Đại Chúng số 112 - ngày 15 tháng 12 năm 2002

  Trang Bia

Thư Goi Qui Vi Doanh Gia

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Thien Duong Cong San

Chieu Thu Trong Cuoc Doi

Đọc báo dùm các bạn

Thử đọc tâm bút về Petrus Ky

1001 Chuyen Nho Quen

Bac Si Alexandre Yersin

Tan Mot Dem Thu

Van Xua Nguoi Xua

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Hoa Hau Viet Nam

Nấu ăn ngon cho chàng

Mưa bên này, nắng bên kia

Ban Tin Nhan Quyen

Moi Tuan Mot Bai

Trang thơ

Ca Si Thanh Hung

Những loài hoa dại

Mùa Hoa Cúc Lưu Vong

Tương Kính Tao Nhã

 

Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI

LÊN TIẾNG TỐ CÁO VIỆT CỘNG TUYÊN ÁN TÙ NHÀ TRÍ THỨC ĐỐI KHÁNG LÊ CHÍ QUANG

Trong một Thông cáo phổ biến chiều ngày 8 tháng 11 năm 2002, ông Robert Méùnard, Tổng Thư ký Phóng viên không Biên giới (Reporters Sans Frontières/Without Borders) đã lên tiếng tố cáo Việt cộng vừa tuyên án nhà trí thức đối kháng Lê Chí Quang 4 năm tù và 3 năm quản chế. Phóng viên không Biên giới đã gởi thư phản đối đến bộ trưởng Tư pháp Việt cộng. Kháng thư nhắc rằng Nhà nước Việt cộng đã ký kết và phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ôâng Robert Méùnard đòi chế độ Hà nội phải trả tự do tức khắc cho ông Lê Chí Quang vì nhà luật học chỉ hành sử quyền tự do diễn đạt tư tưởng vốn được bảo đảm bởi Công Ước vừa kể. Theo lờiù thân mẫu của người tù lương tâm, ông Lê Chí Quang đau thận mà cai quản trại giam thì từ chối để ông được trị bệnh. Tại phiên tòa, trông tù nhân tiều tụy và mặt sưng vù. Ông Tổng Thư ký Phóng viên không Biên giới nói thêm : Từ tháng 8 năm 2002, chúng tôi đã tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam có cùng một chủ trương chống lại sự phát biểu tự do trên Internet, y hệt như Trung Hoa (cộng sản). Hơn nữa, chế độ Hà Nội rất ngoan cố trong chính sách chà đạp những quyền căn bản của người dân.

Thông cáo viết tiếp : ông Lê Chí Quang bị kết án tù vì phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCHVN, quy định bởi đi?u 88 bộ luật hình sự (Cấm làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN). Phiên tòa chỉ diễn ra non 4 giờ tiếng đồng hồ. Không có luật sư độc lập biện hộ. Phóng viên báo chí ngoại quốc không được phép dự khán. Chỉ có cha mẹ của ông Lê Chí Quang được hiện diện. Nhà tranh đấu cho Tự do Dân chủ Việt Nam xác nhận mình là tác giả của những tài liệu mà Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nêu ra để truy tố, nhưng bác bỏ mọi điều buộc tội nêu trong cáo trạng. Thân mẫu của ông Lê Chí Quang nói bà sẽ kháng cáo bản án bất công đó. Khoảng một trăm người tụ tập trước tòa án. Ngoài những người thân của ông Lê Chí Quang còn có nhiều nhà đối kháng chế độ độc tài cộng sản.

Phóng viên không Biên giới còn ghi lại vài nét về trường hợp Lê Chí Quang. Sinh năm 1970, tốt nghiệp trường Luật, ông còn là một kỷ sư ngành tin học. Ông bị bắt giữ trong một quán café Internet tại Hà Nội ngày 21 tháng 2 năm 2002. Sau đó, công an giải ông về giam tại trại lao công cưỡng bách B14 thuộc tỉnh Hà đông. Việt cộng buộc tội ông đã viết nhiều tài liệu bất lợi cho Nhà nước và cho phổ biến ra ngoại quốc trên mạng lưới Internet. Trong số những bản văn bị liệt vào loại "quốc cấm" đó, được nói đến nhiều nhất là bài "Hãy cảnh giác với Bắc triều" mà tác giả đã viết từ tháng 10 năm 2001 để chỉ trích Hà nội bí mật ký kết những hiệp ước Việt Hoa về vùng biên giới.

Phóng viên không Biên giới không quên nhắc đến những vụ đàn áp trí thức đối kháng khác được biết trong năm 2002. Và đưa ra trường hợp Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị b?t nhốt ngày 29 tháng 3 năm 2002 vì đã phiên dịch và phổ biến trên Internet tài liệu "Thế nào là Dân chủ" lấy từ diễn đàn điện tử của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Kế đến nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị bắt giữ ngày 25 tháng 9 năm 2002. Nguyên biên tập viên của tạp chí Cộng sản bị giam cầm vì đã phổ biến nhiều bài viết trên Internet. Còn giáo sư văn chương Trần Khuê thì bị quản thúc tại gia rất nghiêm nhặt từ ngày 10 tháng 3 năm 2002, sau khi nhàsáng lập Hội chống Tham Nhũng cho phổ biến trên Internet một bức thư ngỏ của ông gởi chủ tịch Trung Hoa (cộng sản) để phản đối sự ký kết bí mật những hiệp ước Việt -Hoa về vùng biên giới.

Genève 8 tháng 11 năm 2002 * Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002