Đại Chúng số 119 - ngày 15 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Tin Tức Thế Giới
Tin Cộng Đồng
Lễ ra mắt Liên Đoàn Võ Thuật
Nhân Quyền và Cộng Sản VN
Thế Giới và Bình Luận
Những anh hùng không tên tuổi
Phanh Phui Bí Mật Hacker VN
Trập Trùng
Hoa Kỳ Phản Bội Người Iraq
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Ốc Đảo của Chủ Nghĩa Khoái Lạc
Goodbye Coca cola
Từ Vương Vũ đến Vương Thúy Kiều
Lồng Lộng Sắc Âm
Đông Y Thường Thức
Bệnh SARS
Phan Thanh Giản

TIN CỘNG ĐỒNG HẢI NGOẠI

A.- GIỚI LÀM BÁO IN BÁO NÓI KẾT THÚC ĐẠI HỘI VỚI THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ TRÙ NGUYÊN HUY Trích từ báo Người-Việt (Westminster, California)

Vẫn là một không khí thật thân hữu và với số anh chị em trong giới truyền thông báo chí hải ngoại tham dự đông đảo, Đại Hội Truyền Thông Việt ngữ hải ngoại đã đi vào giờ phút bế mạc với những kết quả cụ thể sau ba ngày gặp gỡ,trao đổi, lắng nghe và thảo luận nhiều vaná đề quan thiết của ngành truyền thông Việt ngữ hải ngoại. Từ sáng sớm chủ nhật hôm qua, ngày Bế Mạc Đại Hội, nhiều anh chị em đã đổ về nơi hành lễ là Phòng Sinh Hoạt của nhật báo Người Việt để gặp nhau trong khi chờ đợi buổi lễ. Hình như ba ngày qua, anh chị em trong giới truyền thông báo chí Việt ngữ hải ngoại chưa thỏa được lòng khao khát được gặp mặt nhau đầy đủ như thế này. Quả thật có mấy khi mà những ngừi làm truyền thông báo chí ở hải ngoại lại có dịp gặp mặt đầy đủ và cảm động như thế. Này từ Đức quốc, này từ Varsava, này từ Virginia...lại còn cả Houston, Dallas, nam bắc Clifornia nữa chứ. Đúng là "Bốn bể một nhà", chúng ta cùng làm báo. Cái không khí tự do là ở chỗ đó và người ta đang mong muốn chuyển được cái không khí ấy về cho những đồng nghiệp ở trong nước. Sau một bữa ăn sáng do Ban Tổ chức khoản đãi với 3 món "tỉm sấm" nhưng nhà hàng Seafood World do anh Bửu Lộc làm chủ, (anh cũng là một nhân viên của Đài Phát Thanh Tiếng Nói Tự Do trước 1975) lại đã đem đến 7 món "tỉm sấm"nổi tiếng của nhà hàng, tất cả mọi người đã vào Hội Trường để cùng nhau làm lễ Bế Mạc. Tiết mục đầu tiên là món quà tặng đầy ý nghĩa của Nhà Văn Hóa VN, một tổ chức văn Hóa của bà Madelaine Lài, người đã thực hiện chuyến xe hoa đầu tiên cho cộng đồng người Việt tại lễ hộ i Rose Parade hàng năm của người Hoa Kỳ tại Pasadena. Đó là một cây bút Parker khổ lớn. Sau đó Ban Tổ Chức đã mời những Đại Diện của các địa phương lên ban?#7911; tọa gồm từ Nhật tới là Đỗ Thông Minh, từ Đức tới là Tạ Xuân Vinh, từ Bắc California về là Nguyễn Châu, từ Texas sang là Liên Bích và Nguyễn Văn Nam, v.v Một lần nữa, ông Đỗ Ngọc Yến đại diện cho Ban Tổ Chức, vinh danh tờ báo đầu tiên của người Việt hải ngoại là tờ Hồn Việt. Ông Yến lược lại it giòng lịch sử của tờ báo với những vị chủ nhiệm từ Nguyễn Hoàng Đoan, Du Miên, Thượng Châu, Trọng Viễn, Ngô Văn Quy cho đến Ngọc Hoài Phương là người giữ được lâu nhất. Cũng trong dịp này, Ông Đỗ Ngọc Yến cũng tỏ lòng vinh danh những kỹ sư người Việt trong các công ty phần mềm như VNET và VNI đã bỏ rất nhiều công của ra để góp phần đưa tin học VN vào thế giới truyền thông ngày nay. Công việc của các công ty này đã không vì mục đích thương mại, quả là những công việc vô vụ lợi. Kế tiếp đến phần Đúc kết ba ngày Đại Hội do ông Đỗ Sơn, chủ tịch Hiệp Hội Ký Giả VN hải ngoại, đại diện Ban Tổ Chức tường trình. (Xin xem bài Đúc Kết Ba Ngày Đại Hội đăng chi tiết trong số này). Nhìn chung trong phần Đúc Kết, Đại Hội đã đạt được khá nhiều nhũng điều cụ thể mà thường mọi người, kể cả trong và ngoài giới truyền thông, đều không tin là giới truyền thông lại có thể thống nhất ý chí được như vậy. Hai điều nổi bật nhất trong các buổi sinh hoạt thuyết trình và hội thảo là, thứ nhất , mọi người đều mong muốn có một tổ chức cho giới truyền thông để tương trợ, bảo vệ nhau mọi mặt. Thứ hai là, mọi người đều mong muốn phá vỡ được bức tường "lửa" của CSVN trong việc ngăn cấm sự phổ biến tin tức ỏ trong nước. Vấn đề đạo đức trong truyền thông cũng được Đại Hội ghi nhận khá kỹ. Cũng trong lễ Bế Mạc này, nhiều ký giả và các nhà làm truyền thông ở các nơi đã lên phát biểu những cảm tưởng về Đại Hội lần đầu tiên này. Ký giả Lê Diên Đức, từ miền đất vừa thoát khỏi chế độ CS là Ba Lan đã phân tích về tình trạng người Việt ở Đông Âu và kêu gọi giới truyền thông Việt ngữ hải ngoại hãy đặt mục đích tối thượng của dân tộc là phá vỡ chế độ CS mà tạo tình đoàn kết dân tộc, không nên thiên kiến vì ghét cộng sản mà ghét chung cả những người phải sống trong chế độ CS. Ông Nguyễn Văn Nam, Houston và bà Liên Bích, Dallas Texas đều có chung một nhận định là Đại Hội đã đạt được những kết quả tốt đẹp, gây được tình đoàn kết trong giới truyền thông hải ngoại. Ông Cao Sơn, San Jose đưa ra một sự thực là "lúc đầu tiên khi nhận được tin có Đại Hội, chúng tôi đi vận động thì thấy sao khó khăn quá, tôi đã phải nói với anh chị em là hãy cứ đi đi, hôm nay chưa ngồi lại với nhau được thì ngày mai...Nhưng đến ngày đại hội thì thực tế như quý vị thấy, SanJose chúng tôi đã kéo xuống đến 90% giới truyền thông ở Bắc California." Và ông Cao Sơn đã không tiếc lời ngợi khen Ban Tổ Chức. Đến phiên người từ W.D.C. xuống là ông Ngô Ngọc Hùng thì ông kể lại trên đường đi từ Thủ Đô Hoa Kỳ về nam California bằng xe hơi, ông đã được nghe ở dọc đường dư luận cho rằng Đại Hội này là do báo Người Việt tổ chức để làm hòa với giới ký giả hải ngoại ( ? ). Nhưng thực tế, chúng ta đã thấy cả là Đại Hội không phải của báo Người Việt tổ chức mà Người Việt chỉ là một thành phần đóng góp tích cực vào công việc tổ chức. Cũng trong lời phát biểu của người xuống từ W.D.C. ông Hùng có đề nghị rằng từ Đại Hội sau người tham dự cần phải đóng một chút lệ phí. Đề nghị này đã được toàn thể hội nghi vỗ tay đồng thuận. Ông Quốc Nam, đại diện cho tổ hợp truyền thông SRBS ở Tây Bắc Hoa Kỳ là Seattle sau khi lược sơ về tình trạng khối người Việt khoảng 100 ngàn ở tây bắc Hoa Kỳ và tình trạng truyền thông ở đây, ông Quốc Nam đề nghị giới truyền thông hải ngoại nên tiếp tay nhiều hơn nữa trong việc phổ biến những bài viết đấu tranh từ trong nước. Ông cũng đề nghị Đại Hội nên có một tổ chức chung cho sớm. Người phát biểu sau chót là ông Đỗ Thông Minh, từ Nhật tới cũng đề nghị Đai Hội nên sớm có một Ban Liên Lạc để sửa soạn cho một Đại Hội tới. Trong những giờ phút hân hoan này, cô Y Sa, đại diện cho Hội VAALA cũng lên trình bầy về một Đại Hội Điện Ảnh VN do giới trẻ thực hiện và xin được sự tiếp tay của giới truyền thông. Sau cùng đến giờ phút mà mọi người đều mong đợi là Đại Hội tổng kết cụ thể kết quả. Sau khoảng một giờ thảo luận Đại Hội đã biểu quyết với đa số tuyệt đối việc hình thành một Ủy Ban Liên Lạc, tạm thời nhờ Ban Tổ Chức Đại Hội I gánh vác cùng với những thiện nguyện viên liên lạc ở khắp các tiểu bang. Đã có đến hơn 20 liên lạc viên tự nguyện ở các nơi xung vào Ủy Ban Liên Lạc là Ban Tổ Chức Đại Hội I. Sau cùng một bản Tuyên Bố Chung của Đại Hội đã được soạn thảo và được toàn thể Đại Hội thông qua. Hầu hết những người tham dự Đại Hội đều có một nhận xét chung là Đai Hội đã đạt được những kết quả khá tốt đẹp mà vào những ngày tiền Đại Hội không ai dám nghĩ tới. Do đó nên những sơ sót, khiếm khuyết trong việc tổ chức ba ngày Đại Hội đã được mọi người lãng quên thật nhanh chóng. NGUYÊN HUY

B.- Bảo Hiểm Y tế tại Hoa Kỳ (báo Người Việt Online)
Thanh Thảo

Mua Bảo Hiểm Y Tế rẻ trên mạng điện toán Thanh Thảo Trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trì trệ, số người thất nghiệp toàn liên bang vẫn chưa giảm bao nhiêu, những người đi làm trong các công, tư sở hoặc cơ xưởng nơi vẫn còn kế hoạch tiếp tục giảm nhân lực khó tránh khỏi lo ngại mất bảo hiểm y tế một khi mất việc. Lỡ con cái trong nhà đau ốm nặng làm sao trả nổi tiền nhà thương, bác sĩ, hay thuốc men đây? Lo ngại trên có lý do chính đáng! Theo thống kê liên bang, lý do chính khiến người Mỹ khai phá sản không phải là hết tiền vì tiêu xài phung phí quá mức, hoặc mất vốn rồi mang công mắc nợ vì đầu tư trong những chương trình quá nhiều may rủi. Lý do chính người ta khai phá sản là vì không trả nổi chi phí y tế. Nghe khó tin ghê phải không quí độc giả? Chi phí y tế là nguyên nhân chính khiến người Mỹ khai phá sản thật sự không khó tin nếu chúng ta nhận ra rằng bất cứ lúc nào trên toàn liên bang cũng có khoảng 40 triệu người Mỹ hoàn toàn không có bảo hiểm y tế. Thêm vào đó, trong 2 năm vừa qua khoảng 40 triệu người khác trong tình trạng không có bảo hiểm y tế tạm vì đổi công việc hoặc tìm được việc làm sau một thời gian thất nghiệp. Các công ty mướn nhân viên thường có chương trình phụ cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên ít nhất là sau 6 tháng làm việc tại công ty. Chi phí y tế cho cả gia đình trong thời gian chuyển tiếp này thường là mối lo chính đối với rất nhiều người. Một điều đáng lo ngại khác là tình trạng kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục khiến nhiều công ty đủ tầm cỡ vẫn tiếp tục suy tính cách giảm chi bằng cách giảm phúc lợi của nhân viên. Một trong những phúc lợi gặp nguy cơ bị cắt giảm chính là bảo hiểm y tế. Vì vậy, dù đang có việc làm, thiết tưởng chúng ta cũng nên biết mua bảo hiểm y tế đừng quá đắt nơi đâu phòng khi cần đến. Về vấn đề này, có lẽ mạng lưới điện toán là cách tìm hiểu và khảo giá bảo hiểm y tế vừa được việc vừa ít tốn thời giờ nhất. Trước khi bàn đến cách tìm biết những loại bảo hiểm y tế khác nhau trên mạng điện toán, có lẽ quí vị nên hỏi phòng nhân viên công ty mình làm việc về loại bảo hiểm tạm thời trong thời gian sau khi mất việc. Loại bảo hiểm y tế chuyển tiếp kéo dài tối đa 18 tháng này gọi là COBRA (the Consolidated Omnibus Budget Recociliation Act). Nhưng với giá trung bình $600 Mỹ kim hàng tháng, bảo hiểm theo chương trình COBRA kể ra đắt quá nếu phải chi từ tiền thất nghiệp. Nếu mọi người trong gia đình quí vị có sức khỏe tốt nói chung, quí vị có thể mua những loại bảo hiểm y tế rẻ hơn. Theo ký giả Jean Chatzky thuộc tạp chí TIME, nơi đầu tiên quí vị nên tìm trên mạng điện toán là vị trí eHealth Insurance.com. Với phần tiền phải trả (deductible) cho chi phí y tế toàn gia đình hàng năm tổng cộng $1,000 Mỹ kim và chi phí mỗi khi đi bác sĩ khoảng $30 Mỹ kim, tiền thuốc mỗi toa loại không có danh hiệu là $10 Mỹ kim, một gia đình 4 người gồm cha mẹ và 2 con nhỏ thường phải đóng $400 Mỹ kim hàng tháng. Để giảm tiền đóng hàng tháng, quí vị có thể chọn phần tiền phải trả hàng năm cao hơn. Chẳng hạn chọn loại bảo hiểm y tế với phần tiền túi mình phải trả hàng năm tổng cộng $5,000 Mỹ kim, quí vị chỉ cần trả có $200 Mỹ kim hàng tháng. Một điều quan trọng quí vị cần nhớ mỗi khi mua bảo hiểm y tế là những loại bệnh đã có sẵn hay tật bẩm sinh nào sẽ không được bảo đảm. Có những hãng bảo hiểm nhận bảo đảm sau 6 tháng, có hãng không bảo đảm một số bệnh nan y sẵn có...Nếu trong nhà có người bệnh tim, phổi, hay những chứng bệnh nan y khác, quí vị nên mua tiếp bảo hiểm y tế theo chương trình COBRA cho chắc ăn.

Nếu làm trong ngành dễ kiếm việc, quí vị có thể mua loại bảo hiểm y tế ngắn hạn khoảng 6 tháng. Bảo hiểm y tế ngắn hạn thường rẻ tiền hơn vì không bảo đảm những loại bệnh có sẵn từ trước và trả ít chi phí y tế hơn. Nếu gia đình gồm toàn người khoẻ mạnh và không gặp trở ngại tìm việc làm, đây là loại bảo hiểm ít tốn tiền nhất. Ngoài vị trí eHealth Insurance.com, quí vị cũng có thể tìm thêm dữ kiện về loại bảo hiểm này trên vị trí fortishealth.com của công ty bảo hiểm Fortis Insurance, công ty hàng đầu bán bảo hiểm y tế ngắn hạn.

Sau khi đã tìm ra loại bảo hiểm y tế nào thuộc khả năng tài chính của mình, quí vị có thể in bản định giá hàng tháng và những khoản tiền phải trả ra để nhờ một chuyên gia bảo hiểm y tế thuộc công ty đó xác định những điều được bảo đảm. Nhiều khi chuyên gia bảo hiểm có thể tìm được cho quí vị những loại bảo hiểm rẻ tiền hơn nữa sau khi tham khảo và biết thêm về tình trạng sức khỏe của tất cả những người trong gia đình. Để tìm những văn phòng bảo hiểm y tế có mở dịch vụ trên mạng điện toán quí vị có thể vào vị trí nahu.com, thuộc Hội National Association of Heath Underwriters.

Một cách tìm mua bảo hiểm y tế rẻ khác là liên lạc với những hội đoàn, đoàn thể mình là thành viên. Chẳng hạn hội chuyên gia địa ốc, hội luật gia, hội giáo chức...thường có những chương trình bảo hiểm y tế với giá hạ dành cho hội viên. Tuy nhiên trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm y tế với hãng nào, quí vị nên tìm biết thêm chi tiết về chất lượng hãng bảo hiểm y tế đó xem có nhiều người khiếu nại hay không. Quí vị có thể tìm biết điều này bằng cách vào vị trí naic.org, thuộc Consumer Information Source. Nếu mua bảo hiểm y tế của hãng thuộc tiểu bang khác nơi mình cư ngụ, quí vị cần hỏi liệu hãng đó có quyền tăng giá bảo hiểm của gia đình mình (mà không tăng giá những người khác) vì bất cứ lý do nào hay không.

Để tránh gặp khó khăn tài chính vì chi phí y tế, các chuyên gia về bảo hiểm khuyên quí vị nên mua loại bảo hiểm bảo đảm nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm chi phí bệnh viện, cho dù tốn thêm tiền hàng tháng, quí vị nên cân nhắc mua thêm bảo hiểm trả chi phí khi quí vị cần điều trị tại khu ngoại chẩn. Theo kinh nghiệm của nhiều người, khoản tiền chi phí tại khu ngoại chẩn bệnh viện thường dễ dàng lên đến hàng chục ngàn Mỹ kim.

Tuy tình trạng kinh tế liên bang chưa có dấu hiệu hồi phục, theo tạp chí TIME, các chuyên gia kinh tế dự kiến người thất nghiệp, hiện nay cần 4.2 tháng để tìm ra việc làm mới, sẽ tìm được việc làm trong tương lai không xa. Một trong những lý do chính được nêu là vì các công, tư sở đã giảm nhân lực đến mức độ tối đa. Thời kỳ kinh tế hồi phục, dù chậm chạp, hứa hẹn việc các công ty buộc phải tìm thêm nhân viên. Vì thế hy vọng nhu cầu tìm mua bảo hiểm y tế trong thời gian chuyển tiếp giữa hai công việc của quí vị sẽ chỉ là nhu cầu nhất thời.

C.- Đơn Dương: ‘Thật lòng tôi không muốn ra đi’
BBC - 12 Tháng 4 2003

Sau một thời gian làm giấy tờ với sự can thiệp của giới ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, diễn viên điện ảnh Đơn Dương đã sang Hoa Kỳ.

‘Khi tôi đến Mỹ thì tôi đã nhìn quanh và cảm giác đầu tiên của tôi là sự bình yên, tôi hít thở nhẹ nhàng khoan khoái’ Đơn Dương nói.

Đơn Dương nói đây không phải là lần đầu tiên sang Hoa Kỳ. Hai lần trước là một lần đi dự liên hoan phim Sundance và một lần khác đi đóng phim. Nhưng rồi vẫn trở về quê hương của mình là Việt Nam.

Tuy nhiên, lý do lần này đi khỏi Việt Nam, theo Đơn Dương, là vì sức ép tâm lý quá nặng sau khi bị nhà chức trách lên án về việc anh tham gia đóng hai bộ phim do Hollywood là phim ‘Rồng Xanh’ và ‘Chúng ta từng là những người lính’.

Đơn Dương nói rằng đã chịu sức ép quấy nhiễu, hăm dọa và khiêu khích cho tới giờ phút rời phi trường và tất cả điều đó khiến anh rất mệt mỏi.

Đơn Dương cũng xác nhận là đã không bị trục xuất khỏi Việt Nam bởi anh nói là anh không có tội tình gì và rằng việc nhà chức trách cáo buộc anh sang Hoa Kỳ bằng visa du lịch và đóng phim chui là hoàn toàn sai bởi anh vẫn còn giữ giấy mời từ phía Hoa Kỳ và giấy giới thiệu của giám đốc hãng phim chủ quản về chuyến đi này.

Đơn Dương nói rằng sau khi bị báo chí trong nước và nhà chức trách lên án thì những người bạn của anh trong giới Hollywood đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp và giúp đỡ và sau đó đã được Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM giúp đỡ.

Đơn Dương nói rằng khi rời khỏi Việt Nam đã có giới chức ngoại giao Mỹ đi cùng ra sân bay để tiễn vì quan ngại có một số rắc rối, chẳng hạn như hai hôm trước khi đi đã nhận được giấy công an phường mời lên làm việc vì có đơn tố cáo anh là người nói xấu chế độ.

Khi được hỏi là nay sang tới Hoa Kỳ rồi thì anh có thông điệp gì cho nhà chức trách tại Việt Nam cũng như các đồng nghiệp, Đơn Dương nói:

'Nhà nước Việt Nam hiện tại đừng nên khắt khe quá đáng với một người nghệ sỹ như tôi và hy vọng là sự ra đi của tôi là một điển hình để nhà nước Việt Nam đối xử tự do và bao dung hơn với anh em nghệ sĩ khác’

Đơn Dương cũng gửi lời cảm ơn tới một số anh em nghệ sỹ đã an ủi và có tấm lòng với anh trong thời gian anh bị nhà chức trách lên án. Đơn Dương kêu gọi những đồng nghiệp nên nói thẳng, mạnh dạn bởi vì một hoàn cảnh nào đó mà im lặng thì sẽ không thay đổi được điều gì.

Tạp chí Công An TPHCM số ra ngày 22-3-2033 có bài với hàng tít: Suy nghĩ về phát biểu trên đài BBC của Đơn Dương: SỰ TRÂNG TRÁO CỦA KẺ QUAY LƯNG VỚI ĐẤT NƯỚC.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002