trung đại diện văn hoá vùng Lille (Pháp), nữ sĩ Quỳnh Liên Cao văn Chiểu, nhiếp ảnh gia Huỳnh Tâm, nhạc sĩ Anh Huy cùng phu nhân, và nhiều nhân sĩ khác cùng một số thanh niên thiếu nữ. Hội Trường hết chỗ ngồi. Những người đến sau với tư cách quan sát phải đứng phiá sau, che kín cửa vào.

Ông Lê Minh Triết lên máy vi âm mời cử toạ đứng lên làm lễ chào quốc kỳ, tiếp theo là đảng ca mới của VNQDĐ với bản nhạc "Cờ Sao Trắng", và một phút mặc niệm. Mọi người an toạ. Ông Lê Minh Triết ngỏ lời cám ơn, nhấn mạnh rằng đất nước Việt Nam cực kỳ lâm nguy, kêu gọi cứu nguy dân tộc, và xin mọi người hết sức góp ý.

Thi sĩ trưởng ban tổ chức Đỗ Bình lên giới thiệu quan khách. Trọng Bình Thùy Huyên cũng được mời đứng lên trình diện. Tiếp đó, trưởng ban tổ chức nói thêm rằng sinh hoạt chính trị và văn hoá người Việt lưu vong liên quan đến vấn nạn hiện tại. Ông xin lỗi cử toạ đã cho làm nghi lễ VNQDĐ, và xác nhận sự có mặt của nhiều chính đảng quốc gia trong Hội Trường, như : Ông Trần Đăng Sơn chủ tịch VNQDĐ phân khu miền Trung Việt, Ông Nhất Long Thư ký Văn Phòng Liên lạc, Ông Hồ Minh Châu (Dân Xã), Ông Đặng Vũ Lợi, Ông Nguyễn Sơn đại diện Đại Việt, Ông Lê Quang Thuận, giáo sư Nguyễn thị Ngọc Trâm (Hội Y sĩ), Ông Nguyễn văn Tâm đại diện văn hoá vùng Lyon (Pháp), Ông Quốc Thắng tiến sĩ nhân sĩ VNQDĐ, bà Linh Linh Ngọc và phu quân Trần Quang Long (VNQDĐ Hoa Kỳ). Ông Trần Quang Long còn sáng tác nhạc và sản xuất CD nhạc đấu tranh chống cộng. Sau cùng, thi sĩ Đỗ Bình mời các vị sau đây lên bàn chủ toạ : cựu Trung Tướng Trần văn Trung, tiến sĩ Trần Bình Týnh, tiến sĩ Quốc Thắng, và nhân sĩ nhạc sĩ Trần Quang Long. Trước khi rời máy vi âm, thi sĩ đề nghị Hội Trường không nên tranh cãi mà hãy cùng nhau tìm giải pháp để từng đảng phái, từng cá nhân tuỳ nghi áp dụng.

Ban du ca Hương Quê gồm Thúy Hằng, Đỗ Quyên, Tuấn Phương, Triều Châu, và ca sĩ Thanh Hùng, do nhạc sĩ Minh Mạch hướng dẫn, lên trình bày bản "NAM QUAN H_N KHÚC" nhạc Văn Giảng, lời Hồ Đình Phương, thật bi tráng, và được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.

Trung tướng Trần văn Trung, cựu Tổng Cục Trưởng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân đội VNCH trước năm 1975, tố cáo, lên án cộng sản gây chiến tranh, diệt chủng, cắt đất, dâng biển, nhắc lại Hiệp Ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Trung hoa ấn định 62% lãnh thổ của Việt Nam và 38% thuộc Tàu. Trung tướng nói rằng :

- Dân Việt không được có ý kiến trong việc cắt đất dâng biển. Đó là hành động bán nước, phản quốc, của ban lãnh đạo công sản VN. Trên căn bản công pháp quốc tế, ta cần hành động để khuyến khích các cuộc đấu tranh hải ngoại và quốc nội. Trong nước, nhân dân là sức mạnh, giới trí thức, tôn giáo, sinh viên là ngọn lửa đấu tranh. Ở hải ngoại, và cả quốc nội, song song với việc tận dụng Văn Nghệ là vũ khí khơi động, người Việt lưu vong tranh đấu cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền cần phải trợ lực cho quốc nội bằng những vận động pháp lý : Theo Công Pháp Quốc Tế, chỉ những ký kết giữa các chính phủ có Hiến Pháp mới có giá trị. Thiếu căn bản hiến pháp, các văn kiện của cộng sản VN là giả tạo, mờ ám, thiếu dân chủ. Cho nên, căn bản pháp lý vẫn cần được nêu ra. Về phương tiện hành động, cộng đồng VN hải ngoại có nhiều nhân lực tài cán, có thể liên kết với quốc tế, vận động tranh đấu, nung đúc ý chí quốc nội.

Để kết luận, trung tướng Trần văn Trung đưa ra ý nguyện :"Sức mạnh quốc nội hợp với sức mạnh hải ngoại sẽ giải quyết một lần chót !" Ông đặt ra một câu hỏi mang đầy ý nghiã : "Giờ đây, ta phải làm gì ?" Câu hỏi đó được đưa sâu vào tâm hồn từng người trong cử toạ bằng một bài ca đấu tranh của nhạc sĩ Trần Quang Long

Ông Quốc Khánh, Ủy viên VNQDĐ tại San José thuộc Ủy ban yểm trợ quốc nội, tiếp lời Trung tướng Trần văn Trung, nói rằng công tác đấu tranh có nhiều hình thức. Về truyền thông, Ủy ban dùng đài Quê Hương từ San José phát thanh về VN theo chủ đề ưu tiên cho quân đội. Trách nhiệm đấu tranh thuộc về nhiều thế hệ. Ông đề nghị phổ biến chiến dịch chống Tàu ở Paris, chống mọi thứ phát xuất từ Trung cộng bằng chiến dịch "NO MADE-IN CHINA" đối với hàng hoá, giải trí, kỹ thuật, học bổng, phát xuất từ bên Tàu .... Theo ông, xưa kia Việt cộng đánh Pháp không phải cho dân Việt, mà cho chủ nghĩa CS Nga Tàu, như thế là phản quốc. Ngoài ra, CS còn tung đảng viên làm chỉ điểm cho Pháp bắt bớ các đảng phái và các người kháng chiến, như vụ Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho thực dân. Năm 1946, mặc cho Pháp tiếp tục cai trị VN, chúng chỉ lo đấu tố địa chủ, trí thức, tiêu diệt đảng phái quốc gia. Sau 30 tháng Tư 1975, chúng rước Nga Sô vào Cam Ranh, đẩy thanh niên VN sang Cao Miên đánh nhau. Khi thấy Tàu dòm ngó, chúng vội vàng xin mở hội đàm về biên giới. Ông nêu rõ sự phản bội của CSVN bằng cách phân tích từ ngữ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó chữ "Việt Nam" chỉ là một hình dung từ, khác với chữ Việt Nam là danh từ trong từ ngữ Việt Nam Cộng Hoà. Ông nói thêm, Hồ Chí Minh trối lại cho đàn em là sau khi chết hắn sẽ theo Mác-Lê, thay vì theo tổ tiên như truyền thống ông cha để lại. Một bản nhạc đấu tranh của Trần Quang Long giữ cho tâm hồn cử toạ luôn hăng hái để theo dõi những tham luận sắp tới. Ban Tổ Chức đề nghị ngưng buổi sinh hoạt để giải lao. Quan khách rời ghế, ra khu hành lang. MườI lăm phút sau, tất cả trở lại HộI Trường.

Nữ sĩ Linh Linh Ngọc lên giới thiệu Nhà Phát Hành Gió Đông tại Hoa Kỳ, là cơ quan văn chương ca nhạc, phổ biến ý chí chống cộng cho con em người Việt lưu vong. Nữ sĩ vốn thuộc gia đình có ông nội bị cộng sản đấu tố. Bà còn được các người thân kể cho nghe, khi bà lớn lên, những câu chuyện đấu tố vô cùng kinh khiếp dã man do bọn cộng sản bần cố nông thi hành với người thân cùng đồng bào của bà xưa kia. Ông Trần Quang Long, phu quân của Linh Linh Ngọc cũng lên tiếp lời, hùng hồn kêu gọi sự tranh đấu dai dẳng, mãnh liệt của văn nghệ sĩ VN hải ngoại cũng như quốc nội. Đoạn, ông cho cử toạ nghe một bài nhạc nữa đượm thù hận cộng sản.

Tiếp theo, ông Trần Bình Tịnh lên máy vi âm kêu gọi sự đoàn kết của các giới, các đoàn thể, đảng phái, vì chỉ có sự đoàn kết mới giúp củng cố chỗ đứng của cộng đồng người Việt lưu vong khắp nơi trên thế giới tại mỗi quốc gia có người Việt dung thân, và như thế, cuộc tranh đấu cứu nước Việt Nam mới sớm đến hồi kết thúc.

Bác sĩ Đặng Vũ Ái với giọng khẩn thiết lên báo nguy với cộng đồng người Việt lưu vong có mặt tại buổi sinh hoạt chính trị văn hoá trong Hôi Trường này. Ông nhắc nhở rất nhiều đến tội phản quốc của cộng sản VN, từ việc dâng cho Tàu cộng một số không nhỏ diện tích đất đai cùng vùng biển của tổ tiên để lại, đến những thủ đoạn gian manh cố hữu của chúng trong việc thống trị nước Việt Nam, rồi ông kết luận một cách vô cùng cảm động khi nhắc tới những di tích lịch sử của VN nay đã ở trong tay Tàu cộng.

Sau khi các ông N.N.P.Tuấn và T.Đ.Sơn lên phát biểu những ý kiến tương tự, nhà văn nữ Lệ Tuyền cầm máy vi âm, tố cáo những tội ác của Việt cộng trong thủ đoạn kìm kẹp dân chúng, những người chống đối hiện nay, nhất là những đối thủ xưa kia. Ngay cả phụ nữ như bà cũng bị trả thù, hành hạ, đối xử tàn tệ như đàn ông, khi rơi vào bàn tay nhớp nhúa của công an, bộ đội, tự vệ xuất thân từ tầng lớp bần cố nông ngu dốt.(Xin đọc bài diễn văn của nữ sĩ Lệ Tuyền ở phần PHụ LụC số 2 tiếp theo theo bài thuyết trình của Bình Huyên, đã đăng trên báo Đại Chúng số 111) Ông Dương văn Lợi lên nói rằng các đảng phái có nhiệm vụ hành động tích cực đưa đến kết quả tốt trong việc lấy lại đất đai. Như vậy, chúng ta phải chống Việt cộng trước tiên, rồi mới đến Tàu cộng.

Nhà văn nhà thơ Bình Huyên được mời lên trước máy vi âm để phát biểu ý kiến. Ông minh định rằng hai vợ chồng ông là những người dùng ngòi bút để tranh đấu chống cộng sản. Riêng ông vốn là hậu duệ của một đảng viên VNQDĐ cùng thời với ông Vũ Hồng Khanh. Từ thuở bé qua lúc thiếu thời cho đến tuổi thanh niên, ông đã thấm nhuần tinh thần quốc gia của gia đình, đã từng thấy lá cờ VNQDĐ. Còn vợ ông, nữ sĩ Thùy Huyên khi còn nhỏ đã từng bị bắt phải đứng chứng kiến mẹ của bà quì xuống đất cách bà dăm bảy thước để cộng sản đấu tố. Cho nên, tinh thần quốc gia chống cộng của hai người là điều tự nhiên. Nhà văn nhà thơ Bình Huyên mở đầu bài thuyết trình bằng câu :

- Chúng tôi xin đáp lại câu hỏi lúc nãy của Trung Tướng Trần văn Trung là "Chúng ta phải làm gì ?" Ở đây, chúng tôi xin được đưa ra một số ý kiến về vai trò của văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại. Từ ngữ "văn nghệ sĩ VN hải ngoại" rất mông lung. Theo thiển ý, đây phải là những văn nghệ sĩ thực sự tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, mà thôi !...

Trọng Bình ngừng lại vài giây khi toàn thể Hội Trường ào ạt vỗ tay tán thưởng. Bài thuyết trình với chủ đề "Vai trò Văn Nghệ Sĩ hải ngoại" đã được đồng tác giả Bình Huyên soạn thảo và đăng tải trên báo Đại Chúng số 111. Tiếp theo bài thuyết trình dài mười phút của nhà văn nhà thơ Bình Huyên, ông Nguyễn Hữu Nhật lên trước cử toạ, đọc thơ của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học ghi trong tác phẩm Cỏ Bồng của ông. Giáo sư nghệ sĩ Bích Thuận, mặc dầu bị cảm, cũng cố gắng tới tham dự. Được mời lên phát biểu ý kiến, bà đứng hướng về cử toạ, yêu cầu mọi người cùng hô to với bà hai câu :

- Đả đảo cộng sản Việt Nam !

- Đoàn kết để sống !

Bà nói thêm rằng bà đã chuẩn bị hai bài hát, nhưng bây giờ bịnh cảm không cho phép bà cất tiếng oanh vàng, nên bà rất buồn phải trở lại ghế ngồi nghỉ. Tiếp theo là giáo sư nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên. Cầm xấp tài liệu Hiến Pháp cũ nhàu của cộng sản VN trong tay, ônng đưa ra ba điểm chính :

  1. Phải lấy lại chủ quyền của đất nước Việt Nam;
  2. Trên phương diện pháp lý, nguyên thủ nước VN dưới chế độ CS chỉ được gọi là Chủ tịch nước vì người ấy phải nằm trong Hiến Pháp Việt cộng và thuộc về đảng CS, chứ không phải là tổng thống của cả nước Việt Nam. Cho nên, Việt Nam không có nguyên thủ đúng nghĩa và hợp lý trong Công Pháp Quốc Tế ;
  3. Vai trò văn nghệ sĩ hải ngoại không thể trung lập được.

Nữ sĩ Nguyễn thị Vinh đứng trước cử toạ ngỏ lời cám ơn Ban Tổ Chức đã mời bà

lên phát biểu, rồi bà ao ước một ngày nào đó bà được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ ở ngay trong nước Việt Nam. Đại tá Phạm văn Đức cầm máy vi âm cho cử tọa biết rằng ông đồng ý với những nhận xét cũng như những đề nghị của nhà văn nhà thơ Bình Huyên về vai trò văn nghệ sĩ lưu vong với trọng trách CHÍNH TRị HOÁ NGÒI BÚT và BẢO T-N VĂN HOÁ VN (được trình bày rõ ràng trong phần Phụ Lục).

Một lần nữa, ông Quốc Thắng yêu cầu nên xét thứ tự hành động chống cộng sản trong việc giải quyết Việt cộng trước, rồi mới đến Tàu cộng bằng cách tập trung nỗ lực nhằm giải thể đảng cộng sản VN.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam ( Liên Minh Dân Chủ VN) đưa ra mấy điểm chính sau đây : Lỗi nhà cầm quyền bán nước ; Người chống cộng không buông tay ; Mỗi công dân yêu nước phải làm một cái gì đó ; Ủy ban tranh đấu cần được trợ giúp. Ông cho cử toạ biết một tin tức : Ngày 10 tháng 11 năm 2002, ca sĩ Phạm văn Hưng sẽ hát nhạc đấu tranh tại trung tâm F.I.A.P. ở Paris quận 14.

Ông Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh, bào đệ của Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, mặc dầu lớn tuổi, sức khoẻ kém, cũng cố gắng tới tham dự buổi sinh hoạt. Ông đưa ra những ý kiến sau đây : Các nước cưu mang người lưu vong là vì chính trị chứ không phải vì kinh tế; Lao đầu về VN là tiếp tay cho cộng sản, riêng ông quyết định không về VN mặc dù một nửa gia đình ông hãy còn lại bên đó ; Nếu ai có về, hãy rỉ tai người bên đó rằng người Việt ở hải ngoại đang phản đối mãnh liệt việc cắt đất dâng biển của Việt cộng ; người Việt lưu vong có chính nghiã ; và, dù ở đâu, nền nếp gia đình cũng như trật tự xã hội VN cần phải được duy trì.

Ông Dương văn Lợi lên trước máy vi âm lần thứ hai, đưa ra yêu cầu rằng "trong các buổi họp, quốc kỳ VNCH phải được treo lên".

Ông Lê Minh Triết cám ơn cử toạ và tuyên bố bế mạc buổi sinh hoạt chính trị văn hoá vô cùng hào hứng và thành công.

Buổi sinh hoạt của Khối Người Việt Lưu Vong tại Paris với sự đóng góp quan trọng của đại diện đảng VNQDĐ và một số đảng phái quốc gia chấm dứt lúc 19 giờ cùng ngày.

Trọng Bình bắt tay từ biệt quí vị trong ban chủ toạ cùng một số trưởng thượng như giáo sư Võ Thu Tịnh, giáo sư Bích Thuận, ông Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh,... Trước khi ra cửa, Trọng Bình và Thùy Huyên nán lại để trao đổi diạ chỉ với một vài vị như tiến sĩ Trần Bình Tịnh, nhà văn nhà thơ Vân Hải và phu quân Tôn Thất Vinh, nữ sĩ Linh Linh Ngọc và phu quân nhân sĩ nhạc sĩ Trần Quang Long. Đạo diễn Trần Song Thu tới trao tặng Bình Huyên cuốn tạp chí Hương Xa số 3 & 4 do Nhà Xuất Bản Anh-Em, Na-Uy, ấn loát phát hành, trong đó có đăng tải một bài truyện ngắn nói về Sông Thương ở Thanh Hoá của đồng tác giả Bình Huyên. Riêng nữ sĩ Linh Linh Ngọc có nhã ý ký tặng Bình Huyên hai tác phẩm của bà : tuyển tập truyện ngắn Đạo Giác Ngộ "Tâm Hương Tải Tạo" và tuyển tập truyện ngắn song ngữ "Đường Thiên Lý" (A Thousand-Mile Road). Bình Huyên cũng trao tặng nữ sĩ một bài thơ nhan đề "Vịnh Về Vai Trò Văn Nghệ Sĩ VN Lưu Vong". Bài thơ được in trên tấm giấy trắng có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phấp phới trên ngọn đuốc của tượng nữ thần Tự Do mầu xanh nước biển, như sau :

Văn chương là suối nước Trời

Rửa hồn lọc trí cho Đời dễ thương.

Được Ơn ta phải nêu gương

Giúp nung đúc trí quật cường trung kiên,

Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền,

Quyết theo chính nghiã tinh tuyền Quốc Gia,

Xoá tan quỉ đỏ gian tà,

Cùng nhau dạo khúc hoan ca Lạc Hồng

 

 

 

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002