Đại Chúng số 119 - ngày 15 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Tin Tức Thế Giới
Tin Cộng Đồng
Lễ ra mắt Liên Đoàn Võ Thuật
Nhân Quyền và Cộng Sản VN
Thế Giới và Bình Luận
Những anh hùng không tên tuổi
Phanh Phui Bí Mật Hacker VN
Trập Trùng
Hoa Kỳ Phản Bội Người Iraq
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Ốc Đảo của Chủ Nghĩa Khoái Lạc
Goodbye Coca cola
Từ Vương Vũ đến Vương Thúy Kiều
Lồng Lộng Sắc Âm
Đông Y Thường Thức
Bệnh SARS
Phan Thanh Giản

PHAN THANH GIẢN

 

III. Cái khăn gói của cụ Phan Thanh Giản là lá cờ Việt Nam đầu tiên trên đất Pháp (Chuyện vui lịch sử của Diệu Huyền, trích trong Phổ Thông)

Năm 1863, Hoàng Đế Đại Nam là vua Tự Đức có gửi một phái đoàn qua Pháp để điều đình với Hoàng Đế Pháp là Napoléon III về việc xin chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ vừa bị Pháp chiếm đóng và cai trị. Phái đoàn gồm có một vị Sứ-thần là Phan Thanh Giản, hai vị phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản cùng các tùy tùng : hai y-sĩ thuốc Nam trong số đó có Phan Thanh Liêm là con Phan Thanh Giản, hai người thông ngôn và mấy người hộ vệ do Lương Doãn, đội trưởng, chỉ huy.

Ngày 18 tháng 8, vào giờ Thân (3 giờ chiều), chiếc tàu thủy Européen chở phái đoàn từ Sài Gòn qua, vừa cặp bến Suez. Viên Đô-đốc Lagrandière, Thống-đốc Pháp ở Sài Gòn, phái một nhân viên, Thanh-tra hành chánh, đi theo phái đoàn Việt Nam để dẫn đường.

Tàu sắp cặp bến, viên này nói với Sứ-thần Việt Nam rằng theo thủ tục quốc tế, khi tàu của một vị Đại-sứ ngoại quốc đến một hải cảng nào thì hải cảng ấy sẽ bắn 19 phát súng lệnh để chào mừng, và chiếc tàu phải thượng cờ nước viên Đại-sứ lên. Vậy, ông ta nói, xin Đại-sứ Việt Nam cho thượng cờ Việt Nam lên để đáp lễ chính phủ Ai-cập khi họ bắn súng chào mừng Đại-sứ của Hoàng-đế

(Tiếp theo ky trước) (1796-1867)

Hay Hòa Bình Dang Dở Pháp Việt 15-07-1864Việt Nam.Cụ Phan Thanh Giản

(tiếp theo kỳ trước liền hội nghị tất cả phái đoàn để bàn tính, vì nước Việt Nam hồi đó chưa có quốc-kỳ, trừ lá cờ đuôi nheo thêu Rồng là kỳ hiệu của Vua, phái đoàn không dám treo và không được phép treo. Lúc phái đoàn từ Huế đi ra, vua Tự Đức và cả triều đình không ai ngờ sẽ xẩy ra việc "chào cờ" ở ngoại quốc. Ba vị Sứ-thần và cả đoàn tùy tùng bối rối chưa biết làm sao, thì ông Đội-

trưởng Lương Doãn mạnh bạo thưa :"Dạ, bẩm ba Cụ, nước ta không có cờ mà chuyện này gấp rút quá không có cách chi giải quyết được, vậy xin lấy tạm cái khăn gói của Cụ Sứ-thần, bằng lụa Kiều-cầu còn mới tinh, màu đỏ tươi đẹp quá, để làm cờ, rồi khi nào về nước sẽ tâu Hoàng-thượng biết." Các vị Sứ-thần bạn luận một lúc rồi đồng ý làm theo lời trình của viên Đội-trưởng, vì không còn cách nào khác nữa. Nhưng khi đem tấm khăn gói màu đỏ tươi ra cho viên tùy-tùng Pháp xem thì y bảo :"Chà ! Lá cờ này chắc không được đâu ạ, vì nó gần giống như cờ nước Ai-cập, sợ chính phủ Ai-cập hiểu lầm chăng ?"

Cụ Phan Thanh Giản liền vào bàn lại với phái đoàn. Bàn cãi một hồi lâu, ông Phạm Phú Thứ nói :"Ta hãy thêu bốn chữ nho Đ_I NAM KHÂM S ngay giữa cái khăn đỏ, thế là hết lầm với cờ Ai-

cập !" Cả phái đoàn đều khen ý kiến hay và Cụ Phan Thanh Giản liền sai lính hộ

vệ lấy chỉ vàng thêu gấp bốn chữ nho lên trên tấm khăn gói lụa điều.

Một giờ sau, tàu Européen vừa cặp bến Suez, chính phủ Ai-cập sai bắn 19 phát

súng để nghênh chào phái đoàn Việt Nam, thì trên cột cờ tàu đã phấp phới lá cờ Đại Nam Khâm Sứ.

Sau đó mấy hôm, chính phủ Ai-cập để

một toa xe lửa riêng đưa phái đoàn Việt

Nam ra Port Said để đáp tàu thủy sang Toulon (Pháp), trước đầu máy xe lửa

cũng cắm hai lá cờ : một lá cờ Ai-cập nền đỏ tươi, ở giữa thêu mặt trăng lưỡi liềm, và lá cờ "Đại Nam Khâm Sứ" ! Khi đáp tàu thủy sang hải cảng Pháp, cũng

lá cờ ấy phấp phới trên cột cờ tàu, và hải

cảng Toulon cũng bắn 19 phát súng lệnh nghênh chào ... cái khăn gói của Cụ Sứ-thần Phan Thanh Giản !

Sau khi về nước, Cụ Phan Thanh Giản tâu lại việc này cho vua Tự Đức nghe, nhà vua ngồi dựa tay lên gối, cười ha-hả

Văn Bá (Paris)

(tức bác sĩ Nguyễn văn Ba)

kiến Nguyễn Trường Tộ. Tộ thưa :"Cái điều mà triều đình cho là phúc, sẽ là hoạ đấy. Hôm nay triều đình cắn răng lấy tiền muôn, bạc vạn ra chuộc lại ba tỉnh, thì ngày mai họ kiếm cớ lấy lại." Phan Thanh Giản tiếc không gặp Trương Vĩnh Ký trước khi xuống tàu. Trương Vĩnh Ký là thông ngôn cho phái đoàn Pháp. Suốt cuộc hành trình, Trương Vĩng Ký rất thận trọng trong mọi giao tiếp. Thông dịch viên của sứ bộ Việt Nam là Nguyễn Văn Trường chết trên đường đi, chôn ở Aden.

Những ngày chờ đợi hoàng đế Napoléon Đệ Tam nghỉ mát trở về là những ngày đoàn sứ bộ Việt Nam sung sướng nhất, bởi được tới tận các nhà máy đúc tàu bè, súng ống đạn dược và các dụng cụ thông thường mà lạ lùng.

Tại điện Tuleries ngày 5-11-1863, Phan Thanh Giản đã yết kiến Napoléon Đệ Tam, dâng thư của vua Tự Đức và bầy tỏ nỗi mong ước được chuộc lại ba tỉnh đã mất. Hoàng đế Pháp có vẻ ưng thuận, giao cho bộ ngoại giao trực tiếp đàm đạo với sứ thần Việt Nam. Tổng-trưởng Achille Fould nói :"Hiện nay ngân sách chúng tôi thâm thủng đến 972 triệu quan. Chúng tôi không muốn chi tiêu nhiều cho cuộc viễn chinh. Các ngài yên tâm, Hoàng đế chúng tôi đã ra lệnh cho chúng tôi nghiên cứu một hoà ước mới, trả đất đai lại cho các ngài để lấy tiền cân đối ngân sách chính phủ." Một hoà ước mới được thảo ra, trao cho sứ bộ Việt Nam trước khi lên đường về. Aubaret và Trương Vĩnh Ký dịch ra Hán văn. Pháp đình cho biết hai nước sẽ thương thuyết tại Huế.

Trở về kinh đô, sứ bộ được triều đình tiếp đón trọng thể ở điện Thái Hoà. Sau khi nghe báo cáo, nhà vua coi như Phan Thanh Giản đã gỡ cho mình mối nhục nghìn vạn năm. Tự Đức vui vẻ phong ông làm thượng thư bộ lại như cũ. Phan Thanh Giản lại tâu thêm :"Sự giầu có, mạnh mẽ và các việc khôn khéo của nước Pháp nói không hết." Đúng là : Bá ban xảo kế, tề thiên địa. Duy hữu tử sanh, tạo hoá quyền. (Trăm nghề khéo léo bằng trời đất. Duy việc sống chết, để quyền cho tạo hoá).

Phan Thanh Giản thừa dịp ấy tâu xin vua nên canh tân đất nước, gửi sinh viên ra ngoại quốc học, mở rộng giao thương, và không ngăn cản việc truyền đạo. Tự Đức không trả lời. Bọn nịnh thần to nhỏ chê bai Phan Thanh Giản mới đi nửa năm mà đã thần phục người Pháp sát đất, còn nói gì đến việc chống lại họ để giữ nước. Ra về ông buột miệng than :

Từ ngày đi sứ tới Tây Kinh,

Thấy việc Âu Châu phải giật mình.

Kêu rú đồng ban, mau tỉnh dậy,

Hết lòng năn nỉ, chẳng ai tin.

Aubaret mở cuộc thương thuyết cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phan Huy Vỵnh về một hoà ước mới từ ngày 16-6-1864 đến ngày 15-7-1864. Hai bên đã thoả thuận ký hiệp ước trước khi chia tay :

1. Hoàng đế Pháp chịu trả lại cho Hoàng đế Đại Nam quyền cai trị ba tỉnh Gia Định, Biên Hoà và Mỹ Tho.

2. Việt Nam nhường đứt cho Pháp các nơi dưới đây :

. Thành phố Sài Gòn Chợ Lớn,

. Đồn Thủ Đầu Một,

. Đồn Mỹ Tho,

. Dòng sông nhà giây thép,

. Bãi Gánh Rái (Vũng Tàu),

. Sông Sài Gòn,

. Núi Nùa (Bà Riạ),

. Đảo Côn Sơn.

3. Mỗi năm Việt Nam phải trả cho Pháp hai triệu quan trong 40 năm liên tiếp, hoặc bằng tiền hoặc bằng sản vật có giá tương đương.

Vua Tự Đức hài lòng.

Trong lúc ấy, Chasseloup Laubat thượng thư bộ hải quân kiêm bộ thuộc địa Pháp, nhìn thấy một đồng bằng phì nhiêu mênh mông từ bốn tỉnh Nam Kỳ qua Cao Mên, cùng với con sông Cửu Long nối qua lục địa sang Trung Hoa, tơ lụa phong phú và được ưa chuộng. Chasseloup Laubat dâng sớ tâu rõ mọi việc lợi hại và xin Hoàng Đế vì quyền lợi của Đại Pháp mà từ chối việc trả đất cho triều đình Huế. Napoléon III là người không quyết định, hay thay đổi, người nào nói chuyện với ông ấy lần chót là người ấy có lý. Dẫu đang thiếu hụt ngân sách trầm trọng và một cuộc chiến tranh Pháp Đức có cơ bùng nổ một ngày gần đây, Napoléon III quyết theo lời cầu khẩn của Chasseloup Laubat.

Tháng 2-1865, năm Tự Đức thứ 16, Aubaret trở ra Huế báo với Tự Đức rằng Hoàng Đế Pháp nghĩ lại, xin vua Đại Nam cứ y nguyên hoà ước Nhâm Tuất thi hành. Tự Đức lặng người. Nhà vua không ngờ người Tây dương tráo trở như thế. Liền lúc ấy, triều đình nhận được một tin khẩn cấp của Tổng-đóc Vĩnh Long Trương Văn Uyển về ý đồ người Tây dương trước ba tỉnh miền Tây. Cả đình thần nhốn nháo.

Tự Đức hỏi :"Chiến thì chiến cách nào đây ? Chiến mà thắng nổi, con dân ta đâu sợ hao xương tổn máu ? Còn hoà ? Hoà trong thế bại, chúng ép ta trăm bề. Người cẩn trọng như Phan Thanh Giản, còn để họ lừa mà không biết."

Quần thần đề nghị vua cử Phan Thanh Giản vào kinh lý trong Nam. Tự Đức nhìn Phan Thanh Giản phán :"Trẫm phong khanh làm hiệp biện đại học sĩ, hộ bộ thượng thư, sung kinh lược sứ, ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Từ nay trẫm tha tội cách lưu."

Đầu năm Tự Đức thứ 16 (1866), Phan Thanh Giản đến soái phủ Sài Gòn. Trong cuộc gặp gỡ này, ông khẳng định tôn trọng hoà ước mà hai bên đã phê, và mong đợi Pháp giữ uy tín một nước lớn. Giám đốc bản sứ vụ Pháp ở Sài Gòn là Vial nhún vai :"Nước Pháp là một nước văn minh, biết tôn trọng những gì mình đã ký. Quân tử nhất ngôn, Khổng Tử đã dạy như thế (Vial đã từng ở Trung Quốc, đã từng nghiên cứu Khổng Tử). Chỉ tiếc triều đình các ông không biết mình chơi với ai, nên giấy chưa ráo mực, các ông đã ngầm xúi dân phiến loạn chống chúng tôi." Phan Thanh Giản bác luận điệu của Vial :"Mong ông hiểu cho thiện ý của triều đình chúng tôi, nước nào mà chẳng có kẻ phiến loạn." Vial nói :"Nhưng ít nhất các ông phải ra tay cùng chúng tôi để chứng tỏ sự trung trực thi hành hoà ước." Phan Thanh Giản điềm tĩnh trả lời :"Mong ông hiểu cho chúng tôi, đất thuộc ai thì người ấy giữ. Chúng tôi phải lo các vùng đất của chúng tôi."

Tháng Mười năm ấy, Vial cùng cố Trường (Legrand de la Liraye) ra Huế gặp triều đình xin mua ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Tự Đức nổi giận :"Người Tây dương thật ngang ngược. Ta có phải là ông vua bán nước đâu mà họ đòi mua !" Nói vậy nhưng Tự Đức hạ lệnh cho Phạm Phú Thứ và Phan Huy Vịnh đến sứ quán Pháp điều đình. Vial mỉm cười nói :"Vì muốn giữ mối giao hoà hai nước và vì tôn trọng hoà ước nên Đại Pháp mới xin được mua. Còn nếu các ngài không chịu bán, e những người ứng mộ gia tăng rồi lại gây ra việc binh đao."

Trong lúc ấy, tân thống-đốc miền Nam La Grandière, một tay thực dân lão luyện gặp Phan Thanh Giản ở Sài Gòn để thông báo quyết nghị của chính phủ Pháp sẽ chiếm ba tỉnh miền Tây. Vẫn với giọng điềm tĩnh vốn có, Phan Thanh Giản nói: "Nước Đại Pháp và Đại Việt đã được cải thiện tốt trong giao hảo. Trước sau tôi vẫn mong cái sự giao hảo kia ngày càng tốt hơn. Sự bất hoà chưa bao giờ đem lại điều gì tốt đẹp mà ngược lại chỉ tốn xương máu hai dân tộc." La Grandière mỉm cười thân thiện :"Tôi trọng thái độ điềm tĩnh và khôn ngoan của ngài. Nhưng rất tiếc, triều đình các ông đối xử với chúng tôi không như lời ông nói, và gần đây lại từ chối lời đề nghị cho chúng tôi mua ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Vì vậy một quyết định khác được thay thế, chỉ mong ông đừng chống cự. Ngài nói đúng đấy. Cuộc giao tranh nào không đổ xương máu và xương máu ai lại không làm đau lòng cả ngài lẫn tôi."

Phan Thanh Giản thấy mệt mỏi và chán nản, làm đơn xin vua cho ông được nghỉ ngơi tuổi già. Tự Đức trách :"Khanh chưa làm xong sứ mạng ta giao, khanh nghĩ sao ? Sao lại xin về ?"

Phan Thanh Giản cùng Tổng-đóc Trương Văn Uyển đi thị sát ba tỉnh miền Tây, tới đâu ông cũng thấy dân tình đau khổ rách rưới. Binh lính ngao ngán lo sợ. Từ Hà Tiên ông đi thẳng về Mỹ Tho gặp Trung-tá Ansart đại diện cho đô đốc Lagrandière, tại sân sau một ngôi đình. Phan Thanh Giản hỏi ngay :"Tại sao các ông muốn chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ ? Các quan triều đình không cố gắng thoả mãn mọi yêu sách của quan Thống-đốc sao ?" Ansat nghĩ ngợi một lúc xong đáp :"Nếu chính phủ Pháp muốn chiếm ba tỉnh miền Tây thì không phải chỉ để mở rộng thêm lãnh thổ, nhưng vì một nhu yếu chính trị, mà chắc ông hiểu hơn cả tôi ... Tốt nhứt ngài nên nhượng ba tỉnh miền Tây cho chúng tôi, đó là điều đảm bảo cho lòng thành thật và ngay thẳng của triều đình các ngài."

Phan Thanh Giản viết sớ tâu về triều, cuộc gặp gỡ với Ansart đại diện cho Lagrandière ở Mỹ Tho, và báo động khẩn mật tình hình ba tỉnh miền Tây, nhưng chẳng hiểu sao triều đình không trả lời. Vial công khai chia ba tỉnh miền Tây đang thuộc quyền triều đình Việt Nam thành tám vùng, mỗi vùng có thanh-tra-toà. Mới đây, tám thanh-tra-toà đã nhận được thư của quản-đốc nội vụ Vial, thông tin về việc chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên của Việt Nam :"Thống đốc quyết định chiếm ba tỉnh trên để chấm dứt loạn lạc ở biên giới ba tỉnh miền Đông của chúng ta bởi những toán binh phiến loạn và giặc cướp mà chính quyền Việt Nam bất lực không thể ngăn chặn, mặc dầu có sự thỉnh cầu không ngớt của chúng ta."

Ngày 17-6-1867, tàu binh Pháp đến cửa thành Vĩnh Long. Legrand de la Liraye (cố Trường) thông ngôn cho Pháp trao thư của Lagrandière cho Phan Thanh Giản, đại ý trong thư nói thẳng rằng người Pháp cần chiếm ba tỉnh miền Tây vì triều đình Việt Nam dung dưỡng bọn phiến loạn chống lại họ, và phạm hoà ước Nhâm Tuất. Phan Thanh Giản vừa đọc xong tối hậu thư thì Legrand de la Liraye nói :"Ngài Đô Đốc muốn mời ngài xuống du thuyền L'Oudine để thương nghị."

Lagrandière đón Phan Thanh Giản và Võ Doãn Thanh ở cửa du thuyền, mời vào phòng họp và nói :"Chúng tôi yêu cầu ngài giao toàn thành Vĩnh Long cho chúng tôi. Chúng tôi bảo đảm với ngài sẻ không có một sự báo thù nào xẩy ra và trật tự sẽ được giữ nguyên như dưới sự cai trị của các ngài."

Giữ giọng trầm tĩnh, Phan Thanh Giản trả lời :"Là thần dân nước Việt Nam, tôi chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất." Lagrandière đáp :"Ngài nói đúng, nhưng đây là lệnh. Trong quân binh, đã là lệnh thì buộc phải thi hành." Phan Thanh Giản không nói thêm một lời nào nữa, ông lặng lẽ lên bờ. Lagrandière cùng quân binh của y cặp sát cạnh Phan Thanh Giản, tràn luôn vào thành Vĩnh Long.

Vào thành, Phan Thanh Giản ngồi cạnh Trương Văn Uyển và Võ Doãn Thanh, im lặng, trầm tĩnh. Đối diện ông là Lagrandière. Phan Thanh Giản nhìn y hỏi :"Các ông còn muốn gì nữa ở tôi ?" Lagrandière điềm nhiên :"Tôi muốn không có súng nổ và máu chảy, vì vậy tôi mong ngài viết thư riêng cho Tổng-đốc An Giang và Hà Tiên không nên chống cự chúng tôi."

Phan Thanh Giản đáp :"Ngài để cho tôi về nhà suy nghĩ kỹ càng." Lagrandière :"Tôi sẽ cho ngườI theo bảo vệ ngài. Ngài thông cảm : lúc này đang loạn lạc."

Trở về căn nhà lá đơn sơ ở ngoại thành Vĩnh Long, có hai tên lính Pháp theo giữ, ông viết thư gửi cho Tổng-đốc An Giang và Hà Tiên :

"Hỡi các quan và dân chúng,

"Quốc gia của Hoàng Đế ta, có từ thời xưa. Sự trung thành với Tiên Vương là trọn vẹn và luôn luôn hăng hái. Chúng ta không thể nào quên ơn Hoàng Đế và Tiên Vương của chúng ta.

"Bây giờ đây người Phú-lang-sa đến xứ ta với nhiều súng ống bắn mạnh, gieo rắc sự vẩn đục trong dân chúng ta. Chúng ta yếu ớt không thắng nổi người Phú-lang-sa. Tướng soái, lính tráng của ta đều bị họ đánh bại. Mỗi lần đánh nhau là mỗi lần đem lại đau khổ cho dân chúng ta.

"Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ : bây giờ thế họ như dòng thác, ta chặn chỗ này nước chảy chỗ khác. Thế nước thế này, dẫu cố gắng giữ chẳng khác gì mình lại kéo về mình một cách vô ích những tai hoạ để tai hoạ ấy đè lên đầu dân mà trời đã trao cho mình chăn dắt.

"Bản chức buộc phải lựa theo thế trời mà đứt ruột gan giao ba tỉnh miền Đông cho họ, ngõ hầu mưu sự yên hoà cho dân chúng. Nay người Phú-lang-sa lại lấy cớ nghĩa quân ta nổi lên chống họ để buộc ta giao ba tỉnh miền Tây cho họ. Ta đã nói với họ rằng ta chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất. Nhưng nếu bản chức tuỳ theo Thiên Ý mà tránh đỡ giùm dân khi họ đem tai hoạ gieo lên đầu dân mình, như vậy bản chức trở thành phản thần đối với Hoàng Đế của ta vì bản chức giao ba tỉnh của Hoàng Đế cho người Phú-lang-sa mà không chống cự. Bản chức đáng tội chết !

"Hỡi các quan và lê dân ! Các người có thể sống dưới sự điều khiển của người Phú-lang-sa, những người này chỉ đáng sợ trong lúc chiến tranh mà thôi, nhưng lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống."

Đưa thư cho Lagrandière xong, ông dặn Trương Văn Uyển :"Trước sau ta vẵn tôn trọng hoà ước năm Nhâm Tuất. Quan lấy tiền lúa trong kho nộp tiền bồi thường cho họ, để nói với họ rằng chính họ vi ước chứ không phải chúng ta." Rồi bằng một giọng nhỏ hơn như thì thào, ông tiếp :"Hãy lợi dụng lúc này đưa người mình về đất triều đình (ý nói Phan Thiết). Ngay cả quan nữa, cũng mau chân lên. Đất mất thì còn tìm cớ lấy lại được. Người mất thì mãi mãi muôn đời." Đoạn ông xếp triều phục, ấn triện, 23 đạo bằng sắc, cho người mang về triều dâng vua Tự Đức, kèm theo một lá sớ :

"... Gặp thời bĩ, việc dữ khởi lên trong cõi, khỉ xấu xuất hiện biên thùy. Việc Nam Kỳ đến thế này không thể ngăn nổi. Nghĩ tôi đáng chết, không dám cẩu thả sống để nhục đến quân phụ. Hoàng thượng rộng xét cổ kim, hiểu rõ trị loạn, có người hiền giúp đỡ, kính phép trời, thương người cùng khổ, lo trước tính sau, thay dây đổi bánh, thế lực còn có thể làm được. Thần đến lúc tắc nghỉ, nghẹn ngào, không biết nói gì, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến trông mong khôn xiết."

Phan Thanh Giản gọi các con lại trăn trối :"Khi ta thác rồi, đem linh cữu của ta về chôn tại làng Bảo Thạnh, bên phần mộ tổ tiên. Còn tấm triện nên bỏ, nếu không hãy đề : Quan tài của một thư sinh già họ Phan gốc ở miền bể Đại Nam. Bia mộ cũng như thế." Đoạn ông cầm bút viết : Minh sinh thỉnh tỉnh, nhược vô ưng thư :"Đại Nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cửu, diệt dĩ thử chi mộ."

Rồi ông mặc áo rộng, bịt khăn đen, bắt đầu tuyệt thực. Lagrandière sai bộ hạ đem đồ ăn thức uống, loại quí, hiếm, thuyết phục ông dùng. Ông bảo họ mang về. Sau mười lăm ngày nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh. Ngày 4-8-1867 ông từ trần. Lagrandière không bỏ dịp lợi dụng cái chết của ông. Trong lúc hàng vạn người dân Vĩnh Long đổ ra bờ sông cúi đầu tiễn đưa ông về Gãnh Mù U, cái làng Bảo Thạnh khô cằn, nơi ông ra đời, thì Lagrandière tổ chức đám quốc táng long trọng, để tỏ rằng chính phủ Pháp vẫn kính trọng và mến tiếc Phan Thanh Giản.

Trích chiếu chỉ của vua Tự Đức ngày 21-10-1867 :

"Phan Thanh Giản thủy chung lời nói không xứng với việc làm, đem học vấn danh vọng một đời trút sạch xuống biển Đông, thật là táng tận lương tâm.

" ... đi sứ không có công, giữ chức kinh lược để mất ba tỉnh, hai tội đều nặng. Mặc dầu đã lấy cái chết tự phạt nhưng cũng không đủ đền bù cho trách nhiệm. Vậy cho truy đoạt chức tước phẩm hàm, đục bia tiến sĩ."

Hao mươi năm sau, vua Đồng Khánh cho Phan Thanh Giản phục chức hàm là Hiệp Tá Đại Học Sĩ.

Trích điếu văn của Phạm Phú Thứ :

"Một thân thờ ba triều, làm quan hơn bốn mươi năm, già hơn bảy mươi tuổi, rất từng trải kinh nghiệm, được tôn trọng và tin cậy trong triều cũng như trong nhân dân. Học rộng phẩm cách tuyệt vời, dù hoàn cảnh trái ngược đến bao nhiêu, ngài cũng không bao giờ là người hại nước. Dù hoàn cảnh ngang trái thế nào, ngài vẫn giữ trọn tấm lòng cao thượng.

"Những bọn hèn đứng thấp chẳng thấy gì, la hét nhảy nhót như mê như say, nào có biết đâu tình thế nước nhà.

"Tiếc cho ý chí của ngài không được thưc hiện."

Thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên :

Non nước tan tành hệ bởi đâu ?

Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.

Ba triều công cán vài hàng sớ,

Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.

Ải Bắc ngày trông tin điệp vắng,

Thành Nam đêm lắng tiếng quyên sầu.

Minh sinh chín chữ lòng son tạc,

Trời đất từ đây mặc gió thâu.

Một cái chết tương tợ mà ít người biết là cái chết của Lâm Duy Hiệp, phó sứ của Phan Thanh Giản. Thấy mình có tội vì không làm bổn phận triều đình giao cho, Lâm Duy Hiệp khi bịnh không ăn, không chịu thuốc thang mà đợi cái chết (15-11-1863).

Hai cái chết, hai con người, hai nhân cách đáng trọng, nhưng lịch sử, người đời sau sẽ đối xử như thế nào ?

Khó mà lường được.

B_T

Sau khi Phan Thanh Giản tự sát, chiến tranh Pháp Việt tiếp diễn.

Thất trận với Phổ năm 1872, chính phủ Pháp muốn gỡ lại bằng cách tăng thêm thuộc địa. Người biện hộ hăng hái nhất cho thuyết này là Jules FERRY, thủ thướng Pháp (1880-1881) và (1883-1885).

Chiếm xong miền Nam, Pháp thôn tính miền Bắc Việt Nam. Chiến cuộc rất mãnh liệt, tàn khốc, nhưng cuối cùng Pháp thắng.

Sau khi vua Tự Đức thăng hà (1883), Pháp tấn công Kinh thành Huế và buộc các phụ chánh nhận chế độ bảo hộ.

Hoà ước Fournier chưa ráo mực thì hoà ước Patenôtre 1884, bắt chính phủ Việt Nam công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung và Bắc bộ.

Vua Hàm Nghi lên ngôi lúc mười bốn tuổi, bỏ kinh thành theo Kháng chiến, bị bắt đầy đi Algérie.

Pauk BERT thân tín của Jules FERRY thành lập Liên Bang Đông Dương năm 1887. Ngoài Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên bảo hộ, có thêm từ năm 1888 quốc gia Lào.

Nếu vị toàn quyền đầu tiên Jean Marie de LANESSAN (1891-1894) nhiệt tâm bảo vệ cho dân tộc bị đô hộ, yêu cầu chính phủ Pháp thi hành đúng theo tinh thần của hiệp ước Pháp -Việc năm 1884 để cho dân Việt Nam được độc lập về chính trị, cai trị, và xã hội, thì Toàn Quyền Paul Doumer (1897-1902) biến Đông-Dương thành một thuộc địa do chính quyền trung ương trực tiếp điều khiển. Trong những vùng bảo hộ, người Pháp được quyền sở hữu y như trong những vùng thuộc địa. Thuế điền thổ mỗi năm mỗi tăng. Thuế mới mọc lên như nấm : thuế muối, thuế rượu, thuế chợ, thuế rừng. Người cùng đinh càng thêm khổ.

Về mặt chính trị, chính quyền thực dân đã tỏ ra chuyên chế, bạo ngược.

Năm 1907, họ truất phế vua Thành Thái, cáo gian nhà vua loạn trí, và đưa người con là hoàng tử Duy Tân mới tám tuổi lên ngôi. Dân chúng Việt Nam rất công phẫn, cho đó là một xúc phạm nặng nề.

Vài biện pháp khoan hồng và một ít sửa đổi để chinh phục nhân tâm lúc nước Pháp động viên tài lực trong trận Đại Chiến thứ nhất, không ngăn được vua Duy Tân chống lại (1916). Chính quyền Pháp truất phế nhà vua và đày đi đảo Réunion cùng với vua cha Thành Thái. Nhưng giới trí thức Việt Nam, ưu tú, năng động nhất, yêu sách nhất trong bán đảo, đặt nhiều hy vọng. Những hy vọng ấy được vua Khải Định phát biểu trong cuộc du hành tại Pháp năm 1922. Ảo vọng biến thành thất vọng.

Các nhóm cấp tiến nhất của giới trí thức quay sang chủ nghĩa quốc gia dân tộc, háo hức và bạo động. Các nhóm cách mạng nổi lên bạo động. Thực dân đàn áp mãnh liệt.

Vua Bảo Đại trưởng thành ở Pháp do phụ chánh Charles trông nom, về nước cũng không cải cách được gì.

Trận Đại Chiến thế giới thứ hai chưa kết liễu, thì ngày 9-3-1945 Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 10-1945, tướng Leclerc và Đô-đốc D'Argenlieu cầm đầu đoàn quân viễn chinh Pháp đổ bộ lên Sài Gòn.

Chiến tranh ác liệt lại tiếp diễn trong chín năm trời và kết thúc tại Điện Biên Phủ năm 1954. Hàng vạn thanh niên Pháp bị hy sinh, vì chính phủ Pháp hủy bỏ hoà ước do PHAN THANH GIẢN và Aubaret ký ngày 15-7-1864.

Bên lề việc tự sát của

Phan Thanh Giản

I. Ba cách xuất xứ của kẻ sĩ

Phan Thanh Giản có hai người bạn học thân từ thuở thiếu thời, nhưng mỗi người chọn một đường đi khác nhau.

1) Lê Bích Ngô có tài đức, nhưng tìm chốn vắng vẻ ẩn thân, không để lộ tung tích.

Khi Phan Thanh Giản ra kinh nhậm chức, Lê Bích Ngô tiễn bạn có tặng mười bài thơ liên hoàn tứ tuyệt, viết trên lụa :"Dương Liểu Từ". Đi đến đâu Phan Thanh Giản cũng mang theo và luôn luôn treo ở chỗ quan trọng nhất trong thư trai.

Chúng tôi xin trích bài thứ nhất :

Tà ý đông phong bạn tịch dương,

Thanh thanh thanh ánh nhập tư đường.

Đa tình bất dữ hành nhân thuyết

Bạn trước lư oanh thuyết đoản trường.

Mộng Tuyết dịch :

Phe phẩy đông phong dưới ánh chiều,

Bờ ao cành biếc bóng xiêu xiêu.

Nặng tình không gửi người qua lại,

Thủ thỉ con oanh nói ít nhiều.

2) Phan Dĩ Thử học giỏi mà không chịu đi thi, ở nhà cầy ruộng. Mỗi lần vào kinh lược miền Nam, Phan Thanh Giản đều ghé thăm bạn để tâm sự. Trong lúc gây cấn, ba người con trai của ông Phan Dĩ Thử đã hy sinh cho đại cuộc. Người con trưởng theo Nguyễn Tri Phương chết tại đồn Kỳ Hoà, hai em theo theo Quản Định chết ở Cần Giuộc Gò Công.

Khi Phan Thanh Giản tuyệt thực, thân nhân cản không được, có mời Phan Dĩ Thử ra, nhưng cũng không thuyết phục được, mà lại thấu nỗi lòng bạn nên khi về đến nhà, ông bưng chén dấm pha nha phiến ngửa cổ uống một hơi. Trước khi lià cõi đời, ông kêu đám cháu nội ngoại lại trăn trối :"Suốt đời ông thanh bần, nhưng không làm được gì cho dân cho nước. Nay ông thấy mình già sức kiệt, có sống cũng không làm nổi điều chi có ích. Vả lại ông cũng như bạn ông là Phan đại nhân, không bao giờ muốn nhìn lá cờ ba sắc phấp phới bay trên nơi ông đang sống."

II. Đừng lạy mà nhục quốc thể

Trước khi sứ bộ lên đường, vua Tự Đức căn dặn :"Quốc thư phải đưa đến nơi, đừng để các quan đượng sự ngăn đón, đừng chuyên tin lời người thông ngôn. Sứ thần là người thay mặt vua đừng lạy mà nhục quốc thể." So sánh với phái bộ Xiêm khi vào chầu Hoà,g Đế Napoléon III và Nữ-hoàng Eugénie quì mọp sát đất, thì chúng ta nhận thấy vua Tự Đức quả là một vị anh quân.

III. Cái khăn gói của cụ Phan Thanh Giản là lá cờ Việt Nam đầu tiên trên đất Pháp (Chuyện vui lịch sử của Diệu Huyền, trích trong Phổ Thông)

Năm 1863, Hoàng Đế Đại Nam là vua Tự Đức có gửi một phái đoàn qua Pháp để điều đình với Hoàng Đế Pháp là Napoléon III về việc xin chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ vừa bị Pháp chiếm đóng và cai trị. Phái đoàn gồm có một vị Sứ-thần là Phan Thanh Giản, hai vị phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản cùng các tùy tùng : hai y-sĩ thuốc Nam trong số đó có Phan Thanh Liêm là con Phan Thanh Giản, hai người thông ngôn và mấy người hộ vệ do Lương Doãn, đội trưởng, chỉ huy.

Ngày 18 tháng 8, vào giờ Thân (3 giờ chiều), chiếc tàu thủy Européen chở phái đoàn từ Sài Gòn qua, vừa cặp bến Suez. Viên Đô-đốc Lagrandière, Thống-đốc Pháp ở Sài Gòn, phái một nhân viên, Thanh-tra hành chánh, đi theo phái đoàn Việt Nam để dẫn đường.

Tàu sắp cặp bến, viên này nói với Sứ-thần Việt Nam rằng theo thủ tục quốc tế, khi tàu của một vị Đại-sứ ngoại quốc đến một hải cảng nào thì hải cảng ấy sẽ bắn 19 phát súng lệnh để chào mừng, và chiếc tàu phải thượng cờ nước viên Đại-sứ lên. Vậy, ông ta nói, xin Đại-sứ Việt Nam cho thượng cờ Việt Nam lên để đáp lễ chính phủ Ai-cập khi họ bắn súng chào mừng Đại-sứ của Hoàng-đế Việt Nam.

Cụ Phan Thanh Giản liền hội nghị tất cả phái đoàn để bàn tính, vì nước Việt Nam hồi đó chưa có quốc-kỳ, trừ lá cờ đuôi nheo thêu Rồng là kỳ hiệu của Vua, phái đoàn không dám treo và không được phép treo. Lúc phái đoàn từ Huế đi ra, vua Tự Đức và cả triều đình không ai ngờ sẽ xẩy ra việc "chào cờ" ở ngoại quốc. Ba vị Sứ-thần và cả đoàn tùy tùng bối rối chưa biết làm sao, thì ông Đội-trưởng Lương Doãn mạnh bạo thưa :"Dạ, bẩm ba Cụ, nước ta không có cờ mà chuyện này gấp rút quá không có cách chi giải quyết được, vậy xin lấy tạm cái khăn gói của Cụ Sứ-thần, bằng lụa Kiều-cầu còn mới tinh, màu đỏ tươi đẹp quá, để làm cờ, rồi khi nào về nước sẽ tâu Hoàng-thượng biết." Các vị Sứ-thần bạn luận một lúc rồi đồng ý làm theo lời trình của viên Đội-trưởng, vì không còn cách nào khác nữa. Nhưng khi đem tấm khăn gói màu đỏ tươi ra cho viên tùy-tùng Pháp xem thì y bảo :"Chà ! Lá cờ này chắc không được đâu ạ, vì nó gần giống như cờ nước Ai-cập, sợ chính phủ Ai-cập hiểu lầm chăng ?"

Cụ Phan Thanh Giản liền vào bàn lại với phái đoàn. Bàn cãi một hồi lâu, ông Phạm Phú Thứ nói :"Ta hãy thêu bốn chữ nho Đ_I NAM KHÂM S ngay giữa cái khăn đỏ, thế là hết lầm với cờ Ai-cập !" Cả phái đoàn đều khen ý kiến hay và Cụ Phan Thanh Giản liền sai lính hộ vệ lấy chỉ vàng thêu gấp bốn chữ nho lên trên tấm khăn gói lụa điều.

Một giờ sau, tàu Européen vừa cặp bến Suez, chính phủ Ai-cập sai bắn 19 phát súng để nghênh chào phái đoàn Việt Nam, thì trên cột cờ tàu đã phấp phới lá cờ Đại Nam Khâm Sứ.

Sau đó mấy hôm, chính phủ Ai-cập để một toa xe lửa riêng đưa phái đoàn Việt Nam ra Port Said để đáp tàu thủy sang Toulon (Pháp), trước đầu máy xe lửa cũng cắm hai lá cờ : một lá cờ Ai-cập nền đỏ tươi, ở giữa thêu mặt trăng lưỡi liềm, và lá cờ "Đại Nam Khâm Sứ" ! Khi đáp tàu thủy sang hải cảng Pháp, cũng lá cờ ấy phấp phới trên cột cờ tàu, và hải cảng Toulon cũng bắn 19 phát súng lệnh nghênh chào ... cái khăn gói của Cụ Sứ-thần Phan Thanh Giản !

Sau khi về nước, Cụ Phan Thanh Giản tâu lại việc này cho vua Tự Đức nghe, nhà vua ngồi dựa tay lên gối, cười ha-hả

Văn Bá (Paris)

(tức bác sĩ Nguyễn văn Ba)

PHAN THANH GIẢN

(1796-1867), hay Cuộc Hoà Bình dang dở Pháp Việt 15-07-1864

(Tiếp theo kỳ II)

của Bác sĩ Nguyễn văn Ba

Sau ngày 1-6-1862, năm Tự Đức thứ 14, hai vị chánh phó sứ bước xuống tàu Duperré bắt đầu thương nghị với Bonard và Palanca. Thông dịch viên không phải là Trương Vĩnh Ký, cũng không phải là Nguyễn Trường Tộ, mà là Aubaret, một sĩ quan hải quân yêu chuộng văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, tìm tòi học hỏi nhiều về ngôn ngữ Việt Nam. Cuộc hoà đàm mà Bonard đã chuẩn bị thật ra là một tối hậu thư. Bonard đọc cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nghe từng khoản trong tối hậu thư ấy. Phan Thanh Giản tìm cách hoà hoãn :"Thưa ngài Phó Đô-đốc, 12 khoản hoà ước này thật hệ trọng đến quốc gia Đại Việt của chúng tôi. Nếu chúng tôi tự ý quyết định mà không một lời tâu đức vua của chúng tôi, thì chúng tôi không sao tránh khỏi sự quở trách, và hoà ước dẫu có được ký mà nhà vua không phê chuẩn thì làm sao thi hành được."

Bonard trả lời :"Nếu các vị không thể quyết định ngày hôm nay thì chúng tôi coi cuộc hoà đàm này là không thành, cuộc chiến sẽ tiếp theo."Suy đi tính lại, Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ ngày 5-6-1862 đã ký hoà ước với mười hai khoản. Dưới đây là những khoản chính :

* Sự tự do theo đạo Thiên Chúa sẽ được ban hành trên toàn cõi nước Nam.

* Ba tỉnh miền Đông : Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Sơn được nhượng cho Pháp. Nước Nam không được ngăn trở tàu buôn Pháp mượn đường sang buôn bán với Cao Miên.

* Mở ba cửa khẩu, trong ấy có Đà Nẵng, cho tàu buôn Pháp và Tây Ban Nha đến buôn bán.

* Nước Nam không được nhượng đất cho cường quốc nào khác.

* Đền chiến phí, 4 triệu đồng tiền bạc Mễ Tây Cơ cho Pháp và Tây Ban Nha.

* Người Pháp bằng lòng trả lại tỉnh Vĩnh Long cho xứ Nam, không tham dự vào việc riêng của xứ này. Triều đình Huế phải gọi ngay các quan mà triều đình đã phái đi từ trước hay trong thời kỳ chiến tranh để điều khiển các cuộc hành binh trả thù, hiện đang lẩn trốn ở các huyện bị chiếm đóng. Phải theo đúng điều kiện này Pháp mới trả lại Vĩnh Long.

Sứ bộ lai triều, Tự Đức xem qua hoà ước nổi giận :"Hai ngươi không những là tội nhân của triều đình, mà còn là tội nhân của muôn đời hậu thế. Tội các ngươi đáng phạt nặng, nhưng nghĩ việc thương nghị ta coi như chưa thành, nay ta chỉ dụ cho Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Hiệp làm tuần-vũ Thuận Khánh, để giao tiếp với người Pháp, tìm cách uốn nắn những lầm lỗi trong hoà ước mà các ngươi đã phạm phải."

Điều mà Phan Thanh Giản mong muốn bây giờ là làm sao Bonard trả lại Vĩnh Long cho triều đình. Bonard cảnh cáo triều đình phải thi hành đúng các khoản hoà ước vừa ký, không được để Trương Công Định, thiên hộ Dương, Nguyễn Trung Trực quấy rối. Phan Thanh Giản viết thư cho Trương Công Định :"Hiện nay, triều đình đã ký hoà ước, hai bên tiếng súng đã ngừng, hạ lệnh bãi binh sao dám trái ? Vẫn biết hai chữ trung hiếu tốt đẹp vô cùng, nhưng cái đẹp ấy phải có giới hạn, đạo thần dân, không nên vượt quá cái giới hạn đó. Ví như con rắn mà vẽ thêm chân thì đâu phải là con rắn ? Vậy thì các ông không nên vượt quá giới hạn. Ví bằng các ông vượt quá giới hạn mà khôi phục được dư đồ Định Biên thì việc làm của các ông quả là vĩ đại. Nhưng khốn nỗi, đại binh nay đã triệt hồi, các chưởng binh trước kia, thủ hiểm tại các rừng núi, nay cũng tản mác đi các nơi, chỉ còn vỏn vẹn một số ít nghĩa quân đem ra chiến đấu, chắc gì đã giữ được phần thắng ? Còn để cố thủ, chắc gì đã thủ được lâu ? Các ông miễn cưỡng làm gì ..."

Nhưng thư gửi đi Trương Công Định trả lại, ba lần gửi, ba lần trả. Phan Thanh Giản thương Trương Công Định là người yêu nước, có chí can trường, định về triều tâu vua ra chiếu chỉ dụ Trương Công Định về giúp vua, nhưng Bonard đã bao vây Gò Công. Trương Công Định bị một thủ hạ làm phản, đưa quân Pháp đến tận sào huyệt. Trương Công Định bị thương, dùng ngay lưỡi gươm của mình kết thúc cuộc đời mình. Ấy là ngày 19-8-1864.

Tự Đức còn đang ấm ức vì đã mất ba tỉnh miền Đông, năm 1863 cử sứ bộ Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguỵ Khắc Đản sang Pháp xin chuộc. Phái đoàn sáu mươi ba ngườI cùng vàng bạc châu báu, các đồ thượng tiến, như kiệu lớn sơn son thếp vàng và bốn cái tán làm tặng phẩm cho Hoàng Đế Napoléon Đệ Tam cùng Nữ Hoàng Eugénie. Một sự ra đi tốn kém mà phần thắng lợi chưa sao nhìn thấy rõ. Phan Thanh Giản trước khi lên đường có hỏi ý

kiến Nguyễn Trường Tộ. Tộ thưa :"Cái điều mà triều đình cho là phúc, sẽ là hoạ đấy. Hôm nay triều đình cắn răng lấy tiền muôn, bạc vạn ra chuộc lại ba tỉnh, thì ngày mai họ kiếm cớ lấy lại." Phan Thanh Giản tiếc không gặp Trương Vĩnh Ký trước khi xuống tàu. Trương Vĩnh Ký là thông ngôn cho phái đoàn Pháp. Suốt cuộc hành trình, Trương Vĩng Ký rất thận trọng trong mọi giao tiếp. Thông dịch viên của sứ bộ Việt Nam là Nguyễn Văn Trường chết trên đường đi, chôn ở Aden.

Những ngày chờ đợi hoàng đế Napoléon Đệ Tam nghỉ mát trở về là những ngày đoàn sứ bộ Việt Nam sung sướng nhất, bởi được tới tận các nhà máy đúc tàu bè, súng ống đạn dược và các dụng cụ thông thường mà lạ lùng.

Tại điện Tuleries ngày 5-11-1863, Phan Thanh Giản đã yết kiến Napoléon Đệ Tam, dâng thư của vua Tự Đức và bầy tỏ nỗi mong ước được chuộc lại ba tỉnh đã mất. Hoàng đế Pháp có vẻ ưng thuận, giao cho bộ ngoại giao trực tiếp đàm đạo với sứ thần Việt Nam. Tổng-trưởng Achille Fould nói :"Hiện nay ngân sách chúng tôi thâm thủng đến 972 triệu quan. Chúng tôi không muốn chi tiêu nhiều cho cuộc viễn chinh. Các ngài yên tâm, Hoàng đế chúng tôi đã ra lệnh cho chúng tôi nghiên cứu một hoà ước mới, trả đất đai lại cho các ngài để lấy tiền cân đối ngân sách chính phủ." Một hoà ước mới được thảo ra, trao cho sứ bộ Việt Nam trước khi lên đường về. Aubaret và Trương Vĩnh Ký dịch ra Hán văn. Pháp đình cho biết hai nước sẽ thương thuyết tại Huế.

Trở về kinh đô, sứ bộ được triều đình tiếp đón trọng thể ở điện Thái Hoà. Sau khi nghe báo cáo, nhà vua coi như Phan Thanh Giản đã gỡ cho mình mối nhục nghìn vạn năm. Tự Đức vui vẻ phong ông làm thượng thư bộ lại như cũ. Phan Thanh Giản lại tâu thêm :"Sự giầu có, mạnh mẽ và các việc khôn khéo của nước Pháp nói không hết." Đúng là : Bá ban xảo kế, tề thiên địa. Duy hữu tử sanh, tạo hoá quyền. (Trăm nghề khéo léo bằng trời đất. Duy việc sống chết, để quyền cho tạo hoá).

Phan Thanh Giản thừa dịp ấy tâu xin vua nên canh tân đất nước, gửi sinh viên ra ngoại quốc học, mở rộng giao thương, và không ngăn cản việc truyền đạo. Tự Đức không trả lời. Bọn nịnh thần to nhỏ chê bai Phan Thanh Giản mới đi nửa năm mà đã thần phục người Pháp sát đất, còn nói gì đến việc chống lại họ để giữ nước. Ra về ông buột miệng than :

Từ ngày đi sứ tới Tây Kinh,

Thấy việc Âu Châu phải giật mình.

Kêu rú đồng ban, mau tỉnh dậy,

Hết lòng năn nỉ, chẳng ai tin.

Aubaret mở cuộc thương thuyết cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phan Huy Vỵnh về một hoà ước mới từ ngày 16-6-1864 đến ngày 15-7-1864. Hai bên đã thoả thuận ký hiệp ước trước khi chia tay :

1. Hoàng đế Pháp chịu trả lại cho Hoàng đế Đại Nam quyền cai trị ba tỉnh Gia Định, Biên Hoà và Mỹ Tho.

2. Việt Nam nhường đứt cho Pháp các nơi dưới đây :

. Thành phố Sài Gòn Chợ Lớn,

. Đồn Thủ Đầu Một,

. Đồn Mỹ Tho,

. Dòng sông nhà giây thép,

. Bãi Gánh Rái (Vũng Tàu),

. Sông Sài Gòn,

. Núi Nùa (Bà Riạ),

. Đảo Côn Sơn.

3. Mỗi năm Việt Nam phải trả cho Pháp hai triệu quan trong 40 năm liên tiếp, hoặc bằng tiền hoặc bằng sản vật có giá tương đương.

Vua Tự Đức hài lòng.

Trong lúc ấy, Chasseloup Laubat thượng thư bộ hải quân kiêm bộ thuộc địa Pháp, nhìn thấy một đồng bằng phì nhiêu mênh mông từ bốn tỉnh Nam Kỳ qua Cao Mên, cùng với con sông Cửu Long nối qua lục địa sang Trung Hoa, tơ lụa phong phú và được ưa chuộng. Chasseloup Laubat dâng sớ tâu rõ mọi việc lợi hại và xin Hoàng Đế vì quyền lợi của Đại Pháp mà từ chối việc trả đất cho triều đình Huế. Napoléon III là người không quyết định, hay thay đổi, người nào nói chuyện với ông ấy lần chót là người ấy có lý. Dẫu đang thiếu hụt ngân sách trầm trọng và một cuộc chiến tranh Pháp Đức có cơ bùng nổ một ngày gần đây, Napoléon III quyết theo lời cầu khẩn của Chasseloup Laubat.

Tháng 2-1865, năm Tự Đức thứ 16, Aubaret trở ra Huế báo với Tự Đức rằng Hoàng Đế Pháp nghĩ lại, xin vua Đại Nam cứ y nguyên hoà ước Nhâm Tuất thi hành. Tự Đức lặng người. Nhà vua không ngờ người Tây dương tráo trở như thế. Liền lúc ấy, triều đình nhận được một tin khẩn cấp của Tổng-đóc Vĩnh Long Trương Văn Uyển về ý đồ người Tây dương trước ba tỉnh miền Tây. Cả đình thần nhốn nháo.

Tự Đức hỏi :"Chiến thì chiến cách nào đây ? Chiến mà thắng nổi, con dân ta đâu sợ hao xương tổn máu ? Còn hoà ? Hoà trong thế bại, chúng ép ta trăm bề. Người cẩn trọng như Phan Thanh Giản, còn để họ lừa mà không biết."

Quần thần đề nghị vua cử Phan Thanh Giản vào kinh lý trong Nam. Tự Đức nhìn Phan Thanh Giản phán :"Trẫm phong khanh làm hiệp biện đại học sĩ, hộ bộ thượng thư, sung kinh lược sứ, ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Từ nay trẫm tha tội cách lưu."

Đầu năm Tự Đức thứ 16 (1866), Phan Thanh Giản đến soái phủ Sài Gòn. Trong cuộc gặp gỡ này, ông khẳng định tôn trọng hoà ước mà hai bên đã phê, và mong đợi Pháp giữ uy tín một nước lớn. Giám đốc bản sứ vụ Pháp ở Sài Gòn là Vial nhún vai :"Nước Pháp là một nước văn minh, biết tôn trọng những gì mình đã ký. Quân tử nhất ngôn, Khổng Tử đã dạy như thế (Vial đã từng ở Trung Quốc, đã từng nghiên cứu Khổng Tử). Chỉ tiếc triều đình các ông không biết mình chơi với ai, nên giấy chưa ráo mực, các ông đã ngầm xúi dân phiến loạn chống chúng tôi." Phan Thanh Giản bác luận điệu của Vial :"Mong ông hiểu cho thiện ý của triều đình chúng tôi, nước nào mà chẳng có kẻ phiến loạn." Vial nói :"Nhưng ít nhất các ông phải ra tay cùng chúng tôi để chứng tỏ sự trung trực thi hành hoà ước." Phan Thanh Giản điềm tĩnh trả lời :"Mong ông hiểu cho chúng tôi, đất thuộc ai thì người ấy giữ. Chúng tôi phải lo các vùng đất của chúng tôi."

Tháng Mười năm ấy, Vial cùng cố Trường (Legrand de la Liraye) ra Huế gặp triều đình xin mua ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Tự Đức nổi giận :"Người Tây dương thật ngang ngược. Ta có phải là ông vua bán nước đâu mà họ đòi mua !" Nói vậy nhưng Tự Đức hạ lệnh cho Phạm Phú Thứ và Phan Huy Vịnh đến sứ quán Pháp điều đình. Vial mỉm cười nói :"Vì muốn giữ mối giao hoà hai nước và vì tôn trọng hoà ước nên Đại Pháp mới xin được mua. Còn nếu các ngài không chịu bán, e những người ứng mộ gia tăng rồi lại gây ra việc binh đao."

Trong lúc ấy, tân thống-đốc miền Nam La Grandière, một tay thực dân lão luyện gặp Phan Thanh Giản ở Sài Gòn để thông báo quyết nghị của chính phủ Pháp sẽ chiếm ba tỉnh miền Tây. Vẫn với giọng điềm tĩnh vốn có, Phan Thanh Giản nói: "Nước Đại Pháp và Đại Việt đã được cải thiện tốt trong giao hảo. Trước sau tôi vẫn mong cái sự giao hảo kia ngày càng tốt hơn. Sự bất hoà chưa bao giờ đem lại điều gì tốt đẹp mà ngược lại chỉ tốn xương máu hai dân tộc." La Grandière mỉm cười thân thiện :"Tôi trọng thái độ điềm tĩnh và khôn ngoan của ngài. Nhưng rất tiếc, triều đình các ông đối xử với chúng tôi không như lời ông nói, và gần đây lại từ chối lời đề nghị cho chúng tôi mua ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Vì vậy một quyết định khác được thay thế, chỉ mong ông đừng chống cự. Ngài nói đúng đấy. Cuộc giao tranh nào không đổ xương máu và xương máu ai lại không làm đau lòng cả ngài lẫn tôi."

Phan Thanh Giản thấy mệt mỏi và chán nản, làm đơn xin vua cho ông được nghỉ ngơi tuổi già. Tự Đức trách :"Khanh chưa làm xong sứ mạng ta giao, khanh nghĩ sao ? Sao lại xin về ?"

Phan Thanh Giản cùng Tổng-đóc Trương Văn Uyển đi thị sát ba tỉnh miền Tây, tới đâu ông cũng thấy dân tình đau khổ rách rưới. Binh lính ngao ngán lo sợ. Từ Hà Tiên ông đi thẳng về Mỹ Tho gặp Trung-tá Ansart đại diện cho đô đốc Lagrandière, tại sân sau một ngôi đình. Phan Thanh Giản hỏi ngay :"Tại sao các ông muốn chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ ? Các quan triều đình không cố gắng thoả mãn mọi yêu sách của quan Thống-đốc sao ?" Ansat nghĩ ngợi một lúc xong đáp :"Nếu chính phủ Pháp muốn chiếm ba tỉnh miền Tây thì không phải chỉ để mở rộng thêm lãnh thổ, nhưng vì một nhu yếu chính trị, mà chắc ông hiểu hơn cả tôi ... Tốt nhứt ngài nên nhượng ba tỉnh miền Tây cho chúng tôi, đó là điều đảm bảo cho lòng thành thật và ngay thẳng của triều đình các ngài."

Phan Thanh Giản viết sớ tâu về triều, cuộc gặp gỡ với Ansart đại diện cho Lagrandière ở Mỹ Tho, và báo động khẩn mật tình hình ba tỉnh miền Tây, nhưng chẳng hiểu sao triều đình không trả lời. Vial công khai chia ba tỉnh miền Tây đang thuộc quyền triều đình Việt Nam thành tám vùng, mỗi vùng có thanh-tra-toà. Mới đây, tám thanh-tra-toà đã nhận được thư của quản-đốc nội vụ Vial, thông tin về việc chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên của Việt Nam :"Thống đốc quyết định chiếm ba tỉnh trên để chấm dứt loạn lạc ở biên giới ba tỉnh miền Đông của chúng ta bởi những toán binh phiến loạn và giặc cướp mà chính quyền Việt Nam bất lực không thể ngăn chặn, mặc dầu có sự thỉnh cầu không ngớt của chúng ta."

Ngày 17-6-1867, tàu binh Pháp đến cửa thành Vĩnh Long. Legrand de la Liraye (cố Trường) thông ngôn cho Pháp trao thư của Lagrandière cho Phan Thanh Giản, đại ý trong thư nói thẳng rằng người Pháp cần chiếm ba tỉnh miền Tây vì triều đình Việt Nam dung dưỡng bọn phiến loạn chống lại họ, và phạm hoà ước Nhâm Tuất. Phan Thanh Giản vừa đọc xong tối hậu thư thì Legrand de la Liraye nói :"Ngài Đô Đốc muốn mời ngài xuống du thuyền L'Oudine để thương nghị."

Lagrandière đón Phan Thanh Giản và Võ Doãn Thanh ở cửa du thuyền, mời vào phòng họp và nói :"Chúng tôi yêu cầu ngài giao toàn thành Vĩnh Long cho chúng tôi. Chúng tôi bảo đảm với ngài sẻ không có một sự báo thù nào xẩy ra và trật tự sẽ được giữ nguyên như dưới sự cai trị của các ngài."

Giữ giọng trầm tĩnh, Phan Thanh Giản trả lời :"Là thần dân nước Việt Nam, tôi chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất." Lagrandière đáp :"Ngài nói đúng, nhưng đây là lệnh. Trong quân binh, đã là lệnh thì buộc phải thi hành." Phan Thanh Giản không nói thêm một lời nào nữa, ông lặng lẽ lên bờ. Lagrandière cùng quân binh của y cặp sát cạnh Phan Thanh Giản, tràn luôn vào thành Vĩnh Long.Vào thành, Phan Thanh Giản ngồi cạnh Trương Văn Uyển và Võ Doãn Thanh, im lặng, trầm tĩnh. Đối diện ông là Lagrandière. Phan Thanh Giản nhìn y hỏi :"Các ông còn muốn gì nữa ở tôi ?" Lagrandière điềm nhiên :"Tôi muốn không có súng nổ và máu chảy, vì vậy tôi mong ngài viết thư riêng cho Tổng-đốc An Giang và Hà Tiên không nên chống cự chúng tôi."Phan Thanh Giản đáp :"Ngài để cho tôi về nhà suy nghĩ kỹ càng." Lagrandière :"Tôi sẽ cho ngườI theo bảo vệ ngài. Ngài thông cảm : lúc này đang loạn lạc."

Trở về căn nhà lá đơn sơ ở ngoại thành Vĩnh Long, có hai tên lính Pháp theo giữ, ông viết thư gửi cho Tổng-đốc An Giang và Hà Tiên :

"Hỡi các quan và dân chúng,

"Quốc gia của Hoàng Đế ta, có từ thời xưa. Sự trung thành với Tiên Vương là trọn vẹn và luôn luôn hăng hái. Chúng ta không thể nào quên ơn Hoàng Đế và Tiên Vương của chúng ta.

"Bây giờ đây người Phú-lang-sa đến xứ ta với nhiều súng ống bắn mạnh, gieo rắc sự vẩn đục trong dân chúng ta. Chúng ta yếu ớt không thắng nổi người Phú-lang-sa. Tướng soái, lính tráng của ta đều bị họ đánh bại. Mỗi lần đánh nhau là mỗi lần đem lại đau khổ cho dân chúng ta.

"Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ : bây giờ thế họ như dòng thác, ta chặn chỗ này nước chảy chỗ khác. Thế nước thế này, dẫu cố gắng giữ chẳng khác gì mình lại kéo về mình một cách vô ích những tai hoạ để tai hoạ ấy đè lên đầu dân mà trời đã trao cho mình chăn dắt.

"Bản chức buộc phải lựa theo thế trời mà đứt ruột gan giao ba tỉnh miền Đông cho họ, ngõ hầu mưu sự yên hoà cho dân chúng. Nay người Phú-lang-sa lại lấy cớ nghĩa quân ta nổi lên chống họ để buộc ta giao ba tỉnh miền Tây cho họ. Ta đã nói với họ rằng ta chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất. Nhưng nếu bản chức tuỳ theo Thiên Ý mà tránh đỡ giùm dân khi họ đem tai hoạ gieo lên đầu dân mình, như vậy bản chức trở thành phản thần đối với Hoàng Đế của ta vì bản chức giao ba tỉnh của Hoàng Đế cho người Phú-lang-sa mà không chống cự. Bản chức đáng tội chết !

"Hỡi các quan và lê dân ! Các người có thể sống dưới sự điều khiển của người Phú-lang-sa, những người này chỉ đáng sợ trong lúc chiến tranh mà thôi, nhưng lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống."Đưa thư cho Lagrandière xong, ông dặn Trương Văn Uyển :"Trước sau ta vẵn tôn trọng hoà ước năm Nhâm Tuất. Quan lấy tiền lúa trong kho nộp tiền bồi thường cho họ, để nói với họ rằng chính họ vi ước chứ không phải chúng ta." Rồi bằng một giọng nhỏ hơn như thì thào, ông tiếp :"Hãy lợi dụng lúc này đưa người mình về đất triều đình (ý nói Phan Thiết). Ngay cả quan nữa, cũng mau chân lên. Đất mất thì còn tìm cớ lấy lại được. Người mất thì mãi mãi muôn đời." Đoạn ông xếp triều phục, ấn triện, 23 đạo bằng sắc, cho người mang về triều dâng vua Tự Đức, kèm theo một lá sớ :

"... Gặp thời bĩ, việc dữ khởi lên trong cõi, khỉ xấu xuất hiện biên thùy. Việc Nam Kỳ đến thế này không thể ngăn nổi. Nghĩ tôi đáng chết, không dám cẩu thả sống để nhục đến quân phụ. Hoàng thượng rộng xét cổ kim, hiểu rõ trị loạn, có người hiền giúp đỡ, kính phép trời, thương người cùng khổ, lo trước tính sau, thay dây đổi bánh, thế lực còn có thể làm được. Thần đến lúc tắc nghỉ, nghẹn ngào, không biết nói gì, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến trông mong khôn xiết."

Phan Thanh Giản gọi các con lại trăn trối :"Khi ta thác rồi, đem linh cữu của ta về chôn tại làng Bảo Thạnh, bên phần mộ tổ tiên. Còn tấm triện nên bỏ, nếu không hãy đề : Quan tài của một thư sinh già họ Phan gốc ở miền bể Đại Nam. Bia mộ cũng như thế." Đoạn ông cầm bút viết : Minh sinh thỉnh tỉnh, nhược vô ưng thư :"Đại Nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cửu, diệt dĩ thử chi mộ."

Rồi ông mặc áo rộng, bịt khăn đen, bắt đầu tuyệt thực. Lagrandière sai bộ hạ đem đồ ăn thức uống, loại quí, hiếm, thuyết phục ông dùng. Ông bảo họ mang về. Sau mười lăm ngày nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh. Ngày 4-8-1867 ông từ trần. Lagrandière không bỏ dịp lợi dụng cái chết của ông. Trong lúc hàng vạn người dân Vĩnh Long đổ ra bờ sông cúi đầu tiễn đưa ông về Gãnh Mù U, cái làng Bảo Thạnh khô cằn, nơi ông ra đời, thì Lagrandière tổ chức đám quốc táng long trọng, để tỏ rằng chính phủ Pháp vẫn kính trọng và mến tiếc Phan Thanh Giản.

Trích chiếu chỉ của vua Tự Đức ngày 21-10-1867 :

"Phan Thanh Giản thủy chung lời nói không xứng với việc làm, đem học vấn danh vọng một đời trút sạch xuống biển Đông, thật là táng tận lương tâm.

" ... đi sứ không có công, giữ chức kinh lược để mất ba tỉnh, hai tội đều nặng. Mặc dầu đã lấy cái chết tự phạt nhưng cũng không đủ đền bù cho trách nhiệm. Vậy cho truy đoạt chức tước phẩm hàm, đục bia tiến sĩ."

Hao mươi năm sau, vua Đồng Khánh cho Phan Thanh Giản phục chức hàm là Hiệp Tá Đại Học Sĩ.

Trích điếu văn của Phạm Phú Thứ :

"Một thân thờ ba triều, làm quan hơn bốn mươi năm, già hơn bảy mươi tuổi, rất từng trải kinh nghiệm, được tôn trọng và tin cậy trong triều cũng như trong nhân dân. Học rộng phẩm cách tuyệt vời, dù hoàn cảnh trái ngược đến bao nhiêu, ngài cũng không bao giờ là người hại nước. Dù hoàn cảnh ngang trái thế nào, ngài vẫn giữ trọn tấm lòng cao thượng.

"Những bọn hèn đứng thấp chẳng thấy gì, la hét nhảy nhót như mê như say, nào có biết đâu tình thế nước nhà.

"Tiếc cho ý chí của ngài không được thưc hiện."

Thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên :

Non nước tan tành hệ bởi đâu ?

Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.

Ba triều công cán vài hàng sớ,

Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.

Ải Bắc ngày trông tin điệp vắng,

Thành Nam đêm lắng tiếng quyên sầu.

Minh sinh chín chữ lòng son tạc,

Trời đất từ đây mặc gió thâu.

Một cái chết tương tợ mà ít người biết là cái chết của Lâm Duy Hiệp, phó sứ của Phan Thanh Giản. Thấy mình có tội vì không làm bổn phận triều đình giao cho, Lâm Duy Hiệp khi bịnh không ăn, không chịu thuốc thang mà đợi cái chết (15-11-1863). Hai cái chết, hai con người, hai nhân cách đáng trọng, nhưng lịch sử, người đời sau sẽ đối xử như thế nào ?

Khó mà lường được.

B_T

Sau khi Phan Thanh Giản tự sát, chiến tranh Pháp Việt tiếp diễn.

Thất trận với Phổ năm 1872, chính phủ Pháp muốn gỡ lại bằng cách tăng thêm thuộc địa. Người biện hộ hăng hái nhất cho thuyết này là Jules FERRY, thủ thướng Pháp (1880-1881) và (1883-1885).

Chiếm xong miền Nam, Pháp thôn tính miền Bắc Việt Nam. Chiến cuộc rất mãnh liệt, tàn khốc, nhưng cuối cùng Pháp thắng. Sau khi vua Tự Đức thăng hà (1883), Pháp tấn công Kinh thành Huế và buộc các phụ chánh nhận chế độ bảo hộ.

Hoà ước Fournier chưa ráo mực thì hoà ước Patenôtre 1884, bắt chính phủ Việt Nam công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung và Bắc bộ. Vua Hàm Nghi lên ngôi lúc mười bốn tuổi, bỏ kinh thành theo Kháng chiến, bị bắt đầy đi Algérie.Pauk BERT thân tín của Jules FERRY thành lập Liên Bang Đông Dương năm 1887. Ngoài Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên bảo hộ, có thêm từ năm 1888 quốc gia Lào. Nếu vị toàn quyền đầu tiên Jean Marie de LANESSAN (1891-1894) nhiệt tâm bảo vệ cho dân tộc bị đô hộ, yêu cầu chính phủ Pháp thi hành đúng theo tinh thần của hiệp ước Pháp -Việc năm 1884 để cho dân Việt Nam được độc lập về chính trị, cai trị, và xã hội, thì Toàn Quyền Paul Doumer (1897-1902) biến Đông-Dương thành một thuộc địa do chính quyền trung ương trực tiếp điều khiển. Trong những vùng bảo hộ, người Pháp được quyền sở hữu y như trong những vùng thuộc địa. Thuế điền thổ mỗi năm mỗi tăng. Thuế mới mọc lên như nấm : thuế muối, thuế rượu, thuế chợ, thuế rừng. Người cùng đinh càng thêm khổ.

Về mặt chính trị, chính quyền thực dân đã tỏ ra chuyên chế, bạo ngược.

Năm 1907, họ truất phế vua Thành Thái, cáo gian nhà vua loạn trí, và đưa người con là hoàng tử Duy Tân mới tám tuổi lên ngôi. Dân chúng Việt Nam rất công phẫn, cho đó là một xúc phạm nặng nề.

Vài biện pháp khoan hồng và một ít sửa đổi để chinh phục nhân tâm lúc nước Pháp động viên tài lực trong trận Đại Chiến thứ nhất, không ngăn được vua Duy Tân chống lại (1916). Chính quyền Pháp truất phế nhà vua và đày đi đảo Réunion cùng với vua cha Thành Thái. Nhưng giới trí thức Việt Nam, ưu tú, năng động nhất, yêu sách nhất trong bán đảo, đặt nhiều hy vọng. Những hy vọng ấy được vua Khải Định phát biểu trong cuộc du hành tại Pháp năm 1922. Ảo vọng biến thành thất vọng. Các nhóm cấp tiến nhất của giới trí thức quay sang chủ nghĩa quốc gia dân tộc, háo hức và bạo động. Các nhóm cách mạng nổi lên bạo động. Thực dân đàn áp mãnh liệt. Vua Bảo Đại trưởng thành ở Pháp do phụ chánh Charles trông nom, về nước cũng không cải cách được gì.

Trận Đại Chiến thế giới thứ hai chưa kết liễu, thì ngày 9-3-1945 Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 10-1945, tướng Leclerc và Đô-đốc D'Argenlieu cầm đầu đoàn quân viễn chinh Pháp đổ bộ lên Sài Gòn.

Chiến tranh ác liệt lại tiếp diễn trong chín năm trời và kết thúc tại Điện Biên Phủ năm 1954. Hàng vạn thanh niên Pháp bị hy sinh, vì chính phủ Pháp hủy bỏ hoà ước do PHAN THANH GIẢN và Aubaret ký ngày 15-7-1864.

Bên lề việc tự sát của

Phan Thanh Giản

I. Ba cách xuất xứ của kẻ sĩ

Phan Thanh Giản có hai người bạn học thân từ thuở thiếu thời, nhưng mỗi người chọn một đường đi khác nhau.

1) Lê Bích Ngô có tài đức, nhưng tìm chốn vắng vẻ ẩn thân, không để lộ tung tích. Khi Phan Thanh Giản ra kinh nhậm chức, Lê Bích Ngô tiễn bạn có tặng mười bài thơ liên hoàn tứ tuyệt, viết trên lụa :"Dương Liểu Từ". Đi đến đâu Phan Thanh Giản cũng mang theo và luôn luôn treo ở chỗ quan trọng nhất trong thư trai.

Chúng tôi xin trích bài thứ nhất :

Tà ý đông phong bạn tịch dương,

Thanh thanh thanh ánh nhập tư đường.

Đa tình bất dữ hành nhân thuyết

Bạn trước lư oanh thuyết đoản trường.

Mộng Tuyết dịch :

Phe phẩy đông phong dưới ánh chiều,

Bờ ao cành biếc bóng xiêu xiêu.

Nặng tình không gửi người qua lại,

Thủ thỉ con oanh nói ít nhiều.

2) Phan Dĩ Thử học giỏi mà không chịu đi thi, ở nhà cầy ruộng. Mỗi lần vào kinh lược miền Nam, Phan Thanh Giản đều ghé thăm bạn để tâm sự. Trong lúc gây cấn, ba người con trai của ông Phan Dĩ Thử đã hy sinh cho đại cuộc. Người con trưởng theo Nguyễn Tri Phương chết tại đồn Kỳ Hoà, hai em theo theo Quản Định chết ở Cần Giuộc Gò Công.

Khi Phan Thanh Giản tuyệt thực, thân nhân cản không được, có mời Phan Dĩ Thử ra, nhưng cũng không thuyết phục được, mà lại thấu nỗi lòng bạn nên khi về đến nhà, ông bưng chén dấm pha nha phiến ngửa cổ uống một hơi. Trước khi lià cõi đời, ông kêu đám cháu nội ngoại lại trăn trối :"Suốt đời ông thanh bần, nhưng không làm được gì cho dân cho nước. Nay ông thấy mình già sức kiệt, có sống cũng không làm nổi điều chi có ích. Vả lại ông cũng như bạn ông là Phan đại nhân, không bao giờ muốn nhìn lá cờ ba sắc phấp phới bay trên nơi ông đang sống."

II. Đừng lạy mà nhục quốc thể

Trước khi sứ bộ lên đường, vua Tự Đức căn dặn :"Quốc thư phải đưa đến nơi, đừng để các quan đượng sự ngăn đón, đừng chuyên tin lời người thông ngôn. Sứ thần là người thay mặt vua đừng lạy mà nhục quốc thể." So sánh với phái bộ Xiêm khi vào chầu Hoà,g Đế Napoléon III và Nữ-hoàng Eugénie quì mọp sát đất, thì chúng ta nhận thấy vua Tự Đức quả là một vị anh quân.

III. Cái khăn gói của cụ Phan Thanh Giản là lá cờ Việt Nam đầu tiên trên đất Pháp (Chuyện vui lịch sử của Diệu Huyền, trích trong Phổ Thông)

Năm 1863, Hoàng Đế Đại Nam là vua Tự Đức có gửi một phái đoàn qua Pháp để điều đình với Hoàng Đế Pháp là Napoléon III về việc xin chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ vừa bị Pháp chiếm đóng và cai trị. Phái đoàn gồm có một vị Sứ-thần là Phan Thanh Giản, hai vị phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản cùng các tùy tùng : hai y-sĩ thuốc Nam trong số đó có Phan Thanh Liêm là con Phan Thanh Giản, hai người thông ngôn và mấy người hộ vệ do Lương Doãn, đội trưởng, chỉ huy.

Ngày 18 tháng 8, vào giờ Thân (3 giờ chiều), chiếc tàu thủy Européen chở phái đoàn từ Sài Gòn qua, vừa cặp bến Suez. Viên Đô-đốc Lagrandière, Thống-đốc Pháp ở Sài Gòn, phái một nhân viên, Thanh-tra hành chánh, đi theo phái đoàn Việt Nam để dẫn đường.

Tàu sắp cặp bến, viên này nói với Sứ-thần Việt Nam rằng theo thủ tục quốc tế, khi tàu của một vị Đại-sứ ngoại quốc đến một hải cảng nào thì hải cảng ấy sẽ bắn 19 phát súng lệnh để chào mừng, và chiếc tàu phải thượng cờ nước viên Đại-sứ lên. Vậy, ông ta nói, xin Đại-sứ Việt Nam cho thượng cờ Việt Nam lên để đáp lễ chính phủ Ai-cập khi họ bắn súng chào mừng Đại-sứ của Hoàng-đế Việt Nam.

Cụ Phan Thanh Giản liền hội nghị tất cả phái đoàn để bàn tính, vì nước Việt Nam hồi đó chưa có quốc-kỳ, trừ lá cờ đuôi nheo thêu Rồng là kỳ hiệu của Vua, phái đoàn không dám treo và không được phép treo. Lúc phái đoàn từ Huế đi ra, vua Tự Đức và cả triều đình không ai ngờ sẽ xẩy ra việc "chào cờ" ở ngoại quốc. Ba vị Sứ-thần và cả đoàn tùy tùng bối rối chưa biết làm sao, thì ông Đội-trưởng Lương Doãn mạnh bạo thưa :"Dạ, bẩm ba Cụ, nước ta không có cờ mà chuyện này gấp rút quá không có cách chi giải quyết được, vậy xin lấy tạm cái khăn gói của Cụ Sứ-thần, bằng lụa Kiều-cầu còn mới tinh, màu đỏ tươi đẹp quá, để làm cờ, rồi khi nào về nước sẽ tâu Hoàng-thượng biết." Các vị Sứ-thần bạn luận một lúc rồi đồng ý làm theo lời trình của viên Đội-trưởng, vì không còn cách nào khác nữa. Nhưng khi đem tấm khăn gói màu đỏ tươi ra cho viên tùy-tùng Pháp xem thì y bảo :"Chà ! Lá cờ này chắc không được đâu ạ, vì nó gần giống như cờ nước Ai-cập, sợ chính phủ Ai-cập hiểu lầm chăng ?"

Cụ Phan Thanh Giản liền vào bàn lại với phái đoàn. Bàn cãi một hồi lâu, ông Phạm Phú Thứ nói :"Ta hãy thêu bốn chữ nho Đ_I NAM KHÂM S ngay giữa cái khăn đỏ, thế là hết lầm với cờ Ai-cập !" Cả phái đoàn đều khen ý kiến hay và Cụ Phan Thanh Giản liền sai lính hộ vệ lấy chỉ vàng thêu gấp bốn chữ nho lên trên tấm khăn gói lụa điều.

Một giờ sau, tàu Européen vừa cặp bến Suez, chính phủ Ai-cập sai bắn 19 phát súng để nghênh chào phái đoàn Việt Nam, thì trên cột cờ tàu đã phấp phới lá cờ Đại Nam Khâm Sứ.

Sau đó mấy hôm, chính phủ Ai-cập để một toa xe lửa riêng đưa phái đoàn Việt Nam ra Port Said để đáp tàu thủy sang Toulon (Pháp), trước đầu máy xe lửa cũng cắm hai lá cờ : một lá cờ Ai-cập nền đỏ tươi, ở giữa thêu mặt trăng lưỡi liềm, và lá cờ "Đại Nam Khâm Sứ" ! Khi đáp tàu thủy sang hải cảng Pháp, cũng lá cờ ấy phấp phới trên cột cờ tàu, và hải cảng Toulon cũng bắn 19 phát súng lệnh nghênh chào ... cái khăn gói của Cụ Sứ-thần Phan Thanh Giản !

Sau khi về nước, Cụ Phan Thanh Giản tâu lại việc này cho vua Tự Đức nghe, nhà vua ngồi dựa tay lên gối, cười ha-hả

Bác sĩ: Nguyễn Văn Ba

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002